Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học CNTT Thành Phố Hồ Chí Minh được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 39651089
NỘI DUNG
MỐI QUAN HBIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT
VÀ Ý THỨC
I. Quan niệm của các nhà triết học trước Các Mác về vật chất
1. Thời kì Cổ Đại
Đặc biệt là ở Hi Lạp – La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy
vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật chất. Nhìn chung, các nhà
duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và
xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu
hình, cảm tính đang tồn tại ở bên ngoài.
2. Thời kì Cận Đại
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII - XVIII), các nhà triết học duy vật một mặt
tiếp tục thừa nhận quan điểm đồng nhất vật chất với nguyên tử là dạng vật chất
nhỏ bé nhất, không thể phân chia được nữa. Mặt khác, rơi vào quan điểm siêu
hình đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của nó như khối lượng, năng
lượng, …
Những quan niệm về vật chất nêu trên mặc dù còn có những hạn chế như:
mang tính chất thô sơ, chất phác, cơ giới, siêu hình. Song đã khẳng định sự tồn
tại của thế giới vật chất, đây là cơ sở để bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy
tâm, tôn giáo cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước quyết định vật chất. Tuy
vậy, do chưa thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung các nhà
triết học duy vật thời kì cận đại không đưa ra được những khái quát triết học
đúng đắn.
II. Khng hoảng trong quan niệm vật chất của Triết Mác
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ ra
với nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại. Những phát minh khoa học
quan trọng này đã có ảnh hưởng thay đổi to lớn đến nhiều phương diện như vật
lý, hóa học, sinh học, ...giúp con người khám phá năng lượng vô tận của thiên
nhiên để phục vụ cho đời sống.
Các phát minh khoa học đã đưa lại những biến đổi sâu sắc và một bước tiến
của loài người trong việc nhận thức giới tự nhiên, đã chứng minh rằng: nguyên
lOMoARcPSD| 39651089
tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật chất về nguyên
tử. Vật chất với các thuộc tính của nó không phải là bất biến, tất cả không
ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng
khác.
Những phát minh khoa học đó đồng thời cũng đối lập gay gắt với những quan
niệm máy móc, siêu hình đang thống trị trong khoa học thời kỳ bấy giờ như:
đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng, ...
Những thành tựu trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong
các nhà triết học và khoa học tự nhiên. Khiến những nhà khoa học “giỏi khoa
học nhưng kém cỏi về triết học” đã trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối hoài nghi và cuối cùng rơi vào quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm cho rằng “vật chất tiêu tan”.
Những phát hiện nói trên đã bác bỏ quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy
vật thế kỷ XVII – XVIII. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó để tuyên
truyền quan điểm duy tâm: vật chất “tiêu tan”, vật chất “biến mất”. Trước tình
hình đó: V.I. Lênin đã chỉ ra rằng sự khủng hoảng thế giới quan chỉ có tính chất
tạm thời, không phải vật chất tiêu tan mà là do nhận thức của con người có giới
hạn nên chưa lý giải hết sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan.
Đồng thời, để phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và khắc phục những
hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
III. Định nghĩa về vật chất theo quan điểm Mác – Lênin
1. Định nghĩa
Các Mác và Ăng ghen đã có những tư tưởng tiến bộ về vật chất: “Vật chất
không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể, từ đó người ta rút ra khái
niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa”. “Vật chất với tính cách là vật chất,
không có sự tồn tại cảm tính”.
Tuy nhiên do những điều kiện chủ quan và khách quan, những tư tưởng đúng
đắn về vật chất của Các Mác và Ăng ghen chưa tiến tới một định nghĩa hoàn
chỉnh.
Nhưng Lênin đã kế thừa những thiên tài đó và đưa ra định nghĩa toàn diện nhất
về vật chất. Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà
cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.
lOMoARcPSD| 39651089
Những nội dung cơ bản từ định nghĩa vật chất V.I. Lênin như sau:
Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý
thức và không lệ thuộc vào ý thức.
Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì
đem lạicho con người cảm giác.
Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ảnh của nó.
2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
2.1. Vận động
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động, sự vật
hiện tượng biểu hiện sự tồn tại của mình.
2.2. Không gian và thời gian
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
•Không gian: Tồn tại ở một vị trí nhất định với những dạng vật chất khác.
