Nghiên cứu hoạt động Marketing quốc tế của Oppo tại Việt Nam | Principle of Marketing | Đại học Ngoại thương

Nghiên cứu hoạt động Marketing quốc tế của Oppo tại Việt Nam của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

lOMoARcPSD|44862240
lOMoARcPSD|44862240
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH
QUỐC TẾ
---------***--------
TIỂU LUẬN
MÔN MARKETING QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA OPPO Ở
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS. Phạm Thu Hương
Lớp tín chỉ: MKT401(2.2/2021).4
Thực hiện: Nhóm 1
lOMoARcPSD|44862240
Hà Nội, tháng 5 năm 2021

  
1911110027Nguyễn Thị Minh Anh
1911120009Nguyễn Thị Quỳnh Anh
1911110049Nguyễn Ngọc Ánh
Lương Thị Chi 1915510021
Trần Thị Duyên 1911110110
Trần Thị Thu Hiền 1911110150
1911110225Nguyễn Phương Linh
1911110284Phan Thị Hằng Ngân
Đoàn Thị Thanh 1911110352
 1911110073Nguyễn Thị Thùy Trang
lOMoARcPSD|44862240
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ OPPO VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM.....................................................................................................2
1.1. Giới thiệu về công ty...............................................................................................2
1.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................2
1.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn............................................................................................3
1.2. OPPO tại Việt Nam.................................................................................................3
1.2.1. Thông tin chung về công ty..............................................................................3
1.2.2. Mô hình tổ chức kinh doanh............................................................................3
1.2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2016.......4
1.3. Phương thức thâm nhập tại thị trường Việt Nam................................................6
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.................................................................8
2.1. Nghiên cứu thị trường tổng quát...........................................................................8
2.1.1. Pháp luật...........................................................................................................8
2.1.2. Dung lượng thị trường.....................................................................................9
2.1.3. Giá cả................................................................................................................9
2.1.4. Các hàng rào kĩ thuật.....................................................................................10
2.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường..............................................................................10
2.2.1. Khách hàng.....................................................................................................10
2.2.2. Sản phẩm.........................................................................................................12
2.2.3. Quy mô thị trường và đặc điểm thị trường.....................................................13
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................13
2.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng...................................................................................17
2.2.6. Dự báo xu hướng biến động của cung cầu và giá cả.....................................17
CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX......................................................19
3.1. Chiến lược sản phẩm............................................................................................19
3.1.1. Danh mục sản phẩm.......................................................................................19
3.1.2. Định vị sản phẩm............................................................................................19
3.1.3. Tính năng vượt trội.........................................................................................20
3.1.4. Thiết kế sản phẩm...........................................................................................21
3.1.5. Bao bì..............................................................................................................21
3.2. Chiến lược giá.......................................................................................................21
3.2.1. Chiến lược định giá........................................................................................21
3.2.2. Mức giá bán các sản phẩm của OPPO...........................................................22
lOMoARcPSD|44862240
3.3. Chiến lược phân phối...........................................................................................23
3.3.1. Kênh phân phối của điện thoại OPPO tại Việt Nam......................................23
3.3.2. Phân tích SWOT hệ thống phân phối của OPPO tại Việt Nam.....................24
3.4. Chiến lược xúc tiến...............................................................................................24
3.4.1. Quảng cáo.......................................................................................................25
3.4.2. Đại diện thương hiệu......................................................................................26
3.4.3. Quan hệ công chúng (PR)..............................................................................27
KẾT LUẬN......................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................29
lOMoARcPSD|44862240
LỜI MỞ ĐẦU
Dấn thân vào Việt Nam năm 2013, thương hiệu Oppo dần trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng Việt. Từ khi bước vào thị trường điện thoại di động, Oppo luôn không
ngừng áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, chất lượng cao nhất, cho ra đời sản phẩm
thân thiện với người dùng nhất.
Một điều dễ nhận thấy trên thực tế, Oppo gặp nhiều rào cản khi thương hiệu
đến từ Trung Quốc, đối mặt với định kiến của người tiêu dùng Việt Nam. Thị trường đang
được chiếm giữ bởi ba ông lớn Apple, Samsung, Nokia. Là một thương hiệu non trẻ, định
vị thương hiệu phân khúc tầm trung, OPPO đã những chiến lược marketing cùng
sáng tạo và bài bản để mở rộng thị trường, nâng cao doanh số.
Vậy đâu một động thái tốt dẫn đến thành công cho Oppo? Để làm sáng chiến
lược marketing quốc tế giúp đưa OPPO trở thành một trong những thương hiệu bình dân
hàng đầu Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã chọn chủ đề "Phân tích chiến lược marketing
quốc tế của Oppo tại thị trường Việt Nam".
Bài nghiên cứu của nhóm được chia làm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu OPPO và phương thức thâm nhập thị trường
Phần 2: Nghiên cứu thị trường
Phần 3: MKT mix
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Phạm Thu Hương đã hướng dẫn chúng em làm
đề tài này. Do thời gian hạn, tiểu luận của nhóm còn nhiều hạn chế, rất mong được
góp ý và sửa chữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ OPPO VÀ PHƯƠNG THỨC
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về công ty
1.2.1. Giới thiệu chung
OPPO Electronics Corp (với tên thương hiệu là OPPO - Camera Phone, trước là:
OPPO - Smartphone) nhà sản xuất thiết bị điện tử, điện thoại di động Android Trung
Quốc, có trụ sở đặt tại Đông Hoản, Quảng Đông, công ty con của tập đoàn điện tử BBK
Electronics.
OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, eBook,
DVD/Bluray điện thoại thông minh. Thành lập vào năm 2004, công ty đã đăng tên
thương hiệu OPPO ở nhiều quốc gia trên thế giới.
