Monopoly - Chapter 15 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Hà Nội

Nếu bạn sở hữu một máy tính cá nhân, ắt hẳn nó đang sử dụng một phiên bản của hệ điều hành Windows của Microsoft. Khi Microsoft lần đầu tiên sáng lập ra hệ điều hành Windows cách đây vài năm, chính phủ đã cho phép họ giữ bản quyền. Tức là cho họ độc quyền bán và tạo bản copy của hệ điều hành Windows. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:
Trường:

Đại học Hà Nội 682 tài liệu

Thông tin:
15 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Monopoly - Chapter 15 - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Hà Nội

Nếu bạn sở hữu một máy tính cá nhân, ắt hẳn nó đang sử dụng một phiên bản của hệ điều hành Windows của Microsoft. Khi Microsoft lần đầu tiên sáng lập ra hệ điều hành Windows cách đây vài năm, chính phủ đã cho phép họ giữ bản quyền. Tức là cho họ độc quyền bán và tạo bản copy của hệ điều hành Windows. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

39 20 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|46342985
lOMoARcPSD|46342985
Bài tóm tắt phần chương XV Kinh tế Vi mô
Nhóm 7 – quản trị kinh doanh 37
1) Điền Thị Ngọc Linh
2) Thái Kim Ngọc
3) Tạ Văn Nhật
PHẦN 1: KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ. (Learn why some martket
have only one seller)
Nếu bạn sở hữu một máy tính nhân, ắt hẳn đang sử dụng một phiên bản của hệ điều hành
Windows của Microsoft. Khi Microsoft lần đầu tiên sáng lập ra hệ điều hành Windows cách đây
vài năm, chính phủ đã cho phép họ giữ bản quyền. Tức là cho họ độc quyền bántạo bản copy
của hệ điều hành Windows. Nên nếu một người muốn mua bản copy của Windows thì họ phải
trả với mức giá là 50$ - mức giá Microsoft đã đặt ra cho sản phẩm của mình.
Qua ví dụ này, ta nói Microsoft có độc quyền trong thị trường hệ điều hành Windows
- So sánh ta thấy công ty trong thị trường cạnh tranh sẽ áp mức giá cho sản phẩm theo
mức giá thị trường sẽ chọn số lượng sản phẩm sao cho giá bằng với chi phí biên.
Trong khi đó, công ty độc quyền sẽ áp dụng mức giá vượt hơn so với giá chi phí biên.
A competitive firm takes the price of its output as given by the market and then
chooses the quantity it will supply so that price equals marginal cost. By
contrast, the price charged by a monopoly exceeds marginal cost.
- Nhưng không phải lúc nào công ty độc quyền cũng có thể áp dụng mức giá nào mà họ
muốn, vì giá quá cao có thể làm cho số lượng khách hàng mua sản phẩm của họ giảm.
- Có rất nhiều các để Chính phủ phản ứng với vấn đề độc quyền của các công ty. Chẳng
hạn như chính phủ Mỹ đã ngăn chặn Microsoft sát nhập với Intuit – tức là ngăn chặn tập
trung hết sức mạnh thị trường vào một công ty, dẫn đến sự mất kiểm soát về giá do độc
quyền.
1) TẠI SAO LẠI CÓ ĐỘC QUYỀN
- Một công ty gọi là độc quyền khi nó là công ty cung cấp duy nhất của một loại sản phẩm
và sản phẩm ấy không có thay thế. Điều cơ bản tạo ra độc quyền là “ rào cản gia nhập”
(barriers to entry) – công ty độc quyền duy trì làm nhà phân phối duy nhất của sản phầm
khi trong thị trường không có công ty nào gia nhập vào thị trường và cạnh tranh với nó.
- Rào cản gia nhập sẽ được tạo ra từ 3 yếu tố sau đây:
+ Duy nhất một công ty sở hữu nguồn tài nguyên quý giá
+ Chính phủ cho một công ty nào đó độc quyền sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào
đó
lOMoARcPSD|46342985
+ Chi phí sản xuất ra sản phẩm với một công ty trong thị trường sẽ hiệu quả hơn là
có một số lượng lớn công ty sản xuất
A) NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỘC QUYỀN (MONOPOLY RESOURCES )
- Ví dụ điển hình là DeBeers, một công ty sản xuất kim cương ở Nam Châu Phi. Vì họ sở
hữu 80% sản xuất của thế giới về kim cương.
Vậy sức mạnh thị trường của họ là bao nhiêu? Câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu có
nhiều sản phẩm thay thế cho mặt hàng này không? Nếu như người tiêu dùng xem đá quý
giống như một sự thay thế cho kim cương thì họ sẽ dễ dàng chuyển sang mua sản phẩm
khác, còn ngược lại, nếu người tiêu dùng thấy được sự khác biệt của kim cương và các
loại đá quý thì hiển nhiên, Debeers có thể tăng giá sản phẩm của mình. Cũng chính vì lí
do này, Debeers đã phải trả một chi phí rất cao cho việc quảng cáo, nhằm thay đổi góc
nhìn và nhận định của người tiêu dùng.
B) ĐỘC QUYỀN DO CHÍNH PHỦ TẠO RA
Trong nhiều trường hợp, sự độc quyền xuất hiện là do chính phủ đã cho một người hay
một công ty độc quyền bán hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Có một thời, vua ban quyền
này cho bạn bè và đồng minh của họ. Trong thời đại khác, chính phủ ban hành độc quyền
vì việc này có thể đóng góp cho lợi ích xã hội.
Vd: Chính phủ Mỹ đã cho công ty Network solutions độc quyền giữ thông tin của bất
cứ trang web .com, .net hay .org nào, vì các thông tin này cần được tập trung lại và phân
tích.
Các bằng sáng chế và luật bản quyền chính là cách mà chính phủ tạo ra độc quyền phục
vụ cho lợi ích xã hội. Khi một công ty dược phẩm tạo ra một loại thuốc mới, hay khi một
tác giả hoàn thành một quyển sách, họ đều có thể giữ bản quyền. Bản quyền – nói cách
khác, chính là sự đảm bảo của nhà nước rằng không một ai có thế bán hay in ấn sản phẩm
của họ mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu.
Tác dụng của bằng sáng chế và luật bản quyền, đó là làm cho giá tăng lên so với thị
trường cạnh tranh. Nó vừa giúp cho nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao, vừa tạo ra động
lực cho các hoạt động sáng tạo khác.
C) ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
Một công ty gọi là độc quyền tự nhiên khi nó có thể cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó cho cả thị trường với chi phí nhỏ hơn khi hai hay nhiều công ty cùng cung cấp
sản phẩm ấy. Hình 15.1 cho thấy tổng chi phí trung bình trên phạm vi liên quan đến sản
lượng. (bởi vì ATC = TC / Q), nên với một sản lượng cho trước, thì càng nhiều công ty
tham gia sản xuất sản phẩm, số sản lượng trên mỗi công ty càng ít và tổng chi phí trung
bình càng nhiều.
Một ví dụ điển hình của việc độc quyền tự nhiên là sự phân phối nước. Để cung cấp nước
cho dân cư của một tỉnh thì một công ty cần xây dựng mạng lưới ống nước xuyên suốt tỉnh
đó. Nếu hai hay nhiều công ty khác cùng cạnh tranh để cung cấp dịch vụ này, thì mỗi công ty
lại phải mất chi phí cho việc sửa chữa và xây dựng mạng lưới. Do đó, tổng chi
lOMoARcPSD|46342985
phí trung bình cho nước sẽ chỉ là nhỏ nhất khi chỉ có một công ty cung cấp cho cả thị
trường.
Khi một công ty là độc quyền tự nhiên, nó rất ít khi quan tâm đến việc sẽ có công ty mới làm xói
mòn đi sức mạnh độc quyền của nó. Lợi nhuận của một công ty độc quyền lúc nào cũng là yếu tố
hấp dẫn để thu hút các công ty mới tham gia vào thị trường, làm cho thị trường trở nên cạnh
tranh hơn. Tuy nhiên, nếu gia nhập vào một thị trường mà đã có một công ty khác độc quyền tự
nhiên thì lại hoàn toàn không hấp dẫn tí nào khi các công ty mới biết rằng họ không những chỉ có
được một phần nhỏ của thị trường, mà còn không hề được hưởng chi phí thấp như công ty độc
quyền đã được hưởng.