Thời gian: Quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa
IV. Mối quan hệ biện chứng gia vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:
1. Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
Do tồn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý
thức có sau, mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc
người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì
không có ý thức. Nên rõ ràng, ý thức chịu sự chi phối, sự quyết định của vật
chất. Ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất. Ý thức có tính năng động,
sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạo này có cơ sở từ vật chất, tuân theo
những quy luật của vật chất.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức. Nghĩa là, ý thức
mang những thông tin (nội dung) về đối tượng vật chất (núi, sông, cái bàn, con
vật, hoạt động sản xuất…). Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay
thiếu sót, biểu hiện ra bên ngoài như thế nào… đều do đối tượng vật chất
tác động ở mức độ nào lên bộ óc người.
Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đời sống vật
chất của một xã hội nhất định sẽ chi phối, định hướng đời sống tinh thần của xã
hội đó.
lOMoARcPSD| 39651089
2. Ý thức tác động trở lại vật chất
Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ
động, “ngồi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Ý thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”,
“trói chặt”, mà có thể làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện sinh động ở vai trò của con người
đối với thế giới khách quan. Vì ý thức là ý thức của con người. Qua lao động
của con người, ý thức có sức mạnh biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo
những nhu cầu phát triển của con người. Mức độ tác động của ý thức lên vật
chất lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí,
nghị lực của con người, điều kiện, môi trường, cường độ con người tác động lên
vật chất. Nếu được tổ chức tốt, ý thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật
chất.
Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất. Ý thức
không thể thoát ly hiện thực khách quan. Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc
nhận thức thế giới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý
chí để chỉ đạo hoạt động của con người tác động trở lại thế giới vật chất. Nếu
nhận thức đúng quy luật khách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật
chất, làm xã hội ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức sai, ý thức sẽ
kìm hãm sự lịch sử.
V. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ bin
chnggia vật chất và ý thức
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán
triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt đng.
Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc
quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào chúng,
ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó. Khi đó,
ta sẽ thu nhận được tri thức. Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên,
con người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới.
Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con
người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác
định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch. Muốn thành công, con người
phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải
lOMoARcPSD| 39651089
luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất
là về vật chất, kinh tế.
Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc
tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để
hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật
chất.
2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con
ngưi.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát
huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo
ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con
người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để
nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt
qua khó khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.
Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều
ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có
nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong
việc tìm ra giải pháp khả thi.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 39651089 NỘI DUNG
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Quan niệm của các nhà triết học trước Các Mác về vật chất 1. Thời kì Cổ Đại
Đặc biệt là ở Hi Lạp – La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy
vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật chất. Nhìn chung, các nhà
duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và
xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu
hình, cảm tính đang tồn tại ở bên ngoài. 2. Thời kì Cận Đại
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII - XVIII), các nhà triết học duy vật một mặt
tiếp tục thừa nhận quan điểm đồng nhất vật chất với nguyên tử là dạng vật chất
nhỏ bé nhất, không thể phân chia được nữa. Mặt khác, rơi vào quan điểm siêu
hình đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của nó như khối lượng, năng lượng, …
Những quan niệm về vật chất nêu trên mặc dù còn có những hạn chế như:
mang tính chất thô sơ, chất phác, cơ giới, siêu hình. Song đã khẳng định sự tồn
tại của thế giới vật chất, đây là cơ sở để bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy
tâm, tôn giáo cho rằng ý thức tinh thần là cái có trước quyết định vật chất. Tuy
vậy, do chưa thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung các nhà
triết học duy vật thời kì cận đại không đưa ra được những khái quát triết học đúng đắn.
II. Khủng hoảng trong quan niệm vật chất của Triết Mác
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX nổ ra
với nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại. Những phát minh khoa học
quan trọng này đã có ảnh hưởng thay đổi to lớn đến nhiều phương diện như vật
lý, hóa học, sinh học, ...giúp con người khám phá năng lượng vô tận của thiên
nhiên để phục vụ cho đời sống.
Các phát minh khoa học đã đưa lại những biến đổi sâu sắc và một bước tiến
của loài người trong việc nhận thức giới tự nhiên, đã chứng minh rằng: nguyên lOMoAR cPSD| 39651089
tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật chất về nguyên
tử. Vật chất với các thuộc tính của nó không phải là bất biến, tất cả không
ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Những phát minh khoa học đó đồng thời cũng đối lập gay gắt với những quan
niệm máy móc, siêu hình đang thống trị trong khoa học thời kỳ bấy giờ như:
đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng, trọng lượng, ...