OPPO thương hiệu toàn cầu cung cấp các thiết bị điện tử di động sản phẩm
công nghệ trên hơn 20 quốc gia trong đó Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc nhiều quốc gia
trong khu vực Châu Âu, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông Châu Phi thị phần
lớn tại các nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
lOMoARcPSD|44862240
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành OPPO xuất phát điểm từ công ty gia công các sản phẩm cho các
thương hiệu lớn của Nhật Bản. Từ kinh nghiệm gia công các sản phẩm điện tử từ Nhật
Bản học hỏi kinh nghiệm, OPPO đã tự sản xuất ra những sản phẩm mang thương hiệu
của mình và chào bán ra thị trường với các mốc lịch sử đáng chú ý.
Năm 2001: OPPO được đăng ký kinh doanh trên toàn cầu.
Năm 2005: Sản phẩm máy nghe nhạc MP3 mang tên X3 đầu tiên của OPPO ra
mắt.
Năm 2006: Sản phẩm máy nghe nhạc MP4 đầu tiên của OPPO được ra mắt.
Những sản phẩm máy nghe nhạc này đều được đầu kỹ lưỡng với những tính
năng hiện đại thông minh. Ngay sau khi ra mắt, 2 mẫu MP3 MP4 đã được
đón nhận nồng nhiệt chỉ trong khoảng 2 năm 2006-2007, Oppo đã bán ra thị
trường khoảng 2 triệu sản phẩm chỉ trong thị trường nội địa Trung Quốc.
Năm 2008: Thương hiệu này đã bắt đầu tiến vào thị trường thiết bị điện thoại di
động đã tạo ra được rất nhiều những sản phẩm với những tính năng vượt trội.
Mẫu điện thoại đầu tiên được ra mắt A103. Sau đó 1 thời gian không lâu, hãng
đã tiếp tục sản xuất ra một mẫu điện thoại cảm ứng đầu tiên có tên là T9 và bắt đầu
tiến sâu hơn vào lĩnh vực điện thoại khi ra mắt thương hiệu điện thoại thời trang
Ulikestyle.
Năm 2009: Thâm nhập được vào thị trường âm thanh Thái Lan. Đến đúng tháng
6/2010 ng vươn lên vị trí đứng thứ 2 trên thị trường Trung Quốc về các sản
phẩm giải trí cầm tay chiếm đến 35.56%.
Năm 2012: Sản phẩm Smartphone đầu tiên chạy Android ra mắt trên thị trường
được mệnh danh “mỏng nhất thế giới” tên Oppo Finder. Mẫu điện thoại này
chỉ độ dày 6.65mm đã gây ấn tượng mạnh với người dùng, mở ra một bước
ngoặt mới trong lĩnh vực thiết bị cầm tay.
Từ 2012 đến nay OPPO luôn lớn mạnh cùng các sản phẩm mới ra mắt đặc biệt
là sự truyền thông quảng bá thương hiệu cực mạnh đến người tiêu dùng.
Không chỉ dừng lại ở sự thành công của những chiếc điện thoại di động, OPPO cũng
nhận được không ít những đánh giá cao trong lĩnh vực thiết bị nghe nhìn như đầu bluray,
DVD… Trong đó, điển hình các mẫu đầu Blu-ray của Oppo như đầu Blu-ray Oppo
UDP203, UDP-205 đều được ứng dụng những công nghệ chế tạo hiện đại, hỗ trợ tái tạo
âm thanh vòm chi tiết nhờ Dolby Atmos, Dolby Vision…phục vụ cho những tín đồ nghe
nhìn những thước phim, bản nhạc sống động, sắc nét nhất có thể. Các mẫu sản phẩm này
được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu giúp Oppo khẳng
định được vị thế của mình trong lòng các audiophile.
1.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn
1.2.3.1. Sứ mệnh
lOMoARcPSD|44862240
“Sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao cuộc sống thông qua nghệ thuật công nghệ.”
1.2.3.2. Tầm nhìn
“Chúng tôi mong muốn trở thành một công ty vững mạnh, đóng góp vào sự nghiệp
phát triển cuộc sống của người dùng trở nên tốt hơn.”
1.2.3.3. Giá trị cốt lõi
Bổn phận - Khách hàng là trọng tâm - Theo đuổi sự hoàn hảo - Lấy mục tiêu làm chính
1.3. OPPO tại Việt Nam
1.3.1. Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học Oppo.
- Tên giao dịch: OPPO.
- Địa chỉ: Tòa Nhà SCB, 242 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM.
- Website: https://www.oppo.com/vn/
- Ngày hoạt động: 23/11/2012
Hoạt động kinh doanh chính: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
1.3.2. Mô hình tổ chức kinh doanh
Bộ máy OPPO chia làm bốn bộ phận chính: B phận kinh doanh, Marketing, Kế
toán hỗ trợ, logistic. Phần lớn nguồn lực tập trung vào hai bộ phận kinh doanh
marketing với số lượng nhân viên lên đến 2300 người vào năm 2016.
lOMoARcPSD|44862240
1.3.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2016
Năm 2013, OPPO bắt đầu gia nhập vào thị trường điện thoại Việt Nam. Bắt đầu
những sản phẩm mới bán ra trên thị trường với kênh phân phối, hình thức kinh doanh
hoàn toàn khác so với các thương hiệu đã từng xuất hiện trên thị trường. Sau 3 năm hoạt
động OPPO đã đạt được những hiệu quả kinh doanh rất tốt, tăng trưởng doanh số liên tục
đạt mốc 3 con số. Năm 2015, tháng 10 OPPO đã hoàn thành mục tiêu doanh số của cả
năm.
lOMoARcPSD|44862240
Bảng 1: Báo cáo kinh doanh doanh số bán OPPO tại thị trường Việt Nam
(Nguồn phòng kế toán công ty TNHH MTV Khoa học & Kỹ Thuật OPPO)
Đơn vị: Nghìn đồng
Bảng 2: Sản lượng OPPO bán ra các kênh bán hàng
(Nguồn phòng kế toán công ty TNHH MTV Khoa học & Kỹ Thuật OPPO)
- TGDD: Kênh Thế Giới Di Động
- FPT: Kênh công ty cổ phần FPT
- VTS: Kênh hệ thống siêu thị Viettel Store
- CES: Kênh các chuỗi điện máy. HC, Media mart, Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim,
Điện máy chợ lớn.