Trong một số trường hợp, kích thước của thị trường cũng ảnh hưởng tới độc quyền tự nhiên.
Giả sử trường hợp có một chiếc cầu bắc ngang qua con sông. Khi dân số nhỏ, chiếc cầu không
được sử dụng thường xuyên, không hề bị tắc nghẽn, một mình nó có thể thoả mãn nhu cầu đi lại
của mọi người dân, với một mức giá thấp nhất. Khi đó, chiếc cầu này là độc quyền tự nhiên.
Nhưng khi dân số tăng lên, chiếc cầu trở nên tắc nghẽn. Để thoả mãn nhu cầu đi lại thì cần thiết
phải có thêm hai hay ba chiếc cầu nữa cùng bắc qua con sông. Do đó, khi thị trường mở rộng,
một thị trường độc quyền tự nhiên có thể biến thành thị trường cạnh tranh.
2) CÁCH NHÀ ĐỘC QUYỀN ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT
VÀ GIÁ CẢ
A) ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH
Điều khác biệt mấu chốt của một công ty cạnh tranh và một công ty độc quyền là khả năng ảnh
hưởng tới giá của công ty độc quyền. Công ty cạnh tranh sẽ áp dụng mức giá sản phẩm của mình
lOMoARcPSD|46342985
theo giá của thị trường, trong khi công ty độc quyền, vì là nhà phân phối duy nhất, nên có thể
tạo ra giá sản phẩm thông qua đánh giá sản lượng mà nó cung cấp cho thị trường.
Một cách để nhận ra sự khác biệt này là nhìn vào đường cầu của hai thị trường này.
+ Đường cầu của thị trường cạnh tranh đường nằm ngang. Với cùng một mức giá, công ty
cạnh tranh thể sản xuất sản lượng sản phẩm muốn. Mặt khác, công ty cạnh tranh
phải đối mặt với việc sản phẩm của nó có thể có rất nhiều mặt hàng thay thế khác, nên đường cầu
là co giãn hoàn toàn.
+ Trong khi đó, vì công ty độc quyền nhà phân phối duy nhất, nên đường cầu của chính
đường cầu của thị trường. Công ty độc quyền sẽ muốn bán sản phẩm một mức giá cao sản
lượng nhiều. Bằng cách điều chỉnh số lượng sản xuất, công ty độc quyền có thể chọn bất kì điểm
nào trên đường cầu, nhưng nó không thể chọn điểm ngoài đường cầu.
Vậy một công ty độc quyền sẽ chọn điểm nào của đường cầu?
DOANH THU CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN
Giả sử một tỉnh chỉ có một công ty cung cấp nước. Bảng sau cho thấy doanh thu của công ty phụ
thuộc vào lượng nước mà công ty đó sản xuất
Qua bảng trên, ta rút ra kết luận quan trọng là: Doanh thu biên của công ty độc quyền luôn thấp
hơn giá của hàng hoá. Điều này xảy ra là do công ty độc quyền có đường cầu là một đường dốc.
Để tăng sản lượng hàng hoá, công ty độc quyền chỉ có thể giảm giá của hàng hoá xuống.
Doanh thu biên của công ty độc quyền và công ty cạnh tranh rất khác nhau. Trong khi công
ty độc quyền tăng sản lượng sản phẩm, thì nó sẽ có hai ảnh hưởng đến tổng doanh thu:
+ Ảnh hưởng đến sản lượng: Q tăng lên
+ Ảnh hưởng giá: P giảm
Vì công ty cạnh tranh có thể sản xuất ở bất kì sản lượng nào mà nó muốn với giá thị trường nên
sẽ không có tác dụng đến giá. Doanh thu biên sẽ bằng với giá của sản phẩm
lOMoARcPSD|46342985
Hình 15.3 diễn tả đường cầu và đường doanh thu biên của công ty độc quyền. Hai đường này
luôn bắt đầu từ một điểm, vì doanh thu biên của đơn vị sản phẩm đầu tiên bán ra luôn bằng với
giá của sản phẩm. Và, như đã bàn ở trên, doanh thu biên của công ty độc quyền sẽ nhỏ hơn giá
cả sản phẩm, do đó, đường doanh thu biên nhỏ hơn đường cầu.
- Điều gì đã xảy ra với đường cung của công ty độc quyền: Đường cung chỉ ra cho ta thấy
sản lượng mà công ty sẽ chọn để cung ứng tương đương với một mức giá cho sẵn nào đó.
Điều này hoàn toàn hợp lý khi ta đang bàn về công ty cạnh tranh, vì giá của họ phụ thuộc
vào giá thị trường. Nhưng công ty độc quyền thị lại là người tạo ra giá, nên điều này
không hợp lý vì chính nhà độc quyền chọn mức giá ngay cùng thời điểm nó sản xuất ra
sản phẩm
lOMoARcPSD|46342985
TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN
Để tối đa hoá lợi nhuận, trong thị trường cạnh tranh, thì giá cả sản phẩm sẽ bằng với doanh
thu biên. Nhưng trong thị trường độc quyền, giá cả sản phẩm phải lớn hơn doanh thu biên
lOMoARcPSD|46342985
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN
Công ty độc quyền có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận? Đầu tiên, chúng ta cùng nhớ lại công thức:
Profit = TR – TC
Có thể viết lại như sau:
Profit = (TR / Q – TC / Q) X Q
TR/Q là doanh thu trung bình, mà doanh thu trung bình bằng với giá, và TC/Q bằng với tổng
chi phí trung bình nên công thức trên:
Profit = (P – ATC ) X Q
(TRONG HÌNH 15.5: chiều cao của hình chữ nhật= giá độc quyền – tổng chi phí trung bình = lợi
nhuận / mỗi đơn vị bán được
Chiều rộng của hình chữ nhật = sản lượng bán được Qmax
Như vậy diện tích của hình chính là tổng doanh thu của nhà kinh doanh độc quyền)
Nghiên cứu tình huống: Thuốc độc quyền so với thuốc nói chung
Theo như nghiên cứu của chúng tôi, giá cả của hàng hoá thì hoàn toàn khác biệt ở thị trường độc
quyền và thị trường cạnh tranh. Một nơi để ta có thể kiểm tra lú thuyết này là thị trường cho các
loại thuốc dược phẩm, bởi vì thị trường này tồn tại cả hai cấu trúc trên. Khi một công ty chế tạo
ra một loại thuốc mới, Luật Sáng Chế sẽ cung cấp cho các công ty quyền độc quyền bán loại
thuốc đó. Tuy nhiên, khi bằng sáng chế của công ty ấy hết thời hạn, thì công ty khác cũng có thể
sản xuất và bán loại thuốc đó. Khi ấy, thị trường chuyển từ thị trường độc quyền sang thị trường
cạnh tranh.
Những gì nên xảy ra với giá của một loại thuốc khi bằng sáng chế hết ?
Hình 15-6 cho thấy thị trường cho một loại thuốc điển hình. Trong đồ thị này , chi phí cận biên
sản xuất thuốc là không đổi . (Đây là khoảng đúng đối với nhiều loại thuốc.) Trong quá trình
hiệu lực bằng sáng chế , các công ty độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất số lượng
mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên và áp dụng một mức giá cao hơn chi phí cận biên.
Nhưng khi bằng sáng chế hết hạn, lợi nhuận từ việc sản xuất thuốc thúc đẩy các doanh nghiệp
mới tham gia thị trường. Khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn, giá sẽ giảm xuống bằng chi phí
cận biên .
Kinh nghiệm trong thực tế cho thấy phù hợp với lý thuyết. Khi bằng sáng chế về một loại thuốc
hết hạn, các công ty khác nhanh chóng gia nhập vào thị trường và bắt đầu bán cái gọi là sản
phẩm thuốc nói chung mà có thành phần hoá học giống hệt với sản phẩm của công ty cựu độc
quyền. Và cũng giống như phân tích của chúng tôi dự đoán, giá của các sản phầm thuốc trong thị
trường cạnh tranh là thấp hơn mức giá mà nhà độc quyền đã đưa ra.