Những thành tựu trên đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong
các nhà triết học và khoa học tự nhiên. Khiến những nhà khoa học “giỏi khoa
học nhưng kém cỏi về triết học” đã trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối hoài nghi và cuối cùng rơi vào quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm cho rằng “vật chất tiêu tan”.
Những phát hiện nói trên đã bác bỏ quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy
vật thế kỷ XVII – XVIII. Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó để tuyên
truyền quan điểm duy tâm: vật chất “tiêu tan”, vật chất “biến mất”. Trước tình
hình đó: V.I. Lênin đã chỉ ra rằng sự khủng hoảng thế giới quan chỉ có tính chất
tạm thời, không phải vật chất tiêu tan mà là do nhận thức của con người có giới
hạn nên chưa lý giải hết sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan.
Đồng thời, để phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và khắc phục những
hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
III. Định nghĩa về vật chất theo quan điểm Mác – Lênin 1. Định nghĩa
Các Mác và Ăng ghen đã có những tư tưởng tiến bộ về vật chất: “Vật chất
không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể, từ đó người ta rút ra khái
niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa”. “Vật chất với tính cách là vật chất,
không có sự tồn tại cảm tính”.
Tuy nhiên do những điều kiện chủ quan và khách quan, những tư tưởng đúng
đắn về vật chất của Các Mác và Ăng ghen chưa tiến tới một định nghĩa hoàn chỉnh.
Nhưng Lênin đã kế thừa những thiên tài đó và đưa ra định nghĩa toàn diện nhất
về vật chất. Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà
cho đến nay được các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển. lOMoAR cPSD| 39651089
Những nội dung cơ bản từ định nghĩa vật chất V.I. Lênin như sau: •
Vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý
thức và không lệ thuộc vào ý thức. •
Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì
đem lạicho con người cảm giác. •
Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ảnh của nó.
2. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất 2.1. Vận động
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động, sự vật
hiện tượng biểu hiện sự tồn tại của mình.
2.2. Không gian và thời gian
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
•Không gian: Tồn tại ở một vị trí nhất định với những dạng vật chất khác.
• Thời gian: Quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa…
IV. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:
1. Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức
Do tồn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý
thức có sau, mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc
người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì
không có ý thức. Nên rõ ràng, ý thức chịu sự chi phối, sự quyết định của vật
chất. Ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất. Ý thức có tính năng động,
sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạo này có cơ sở từ vật chất, tuân theo
những quy luật của vật chất.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiện của ý thức. Nghĩa là, ý thức
mang những thông tin (nội dung) về đối tượng vật chất (núi, sông, cái bàn, con
vật, hoạt động sản xuất…). Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay
thiếu sót, biểu hiện ra bên ngoài như thế nào… đều do đối tượng vật chất
tác động ở mức độ nào lên bộ óc người.
Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đời sống vật
chất của một xã hội nhất định sẽ chi phối, định hướng đời sống tinh thần của xã hội đó. lOMoAR cPSD| 39651089
2. Ý thức tác động trở lại vật chất
Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ
động, “ngồi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Ý thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”,
“trói chặt”, mà có thể làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện sinh động ở vai trò của con người
đối với thế giới khách quan. Vì ý thức là ý thức của con người. Qua lao động
của con người, ý thức có sức mạnh biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo
những nhu cầu phát triển của con người. Mức độ tác động của ý thức lên vật
chất lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí,
nghị lực của con người, điều kiện, môi trường, cường độ con người tác động lên
vật chất. Nếu được tổ chức tốt, ý thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật chất.
Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất. Ý thức
không thể thoát ly hiện thực khách quan. Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc
nhận thức thế giới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý
chí để chỉ đạo hoạt động của con người tác động trở lại thế giới vật chất. Nếu
nhận thức đúng quy luật khách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật
chất, làm xã hội ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức sai, ý thức sẽ kìm hãm sự lịch sử.
V. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện
chứnggiữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán
triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động.
Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc
quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động vào chúng,
ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó. Khi đó,
ta sẽ thu nhận được tri thức. Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên,
con người sẽ có kiến thức ngày càng phong phú về thế giới.
Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con
người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác
định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch. Muốn thành công, con người
phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải lOMoAR cPSD| 39651089
luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất
là về vật chất, kinh tế.
Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc
tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để
hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động, phát
huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo
ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp. Có như vậy, con
người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực để
nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ lực vượt
qua khó khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.
Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống. Điều
ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có
nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong
việc tìm ra giải pháp khả thi.