- IA: Kênh các chuỗi điện thoại tƣ nhân, doanh nghiệp nhỏ không mở thành chuỗi
điện thoại lớn.
Cơ cấu bán hàng của OPPO chuyển dần từ kênh VTS và IA sang các chuỗi lớn như
Thế giới di động và FPT. Năm 2015 – 2016 chuỗi hệ thống bán lẻ Thế Giới Di động và
FPT tập trung vào tăng trưởng doanh số tại chuỗi cửa hàng của mình. Tận dụng lợi thế
theo quy số lượng cửa hàng lớn đẩy nhanh doanh số OPPO tại thị trường tạo sức ép
với nhà sản xuất OPPO gia tăng lợi nhuận trên sản phẩm.
OPPO tham gia vào thị trường điện thoại Việt Nam năm 2013 đến năm 2016, trong
khoảng thời gian 4 năm OPPO đã vươn lên đứng thứ 2 thị trường. Theo GFK, năm 2016
  !"  # $ %$&'(
&)*'*+
!,- .
&
#%/0&
1 !"
&
#%/0&
1 # $
 541481 1.450.086 2678
 1004621 3.587.810 3248 104% 147%
 2485398 11.41.294 4692 125% 218%
 2 34  5 
 81222 54148 276155 21659 108296
 331386 220924 276155 1100462 165693
 1118429 497080 372810 248540 248540
lOMoARcPSD|44862240
thị phần Samsung lớn nhất chiếm khoảng 40% thị phần, OPPO đứng thứ 2 khoảng 22%
thị phần, thứ 3 là Nokia chiếm 7% thị phần. Số liệu tính trên lượng máy bán ra trong năm
2016. Với triết kinh doanh hoàn toàn mới được triển khai xuyên suốt, kết hợp với bộ
máy marketing chiến lược hiệu quả được OPPO xóa bỏ hoàn toàn định kiến về sản
phẩm Trung Quốc tại các thị trường khó tính như thị trường Việt Nam, vươn lên đứng vị
trí thứ hai trong thời điểm mà Smartphone gần như bão hòa là một kỳ tích đáng nể phục.
1.4. Phương thức thâm nhập tại thị trường Việt Nam
Với kinh nghiệm nguồn lực, nguồn vốn lớn, OPPO đã sử dụng phương thức xuất
khẩu trực tiếp để thâm nhập thị trường Việt Nam. Hay nói cách khác, đây chính hoạt
động bán hàng trực tiếp của OPPO cho các khách hàng của mình ở thị trường Việt Nam.
Xuất khẩu trực tiếp của OPPO sang thị trường Việt Nam diễn ra dưới 2 hình thức:
Đại diện bán hàng:
Đại diện bánng của OPPO Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ
thuật & Khoa học OPPO. Công ty chịu trách nhiệm cung ứng hàng cho các đại trên
toàn quốc.
Đại lý phân phối:
Vào ngày 14/04/2016, OPPO chính thức xác nhận thông tin về các đại lý phân phối
chính thức của mình bao gồm Công ty TNHH Di Động Thông Minh Công ty TNHH
Nhà nước Một Thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
Tiếp sau đó, OPPO đã mở rộng kênh phân phối của mình hợp tác với nhiều đại
khác, bao gồm: Thế Giới Di Động, Công ty cổ phần FPT, các chuỗi điện y (HC,
Media mart, Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim, Điện máy chợ lớn), các chuỗi điện thoại
nhân, doanh nghiệp nhỏ không mở thành chuỗi điện thoại lớn.
Công ty TNHH MTV Kỹ thuật & Khoa học OPPO bộ phận Logistics, trong đó
chia làm nhóm Logistics nhập khẩu và nhóm kho vận, đơn hàng.
Bộ phận kho vận nhiệm vụ đưa hàng hóa từ Trung Quốc đến các kho tại Việt
Nam rồi từ các kho chuyển hàng đến cho các đại lý bán lẻ bán ra.
Bộ phận Logistic nhập khẩu làm việc với Công ty TNHH Thương mại Xuất
nhập khẩu Viettel chịu trách nhiệm chính trong nhập khẩu hàng hóa các thủ tục hành
chính cho các đơn hàng. Hoạt động của bộ phận này gắn kết chặt chẽ với Viettel để có đủ
tiến độ sản xuất hàng phía bên nhà máy Trung Quốc nhập đủ chuyến hàng, cung cấp
đầy đủ các thông tin, chứng từ về lô hàng cho Viettel làm các hoạt động thủ tục nhập hàng
và di chuyển qua Hải Quan vào Việt Nam, sau đó giao lô hàng này cho OPPO tại các kho
ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bộ phận kho vận nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh là Sale, Leader, Giám
đốc khu vực với thông tin từ khách hàng là các đại lý thực hiện lên đơn hàng, hoàn tất các
chứng từ liên quan chuyển toàn bộ hàng và chứng từ qua các phương tiện vận chuyển đến
với khách hàng.
lOMoARcPSD|44862240
Bằng phương thức thâm nhập này, công ty đạt được nỗ lực bán xúc tiến hiệu quả
hơn cho phép công ty duy trì được sự kiểm soát mức độ lớn tất cả các điều kiện
trong đó sản phẩm được bán ở thị trường Việt Nam. Mặt khác, xuất khẩu trực tiếp còn cho
phép công ty sự liên hệ trực tiếp với thị trường người tiêu dùng Việt Nam, nắm bắt
được phản ứng của thị trường để tìm ra những cơ hội mới và những xu hướng mới của thị
trường, quản các hoạt động, nắm bắt hiểu biết các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh
những kế hoạch thích ứng.