Tuy nhiên, việc hết hạn bằng sáng chế không làm cho công ty độc quyền mất tất cả các sức mạnh thị
trường của nó. Một số người tiêu dùng vẫn trung thành với các thuốc có nhãn hiệu này, có lẽ vì lo sợ
rằng các loại thuốc mới là không thực sự giống như thuốc họ đã được sử dụng trong
lOMoARcPSD|46342985
nhiều năm. Kết quả là , nhà độc quyền trước đây có thể tiếp tục tính giá ít nhất phần nào cao
hơn giá phí của đối thủ cạnh tranh mới.
THỊ TRƯỜNG THUỐC
Khi một bằng sáng chế cho phép một công ty độc quyền bán thuốc, công ty sẽ áp dụng chi phí
độc quyền trên mức chi phí cận biên sản xuất thuốc. Khi bằng sáng chế về loại thuốc đó đã hết
hạn, các công ty mới tham gia thị trường, làm cho thị trường cạnh tranh hơn. Kết quả là, giá
giảm từ độc quyền sang chi phí cận biên.
CHI PHÍ PHÚC LỢI CỦA ĐỘC QUYỀN
Độc quyền có phải là một cách tốt để tổ chức một thị trường? Chúng ta đã thấy rằng công ty độc
quyền, trái ngược với một công ty cạnh tranh, áp dụng giá trên chi phí cận biên. Từ góc nhìn của
người tiêu dùng, việc giá cao làm cho họ không hài lòng. Trong khi đó, công ty độc quyền thì
đang kiếm lợi nhuận từ mức giá cao này. Từ góc nhìn của các chủ sở hữu của công ty, giá cao
làm cho họ rất hài lòng. Liệu lợi ích cho chủ sở hữu của công ty có vượt quá chi phí đối với
người tiêu dùng?
Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách sử dụng loại phân tích chúng ta đã thấy lần đầu
trong Chương 7. Nhưng trong chương này, chúng ta sử dụng tổng thặng dư như là một phép
đo lường sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Nhắc lại kiến thức: Tổng thặng dư là tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất .
Thặng dư tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả cho một hàng hoá trừ đi số tiền
họ thực sự phải cho nó. Thặng dư sản xuất là lượng nhà sản xuất nhận được cho một
hàng hoá trừ đi chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, chỉ có một nhà sản xuất duy nhất:
nhà sản xuất độc quyền.
lOMoARcPSD|46342985
Chắc bạn có thể đã có thể đoán được kết quả phân tích này. Trong Chương 7, chúng ta kết luận
rằng sự cân bằng giữa cung và cầu trong thị trường cạnh tranh không chỉ là một kết quả tự nhiên
mà là một kết quả được mong muốn. Cụ thể là bàn tay vô hình của thị trường dẫn đến sự phân bổ
nguồn lực làm cho tổng thặng dư đạt giá trị lớn nhất có thể có. Bởi vì sự phân bổ các nguồn lực
thị trường độc quyền khác với thị trường cạnh tranh, nên kết quả không để tối đa hóa sự thịnh
vượng của nền kinh tế.
TỔN THẤT TẢI TRỌNG DO THUẾ (TỔN THẤT VÔ ÍCH DO THUẾ -
DEADWEIGHT LOSS)
Chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét những gì các công ty độc quyền sẽ làm nếu chúng được điều
hành bởi một nhà làm kế hoạch từ thiện xã hội . Các nhà kế hoạch xã hội đặt mối quan tâm
không chỉ về lợi nhuận thu được của chủ sở hữu của công ty mà còn về những lợi ích nhận được
từ người tiêu dùng. Nhà kế hoạch sẽ cố gắng tối đa hóa tổng thặng dư (lượng này bằng với thặng
dư sản xuất cộng với thặng dư tiêu dùng). Hãy nhớ rằng tổng thặng dư bằng với giá trị của hàng
hóa cho người tiêu dùng trừ đi các chi phí sản xuất hàng hoá phát sinh nhà sản xuất độc quyền.
(Trong hình 15.7):
- Đường cầu thể hiện giá trị sản phẩm đối với người tiêu dùng, đo lường bởi sự sẵn lòng
chi trả cho sản phẩm
- Đường chi phí biên thể hiện chi phí của nhà sản xuất
Khi một nhà kế hoạch xã hội điều hành công ty độc quyền, công ty sẽ nhận được doanh thu
của mình bằng việc áp định giá mà khi đó, đường cầu và đường chi phí biên cắt nhau:
( dưới đường này, thì giá trị cho người tiêu dùng lớn hơn giá trị cho nhà sản xuất, và trên
đường này thì ngược lại)
Chúng ta có thể đo lường chi phí phúc lợi của công ty độc quyền bằng cách so sánh sản
lượng mà nhà độc quyền chọn, so với sản lượng mà một nhà kế hoạch xã hội chọn
lOMoARcPSD|46342985
Như vậy ta kết luận rằng: Khi một nhà độc quyền điều hành công ty của mình, họ sẽ chọn sản
xuất bán sản phẩm khi đó đường doanh thu biên đường chi phí biên cắt nhau.
Nhưng đối với một nhà hoạch định kế hoạch hội thì họ sẽ chọn điểm đường cầu chi
phí biên cắt nhau.
Kết luận: Công ty độc quyền sản xuất ra sản lượng nhỏ hơn so với sản lượng hiệu quả của xã hội
lOMoARcPSD|46342985
Đường cầu thể hiện giá trị đối với người tiêu dùng đường chi phí biên thể hiện giá trị đối
với nhà sản xuất. Diện tích của “tổn thất tải trọng/ tổn thất vô ích” – giữa đường cầu với đường
chi phí biên bằng với tổng thặng dư bị mất đi do giá của độc quyền
Tổn thất tải trọng do giá độc quyền với tổn thất tải trọng do thuế có nét tương đồng với nhau.
Nói cách khác, nhà độc quyền giống như một người đi thu thuế. Cả việc thu thuế lẫn độc quyền,
nói chung đều là có sản lượng sản xuất ra nhỏ hơn so với sản lượng tốt nhất cho xã hội. Chỉ
khác nhau là nhà nước có được doanh thu này là dưới hình thức thuế, còn doanh nghiệp là dưới
hình thức lợi nhuận
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN : CHI PHÍ CỦA XÃ HỘI?
Phúc lợi trong công ty độc quyền, giống như bất kì thị trường nào khác, bao gồm của cả người
tiêu dùng lẫn của công ty. Khi người tiêu dùng trả thểm một đô la cho nhà sản xuất vì giá độc
quyền thì phúc lợi của người tiêu dùng giảm đi một đô la, và thay vào đó là khoản thêm đúng
bằng một đô la cho nhà sản xuất. Sự hoán chuyển từ người tiêu dùng tới công ty không hề ảnh
hưởng tới tổng thặng dư của toàn bộ thị trường, do đó, sự độc quyền hoàn toàn không ảnh
hưởng tới lợi ích xã hội.
Vấn đề chỉ nảy sinh khi nào công ty độc quyền sản xuất và bán hàng hoá ở mức dưới mức tối đa
hoá tổng thặng dư. Xin lưu ý rằng: lợi nhuận cao, nếu không làm suy giảm số lượng người mua
sản phẩm, thì sẽ không phải là vấn đề, tức là lượng tổng thặng dư xã hội vẫn được giữ nguyên,
với thặng dư sản xuất tăng và thặng dư người tiêu dùng giảm. Nhưng nếu khác đi, thì chính “
tổn thất tải trọng” sẽ cho chúng ta biết lượng kinh tế giảm đi.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ cho kết luận này, đó là giả sử trong trường hợp công ty độc quyền
phải trả chi phí để duy trì thế độc quyền của nó. Khi đó, công ty độc quyền phải trả chi phí
trong phần lợi nhuận của mình cho các khoản chi phí nảy sinh này.
3) CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI ĐỘC QUYỀN
Những nhà chính sách có thể áp dụng các biện pháp sau đây cho các công ty độc quyền:
a) Làm cho thị trường độc quyền trở nên cạnh tranh hơn
b) Qui định hành vi của các công ty độc quyền
c) Bằng cách biến các công ty độc quyền thành doanh nghiệp nhà nước
d) Không làm gì cả
TĂNG CẠNH TRANH BẰNG LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN
Nếu Coca-Cola và Pepsi muốn hợp nhất , thỏa thuận này sẽ được kiểm tra chặt chẽ bởi Chính
phủ liên bang trước khi nó có hiệu lực. Các luật sư và các nhà kinh tế trong Bộ Tư pháp cũng có
thể quyết định rằng sự hợp nhất giữa hai công ty nước giải khát sẽ làm cho thị trường nước giải
khát Mỹ kém cạnh tranh hơn, như vậy, sẽ làm giảm sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước.
Nếu vậy , Bộ Tư pháp sẽ thách thức sáp nhập trong tòa án, và nếu thẩm phán đồng
lOMoARcPSD|46342985
ý , hai công ty sẽ không được phép hợp nhất. Cách này cũng áp dụng cho việc Microsoft
hợp nhất với Intuit năm 1994
Luật chống độc quyền là cách để chính phủ thúc đẩy sự cạnh tranh của thị trường, giảm sự
hợp nhất, và còn cho phép chính phủ phân tách các công ty. Một ví dụ cụ thể của sự phân
tách công ty là năm 1984, chính phủ tách AT&T , công ty viễn thông lớn, làm 8 công ty
nhỏ. Ngoài ra, luật chống độc quyền còn cản trở các công ty khỏi các hành động làm cho thị
trường trở nên kém cạnh tranh hơn. (sự đi sâu của luật chống độc quyền là chương số 16)
Luật chống độc quyền lợi và đôi khi cũng có hại. sẽ tỏ ra không hiệu quả khi hai
công ty hợp nhất không phải để tăng sự độc quyền để giảm chi phí tạo ra sự sản
xuất hiệu quả. Chẳng hạn như một thời, các ngân hàng của Mỹ hợp nhất lại với nhau,
và việc này đã có thể làm giảm chi phí nhân viên)
Nếu như luật chống độc quyền mang mục đích để tăng phúc lợi của hội, thì chính phủ
phải quyết định được khi nào s hợp nhất của các công ty cần thiết, khi nào hại. Khi
đó luật chống độc quyền mới thực sự phát huy tác dụng
QUI ĐỊNH HÀNH VI
Qui chế này thường được áp dụng trong các trường hợp như độc quyền toàn quốc (nước,
điện… ) Những công ty sẽ không có quyền áp dụng mức giá mà họ muốn, thay vào đó, chính
phủ sẽ qui định mức giá
Vậy làm cách nào để chính phủ qui định mức giá của một công ty độc quyền tự nhiên? Nếu
giá bằng với chi phí biên thì người tiêu dùng sẽ mua ở sản lượng làm cho tổng thặng dư cao
nhất, và sự phân bổ nguồn lực sẽ có hiệu quả.
Nhưng có 2 vấn đề nảy sinh từ tình hình này.
-Một công ty độc quyền tự nhiên đường cầu một đường dốc. khi đó, chi phí
biên sẽ nhỏ hơn tổng chi phí trung bình. Nếu chính phủ để mức giá bằng với giá chi phí
biên, thì theo như trên, công ty sẽ bị mất tiền thua lỗ. Hệ quả thay vì phải bán với giá
như trên, doanh nghiệp thà giả tán còn hơn.
Một cách qui định hành vi là chính phủ sẽ trợ cấp cho các công ty độc quyền. Khi đó, chính
phủ bù vào phần thiếu hụt ngân sách thông qua việc tăng thuế. Hay một cách khác, nhà quản
lý có thể cho phép công ty độc quyền áp dụng mức gía cao hơn chi phí cận biên, Nếu chi phí
được qui định bằng với tổng chi phí trung bình (khi đó hiển nhiên, công ty độc quyền sẽ
không nhận được đồng lợi nhuận nào) Tuy nhiên, cách này thì lại làm vướng vào tổn thất tải
trọng (deadweight loss), hay nói khác đi, là chi phí trung bình sẽ giống như một mức thuế
vào sản phẩm mà công ty độc quyền đang kinh doanh.
- Hai là, việc qui định mức giá bằng chi phí biên này làm cho các công ty độc quyền
không còn động lực để giảm chi phí (vì càng giảm chi phí bao nhiêu thì tương đương với
việc công ty đó càng thu bấy nhiêu lợi nhuận)
Thực tế thì chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này bằng việc để công ty độc quyền giữ tiền lời
từ việc giảm chi phí sản xuất qua dạng “lợi nhuận cao hơn”
lOMoARcPSD|46342985
SỞ HỮU CÔNG
Thường áp dụng ở những nước châu Âu, khi nhà nước sở hữu những công ty như điện
thoại, nước và điện.
Nhưng nhiều nhà kinh tế học vẫn thích công ty độc quyền được điều phối bởi chính nó, hơn
là nhà nước, vì khi một doanh nghiệp làm việc xấu để giảm chi phí, chắc chắc, nó sẽ bị sa
thải. Nhưng nếu nhà nước làm chuyện đó, thì người thiệt hại không phải là nhà nước mà là
người tiêu dùng và người trả thuế.
KHÔNG LÀM GÌ CẢ
Trong nhiều trường hợp, việc can thiệp của nhà nước tỏ ra không hiệu quả. Nên nhà nước
tốt nhất nên không có sự can thiệp gì vào thị trường độc quyền
PHẦN 5: SỰ PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
Từ đầu, ta xem như Công ty độc quyền sẽ áp dụng mức giá giống nhau cho tất cả các khách
hàng. Nhưng trong một số trường hợp, công ty sẽ bán hàng hoá cho những khách hàng khác
nhau ở những mức giá khác nhau, mặc dù chi phí để tạo ra sản phẩm cho hai khách hàng này như
nhau. Đây gọi là sự phân biệt giá cả.
Trước khi đi vào phân tích thì ta cũng phải chú ý rằng, sự phân biệt giá cả không thể xảy ra
trong thị trường cạnh tranh, vì với một số lượng lớn công ty cùng sản xuất ra một mặt hàng, nếu
công ty nào để mức giá cao thì sẽ không có người mua sản phẩm của họ, nếu để giá thấp hơn giá
thị trường thì họ bị lỗ. Nên việc phân biệt giá cả chỉ xảy ra khi công ty có sức mạnh thị trường.
Truyện về phân biệt giá cả
Để hiểu về vấn đề này, hãy xem thử một ví dụ đơn giản. Giả sử bạn là giám đốc của công ty
xuất bản Readalot. Một tác giả của công ty vừa viết hoàn tất một tác phẩm mới của mình, và giả
sử bạn phải trả cho tác giả là 2 triệu đô tiền nhuận bút. (và coi như tiền in là 0 dollar). Vậy thì
lợi nhuận của công ty là tổng doanh thu trừ đi 2 triệu đô. Vậy, với tư cách là nhà giám đốc, bạn
sẽ phải đặt mức giá nào cho quyển sách đây.
Việc đầu tiên bạn phải làm là phân cách nhu cầu mua quyển sách này. Thị trường của công ty
Readalot cho bạn biết rằng sẽ có 2 loại khách hàng. Một loại là fan cuồng nhiệt của tác giả, với
số lượng khoảng 100,000 người, và sẽ sẵn sàng chi trả $30 để mua quyển sách. Một loại không
phải là fan, và họ sẽ không chịu mua sách nếu giá sách quá $5, với số lượng là 400,000 người.
hai mức giá để xác định. $30giá cao nhất sẽ được mua bởi 100,000 fan cuồng nhiệt. $5giá
thấp nhất s được mua bởi cả thị trường với số lượng người tổng cộng 500,000. Với giá $5,
500,000 bản, công ty tổng doanh thu 2,5 triệu đô, lợi nhuận 500,000 đô. Với giá $30, công
ty bán 100,000 bản, doanh thu 3 triệu đô, lợi nhuận 1 triệu đô. Như vậy, công ty sẽ tối đa hoá
lợi nhuận bằng cách là bán giá $30 và bỏ lỡ đi mất cơ hội bán cho 400,000 người còn lại
lOMoARcPSD|46342985
(quyết định này dẫn tới dead-weight loss, vì công ty để giá cao hơn chi phí biên)
Bây giờ giả sử thị trường của Readalot phát hiện ra một chuyện vô cùng quan trọng: tất cả fan
cuồng nhiệt sống ở Úc, và số còn lại thì sống ở Mỹ. Hơn thế nữa, việc mua sách từ một đất nước
khác là rất khó khăn. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến chiến lược của công ty?
