Mở bài bài thơ Tràng Giang của Huy Cận chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 11
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945, nhà thơ Huy Cận với tên thật là Cù Huy Cận đã khẳng định được tên tuổi của mình với chất thơ riêng biệt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Mẫu mở bài hay cho bài thơ Tràng Giang 1.1. Mẫu số 01
Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945, nhà thơ Huy Cận với tên thật là Cù
Huy Cận đã khẳng định được tên tuổi của mình với chất thơ riêng biệt. Thơ ông trước
Cách mạng tháng Tám thường mang nỗi sầu về kiếp người và chủ yếu miêu tả vẻ đẹp
của thiên nhiên, vạn vật. Tuy nhiên, những nét đẹp của thiên nhiên ấy lại mang một nỗi
sầu nhân thế, một nỗi buồn miên man, thể hiện sự đặc biệt của thơ Huy Cận. Và nét
buồn tuyệt đẹp ấy đã được khắc họa khá rõ qua bài thơ "Tràng Giang". 1.2. Mẫu số 02
Trong kho tàng thơ ca Việt Nam thì nỗi buồn là nguồn cảm hứng của rất nhiều tác giả
để có thể viết lên những tác phẩm đáng tự hào. Nỗi buồn ở đây có thể là nỗi buồn nơi
đèo ngang khi nhớ về chốn cũ. Nỗi buồn cũng có thể nảy sinh khi đứng trước sông dài
bể rộng của người lữ khách qua đường. Hay có những nỗi buồn ở những đêm mưa,
nỗi buồn khi nhớ bạn, ... Tiếp nối truyền thống thì trong phong trào Thơ mới, đã nổi lên
một ngọn bút mới, lấy nỗi buồn để làm đề tài, làm nguồn cảm hứng cho những tác
phẩm của mình. Cây bút mới đó chính là Huy Cận với tác phẩm thấm đậm nối buồn: "Tràng Giang". 1.3. Mẫu số 03
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận định: "Chưa bao giờ người ta thấy
xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư,
hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy
Cận…". Quả thật như vậy, những tác phẩm thơ của nhà thơ Huy Cận luôn là sự đan
xen giữa nổi sầu thế nhân với nỗi cô đơn mang tính thời đại của cá nhân. Nỗi sầu của
nhà thơ Huy Cận đã tạo thành một dòng chảy, chảy hoài trong hồn thơ của ông. Nỗi
buồn của Huy Cận là một nỗi buồn rất riêng, nó là sự hòa trộn giữa cổ điển và hiện đại.
Trong dòng chảy của nỗi buồn của Huy Cận thì phải kể đến bài thơ "Tràng Giang". Đây
là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Qua bài thơ này, Huy
Cận đã bộc lộ triệt để cái sầu của một con người cô đơn trước cảnh vật thiên nhiên
rộng lớn, ẩn sâu trong đó là tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín nhưng thật thiết tha.
2. Mở bài dạng nâng cao của bài thơ Tràng Giang 2.1. Mẫu số 01
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận định về thơ Huy Cận như sau: “Buồn
thương, sầu não là âm hưởng chính khiến "Lửa thiêng" như bản ngậm ngùi dài. Tập
thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời”. Tập thơ "Lửa thiêng" của Huy
Cận là hiện thân của nỗi buồn da diết. Trong tập thơ đó, độc giả thường biết đến nhà
thơ Huy Cận nhiều nhất qua bài "Tràng Giang". Bài thơ "Tràng giang" đã khắc họa
thành công cái lăng kính sầu vạn cổ cùng hiện thực giàu sắc thái. Chính vì lẽ đó, có thể
nói bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận đã khắc họa thành công hai vẻ đẹp giữa cổ điển và hiện đại. 2.2. Mẫu số 02
Xuân Diệu đã từng nói: Trong thơ cơ Việt Nam có một tiếng ca buồn, tiếng ca ấy không
phải tiếng sáo thiên thai, cũng không phải tình ái, cũng không phải một cái "tôi" mà là
một bản nhạc dài đầy ngậm ngùi. Tiếng ca buồn ấy chính là thơ của Huy Cận. Dẫu đa
dạng màu sắc song trong thơ của Huy Cân trước năm 1945 thường có những gam
màu sẫm tối, u uất của sự cô đơn, của một lý tưởng chưa được mở lối. Sự cô đơn, lạc
lõng đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Tràng Giang" được ra đời vào năm 1939. 2.3. Mẫu số 03
Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh nhà thơ Xuân Diệu được mệnh danh là chủ soái
dòng thơ Tây thì nhà thơ Huy Cận được mệnh danh là chủ soái của dòng thơ Đường.
