-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mẫu dàn ý nghị luận xã hội mới nhất 2024 và Ví dụ dàn ý nghị luận
Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng - sai, tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó, đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Văn nghị luận xã hội là dạng bài phổ biến hiện nay và luôn chiếm từ 2-3 điểm trong các đề thi
THPT quốc gia môn Ngữ Văn. Vậy dàn ý của một bài văn nghị luận xã hội như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
1. Khái niệm nghị luận xã hội.
2. Các thao tác lập luận
3. Phân loại dạng đề nghị luận:
4. Cách nhận biết các dạng đề
5. Dàn ý bài nghị luận xã hội 5.1. Mở bài: 5.2. Thân bài: 5.3. Kết bài:
6. Ví dụ dàn ý nghị luận
1. Khái niệm nghị luận xã hội.
Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm
nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng - sai, tốt - xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó, đưa ra một
cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống.
2. Các thao tác lập luận
Thông thường, trong các đoạn văn nghị luận xã hội, thường sử dụng các thao tác lập luận sau:
Thao tác lập luận giải thích
Thao tác lập luận phân tích
Thao tác lập luận chứng minh
Thao tác lập luận bình luận
Thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận bác bỏ
3. Phân loại dạng đề nghị luận:
Có thể chia làm ba dạng:
Dạng 1: Nghị luận về một câu nói, ý kiến, tư tưởng, nhận định trong phần tài liệu đọc hiểu. Từ đó, đọc
hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống được đề cập trong phần đọc hiểu. Từ đó đọc hiểu tích hợp
về một hiện tượng đời sống xã hội.
Dạng 3: Nghị luận về một thông điệp, ý nghĩa rút ra trong phần đọc hiểu. Từ đó đọc hiểu tích hợp nghị
luận về một thôg điệp, ý nghĩa rút ra từ phần đọc hiểu.
4. Cách nhận biết các dạng đề
Nhận biết các dạng, kiểu đề để từ đó triển khai vấn đề, lập dàn ý cho phù hợp.
Dạng 1: Là một câu nói, ý kiến, tư tưởng giống như một câu danh ngôn hoặc một câu nói, ý kiến, tư tưởng
có nội dung giống với nội dung trong ngữ liệu phần Đọc hiểu.
Dạng 2: Thường đề phần nghị luận xã hội sẽ có các từ khoá như: hôm nay, hiện nay, ở Việt Nam,...
Dạng 3: Đề yêu cầu rút ra thông điệp, ý nghĩa trong ngữ liệu phần đọc hiểu.
>> Tham khảo: Dàn ý nghị luận xã hội về bệnh vô cảm chi tiết hay nhất
5. Dàn ý bài nghị luận xã hội 5.1. Mở bài:
Viết câu mở đoạn: Giới thiệu chủ đề cần nghị luận xã hội. Tuỳ theo dung lượng đoạn văn nghị
luận xã hội mà bạn có thể chọn viết mở bài dài hay ngắn. Tuy nhiên, thông thường dạng bài nghị
luận xã hội chỉ cần viết đoạn văn khoảng 200 chữ nên câu mở đoạn nên ngắn gọn và phải dẫn dắt
được vấn đề, khái quát nội dung cần nghị luận. 5.2. Thân bài:
- Giải thích những từ ngữ trọng tâm: Bao gồm các khái niệm, các từ ngữ đặc biệt, nghĩa đen, nghĩa
bóng (nếu có) của các từ ngữ xuất hiện trong đề bài. Từ đó, giải thích ý nghĩa của câu nói, lời nhận
định, mẩu truyện ngụ ngôn,... được trích dẫn trong bài. Đây là bước đệm giúp bạn chuyển sang
phần thân đoạn một cách trôi chảy hơn.
- Nêu luận điểm và dẫn chứng để phân tích luận điểm: Đây là một bước làm bài rất quan trọng, vì
vậy, bạn phải nêu được luận điểm chính của bài viết. Sau đó đưa ra dẫn chứng và tiến hành phân
tích dẫn chứng để bổ trợ cho luận điểm.
Chú ý rằng, khi đưa ra hệ thống dẫn chứng, cần đưa từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược
lại) để dẫn chứng có được tính toàn diện. Tránh sắp xếp dẫn chứng lộn xộn sẽ khiến cho đoạn văn
nghị luận xã hội của bạn trở nên thiếu thuyết phục.