Công ty có thể kiếm thêm lợi nhuận. Bằng cách vừa bán với giá….cho…….(tự điền) Lợi nhuận
bây giờ sẽ là 3 triệu đô. Không gì ngạc nhiên, chắc chắn Readolot sẽ chọn chiến lược phân
biệt giá này.
Mặc dù ví dụ trên mang tính lý thuyết, song nó diễn tả thực tế của nhiều công ty xuất bản sách
hiện nay. Ví dụ, sách giáo khoa, thường được bán giá cao hơn bên châu âu, cho với ở Mỹ. Khi
nhà xuất bản cho ra một quyển sách mới, họ luôn bán với giá cao hơn cho phiên bản bìa cứng
và sau đó, sẽ bán giá thấp hơn cho phiên bản bìa mềm. (sự phân cách giá này vượt hơn so với sự
phân cách chi phí in ấn bìa)
Ý NGHĨA CỦA CÂU CHUYỆN
1) Ta thấy rằng, phân biệt giá là cách mà công ty tối đa hoa lợi nhuận.
Việc phân biệt giá cả cần thiết phải có một khả năng phân biệt khác hàng, dựa trên sự sẵn
lòng chi trả của họ.
2) Một số sức mạnh thị trường có thể làm ngăn cản quá trình phân biệt giá, gọi là “sự buôn
chứng khoán”, tức là qui trình của việc mua hàng hoá ở thị trường này với mức giá thấp
và bán nó cho một thị trường khác với mức giá cao. Trong ví dụ của chúng ta, giả sử
tiệm sách của ÚC mua sách bên Mỹ và bán cho độc giả của ÚC , thì chắc chắn, không
độc giả nào chịu mua giá mà công ty Readalot đặt ra cả.
3) Việc phân biệt giá cả có thể làm tăng phúc lợi của xã hội. (như ở trên thì tạo ra dead-
weight loss), nếu phân biệt giá cả, tất cả các độc giả đều mua sản phẩm, nên đầu ra
rất hiệu quả
Chú ý rằng trong phúc lợi xã hội thì phần gia tăng cao hơn là phúc lợi của nhà sản xuất,
chứ không phải phúc lợi của người tiêu dùng. (vì rõ ràng là công ty có nhiều lợi nhuận hơn)
PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
Sự phân biệt giá cả hoàn chỉnh diễn tả tình huống mà nhà sản xuất biết chính xác sự sẵn
lòng chi trả của người tiêu dùng thể bán hàng hoá với mức giá khác nhau cho
những khác hàng khác nhau
(phân tích hihf 15-10) để thấy không có dead-weight loss
Thực tế cho thấy rằng không có sự hoàn hảo trong sự phân biệt giá cả. khách hàng không
bước vào cửa tiệm với một cái biển chỉ ra sự sẵn lòng chi trả của họ.Thay vào đó, các công
ty sẽ chia khác hàng ra thành từng nhóm: già với trẻ, người mua ngày thường và người mua
ngày cuối tuần…
CÁC VÍ DỤ SỬ DỤNG PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
1) Vé xem phim: Giá vé thấp hơn cho trẻ con, và học sinh, sinh viên.
lOMoARcPSD|46342985
2) Giá vé máy bay: Ghế trong máy bay thường được bán ở những mức giá khác nhau.
Thường các hãng hàng không bán vé giá rẻ hơn cho những người đi vé khứ hồi và
những khách hàng ở lại qua ngày thứ Bảy. Điều này có lẽ hơi kì quặc. Nhưng lý do là vì
hãng hàng không mún phân biệt giữa khách hàng là doanh nhân và khác hàng là khác du
lịch. Thường doanh nhân sẽ trả vé ở bất cứ mức giá nào, và họ thường không muốn ở lại
ngày thứ Bảy.
3) Phiếu giảm giá: nhiều công ty dán phiếu giảm giá và báo hoặc tạp chí. Một người tiêu
dùng bình thường sẽ ngồi cắt phiếu ra để họ có thể nhận được mức giá ưu đãi. Vậy tại
sao ngay từ đầu, công ty không để mức ưu đãi cho tất cả mọi người ở quầy bán hàng của
mình. Câu trả lời là một người giàu có và bận rộn, sẽ không bao giờ có thời gian chỉ đẻ
cắt những phiếu giảm giá từ một tờ báo, mà họ sẽ trả ở bất cứ mức giá nào. Một người bị
thất nghiệp hay thường làm như vậy.
4) Gói hỗ trợ sinh viên: Thường trường đại học và cao đằng có các gói hỗ trợ sinh viên.
Nhiều sinh viên giàu có và có nguồn cung tài chính cao hơn, sẽ có sự sẵn lòng chi trả
cao hơn. Bằng cách áp dụng mức học phí cao, rồi kèm theo gói hỗ trợ sinh viên, nhà
trường sẽ chọn được mức học phí phù hợp.
5) Giảm giá trên số lượng. Thường áp dụng ở các tiệm bán đồ ăn. Chằng hạn mua một cái
bánh mất $5, nhưng khi mua 10 cái thì chỉ còn $45.
KẾT LUẬN
Độc quyền rất phổ biến trong thị trường hiện nay. Hầu hết các công ty có sự điều chỉnh mức
giá của riêng mình, vì sản phẩm của họ không giống hệt với các công ty khác.
Tuy nhiên, công ty với sức mạnh độc quyền thực chất thì khá hiếm. Vì một số ít hàng hoá
được xem là độc nhất. Hầu hết đều có thể được thay thế, mặc dù không giống hệt, nhưng có
một sự trương đồng.
| 1/15

Preview text:

lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
Bài tóm tắt phần chương XV Kinh tế Vi mô
Nhóm 7 – quản trị kinh doanh 37 1) Điền Thị Ngọc Linh 2) Thái Kim Ngọc 3) Tạ Văn Nhật
PHẦN 1: KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ. (Learn why some martket have only one seller)
Nếu bạn sở hữu một máy tính cá nhân, ắt hẳn nó đang sử dụng một phiên bản của hệ điều hành
Windows của Microsoft. Khi Microsoft lần đầu tiên sáng lập ra hệ điều hành Windows cách đây
vài năm, chính phủ đã cho phép họ giữ bản quyền. Tức là cho họ độc quyền bán và tạo bản copy
của hệ điều hành Windows. Nên nếu một người muốn mua bản copy của Windows thì họ phải
trả với mức giá là 50$ - mức giá Microsoft đã đặt ra cho sản phẩm của mình.
Qua ví dụ này, ta nói Microsoft có độc quyền trong thị trường hệ điều hành Windows -
So sánh ta thấy công ty trong thị trường cạnh tranh sẽ áp mức giá cho sản phẩm theo
mức giá thị trường và sẽ chọn số lượng sản phẩm sao cho giá bằng với chi phí biên.
Trong khi đó, công ty độc quyền sẽ áp dụng mức giá vượt hơn so với giá chi phí biên.
A competitive firm takes the price of its output as given by the market and then
chooses the quantity it will supply so that price equals marginal cost. By
contrast, the price charged by a monopoly exceeds marginal cost. -
Nhưng không phải lúc nào công ty độc quyền cũng có thể áp dụng mức giá nào mà họ
muốn, vì giá quá cao có thể làm cho số lượng khách hàng mua sản phẩm của họ giảm. -
Có rất nhiều các để Chính phủ phản ứng với vấn đề độc quyền của các công ty. Chẳng
hạn như chính phủ Mỹ đã ngăn chặn Microsoft sát nhập với Intuit – tức là ngăn chặn tập
trung hết sức mạnh thị trường vào một công ty, dẫn đến sự mất kiểm soát về giá do độc quyền.