Nhà thơ Huy Cận được đánh giá là một trong những người có sức ảnh hưởng và hoạt
động mạnh mẽ của phong trào Thơ mới. Bên cạnh đó, nhà thơ Huy Cận cũng đã tự
nhận mình chịu sự ảnh hưởng không hề nhỏ của thơ ca cổ điển, đặc biệt là dòng thơ
Đường. Do đó, những tác phẩm do ông sáng tác luôn có sự giao thoa giữa cổ điển và
hiện đại. Trong vô vàn những tác phẩm nổi tiếng đó, không thể không kể tới bài thơ
"Tràng Giang" ra đời vào năm 1939, được in trong tập thơ "Lửa thiêng". Đây là một áng
thơ thể hiện xuất sắc một cái "tôi" đa sầu đa cảm, một cái "tôi" chìm đắm trong những nỗi buồn xa xăm.
3. Mở bài phân tích bài thơ Tràng Giang 3.1. Mẫu số 01
Cụm từ "một hồn thơ ảo não" là danh xưng khi nhắc tới nhà thơ Huy Cận. Đây là thể
loại mà nhà thơ Huy Cận thường sử dụng nhiều vào thời điểm trước cách mạng tháng
Tám. Khi đó, ông thường đóng góp vào kho tàng thơ ca Việt Nam những bài thơ mang
đậm nỗi sầu nhân thế, trải đầy sự cô đơn và buồn bã. Nét buồn của Huy Cận được
truyền tải qua nhiều tác phẩm, trong đó không thể không kể đến bài thơ "Tràng Giang"
được in trong tập "Lửa thiêng". Bài thơ này đã thể hiện cho độc giả thấy được những
nét rất đặc trưng của thơ Huy Cận giai đoạn trước năm 1945. 3.2. Mẫu số 02
Thơ Huy Cận được chia làm hai giai đoạn. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì
mang nét u sầu, buồn bã và sự sôi nổi, nhiệt huyết gắn với sự đổi mới của thời cuộc
vào giai đoạn sau cách mạng tháng Tám. Do đó, bài thơ "Tràng Giang" được ra đời vào
năm 1939 đã khắc họa được hết nét buồn của giai đoạn một là sự thể hiện của nỗi u
uất, sầu thương, cô đơn trước không gian bao la của đất trời. Bài thơ "Tràng Giang" đã
thể hiện nỗi nhớ quê hương, niềm thương đất nước đang chìm trong khói lửa chiến
tranh, đồng thời còn thể hiện cả nét buồn khắc khoải trước thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. 3.3. Mẫu số 03
Phong trào Thơ mới của Việt Nam là giai đoạn xuất hiện nhiều nhân tài thơ ca trong lịch
sử thơ ca Việt Nam. Phải kể đến một Xuân Diệu luôn mang trong mình một ngọn lửa
tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng; hay một Chế Lan Viên luôn khát vọng tìm về cái tôi của
mình; ... Và tất nhiên, không thể không kể đến một hồn thơ chênh vênh giữa dòng đời,
một hồn thơ ẩn chứa những triết lý cùng dòng suy tưởng miên man - nhà thơ Huy Cận.
Và tác phẩm để đời của nhà thơ Huy Cận, mang đầy đủ những nét "ảo não" của hôn
thơ ông chính là thi phẩm "Tràng Giang".
4. Mở bài phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang 4.1. Mẫu số 01
Trong kho tàng văn học Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn phong trào Thơ mới, nhà
thơ Huy Cận đã để lại rất nhiều những tác phẩm đặc sắc. Khi đọc những tác phẩm vào
giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì độc giả sẽ như chìm đắm vào
những khung cảnh thiên nhiên mộng mơ nhưng lại mang một nét buồn rợn ngợp, một
sự u sầu trước vũ trụ bao la. Bài thơ "Tràng Giang" là một trong những tác phẩm như
thế. Khi đọc và cảm nhận bài thơ này, nhiều người đã nói như thấy được cả một nỗi
niềm tâm sự đầy bế tắc của một kiếp người cô đơn, lạc lõng. Và nỗi buồn đó được thể
hiện rõ nét nhất thông qua hai khổ thơ đầu của bài thơ này:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."