lOMoARcPSD|44862240
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
2.1. Nghiên cứu thị trường tổng quát
2.2.1. Pháp luật
Giai đoạn từ sau năm 2013, Việt Nam đãđang trải qua sự chuyển mình mạnh mẽ
sâu sắc nhất trong tiến trình hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế. Những bước nền mở
đầu cho sự mở cửa này bắt đầu từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã
mở ra nhiều mạng lưới quan hệ mới giữa Việt Nam các nước trong khu vực, đẩy thêm
một bước lớn đến sự kiện kết Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ năm 2000
Hiệp định này được coi như một cuộc cải cách gần như toàn bộ về hệ thống pháp luật
cam kết mở cửa thị trường đối với một quốc gia “xây dựng nền kinh tế độc lập”; cuộc
soát trên đã tạo bước đà xa hơn cho Việt Nam đủ điều kiện tiến minh vào WTO trở
thành thành viên chính thức vào năm 2007 đánh dấu bước hội nhập toàn diện với nền kinh
tế thế giới.
Như vậy, đàm phán BTA WTO thể được coi một quá trình gồm hai giai
đoạn Việt Nam từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, không
phân biệt đối xử để hội nhập vào kinh tế thế giới, một lộ trình mở cửa nền kinh tế, mở
cửa thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại và dịch vụ bằng cách xóa
bỏ các hàng rào phi thuế, các biện pháp bảo hộ không hợp lệ giảm thuế quan, mở cửa
thị trường các loại dịch vụ theo lộ trình, cải cách hệ thống thuế các quy định về "Các
biện pháp đầu liên quan đến thương mại". Đến hôm nay, thị trường Việt Nam đã trở
thành một trong những thị trường rất mở, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp
nước ngoài phát triển ở thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài bình đẳng kinh doanh tại Việt Nam hưởng sự ưu
đãi nhất định trong đầu tư, đặc biệt là Trung Quốc với đa dạng mẫu mã sản phẩm. Đối với
mặt hàng điện thoại di động đang trong lộ trình miễn thuế 0%, theo số liệu thuế suất mặt
hàng điện thoại di động năm 2014 gồm thuế VAT 10% và các loại thuế khác là 0%.
Bảng thuế suất đối với điện thoại di động năm 2014
6 7& 8#, 7& 9:
);&)<#
=>?@
A 
 $;

 $;
BC$
# D
EFG
')<#
 $;
H$I#
J .$
 $;',?<
8)#%/K&
85171200 Điện thoại di động
(telephones for
cellular networks)
Chiếc 10% 0 0 0
lOMoARcPSD|44862240
Các sản phẩm OPPO đăng kinh doanh tại Việt Nam, các quy định của nhà nước
đặc biệt bộ văn hóa thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quảng truyền
thông thương hiệu đến người tiêu dùng. OPPO thực hiện rất nhiều hoạt động quảng
trên truyền hình các phương tiện truyền thông, thực hiện tài trợ cho rất nhiều chương
trình phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam. Quản nhà nước về văn hóa tôn trọng
cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp nên hoạt động quảng thương hiệu OPPO
được diễn ra thuận lợi và mạnh mẽ.
2.2.2. Dung lượng thị trường
Thị trường tập trung của OPPO chủ yếu hướng vào giới trẻ thích s đổi mới, cập
nhật xu hướng, độc đáo chấp nhận thay đổi. Đó do trọng yếu trong việc giải
cho sản phẩm OPPO luôn tập trung vào xu hướng thời trang thiết kế bắt mắt cho từng
dòng sản phẩm. Những tính năng thông minh tiện dụng kèm những định vị rất rõ ràng vào
giới trẻ như “Chuyên gia selfie” với những chiếc điện thoại camera trước chụp ảnh rất
đẹp. Hoạt động phát triển thương hiệu tập trung vào đối tượng khách hàng này rất dễ dàng
tiếp thu những thông điệp truyền thông, bởi họ tiếp xúc với công nghệ khối lượng
thông tin khổng lồ trên internet mỗi ngày khả năng thay đổi suy nghĩ đánh giá về một
hiện tượng cao hơn những đối tượng trong lứa tuổi khác, chính vậy truyền thông rất
hiệu quả với đối tượng khách hàng này. Hơn nữa những người trung tuổi thường không
am hiểu về công nghệ khi quyết định chọn mua điện thoại thường hỏi ý kiến người trẻ
tuổi nên sẽ chịu tác động từ đối tượng khách hàng này.
2.2.3. Giá cả
Thị trường smartphone Việt thị trường trẻ với tốc độ tiêu thụ điện thoại thông
minh tăng nhanh nhất Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới (Theo Hãng Nghiên cứu
thị trường GFK).
quốc gia thu nhập bình quân tính theo đầu người thuộc loại trung bình thấp
như Việt Nam, phân khúc điện thoại tầm trung giá rẻ sẽ phát triển mạnh nhất. Nhận
thấy được tiềm năng lớn không muốn bỏ lỡ hội. Nhiều hãng điện thoại đã nhanh
chóng đẩy mạnh sản phẩm vào dòng trung cấp để chiếm lĩnh thị phần.
Theo đánh giá của chuyên giá công nghệ, với sự bùng nổ internet trong thời gian qua
giúp tỷ lệ người sử dụng smartphone tăng nhanh mạnh hơn máy tính. Theo thống
của GFK cho thấy năm 2016, điện thoại tầm giá dưới 7 triệu đồng chiếm đến 83% thị
phần tổng cộng và mức gái này cũng được xem là ngưỡng của các hãng điện thoại nhỏ.
hoặc điện thoại dùng
cho mạng không dây
khác
lOMoARcPSD|44862240
Xu thế mới cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang chi nhiều tiềnn cho smartphone,
đẩy mức giá trung bình cao lên, tuy nhiên phân khúc smartphone dưới 3 triệu đồng vẫn
chiếm thị phần lớn nhất, kế đến là nhóm 3 - 7 triệu đồng, xếp thứ 3 là 7 triệu đồng trở lên.