1) TẠI SAO LẠI CÓ ĐỘC QUYỀN -
Một công ty gọi là độc quyền khi nó là công ty cung cấp duy nhất của một loại sản phẩm
và sản phẩm ấy không có thay thế. Điều cơ bản tạo ra độc quyền là “ rào cản gia nhập”
(barriers to entry) – công ty độc quyền duy trì làm nhà phân phối duy nhất của sản phầm
khi trong thị trường không có công ty nào gia nhập vào thị trường và cạnh tranh với nó. -
Rào cản gia nhập sẽ được tạo ra từ 3 yếu tố sau đây:
+ Duy nhất một công ty sở hữu nguồn tài nguyên quý giá
+ Chính phủ cho một công ty nào đó độc quyền sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ nào đó lOMoARcPSD|46342985
+ Chi phí sản xuất ra sản phẩm với một công ty trong thị trường sẽ hiệu quả hơn là
có một số lượng lớn công ty sản xuất
A) NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỘC QUYỀN (MONOPOLY RESOURCES ) -
Ví dụ điển hình là DeBeers, một công ty sản xuất kim cương ở Nam Châu Phi. Vì họ sở
hữu 80% sản xuất của thế giới về kim cương.
Vậy sức mạnh thị trường của họ là bao nhiêu? Câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu có
nhiều sản phẩm thay thế cho mặt hàng này không? Nếu như người tiêu dùng xem đá quý
giống như một sự thay thế cho kim cương thì họ sẽ dễ dàng chuyển sang mua sản phẩm
khác, còn ngược lại, nếu người tiêu dùng thấy được sự khác biệt của kim cương và các
loại đá quý thì hiển nhiên, Debeers có thể tăng giá sản phẩm của mình. Cũng chính vì lí
do này, Debeers đã phải trả một chi phí rất cao cho việc quảng cáo, nhằm thay đổi góc
nhìn và nhận định của người tiêu dùng.
B) ĐỘC QUYỀN DO CHÍNH PHỦ TẠO RA
Trong nhiều trường hợp, sự độc quyền xuất hiện là do chính phủ đã cho một người hay
một công ty độc quyền bán hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Có một thời, vua ban quyền
này cho bạn bè và đồng minh của họ. Trong thời đại khác, chính phủ ban hành độc quyền
vì việc này có thể đóng góp cho lợi ích xã hội.
Vd: Chính phủ Mỹ đã cho công ty Network solutions độc quyền giữ thông tin của bất
cứ trang web .com, .net hay .org nào, vì các thông tin này cần được tập trung lại và phân tích.
Các bằng sáng chế và luật bản quyền chính là cách mà chính phủ tạo ra độc quyền phục
vụ cho lợi ích xã hội. Khi một công ty dược phẩm tạo ra một loại thuốc mới, hay khi một
tác giả hoàn thành một quyển sách, họ đều có thể giữ bản quyền. Bản quyền – nói cách
khác, chính là sự đảm bảo của nhà nước rằng không một ai có thế bán hay in ấn sản phẩm
của họ mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu.
Tác dụng của bằng sáng chế và luật bản quyền, đó là làm cho giá tăng lên so với thị
trường cạnh tranh. Nó vừa giúp cho nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao, vừa tạo ra động
lực cho các hoạt động sáng tạo khác.
C) ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
Một công ty gọi là độc quyền tự nhiên khi nó có thể cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó cho cả thị trường với chi phí nhỏ hơn khi hai hay nhiều công ty cùng cung cấp
sản phẩm ấy. Hình 15.1 cho thấy tổng chi phí trung bình trên phạm vi liên quan đến sản
lượng. (bởi vì ATC = TC / Q), nên với một sản lượng cho trước, thì càng nhiều công ty
tham gia sản xuất sản phẩm, số sản lượng trên mỗi công ty càng ít và tổng chi phí trung bình càng nhiều.
Một ví dụ điển hình của việc độc quyền tự nhiên là sự phân phối nước. Để cung cấp nước
cho dân cư của một tỉnh thì một công ty cần xây dựng mạng lưới ống nước xuyên suốt tỉnh
đó. Nếu hai hay nhiều công ty khác cùng cạnh tranh để cung cấp dịch vụ này, thì mỗi công ty
lại phải mất chi phí cho việc sửa chữa và xây dựng mạng lưới. Do đó, tổng chi lOMoARcPSD|46342985
phí trung bình cho nước sẽ chỉ là nhỏ nhất khi chỉ có một công ty cung cấp cho cả thị trường.
Khi một công ty là độc quyền tự nhiên, nó rất ít khi quan tâm đến việc sẽ có công ty mới làm xói
mòn đi sức mạnh độc quyền của nó. Lợi nhuận của một công ty độc quyền lúc nào cũng là yếu tố
hấp dẫn để thu hút các công ty mới tham gia vào thị trường, làm cho thị trường trở nên cạnh
tranh hơn. Tuy nhiên, nếu gia nhập vào một thị trường mà đã có một công ty khác độc quyền tự
nhiên thì lại hoàn toàn không hấp dẫn tí nào khi các công ty mới biết rằng họ không những chỉ có
được một phần nhỏ của thị trường, mà còn không hề được hưởng chi phí thấp như công ty độc
quyền đã được hưởng.
Trong một số trường hợp, kích thước của thị trường cũng ảnh hưởng tới độc quyền tự nhiên.
Giả sử trường hợp có một chiếc cầu bắc ngang qua con sông. Khi dân số nhỏ, chiếc cầu không
được sử dụng thường xuyên, không hề bị tắc nghẽn, một mình nó có thể thoả mãn nhu cầu đi lại
của mọi người dân, với một mức giá thấp nhất. Khi đó, chiếc cầu này là độc quyền tự nhiên.
Nhưng khi dân số tăng lên, chiếc cầu trở nên tắc nghẽn. Để thoả mãn nhu cầu đi lại thì cần thiết
phải có thêm hai hay ba chiếc cầu nữa cùng bắc qua con sông. Do đó, khi thị trường mở rộng,
một thị trường độc quyền tự nhiên có thể biến thành thị trường cạnh tranh. 2) C
ÁCH NHÀ ĐỘC QUYỀN ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ GIÁ CẢ
A) ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH

Điều khác biệt mấu chốt của một công ty cạnh tranh và một công ty độc quyền là khả năng ảnh
hưởng tới giá của công ty độc quyền. Công ty cạnh tranh sẽ áp dụng mức giá sản phẩm của mình lOMoARcPSD|46342985
theo giá của thị trường, trong khi công ty độc quyền, vì là nhà phân phối duy nhất, nên có thể
tạo ra giá sản phẩm thông qua đánh giá sản lượng mà nó cung cấp cho thị trường.
Một cách để nhận ra sự khác biệt này là nhìn vào đường cầu của hai thị trường này.
+ Đường cầu của thị trường cạnh tranh là đường nằm ngang. Với cùng một mức giá, công ty
cạnh tranh có thể sản xuất sản lượng sản phẩm mà nó muốn. Mặt khác, vì công ty cạnh tranh
phải đối mặt với việc sản phẩm của nó có thể có rất nhiều mặt hàng thay thế khác, nên đường cầu là co giãn hoàn toàn.
+ Trong khi đó, vì công ty độc quyền là nhà phân phối duy nhất, nên đường cầu của nó chính là
đường cầu của thị trường. Công ty độc quyền sẽ muốn bán sản phẩm ở một mức giá cao và sản
lượng nhiều. Bằng cách điều chỉnh số lượng sản xuất, công ty độc quyền có thể chọn bất kì điểm
nào trên đường cầu, nhưng nó không thể chọn điểm ngoài đường cầu.
Vậy một công ty độc quyền sẽ chọn điểm nào của đường cầu?
DOANH THU CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN
Giả sử một tỉnh chỉ có một công ty cung cấp nước. Bảng sau cho thấy doanh thu của công ty phụ
thuộc vào lượng nước mà công ty đó sản xuất
Qua bảng trên, ta rút ra kết luận quan trọng là: Doanh thu biên của công ty độc quyền luôn thấp
hơn giá của hàng hoá. Điều này xảy ra là do công ty độc quyền có đường cầu là một đường dốc.
Để tăng sản lượng hàng hoá, công ty độc quyền chỉ có thể giảm giá của hàng hoá xuống.
