







Preview text:
CÁC KHÁI NIỆM
1. khái niệm pháp luật
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự, những quy phạm pháp luật mang
tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhằm thiết lập trật tự pháp luật, phục
vụ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội và con người. Là nhân tố
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo mục đích, định hướng của nhà nước.
2. Khái niệm đời sống xã hội
- Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách
thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian, thường
chịu cùng thẩm quyền chính trị và văn hóa chi phối. Các xã hội được đặc trưng
bởi các mô hình mối quan hệ giữa các cá nhân có chung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt.
- Đời sống xã hội là các hoạt động sống của con người diễn ra hằng ngày trên
nhiều lĩnh vực của xã hội như kinh tế, văn hoá, chính trị,...
MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI:
1.Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế -
Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật,
quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất
phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu
và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. -
Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp
luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. -
Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được
xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự
đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định. -
Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. -
Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan
hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là
mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập
với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau. -
Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành
phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó. -
Với vai trò quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn
cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
2.1.Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm
nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp
nhiều bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương
pháp tổ chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá
trình thiết lập thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững
chắc của những quy định của pháp luật.
- Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù
hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà
nước thì dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức
năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
- Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà
nước hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một
hệ thống pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia
- Pháp luật luôn tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ bang giao đòi hỏi pháp
luật của các nước thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của mỗi quốc gia.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác
- Sự tác động của các quy phạm xã hội và pháp luật đối với nhau cũng theo
nhiều chiều hướng, tích cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật.
- Xu hướng chung là các quy phạm xã hội ngày càng gia tăng vị trí, vai trò điều
chỉnh quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại và các nhà nước luôn nhận thức
được vấn đề này để có những quan điểm, cách giải quyết cụ thể trong lĩnh vực
pháp luật và điều hành xã hội.
- Những năm gần đây đã có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung
pháp luật, vào hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng
thời các yêu cầu của pháp luật cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn
mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người. Một khi những quy
tắc, quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ
sống, thành tiêu chí đánh giá của con người.
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
- Pháp luật ngày nay không chỉ được nhìn nhận như là công cụ để nhà nước tổ
chức và quản lý xã hội mà pháp luật đã trở thành tài sản chung của toàn xã hội,
một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết
yếu cho cuộc sống hằng ngày.
1. Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.
- Được xem như là một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự
phát triển của các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở quy luật vận động , phát triển
khách quan của các quan hệ xã hội.
- Pháp luật ghi nhận sự tồn tại của các quan hệ xã hội phù hợp với mục đích,
định hướng của nhà nước, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát
triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.
- Pháp luật hạn chế và loại bỏ những quan hệ xã hội lạc hậu, kìm hãm sự phát
triển của đời sống, trái với mục đích, định hướng của nhà nước.
2. Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội.
- An toàn là tiền đề, động lực và mục tiêu của cuộc sống, chính vì vậy, nhờ sự
tác động mạnh mẽ, nhiều mặt của pháp luật mà an toàn xã hội được bảo đảm,
tính mạng, tài sản, danh dự,… của con người được bảo vệ.
- Bằng pháp luật, Nhà nước thể chế hóa những tiêu chuẩn, đề ra những biện
pháp và giáo dục con người có ý thức tự bảo vệ bản thân.
3. Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp và xung đột trong xã hội.
- Pháp luật là chuẩn mực chung nhất, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức
trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.
4. Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người.
- Pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người, đồng thời, quy
định các biện pháp bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại.
- Quyền tự do con người, cá nhân cũng cần có điểm dừng. Chính vì vậy, quyền
tự do của mỗi người phải bị giới hạn bởi quyền tự do của người khác, pháp luật
là phương tiện để mỗi cá nhân phải ràng buộc với các cá nhân khác và xã hội.
- Các quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải đi kèm nghĩa vụ.
5. Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
- Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân đảm bảo cho nhân dân
tham gia quản lí nhà nước, quy định trách nhiệm cả nhà nước trước nhân dân…
- Pháp luật chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc
xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, …
- Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người.
- Bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho các giai tầng xã hội,
nhất là những người ở vị thế xã hội yếu hơn.
- Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực và tiến
bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo đảm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của con người, có điều kiện để phát huy tài năng, phát triển toàn diện.
6. Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội.
- Pháp luật bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề
quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
- Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và toàn bộ các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội.
- Pháp luật góp phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế
- xã hội, đảm bảo cho sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế.
- Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
7. Pháp luật có vai trò giáo dục
- Thông qua tác động lên ý thức để nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và
làm thay đổi hành vi của chủ thể trong xã hội. Qua những định trong pháp luật,
các chủ thể biết được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, từ đó có cơ sở
để lựa chọn và thực hiện hành vi một cách phù hợp.
- Pháp luật là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức pháp luật
- Pháp luật giữ vai trò định hướng tư tưởng cho các thành viên trong xã hội.
Ý NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM
- Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và
vững chắc về kinh tế, có sự đảm bảo và ổn định về xã hội, văn hóa, có môi
trường được bảo vệ, cái thiện, có nền an ninh vững chắc. Và muốn làm tốt
được điều đó, quy định và thực hiện pháp luật phải cực kì chặt chẽ và nghiêm
túc. Đó là lý do pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước.
- Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương
tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội
nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ
quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp
luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục
đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến
bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Giữa
đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau….
- Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp,
nhưng luật pháp là công cụ quan yếu nhất. Pháp luật của mỗi xã hội đều thể
hiện ý chí chính trị của giai cấp thống trị, đòi hỏi phải phù hợp với chế độ xã
hội ấy, đó là yếu tố điều chỉnh mang tính chất bắt buộc chung đối với các quan
hệ xã hội. Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển
khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ
và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhờ có luật pháp, quốc
gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các hoạt động
của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân. Tài liệu tham khảo 1.
TS Nguyễn Văn Luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trang 139,
NXB Công an nhân dân năm 2012. 2.
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trang 269, NXB Tư Pháp năm 2020. 3.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i 4.
https://luatduonggia.vn/vai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-viec-phat-trien-kinh- te-o-viet-nam-hien-nay/ 5.
https://luatminhkhue.vn/moi-quan-he-giua-chinh-tri-va-phap-luat.aspx 6.
https://luatthienminh.com.vn/976-y-nghia-cua-phap-luat-doi-voi-xa-hoi-viet- nam.html 7.
http://thienminhlawfirm.info/1187-vai-tro-cua-phap-luat-trong-doi-song-xa- hoi.html 8.
https://hocluat.vn/wiki/phap-luat/ 9.
https://hocluat.vn/nguon-goc-ban-chat-va-vai-tro-cua-phap-luat/ 10.
https://luatminhkhue.vn/chuc-nang-cua-phap-luat-la-gi---khai-niem-ve-chuc- nang-cua-phap-luat.aspx