Dựa trên độ nhạy cảm của thị trường thấu hiểu m người tiêu dùng Việt, OPPO
hiểu phân khúc 2 - 5 triệu là đại diện phản ánh lớn nhất sức tiêu thụ của thị trường. Trong
đó phân khúc 2 - 4 triệu chiếm 41,9%, OPPO sẽ định hướng phát triển thị phần trong
ngành Điện thoại di động của Việt Nam.
2.2.4. Các hàng rào kĩ thuật
Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định của WTO
nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn
tiếp tục áp dụng các quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận
thương mại phù hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế.
Mặc vậy các hàng rào kỹ thuật của Việt Nam không ảnh hưởng hay bóp méo
thương mại và được áp dụng phù hợp với phù hợp với các quy định quốc tế về môi trường
Việt Nam tham gia. Các quy định của Việt Nam không nhằm mục đích hạn chế nhập
khẩu trái với quy định của WTO.
2.3. Nghiên cứu chi tiết thị trường
2.3.1. Khách hàng
2.3.1.1. Theo nhân khẩu học
- Thu nhập: Theo thống kê, thu nhập bình quân năm 2013 40 triệu đồng, 2014
đạt 43,4 triệu đồng, 2015 đạt 45 triệu vào m 2016, thu nhập bình quân lên đến gần
49 triệu đồng. thể thấy thu nhập bình quân đầu người qua các năm trong giai đoạn
2013-2016 tăng trưởng rõ rệt. Thu nhập tăng nên khả năng người tiêu dùng bỏ tiền ra mua
các sản phẩm điện thoại thông minh cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức thu nhập thực tế của
mỗi nhân phân bố không đồng đều sự chênh lệch nhất định, do đó, tập khách
hàng hết sức phong phú, đa dạng.
- Độ tuổi: Theo những số liệu Google công bố từ Nghiên cứu Hành vi trực tuyến
của Người tiêu dùng Việt 2014 do Công ty TNS thực hiện, người dùng điện thoại thông
minh phân bố rải rác khắp các nhóm tuổi, đặc biệt là người trẻ. Cụ thể, tỷ lệ người trên 16
tuổi dùng smartphone tại Việt Nam năm 2014 tăng 70% so với năm 2013, trong đó, nhóm
tuổi 16-24 tỷ lệ dùng cao nhất với 58%. Bên cạnh đó, tỷ lệ này cũng giảm dần khi độ
tuổi tăng lên. Vì vậy, nhóm người trẻ là những khách hàng mục tiêu tiềm năng của OPPO.
2.3.1.2. Theo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Không còn một mặt hàng dành cho những người yêu công nghệ hay i
chính, smartphone đang dần trở thành một mặt hàng phổ thông nhất phân khúc
trung và cao cấp. Khi mà thị trường smartphone tại Việt Nam đang dần trở nên đa dạng và
phong phú, việc lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại thông minh vừa phù hợp túi tiền,
lOMoARcPSD|44862240
vừa đảm bảo chất lượng tốt, cấu hình cao, vừa thể hiện được tính người dùng một
nhu cầu dễ hiểu của người tiêu dùng.
- Cấu hình: Đây tiêu chí được các nhà sản xuất rất tích cực khai thác trong việc
tiếp thị sản phẩm của mình cũng tiêu chí người dùng nghĩ đến đầu tiên. Với xu thế
hiện nay của 1 smartphone thì cấu hình phải hội tụ đủ các yếu tố như: bộ vi xử lý, độ phân
giải màn hình, RAM, bộ nhớ trong, camera, và cuối cùng là hệ điều hành.
- Thương hiệu: Đây là điều khiến các nhà sản xuất tốn một khoản không nhỏ và tạo
nên sự chênh lệch lớn về giá giữa hai sản phẩm cùng cấu hình. Các thương hiệu nước
ngoài đã xuất hiện từu trên thị trường luôn được người dùng ưu tiên hơn khi lựa chọn.
Nói cách khác, giá trị thương hiệu có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu
dùng.
- Thiết kế sản phẩm: Phần lớn người tiêu dùng không am hiểu quá nhiều kiến thức
về công nghệ, điều đầu tiên thu hút sự cý của họ chính thiết kế của một chiếc điện
thoại trước khi quyết định bỏ tiền ra mua nó.
- Giá thành sản phẩm: Đối với những sản phẩm trung cấp bình dân, yếu tố chi
phí ảnh hưởng lớn hơn so với cấu hình hay thương hiệu. Đối với những đối tượng
người thu nhập khá trở lên thì việc chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu một
chiếc điện thoại cao cấp là không thành vấn đề, nhưng đối với những đối thu nhập thấp thì
những mẫu smartphone giá rẻ là cứu cánh cho họ với giá thành chấp nhận được, đồng thời
cung cấp những trải nghiệm ổn.
- Chính sách hậu mãi: Người tiêu dùng thường tham khảo và tìm hiểu về quy định,
thời gian bảo hành cũng như hệ thống bảo hành của hãng điện thoại xem phù hợp
thuận tiện hay không mới tiến nh mua một chiếc điện thoại mới. Đa số các thiết bị di
động ngày nay đều được bảo hành 12 tháng. Kể cả những thương hiệu Việt cũng đều đã
phát triển các trung tâm bảo hành để mang tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Khả năng thanh toán: Các hãng điện thoại thông minh cho biết có một quan niệm
ngày càng phổ biến ở Việt Nam là “vị thế xã hội cao hơn gắn với chiếc điện thoại đời mới
nhất”. Đây chính là động lực nằm phía sau doanh số ngất ngưởng của các hãng điện thoại
giá bán điện thoại thông minh luôn vượt quá thu nhập hàng tháng của người bình
thường.
