Lý thuyết về học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội
Lý thuyết về học phần Luật hành chính của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|17327243 1) QUẢN LÝ
Định nghĩa: quản lý là việc điều hành, quản trị công việc, nguồn nhân lực để tạo ra hiệu quả như
mục tiêu mong muốn đạt được. Đặc điểm:
- Quản lý là sự tác động đến một đối tượng nhằm mục tiêu nhất định. Nhà quản lý sẽ phải điều
tra, tìm hiểu đối tượng quản lý, đặt ra mục tiêu, định hướng cách thức hoạt động, kiểm tra kết
quả nhằm hướng đến mục tiêu đến mục tiêu trước đó.
- Mục tiêu và nhiệm vụ mà quản lý nhắm đến chính là điều khiển và chỉ đạo hoạt động của
con người. Quản lý tập trung kết nối những hoạt động cá nhân riêng lẻ để tạo thành khối
chung thống nhất của một tập thể. Từ đó, tạo ra được thành quả mà mục tiêu hướng đến.
- Quản lý phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy. Quyền uy là công cụ quản lý có hiệu quả
nhằm đảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Để có được quyền uy, nhà quản lý
cần xây dựng dựa trên uy tín, khả năng chuyên môn và những mối quan hệ 2) QUẢN LÝ XÃ HỘI:
Định nghĩa: Quản lý xã hội là việc các chủ thể quản lý xã hội sử dụng những công cụ, giải pháp
về chính sách một cách thường xuyên và có tổ chức nhằm mục đích duy trì và phát triển xã hội. Đặc điểm
- Quản lý xã hội là một hoạt động có tính liên tục và tính kế thừa, chủ thể của quản lý xã hội
cũng có sự vận động và phát triển.
- Quản lý xã hội có tính quy luật. Các quy luật ấy có hai nét đặc trưng cơ bản là phù hợp với
lợi ích của chủ thể quản lý và khách thể quản lý, sự tác động toàn diện của chủ thể quản lý
tối khách thể quản lý để đạt được mục đích chung của chủ thể quản lý xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp. quản lý xã hội mang tính chính trị, bị định hướng bởi giai cấp cầm
quyền, chủ thể là những cơ quan có thẩm quyền, có tính hệ thống và được phối hợp với nhau
để thực hiện mục đích quản lý xã hội. 3) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
Định nghĩa: “theo nghĩa rộng”: Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội / “Theo nghĩa hẹp”: Quản lý
nhà nước theo nghĩa hẹp chính là quá trình quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành
pháp và được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước. Đặc điểm:
- Tính quyền lực tối cao nhất của nhà nước, thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của
nhà nước. Được xác lập trên cơ sở quan hệ ủy quyền và phục tùng!
- Tính khoa học, kế hoạch: có sự tổ chức các hoạt động quản lý lên đối tượng bị quản lý, dựa
trên những kế hoạch đã vạch ra và đã được nghiên cứu khoa học.
- Tính tổ chức, điều hành: Tổ chức là sự khoa học về cách thức xác lập giữa người ủy quyền
và con người phục vụ. Điều hành là cách thức nhà nước sử dụng các công cụ của pháp luật
để buộc đối tượng bị quản lý phải chấp hành và tuân theo.
- Tính liên tục, ổn định: Hoạt động được diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn.
Không bị thay đổi quá nhanh thì mới có thể ổn định mà vẫn bám sát, bắt kịp.
4) QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
Định nghĩa: quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo
một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, ăn hóa xã hội và hành chính, chính trị Đặc điểm: lOMoARc PSD|17327243
- Tính quyền lực đặc biệt: quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực của nhà nước để
phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động khác.
- Tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt: trong khâu quản lý điều hành, chấp hành cần linh động,
sáng tạo và chủ động mới đạt được kết quả tốt nhất.
- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng nhanh: Hoạt động phục vụ xã hội và công dân
diễn ra liên tục, thường xuyên hàng ngày.
- Tính chuyên môn hóa cao: Nội dung thực hiện đa dạng và phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và sâu rộng.
- Tính hệ thống thứ bậc
Ví dụ: sở giáo dục tỉnh Nghệ An là cơ quan hành chính của nhà nước ở địa phương được giao
nhiệm vụ thay mặt nhà nước quản lý lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Nghệ An dựa vào các nghị quyết
của hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An …. Để quản lý lĩnh vực giáo dục trong tỉnh theo hướng mà
hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.