- Phân tích nguyên nhân của vấn đề: Khi phân tích nguyên nhân, bạn cần nêu được cả 2 khía cạnh.
Bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề. Chú ý với mỗi khía cạnh
sắp xếp cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tránh bị lan man dài dòng. Khi đưa ra hệ thống các nguyên
nhân cũng cần sắp xếp theo thứ tự nhất định.
- Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề: Tương tự như khi phân tích nguyên nhân, khi nêu lên
những ảnh hưởng của sự việc, bạn hãy cố gắng nêu cả những tác động tiêu cực lẫn tác động tích
cực của hành động đó tới xã hội cũng như với mỗi cá nhân. Không nên chỉ đưa ra tác động một
chiều, tránh xảy ra trường hợp bài nghị luận xã hội của bạn bị phiến diện một chiều.
- Mở rộng vấn đề cần nghị luận: Để có được cách viết văn nghị luận xã hội đa chiều và sâu sắc
hơn, bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật mở rộng vấn đề nghị luận như sau:
Giải thích: Không chỉ đưa ra biểu hiện của thực trạng mà bạn còn có thể tiến hành lý giải thực trạng đó
bằng các ví dụ thực tế.
Liên hệ với những vấn đề có điểm tương đồng: Ví dụ: Khi nói về chủ đề tai nạn giao thông, bạn có thể
đưa thêm dẫn chứng về tỷ lệ tử vong của các nguyên nhân khác. Từ đó so sánh và làm nổi bật lên tỷ lệ tử
vong do tai nạn giao thông.
Lật ngược vấn đề: Đặt ra giả thiết trái ngược và tiến hành phân tích, bác bỏ, đưa ra kết luận. 5.3. Kết bài:
- Nhấn mạnh quan điểm cá nhân về vấn đề: Vì là một bài văn nghị luận xã hội nên người viết phải
khẳng định được quan điểm của mình (đồng ý/ không đồng ý/ tán thành/ bác bỏ). Cũng có thể sử
dụng cách viết văn nghị luận xã hội đưa ra ý kiến trung lập. Nhưng phải nêu đầy đủ các mặt lợi
ích và hạn chế của vấn đề để bài phân tích sâu sắc hơn
- Rút ra bài học cho bản thân và xã hội: Từ thực trạng, lợi ích cũng như tác hại, bạn nên viết khái
quát bài học dành cho bản thân.
>> Xem thêm: Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập chi tiết siêu hay
6. Ví dụ dàn ý nghị luận
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: "Cách
tốt nhất thích ứng với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình". Các ý cần triển khai:
- Giải thích:
Thực tế là gì? Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại - hiện thực
"Chấp nhận thực tế": là biết chấp nhận hiện thực, chấp nhận tình trạng của thực tại và sống hoà hợp với thực tại.
"Tin vào chính mình" là tin tưởng vào khả năng và sự lựa chọn của bản thân.
- Phân tích, chứng minh:
Vì cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ không thể biết trước, không ngoại trừ những điều không
như mong muốn có thể xảy đến với chúng ta. Ví dụ như khi ta không thể vượt qua những khó khăn,
nghịch cảnh, khả năng của bản thân có giới hạn,... thì nên chấp nhận hiện tại. Bởi vì khi ta chấp nhận thực
tại thì ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và đủ tỉnh táo để tìm một định hướng mới cho bản thân.
"Tin vào chính mình" là tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm và sức mạnh tiềm ẩn bên trong con
người. Đó là cách tốt nhất để con người vực lại chính bản thân mình sau những khó khăn, vấp ngã. - Bình luận:
Nếu không "chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình" thì sau những vấp ngã, lỗi lầm, ta sẽ dễ
rơi vào trạng thái trách móc, mất niềm tin vào bản thân, cảm thấy bản thân vô dụng và tồi tệ. Không
những thế, không biết "chấp nhận hiện thực" còn tạo nên lối sống thiếu thực tế, hình thành thói
quen đổi lỗi cho người khác, không sẵn sàng chịu trách nhiệm với bản thân. Đồng thời, phải hiểu
rằng chấp nhận thực tế không có nghĩa là buông xuôi.
- Bài học và liên hệ bản thân:
"chấp nhận thực tế và tin tưởng chính mình" là cách để bản thân luôn vui vẻ, hạnh phúc và trưởng thành.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin xoay quan bài nghị luận xã hội và
cách để lập dàn ý của một bài nghị luận xã hội. Hy vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng
tôi cung cấp thì các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các vấn đề trên.