Doanh thu biên của công ty độc quyền và công ty cạnh tranh rất khác nhau. Trong khi công
ty độc quyền tăng sản lượng sản phẩm, thì nó sẽ có hai ảnh hưởng đến tổng doanh thu:
+ Ảnh hưởng đến sản lượng: Q tăng lên
+ Ảnh hưởng giá: P giảm
Vì công ty cạnh tranh có thể sản xuất ở bất kì sản lượng nào mà nó muốn với giá thị trường nên
sẽ không có tác dụng đến giá. Doanh thu biên sẽ bằng với giá của sản phẩm lOMoARcPSD|46342985
Hình 15.3 diễn tả đường cầu và đường doanh thu biên của công ty độc quyền. Hai đường này
luôn bắt đầu từ một điểm, vì doanh thu biên của đơn vị sản phẩm đầu tiên bán ra luôn bằng với
giá của sản phẩm. Và, như đã bàn ở trên, doanh thu biên của công ty độc quyền sẽ nhỏ hơn giá
cả sản phẩm, do đó, đường doanh thu biên nhỏ hơn đường cầu. -
Điều gì đã xảy ra với đường cung của công ty độc quyền: Đường cung chỉ ra cho ta thấy
sản lượng mà công ty sẽ chọn để cung ứng tương đương với một mức giá cho sẵn nào đó.
Điều này hoàn toàn hợp lý khi ta đang bàn về công ty cạnh tranh, vì giá của họ phụ thuộc
vào giá thị trường. Nhưng công ty độc quyền thị lại là người tạo ra giá, nên điều này
không hợp lý vì chính nhà độc quyền chọn mức giá ngay cùng thời điểm nó sản xuất ra sản phẩm lOMoARcPSD|46342985
TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN
Để tối đa hoá lợi nhuận, trong thị trường cạnh tranh, thì giá cả sản phẩm sẽ bằng với doanh
thu biên. Nhưng trong thị trường độc quyền, giá cả sản phẩm phải lớn hơn doanh thu biên lOMoARcPSD|46342985
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN
Công ty độc quyền có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận? Đầu tiên, chúng ta cùng nhớ lại công thức: Profit = TR – TC
Có thể viết lại như sau:
Profit = (TR / Q – TC / Q) X Q
TR/Q là doanh thu trung bình, mà doanh thu trung bình bằng với giá, và TC/Q bằng với tổng
chi phí trung bình nên công thức trên:
Profit = (P – ATC ) X Q
(TRONG HÌNH 15.5: chiều cao của hình chữ nhật= giá độc quyền – tổng chi phí trung bình = lợi
nhuận / mỗi đơn vị bán được
Chiều rộng của hình chữ nhật = sản lượng bán được Qmax
Như vậy diện tích của hình chính là tổng doanh thu của nhà kinh doanh độc quyền)
Nghiên cứu tình huống: Thuốc độc quyền so với thuốc nói chung
Theo như nghiên cứu của chúng tôi, giá cả của hàng hoá thì hoàn toàn khác biệt ở thị trường độc
quyền và thị trường cạnh tranh. Một nơi để ta có thể kiểm tra lú thuyết này là thị trường cho các
loại thuốc dược phẩm, bởi vì thị trường này tồn tại cả hai cấu trúc trên. Khi một công ty chế tạo
ra một loại thuốc mới, Luật Sáng Chế sẽ cung cấp cho các công ty quyền độc quyền bán loại
thuốc đó. Tuy nhiên, khi bằng sáng chế của công ty ấy hết thời hạn, thì công ty khác cũng có thể
sản xuất và bán loại thuốc đó. Khi ấy, thị trường chuyển từ thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh.
Những gì nên xảy ra với giá của một loại thuốc khi bằng sáng chế hết ?
Hình 15-6 cho thấy thị trường cho một loại thuốc điển hình. Trong đồ thị này , chi phí cận biên
sản xuất thuốc là không đổi . (Đây là khoảng đúng đối với nhiều loại thuốc.) Trong quá trình
hiệu lực bằng sáng chế , các công ty độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất số lượng
mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên và áp dụng một mức giá cao hơn chi phí cận biên.
Nhưng khi bằng sáng chế hết hạn, lợi nhuận từ việc sản xuất thuốc thúc đẩy các doanh nghiệp
mới tham gia thị trường. Khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn, giá sẽ giảm xuống bằng chi phí cận biên .
Kinh nghiệm trong thực tế cho thấy phù hợp với lý thuyết. Khi bằng sáng chế về một loại thuốc
hết hạn, các công ty khác nhanh chóng gia nhập vào thị trường và bắt đầu bán cái gọi là sản
phẩm thuốc nói chung mà có thành phần hoá học giống hệt với sản phẩm của công ty cựu độc
quyền. Và cũng giống như phân tích của chúng tôi dự đoán, giá của các sản phầm thuốc trong thị
trường cạnh tranh là thấp hơn mức giá mà nhà độc quyền đã đưa ra.
Tuy nhiên, việc hết hạn bằng sáng chế không làm cho công ty độc quyền mất tất cả các sức mạnh thị
trường của nó. Một số người tiêu dùng vẫn trung thành với các thuốc có nhãn hiệu này, có lẽ vì lo sợ
rằng các loại thuốc mới là không thực sự giống như thuốc họ đã được sử dụng trong lOMoARcPSD|46342985
nhiều năm. Kết quả là , nhà độc quyền trước đây có thể tiếp tục tính giá ít nhất phần nào cao
hơn giá phí của đối thủ cạnh tranh mới. THỊ TRƯỜNG THUỐC
Khi một bằng sáng chế cho phép một công ty độc quyền bán thuốc, công ty sẽ áp dụng chi phí
độc quyền trên mức chi phí cận biên sản xuất thuốc. Khi bằng sáng chế về loại thuốc đó đã hết
hạn, các công ty mới tham gia thị trường, làm cho thị trường cạnh tranh hơn. Kết quả là, giá
giảm từ độc quyền sang chi phí cận biên.
CHI PHÍ PHÚC LỢI CỦA ĐỘC QUYỀN
Độc quyền có phải là một cách tốt để tổ chức một thị trường? Chúng ta đã thấy rằng công ty độc
quyền, trái ngược với một công ty cạnh tranh, áp dụng giá trên chi phí cận biên. Từ góc nhìn của
người tiêu dùng, việc giá cao làm cho họ không hài lòng. Trong khi đó, công ty độc quyền thì
đang kiếm lợi nhuận từ mức giá cao này. Từ góc nhìn của các chủ sở hữu của công ty, giá cao
làm cho họ rất hài lòng. Liệu lợi ích cho chủ sở hữu của công ty có vượt quá chi phí đối với người tiêu dùng?
Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách sử dụng loại phân tích chúng ta đã thấy lần đầu
trong Chương 7. Nhưng trong chương này, chúng ta sử dụng tổng thặng dư như là một phép
đo lường sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Nhắc lại kiến thức: Tổng thặng dư là tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất .
Thặng dư tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả cho một hàng hoá trừ đi số tiền
họ thực sự phải cho nó. Thặng dư sản xuất là lượng nhà sản xuất nhận được cho một
hàng hoá trừ đi chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, chỉ có một nhà sản xuất duy nhất:
nhà sản xuất độc quyền. lOMoARcPSD|46342985
Chắc bạn có thể đã có thể đoán được kết quả phân tích này. Trong Chương 7, chúng ta kết luận
rằng sự cân bằng giữa cung và cầu trong thị trường cạnh tranh không chỉ là một kết quả tự nhiên
mà là một kết quả được mong muốn. Cụ thể là bàn tay vô hình của thị trường dẫn đến sự phân bổ
nguồn lực làm cho tổng thặng dư đạt giá trị lớn nhất có thể có. Bởi vì sự phân bổ các nguồn lực ở
thị trường độc quyền khác với thị trường cạnh tranh, nên kết quả không để tối đa hóa sự thịnh
vượng của nền kinh tế.
