Mối quan hệ biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
- Nguyên nhân lúc nào cũng có trước kết quả (từ khái niệm) ⇒ Luôn đúng
- Không phải cái gì có trước cái gì có sau cũng được gọi là cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả:
+ Phân biệt giữa “sự tiếp nối về thời gian” và “quan hệ sản sinh” – mối liên
hệ hiện thực giữa Nguyên nhân – Kết quả
+ Sự tiếp nối về thời gian:
1. Ngày – đêm: Ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là
nguyên nhân của đêm vì ngày không tác động tạo ra đêm. Mà là do
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi bề mặt
của Trái Đất đều lần lượt được chiếu sang.
2. Sự chuyển giao giữa các mùa trong năm Xuân – Hạ - Thu – Đông:
Đó là hậu quả của những vị trí khác nhau của Trái Đất so với Mặt
Trời trong vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, chứ không
phải mùa xuân sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra mùa thu, mùa thu sinh ra mùa đông,…
+ Vì Nguyên nhân – Kết quả là quan hệ sản sinh: Nguyên nhân phải tác
động, gây nên sự tác động và biến đổi nhất định, chinh sự biến đổi đó chinh là kết quả.
⇒ Nguyên nhân – Kết quả là quan hệ sản sinh: Nguyên nhân sinh ra Kết
quả. Như vậy, mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau
về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về thời gian, mối quan hệ nhân
quả còn là mối quan hệ sản sinh. VD:
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện
trước còn cây lúa là kết quả, nó xuất hiện sau.
+ Lũ lụt (nguyên nhân) xuất hiện trước dẫn đến sự thiệt hại tài của người dân miền Trung.
Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp: gồm 3 khía cạnh
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả:
Ví dụ: Con người nhận thức kém về lợi ích lâu dài của rừng chỉ nhận
thức được lợi ích trước mắt của rừng là chặt cây lấy gỗ nên đã chặt phá
rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn có thể sinh ra nhiều kết quả:
+ Sự thay đổi sinh thái làm cho quỹ gen động vật và thực vật bị biến đổi,
sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây ra sự thay đổi khí hậu
+ Gây ra những trận lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến đời sống kinh tế
không chỉ ở vùng cao mà còn ảnh hưởng cả vùng đồng bằng.
+ Làm cho ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng do phải chi trả cho những
thiệt hại mà thiên nhiên và xã hội đưa đến.
+ Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.
- Nhiều nguyên nhân tác động đồng thời, cùng theo xu hướng, cùng thời
điểm thì kết quả sẽ xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: Con người đồng thời vừa xả rác bừa bãi, vừa thải khói bụi ra
ngoai không khí, vừa sử dụng thuốc trừ sâu, vừa thải nước thải sinh học
ra sông ra biển,… thì sẽ thúc đẩy kết quả là ô nhiềm môi trường xảy ra nhanh hơn.
- Từng nguyên nhân tác động riêng lẻ mà trong đó có các nguyên nhân
tác động kiềm chế lẫn nhau thì kết quả sẽ diễn ra chậm hơn.
Ví dụ: Cũng với ví dụ trên nhưng có thêm các biện pháp ngăn chặn tinh
trạng ô nhiễm môi trường, tuyên truyền vận động người dân cải thiện
môi trường,…mặc dù ý thức của người dân đã được cải thiện nhưng tinh
trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra nhưng diễn ra chậm hơn.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động,
nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Sự tác động trở lại
của kết quả đối với Nguyên nhân có thể xảy ra theo 2 hướng: hoặc là tác
động tích cực thúc đẩy hoạt động của Nguyên nhân, hoặc là tác động
tiêu cực làm cản trở hoạt động của Nguyên nhân.
Ví dụ: Do ý thức con người bảo vệ môi trường kém cho nên con người đã
chặt phá rừng bừa bãi, vứt rác 1 cách tùy tiện, con người xả thải trực tiếp ra
ngoai môi trường làm môi trường bị ô nhiễm trầm trọng ⇒ nguyên nhân sản
sinh ra kết quả nhưng khi ra đời kết quả là ô nhiễm môi trường lại tác động
trở lại các yếu tố sinh ra nó, tác động đến nguyên nhân cuối cùng sinh ra nó
là yếu tố con người, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh ra các
loại dịch bệnh khác nhau, điển hình là bệnh ung hư.
Nguyên nhân - kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là
một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân,
nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. Trong thế giới
khách quan, chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu, không có kết
thúc. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả chúng ta phải
đặt nó trong mối quan hệ xác định.
- Trong mối quan hệ này, sinh vật hiện tượng đó là nguyên nhân nhưng
trong mối liên hệ khác nó lại có thể trở thanh kết quả nên mối quan hệ nhân
quả là 1 chuỗi vô cùng vô tận, ta không thể xác định được đâu là nguyên
nhân đầu tiên đâu là kết quả cuối cùng.
+ Nguyên nhân sản sinh kết quả rồi kết quả đó lại là nguyên nhân để sản
sinh ra kết quả tiếp theo, kết quả tiếp theo lại là nguyên nhân để sản sinh ra
kết quả tiếp theo nữa…là 1 chuỗi vô tận.
Ví dụ: sự phân phối thu nhập không công bằng dẫn tới mâu thuẫn trong
xã hội. Những mâu thuẫn xã hội làm nảy sinh những tệ nạn xã hội.
Những tệ nạn xã hội lại làm cho nền kinh tế xã hội phát triển chậm lại.