-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mối quan hệ biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Mối quan hệ biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Mối quan hệ biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Mối quan hệ biện chứng - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
Chủ đề 5: Vận dụng nội dung mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn. Hãy chứng minh? Đặt vấn đề
Một trong số những quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra
phải nói tới mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nội dung-hình thức. Nội
dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến; dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung tức phạm trù chỉ
tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, và
hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. Theo
chủ nghĩa Mác-Lênin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó
nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự
vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Trong cặp phạm trù này, phép biện
chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung,
là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật. Và
để hiểu rõ hơn về vấn đề này,thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về chúng.
I. Sơ lược về nội dung và hình thức 1. Khái niệm
Nội dung là phạm trù dùng để chỉ toàn bộ các mặt, các yếu tố, quá
trình cấu thành nên sự vật, hiện tượng.
Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại của sự vật,hiện
tượng.Là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố của sự vật,hiện
tượng. Hình thức là cái không chỉ thể hiện bên ngoài,mà chủ yếu là
thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật,hiện tượng.
Cần phân biệt giữa phạm trù “hình thức” trong triết học với hình thức
bên ngoài của sự vật. Phạm trù “hình thức” chủ yếu để chỉ hình thức
bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.
Ví dụ: Trong cơ thể con người, nội dung là các bộ phận (như
chân,tay), cơ quan, quá trình trong cơ thể. Còn hình thức là tổng
thể các phương thức liên kết, các mối liên hệ của các bộ phận,
cơ quan, quá trình tạo nên cơ thể.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau. Mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng. Trong đó nội dung sẽ quyết
định hình thức,còn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung.
2.1. Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau
*Thể hiện ở các điểm sau:
Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,hiện
tượng. Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không có
hình thức nào mà không chứa nội dung và cũng không nội dung nào
mà không tồn tại trong một hình thức nhất định. Theo quan đi ểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt,
những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển
của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các
yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên
hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách
rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ
cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn
luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong
quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng
một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới quyết
định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội dung vui
nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là
gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho người đọc
quyết định đọc quyển sách đó.
2.2. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật
* Điều này thể hiện ở chỗ là:
Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn hình thức
tương đối bền vững, ổn định. Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ
cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của nội dung,còn hình thức cũng
biến đổi nhưng chậm hơn,ít hơn so với nội dung.
Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ
kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Khi nội dung
biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
Ví dụ: Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình thức
tồn tại nhất định: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.Vòng đời phát triển của
loài bướm nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn thức
ăn.Mỗi hình thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
2.3. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
* Điều này thể hiện ở chỗ là:
Tuy nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức nhưng điều đó không
có nghĩa là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình
thức luôn độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung:
Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội
Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự
phát triển của nội dung. Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức
sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển nội dung. Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong
suốt quá trình phát triển của sự vật.
Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống
mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi
đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối
cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa.
Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội dung
mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở
hìnhthức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang
trạng thái mới về chất.
Ví dụ: Học có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, không nhất thiết theo hình
thức truyền thống mà có thể dưới những hình thức phù hợp, có thể làm tăng hiệu
quả học tập như: đóng kịch, trò chơi, tham quan, diễn đàn, …Một môn học khi
được học dưới hình thức trực tiếp sẽ có hiệu quả hơn hình thức học online.
2.4. Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội
dung thì trong điềukiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại. Ví dụ: T
rong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc,
kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng
xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của
một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá
trình pháttriển của sự vật