Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương mại
Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
I. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường:
* Cầu thay đổi, cung không đổi:
- Cầu tăng: Cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, TT thiếu hụt HH, gía sẽ
tăng và cân bằng ở mức gía và lượng cao hơn trước.
- Cầu giảm: Cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, TT dư thừa HH, gía sẽ
giảm và cân bằng ở mức gía và lượng thấp hơn trước.
* Cung thay đổi, cầu không đổi: Cung tăng; Cung giảm
- Cung tăng: Cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, TT dư thừa HH, gía
sẽ giảm và cân bằng ở mức gía thấp hơn và lượng cao hơn.
- Cung giảm: Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, TT thiếu hụt HH, gía
sẽ tăng và cân bằng ở mức gía cao hơn và lượng thấp hơn.
* Cung và cầu đồng thời thay đổi: Cầu tăng, cung tăng; Cung giảm, cầu tăng; Cầu
giảm, cung tăng; Cầu giảm, cung giảm.
- Cung giảm, cầu tăng: Điểm cân bằng ban đầu là E0, có mức gía P0, lượng Q0;
Cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, từ đường S0 sang đường S1; Cầu
tăng,đường cầu dịch chuyển sang phải, từ đường D0 sang đường D1; Điểm cân
bằng mới là E1(là giao điểm của đường cung S1 và đường cầu D1), có mức gía P1, lượng Q1.
* Mối quan hệ nhân quả giữa cung, cầu và giá: Sự tương tác giữa cung và cầu
quyết định lượng căn bằng và gía cân bằng; Cung và cầu phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau; Khi 1 và/hoặc nhiều yếu tố trên thay đổi thì Cung và/hoặc cầu thay đổi
làm thay đổi lượng cân bằng và gía cân bằng
II. Các mức độ co giãn của cầu theo giá:
Đo lường sự phản ứng của người mua, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu, khi
giá của một loại hàng hóa thay đổi.
Hàm số cầu có dạng: QD = b + aP Trong đó: a = ΔQD/ΔP
1.|ED| > 1: Cầu co giãn nhiều.
Phần trăm thay đổi của QD lớn hơn phần tram thay đổi của P → người mua phản
ứng mạnh → gọi là cầu co giãn nhiều → khi đó, đường cầu dốc ít.
2 .|ED| < 1: Cầu co giãn ít. lOMoARcPSD|40534848
Phần trăm thay đổi của QD nhỏ hơn phần tram thay đổi của P → người mua phản
ứng yếu → gọi là cầu co giãn ít → khi đó, đường cầu dốc nhiều.
3.|ED| = 1: Cầu co giãn đơn vị.
Phần trăm thay đổi của QD bằng phần trăm thay đổi của P → người mua phản ứng
bình thường → gọi là cầu co giãn đơn vị → khi đó, đường cầu dốc đường dốc 45.
4.|ED| = 0: Cầu hoàn toàn không co giãn.
QD không thay đổi khi P thay đổi → người mua không có phản ứng → gọi là
cầu hoàn toàn không co giãn → khi đó đường cầu thẳng đứng.
Lưu ý: - Vì P và QD thay đổi dọc theo đường cầu nên ED sẽ thay đổi dọc theo đường cầu.
- Ý nghĩa của ED : lượng cầu hang hóa X tăng (giảm) |ED| % khi giá X giảm (tăng) 1%.
5.|ED| = ∞: Cầu hoàn toàn co giãn.
QD thay đổi khi P không thay đổi → người mua có phản ứng không nhất quán →
gọi là cầu hoàn toàn co giãn → khi đó đường cầu nằm ngang.