Việt Nam, ng OPPO ban đầu được những người tiêu dùng đánh giá tốt bởi giá
thành những chiếc điện thoại vừa phải, chất lượng điện thoại tạm thời đến thời điểm này
chưa những biến cố đáng tiếc xảy ra nào, thái độ phục vụ khá chuyên nghiệp cùng
chế độ bảo hành thân thiện của đội ngũ nhân viên. Đây lẽ nét văn hóa riêng
OPPO đang tạo dựng để chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng. Nhìn chung, OPPO với
những sản phẩm hợp với túi tiền của đại bộ phận người sử dụng tại Việt Nam, mức giá
phù hợp, chất lượng cao, tính năng, hiệu năng ổn định sẽ khiến khách hàng phải xem xét
lại quan điểm của mình khi kể tới những chiếc điện thoại Trung Quốc trên thị trường hiện
nay.
lOMoARcPSD|44862240
2.3.2. Sản phẩm
2.3.2.1. Thói quen tiêu dùng
Theo Appota nhà cung cấp nền tảng internet di động tại Việt Nam, 25% những
người sở hữu điện thoại thông minh sử dụng internet trên di động thường xuyên, thực hiện
nhiều tác vụ, dịch vụ khác nhau khiến điện thoại di động không chỉ công cụ giao tiếp,
đang trở thành công cụ làm việc chính thức của nhiều người. Điều đó cũng nghĩa,
hơn 70% người dân sở hữu điện thoại thông minh nhưng không sử dụng hết các tiện ích
điện thoại thông minh mang lại. Cụ thể hơn v các hoạt động phổ biến trên
smartphone, khảo sát phát hiện người dùng smartphone Việt Nam chủ yếu để chụp ảnh
chiếm 71%, tiếp đến nghe nhạc (70%), báo thức (65%). Đọc báo trên smartphone
chiếm tỷ lệ 54%.
Dựa trên kết quả này, chụpnh hoạt động phổ biến nhất, đặc biệt Việt Nam,
hầu hết người trẻ tuổi đều yêu thích chụp ảnh selfie “tự sướng”. Hình thức chụp ảnh này
thể được bắt gặp bất kỳ đâu, từ công viên, trung tâm thương mại, các bức ảnh cũng
được đăng tải lên mạng hội, dịch vụ lưu trữ chia sẻ ảnh, đây xu hướng chụp ảnh
di động mới trong giới trẻ, như một cách để khẳng định cá tính, chất tôi khác biệt của mỗi
người. Tính năng selfie này thể trở thành nhân tố quan trọng làm nên thành công cho
các hãng sản xuất điện thoại. Do đó, OPPO cần chú ý đến thói quen tiêu dùng này, nắm
bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để cải tiến sản phẩm của mình cho phù hợp nhu cầu
khách hàng.
2.3.2.2. Phân loại sản phẩm trên thị trường
Từ năm 2013, Smartphone ngày càng chiếm thị phần lớn trong thị trường điện thoại
di động. Các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú làm xuất hiện nhiều cách phân loại
các sản phẩm smartphone, một trong số các cách phổ biến nhất là phân loại theo giá:
- Phân khúc điện thoại cao cấp (Flagship): sản phẩm chủ lực của nhà sản xuất
đó, khi được trang bị những tính năng hiện đại nhất trên thị trường công nghệ hiện nay,
ngoài ra cấu hình hay mức giá cũng khá cao so với các dòng sản phẩm khác. Đây đều
những chiếc điện thoại có hiệu năng tốt, camera xuất sắc rất nhiều tính năng cực kỳ
vượt trội. Tuy nhiên các sản phẩm nằm trong phân khúc này thường điểm chung
mức giá rất cao, vậy hầu hết hướng đến các đối tượng những doanh nhân thành
đạt.
- Phân khúc điện thoại cận cao cấp: Phân khúc điện thoại này sẽ mức giá
khoảng 1018 triệu đồng, thường những chiếc smartphone nằm trong phân khúc này sẽ tập
trung vào một số thế mạnh nhất định như camera, hiệu năng hay thiết kế màn hình…
Những chiếc điện thoại trong phân khúc y thường flagship của năm trước, mang
những tính năng công nghệ cũng tiên tiến nhất.
- Phân khúc điện thoại tầm trung: Đây được coi phân khúc phổ biến nhất
thường giá từ 7-10 triệu, hoàn toàn đáp ứng tốt trải nghiệm của người dùng. Phần lớn
lOMoARcPSD|44862240
trong phân khúc này, các hãng sản xuất thường chú trọng đến phần camera, làm sao cho
tốt nhất để phù hợp với nhu cầu người dùng, nhất là giới trẻ và phụ nữ.
- Phân khúc điện thoại giá rẻ: Smartphone trong phân khúc này thường giá
dưới 6 triệu đồng. Các sản phẩm thuộc phân khúc này thường không có công nghệ gì mới
đặc biệt nhưng hoàn toàn thể đáp ứng đủ nhu cầu bản của người dùng như nghe
gọi, nhắn tin, lướt web xem phim. Tuy nhiên máy không áp dụng thường xuyên đối
với những tựa game quá nặng hay xem phim quá lâu thì những chiếc smartphone này
hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong đó, dòng smartphone phân khúc giá rẻ đang xu hướng phát triển chính của
thị trường điện thoại di động trong giai đoạn 2013-2016. Phân tích thị trường, nhiều
chuyên gia nhận định, đang có sự chuyển dịch dần thị trường từ phân khúc giá rẻ lên phân
khúc tầm trung. Vài năm trở lại đây, thu nhập của người dân dần được cải thiện, khiến
nhu cầu về chất lượng, mẫu cấu hình của người dùng smartphone cũng tăng n.
Nắm bắt được xu hướng này, OPPO có thể thành công phát triển thương hiệu tại thị
trường Việt Nam.
