lOMoARcPSD|44862240
khách hàng tiềm năng hơn có thể biết đến Starbucks và có xu hướng chọn sản phẩm và
dịch vụ của Starbucks.
Có nhiều phương tiện truyền thông xã hội được Starbucks sử dụng, điển hình phải kể đến
WeChat và MicroBlog. Starbucsk luôn quan tâm nhiều hơn đến phương tiện truyền thông
xã hội và phương tiện kỹ thuật số và xây dựng xu hướng thời trang trong khoa học và công
nghệ. Đầu tiên là WeChat, khi khách hàng quan tâm đến thông báo công khai của
Starbucks, họ không chỉ có thể nhận được các sản phẩm mới nhất và thông tin về
Starbucks, nhưng cũng biết thêm về câu chuyện của Starbucks và cà phê văn hóa và cách
sử dụng ứng dụng Starbucks. Mọi lễ hội hoặc hoạt động truyền thống, Starbucks sẽ phát
hành một số phiếu giảm giá cho khách hàng thân thiết trên thông báo công khai, điều này
thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng. Một tổ chức khác là MicroBog, Starbucks có thể
giao tiếp với khách hàng, liên quan đến từ ngữ, hình ảnh và video tại MicroBlog. Starbucks
cập nhật MicroBlog gần như mỗi ngày để đảm bảo rằng khách hàng có thể biết thêm thông
tin về sản phẩm, chẳng hạn như, phiếu giảm giá, cốc, cà phê, bữa sáng, v.v., sau đó, khách
hàng có thể tương tác với Starbucks và thành lập một diễn đàn. Với sự trợ giúp của mạng
xã hội, Starbucks có thể tiến gần hơn đến cuộc sống hàng ngày của khách hàng.
1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt
Chiến lược sản phẩm (Product)
Người Việt Nam có thói quen uống cà phê từ rất lâu, sở thích của người Việt là thích uống
các loại cà phê truyền thống ví dụ như cà phê có đậm đặc , đắng, có vị hạnh nhân như cà
phê phin, cà phê mạnh được pha với sữa đặc có đường,.. Biết được thói quen khẩu vị của
người Việt, Starbucks phát triển thức uống cà phê đậm đặc như espresso cho những người
ưa thích cà phê truyền thống hay cà phê xay kem cho đối tượng giới trẻ ngày nay. Nhưng
với thị trường tại Trung Quốc, người dân là những người không có thói quen uống cà phê,
việc Starbucks kỳ vọng sẽ là thị trường lớn thứ 2 sau US là một con đường rất khó khăn.
Người Trung Quốc uống trà đã có 4.000 năm lịch sử, trong sinh hoạt hàng ngày của người
Trung Quốc không thể thiếu những tách trà, nó được coi là nét văn hóa dân tộc. Nhưng
Starbucks đã tận dụng nền văn hóa uống trà của người tiêu dùng Trung Quốc bằng cách
giới thiệu đồ uống có sử dụng nguyên liệu phổ biến tại địa phương như trà xanh. Chiến
lược này đã quay trở ngại thành một tiềm năng của Starbucks, người tiêu dùng Trung Quốc
nhanh chóng tiếp nhận một hương vị cà phê mang truyền thống của đất nước họ, thay vì
tập trung vào doanh số bán hàng và chỉ đưa ra những sản phẩm đã thành công ở thị trường
Mỹ như cà phê thông thường (Capuchino, Espresso, Latte, Mocha), Starbucks đã nghiên
cứu và phát triển thêm hương vị mới như vị trà xanh (sử dụng nguyên liệu địa phương) để
hợp khẩu vị với người dân Trung. Thậm trí để phục vụ cho người uống trà địa phương,
trong danh sách đồ uống còn có 2 loại trà khác nhau: Trà Trung Quốc, Olong, trà xanh và
trà exotic (ngoại lai: Earl Grey, English breakfast,..). Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu truyền
thống uống trà của người dân nước này, Starbucks đã đưa vào thực đơn các sản phẩm trà
bánh truyền thống, trong đó đó có cả bánh trung thu vào đúng dịp. Chiến lược giá (Price)
Để khắc phục vấn đề chi phí, Starbucks đã cố gắng xây dựng hình ảnh cho mình như một
sản phẩm biểu hiện địa vị và thành công trong cuộc sống. Một cốc cà phê bán ra ở Trung
Quốc có giá đắt hơn so với Mỹ. Việc uống cà phê Starbucks giờ được coi như một biểu
tượng của địa vị, một cách để thể hiện phong cách, sự sẵn sàng chịu chơi của tầng lớp
trung lưu của Trung Quốc. Người Trung Quốc coi trọng việc giành được và duy trì danh
tiếng địa vị, đặc biệt cho gia đình và cộng đồng. Do đó, họ muốn sử dụng thương hiệu và
sản phẩm thể hiện cho người khác biết được sự giàu có, thành công và đẳng cấp của mình