2.3.3. Quy mô thị trường và đặc điểm thị trường
Việt Nam thị trường smartphone tăng trưởng nhanh thứ 2 trong khu vực Đông
Nam Á (đứng thứ 2 sau Indonesia) trong quý I/2014 với mức tăng trưởng doanh thu lên
đến 59% (theo GfK). Thị phần smartphone đã vượt điện thoại cơ bản, tỷ lệ người dùng
smartphone chiếm đến 52% số người dùng điện thoại. Theo những số liệu của công ty
Appota về những thống liên quan tới di động tại Việt Nam, hiện nước ta hơn 22
triệu người sử dụng smartphone, tablet năm 2014, tức là cứ 4 người Việt lại có 1 người sử
dụng điện thoại thông minh. Việt Nam một trong các thị trường tỷ lệ dùng
smartphone cao nhất, sẽ bắt kịp với các thị trường đã phát triển trong tương lai gần
(Nielsen 2014).
Bên cạnh đó, thị trường smartphone Việt Nam không chỉ dừng lại thị trường
truyền thống, người bán trao sản phẩm đến tay người mua, thị trường trực tuyến cũng
một thị phần đầy tiềm năng. Thương mại điện tử đang thực sự từng bước đi vào sâu trong
lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ một kênh liên lạc sang vai trò kênh tương tác
giữa nhà bán lẻ người tiêu dùng ngày càng trở nên hấp dẫn với người mua. thể
khẳng định rằng dung lượng thị trường điện thoại thông minh của Việt Nam sẽ tăng trong
tương lai do sự phát triển khoa học công nghệ nhu cầu đón đầu xu hướng của người
tiêu dùng Việt Nam. ràng, tiềm năng thị trường điện thoại smartphone của Việt Nam
đối với OPPO là rất lớn.
2.3.4. Đối thủ cạnh tranh
2.3.4.1. Samsung
Tại thời điểm OPPO gia nhập vào thị trường smartphone tại Việt Nam, Samsung
đang nhà dẫn đầu chiếm giữ thị phần lớn nhất với khoảng 30.6%. dòng smartphone,
Samsung luôn biết cách làm nổi bật mình trong dòng Galaxy đặc trưng. nhà máy
lOMoARcPSD|44862240
sản xuất tại Việt Nam nên Samsung đã định vị cho mình sản phẩm giá rẻ, dẫn đầu về
công nghệ thông minh, giao diện đẹp.
Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết kế đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh
này, những sản phẩm mới của Samsung với kiểu ng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời
cũng cứng cáp. Đi cùng với thiết kế hiện đại, Samsung luôn được tích hợp những công
nghệ tiên tiến nhất. Dòng điện thoại Samsung sử dụng hệ điều hành Android.
Samsung một trong những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về độ bao
phủ của mình, hãng cũng tập trung vào điện thoại phân khúc tầm trung. Với sự đa dạng từ
phân khúc điện thoại tầm trung giá từ 2-3 triệu như Samsung Galaxy A500, Samsung
Galaxy A3, đến những điện thoại trước đây phân khúc tầm cao, nhưng được hạ xuống
tầm trung như Samsung Galaxy S3, có thể nói Samsung đang khá mạnh ở phân khúc này.
Điểm mạnh
Samsung có một hệ thống phân phối khá lớn và rộng khắp
Phát triển mạnh phân khúc điện thoại tầm trung, trong khi đó vẫn phát triển những
dòng sản phẩm phân khúc cao cấp
Là hãng đã có độ nhận diện thương hiệu cao tại Việt Nam
Điểm yếu
Hệ thống cửa hàng chính hãng của Samsung còn khá mỏng, chỉ tập trung những
đô thị lớn và đông dân cư
Những chương trình khuyến mãi của Samsung chưa được biết đến nhiều do hạn
chế về quảng cáo
2.3.4.2. Nokia
Nokia một trong những hãng đầu tiên mang đến cho người dùng những thiết bị
đầy màu sắc thay 2 màu trắng đen truyền thống. Tuy được hoàn thiện chủ yếu bằng
nhựa nhưng những thiết bị vẫn cứng cáp và được đánh giá hợp thời trang. Ở phân khúc
trung cấp lẫn cao cấp, Nokia vẫn đẩy mạnh dòng Lumia đặc trưng. Dòng điện thoại
Lumia của Nokia sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8 mới. Nokia đã tung ra nhiều
dòng sản phẩm mới với những tính năng khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều lựa
chọn trải nghiệm và đã đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Việc Nokia từ lâu đã định vị trong lòng người tiêu dùng nhãn hiệu với những
chiếc điện thoại có độ bền cao nên mức độ lựa chọn tin dùng của Lumia rất cao. Với
xu hướng selfie, Nokia cũng đã nhanh chóng bắt kịp được và chăm chút trang bị tính năng
camera vượt trội hơn cho các dòng điện thoại của mình. Đối với dòng cao cấp, Nokia
chưa nhiều sản phẩm nên thế mạnh chiến lược của Nokia vẫn tập trung o các
dòng điện thoại trung cấp và giá rẻ.
Điểm mạnh
Kênh phân phối đa dạng, rộng khắp
lOMoARcPSD|44862240
Sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khác
nhau
Đã định vị trong lòng khách hàng là một thương hiệu lâu đời với độ bền cao
Điểm yếu
Dòng Smartphone Nokia Lumia tuy đa dạng về giá thành, đánh vào nhiều phân
phúc khác nhau nhưng thiết kế chưa thật sự bắt mắt. Màu sắc của sản phẩm được
đánh giá là bình dân, không quá sang trọng, thiết kế có phần hơi thô, thiếu tinh tế
Sản phẩm vấp phải sự cạnh tranh với các thương hiệu khác như LG, Sony,
Samsung. Do không đáp ứng được nhu cầu của người dùng nên thị phần của Nokia
đã giảm mạnh từ 21.8% năm 2013 xuống còn 7% năm 2016
Những smartphone sử dụng hệ điều hành Microsoft chưa thật sự thỏa mãn khách
hàng, giao diện hơi khó sử dụng, không đẹp nhiều chức năng nổi bật như
Android hay IOS
2.3.4.3. Sony
Nếu như đặc trưng của Nokia dòng Lumia thì với Sony chính dòng Xperia nổi
bật sử dụng hệ điều hành Android. Sony chiếm khoảng 16% thị phần smartphone tại Việt
Nam. Dòng Xperia đậm phong cách sang trọng, sành điệu thừa hưởng được thiết kế cao
cấp, thẳng, vuông vắn đặc trưng của Sony và khả năng hiển thị tốt.
Nhờ sự đa dạng trong việc sản xuất nhiều mẫu mạnh mẽ tương đương nhưng
điểm khác nhau quan trọng, đánh vào nhu cầu sử dụngn Sony thể dễ dàng đáp ứng
hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng. Một số sản phẩm dòng trung cấp như Sony Xperia
C3, Sony Xperia M2, Sony Xperia E3. phân khúc cao cấp, hầu hết đều được trang bị
khả năng chống nước và có thể chụp hình dưới nước: Sony Xperia Z1, Z2, Z3.
Điểm mạnh
Mạng lưới bao phủ rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam
Mức độ nhận diện thương hiệu cao, định vị trong lòng khách hàng là một sản phẩm
khá chất lượng, có camera chụp hình tốt
Điểm yếu
Những kênh phân phối của Sony làm việc chưa được hiệu quả, khách hàng chỉ biết
tới hệ thống cửa hàng thông qua website của công ty
Sản phẩm đang dần giảm nhiệt trên thị trường nhưng công ty không động thái
nào về chiêu thị nhằm đẩy mạnh sản phẩm
2.3.4.4. Apple
Khác với các dòng máy sử dụng hệ điều hành Android, Apple không chạy đua về
cấu hình. Họ chỉ độc quyền hệ điều hành IOS với khả năng bảo mật tốt, cung cấp những
ứng dụng cần thiết cho người dùng, hạn chế làm những ứng dụng dư thừa. Chiếm tới 13%
thị trường trong nước, Iphone được ưa chuộng bởi công nghệ camera tốt nhất trên thị
lOMoARcPSD|44862240
trường, độ nét cao. Tại Việt Nam, Apple đang thương hiệu được thèm muốn với tỷ lệ
người dùng bình chọn lên tới 36%, gần gấp đôi Samsung ở vị trí thứ 3 (20%).
Là người tiên phong dẫn đầu về xu hướng với Iphone 4, 4S, 5, 5S, tuy nhiên khi tung
ra sản phẩm Iphone 6 Plus, Apple không còn người dẫn đầu tạo ra xu hướng nữa
giờ đây họ đang dần trở thành người theo đuổicung cấp những gì người tiêu dùng cần.
Apple vẫn đang tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp, với hệ điều nh mượt tính
năng chụp camera sắc nét.
Điểm mạnh
Đã có thương hiệu lâu đời, định vị sản phẩm cao cấp trong lòng khách hàng
Chất lượng chụp ảnh camera sắc nét
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Thiết kế đẹp mắt, sang trọng
Điểm yếu
Giá cao hơn so với các hãng điện thoại khác
Ngoài những đối thủ cạnh tranh kể trên, OPPO còn phải cạnh tranh trực tiếp với
những hãng smartphone đồng hương cùng đến từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam
như Lenovo, Xiaomi hay Huawei. Chính thức xâm nhập vào thị trường smartphone Việt
Nam vào năm 2013, nhưng đến đầu 2016, Huawei mới chính thức bước vào cuộc đua.
Nhờ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đặc biệt việc mời Mỹ Tâm làm đại sứ
thương hiệu, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ sản phẩm đã góp phần làm tên tuổi của
Huawei đến gần hơn với giới trẻ. Cũng như các hãng điện thoại Trung Quốc khác,
Huawei đẩy mạnh tấn công vào phân khúc smartphone từ 3 6 triệu đồng. Việt Nam,
theo số liệu của GFK, tốc độ tăng trưởng thị phần của Huawei khá nhanh khi thị phần
smartphone của hãng đạt 3,7% tính đến tháng 10/2016.
Trong khi đó, Xiaomi cũng được người dùng biết đến và quan tâm mạnh mẽ. Bởi lẽ,
các dòng máy của Xiaomi đều giá thành rẻ (do hàng xách tay từ Trung Quốc) với
cấu hình mạnh mẽ trong phân khúc tầm trung. Chẳng hạn mức giá chưa đến 3 triệu
đồng, chiếc Redmi Note 2 màn hình IPS LCD 5,5 inch, độ phân giải Full HD, camera
13MP/5MP, chip 8 lõi 2 GHz cùng pin 3.060 mAh.
“ông lớn” Trung Quốc tấn công vào thị trường Việt Nam từ rất sớm, Lenovo đã
chỗ đứng vững trong thị trường di động tại Việt Nam. Với các mẫu smartphone ngày
càng thiết kế đẹp, cấu hình tương đối ổn, Lenovo đã đánh mạnh vào phân khúc tầm trung
(từ 2 triệu đến 7 triệu đồng). Tiêu biểu là các smartphone đang bán chạy ở Việt Nam như:
Lenovo Vibe S1 (3,5 triệu đồng), Lenovo A7010 (3,4 triệu đồng), Lenovo Vibe K5 (2,3
triệu đồng). Tuy nhiên, trong thị trường smartphone đầy biến động với sự gia nhập của
nhiều hãng smartphone khác, Lenovo dường như bị lu mờ khi không sự đẩy mạnh
chính sách truyền thông, quảng cũng như các chính sách hậu mua hàng cho các sản
phẩm của mình.
| 1/32