TỔN THẤT TẢI TRỌNG DO THUẾ (TỔN THẤT VÔ ÍCH DO THUẾ - DEADWEIGHT LOSS)
Chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét những gì các công ty độc quyền sẽ làm nếu chúng được điều
hành bởi một nhà làm kế hoạch từ thiện xã hội . Các nhà kế hoạch xã hội đặt mối quan tâm
không chỉ về lợi nhuận thu được của chủ sở hữu của công ty mà còn về những lợi ích nhận được
từ người tiêu dùng. Nhà kế hoạch sẽ cố gắng tối đa hóa tổng thặng dư (lượng này bằng với thặng
dư sản xuất cộng với thặng dư tiêu dùng). Hãy nhớ rằng tổng thặng dư bằng với giá trị của hàng
hóa cho người tiêu dùng trừ đi các chi phí sản xuất hàng hoá phát sinh nhà sản xuất độc quyền. (Trong hình 15.7): -
Đường cầu thể hiện giá trị sản phẩm đối với người tiêu dùng, đo lường bởi sự sẵn lòng chi trả cho sản phẩm -
Đường chi phí biên thể hiện chi phí của nhà sản xuất
Khi một nhà kế hoạch xã hội điều hành công ty độc quyền, công ty sẽ nhận được doanh thu
của mình bằng việc áp định giá mà khi đó, đường cầu và đường chi phí biên cắt nhau:
( dưới đường này, thì giá trị cho người tiêu dùng lớn hơn giá trị cho nhà sản xuất, và trên
đường này thì ngược lại)
Chúng ta có thể đo lường chi phí phúc lợi của công ty độc quyền bằng cách so sánh sản
lượng mà nhà độc quyền chọn, so với sản lượng mà một nhà kế hoạch xã hội chọn lOMoARcPSD|46342985
Như vậy ta kết luận rằng: Khi một nhà độc quyền điều hành công ty của mình, họ sẽ chọn sản
xuất và bán sản phẩm mà khi đó đường doanh thu biên và đường chi phí biên cắt nhau.
Nhưng đối với một nhà hoạch định kế hoạch xã hội thì họ sẽ chọn điểm mà đường cầu và chi phí biên cắt nhau.
Kết luận: Công ty độc quyền sản xuất ra sản lượng nhỏ hơn so với sản lượng hiệu quả của xã hội lOMoARcPSD|46342985
Đường cầu thể hiện giá trị đối với người tiêu dùng và đường chi phí biên thể hiện giá trị đối
với nhà sản xuất. Diện tích của “tổn thất tải trọng/ tổn thất vô ích” – giữa đường cầu với đường
chi phí biên bằng với tổng thặng dư bị mất đi do giá của độc quyền
Tổn thất tải trọng do giá độc quyền với tổn thất tải trọng do thuế có nét tương đồng với nhau.
Nói cách khác, nhà độc quyền giống như một người đi thu thuế. Cả việc thu thuế lẫn độc quyền,
nói chung đều là có sản lượng sản xuất ra nhỏ hơn so với sản lượng tốt nhất cho xã hội. Chỉ
khác nhau là nhà nước có được doanh thu này là dưới hình thức thuế, còn doanh nghiệp là dưới hình thức lợi nhuận
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ĐỘC QUYỀN : CHI PHÍ CỦA XÃ HỘI?
Phúc lợi trong công ty độc quyền, giống như bất kì thị trường nào khác, bao gồm của cả người
tiêu dùng lẫn của công ty. Khi người tiêu dùng trả thểm một đô la cho nhà sản xuất vì giá độc
quyền thì phúc lợi của người tiêu dùng giảm đi một đô la, và thay vào đó là khoản thêm đúng
bằng một đô la cho nhà sản xuất. Sự hoán chuyển từ người tiêu dùng tới công ty không hề ảnh
hưởng tới tổng thặng dư của toàn bộ thị trường, do đó, sự độc quyền hoàn toàn không ảnh
hưởng tới lợi ích xã hội.
Vấn đề chỉ nảy sinh khi nào công ty độc quyền sản xuất và bán hàng hoá ở mức dưới mức tối đa
hoá tổng thặng dư. Xin lưu ý rằng: lợi nhuận cao, nếu không làm suy giảm số lượng người mua
sản phẩm, thì sẽ không phải là vấn đề, tức là lượng tổng thặng dư xã hội vẫn được giữ nguyên,
với thặng dư sản xuất tăng và thặng dư người tiêu dùng giảm. Nhưng nếu khác đi, thì chính “
tổn thất tải trọng” sẽ cho chúng ta biết lượng kinh tế giảm đi.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ cho kết luận này, đó là giả sử trong trường hợp công ty độc quyền
phải trả chi phí để duy trì thế độc quyền của nó. Khi đó, công ty độc quyền phải trả chi phí
trong phần lợi nhuận của mình cho các khoản chi phí nảy sinh này.
3) CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI ĐỘC QUYỀN
Những nhà chính sách có thể áp dụng các biện pháp sau đây cho các công ty độc quyền:
a) Làm cho thị trường độc quyền trở nên cạnh tranh hơn
b) Qui định hành vi của các công ty độc quyền
c) Bằng cách biến các công ty độc quyền thành doanh nghiệp nhà nước d) Không làm gì cả
TĂNG CẠNH TRANH BẰNG LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN
Nếu Coca-Cola và Pepsi muốn hợp nhất , thỏa thuận này sẽ được kiểm tra chặt chẽ bởi Chính
phủ liên bang trước khi nó có hiệu lực. Các luật sư và các nhà kinh tế trong Bộ Tư pháp cũng có
thể quyết định rằng sự hợp nhất giữa hai công ty nước giải khát sẽ làm cho thị trường nước giải
khát Mỹ kém cạnh tranh hơn, như vậy, sẽ làm giảm sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước.
Nếu vậy , Bộ Tư pháp sẽ thách thức sáp nhập trong tòa án, và nếu thẩm phán đồng lOMoARcPSD|46342985
ý , hai công ty sẽ không được phép hợp nhất. Cách này cũng áp dụng cho việc Microsoft
hợp nhất với Intuit năm 1994
Luật chống độc quyền là cách để chính phủ thúc đẩy sự cạnh tranh của thị trường, giảm sự
hợp nhất, và còn cho phép chính phủ phân tách các công ty. Một ví dụ cụ thể của sự phân
tách công ty là năm 1984, chính phủ tách AT&T , công ty viễn thông lớn, làm 8 công ty
nhỏ. Ngoài ra, luật chống độc quyền còn cản trở các công ty khỏi các hành động làm cho thị
trường trở nên kém cạnh tranh hơn. (sự đi sâu của luật chống độc quyền là chương số 16)
Luật chống độc quyền có lợi và đôi khi cũng có hại. Nó sẽ tỏ ra không có hiệu quả khi hai
công ty hợp nhất không phải để tăng sự độc quyền mà để giảm chi phí và tạo ra sự sản
xuất hiệu quả. Chẳng hạn như có một thời, các ngân hàng của Mỹ hợp nhất lại với nhau,
và việc này đã có thể làm giảm chi phí nhân viên)
Nếu như luật chống độc quyền mang mục đích là để tăng phúc lợi của xã hội, thì chính phủ
phải quyết định được khi nào sự hợp nhất của các công ty là cần thiết, khi nào có hại. Khi
đó luật chống độc quyền mới thực sự phát huy tác dụng QUI ĐỊNH HÀNH VI
Qui chế này thường được áp dụng trong các trường hợp như độc quyền toàn quốc (nước,
điện… ) Những công ty sẽ không có quyền áp dụng mức giá mà họ muốn, thay vào đó, chính
phủ sẽ qui định mức giá
Vậy làm cách nào để chính phủ qui định mức giá của một công ty độc quyền tự nhiên? Nếu
giá bằng với chi phí biên thì người tiêu dùng sẽ mua ở sản lượng làm cho tổng thặng dư cao
nhất, và sự phân bổ nguồn lực sẽ có hiệu quả.
Nhưng có 2 vấn đề nảy sinh từ tình hình này.
-Một là công ty độc quyền tự nhiên có đường cầu là một đường dốc. Và khi đó, chi phí
biên sẽ nhỏ hơn tổng chi phí trung bình. Nếu chính phủ để mức giá bằng với giá chi phí
biên, thì theo như trên, công ty sẽ bị mất tiền và thua lỗ. Hệ quả là thay vì phải bán với giá
như trên, doanh nghiệp thà giả tán còn hơn.
Một cách qui định hành vi là chính phủ sẽ trợ cấp cho các công ty độc quyền. Khi đó, chính
phủ bù vào phần thiếu hụt ngân sách thông qua việc tăng thuế. Hay một cách khác, nhà quản
lý có thể cho phép công ty độc quyền áp dụng mức gía cao hơn chi phí cận biên, Nếu chi phí
được qui định bằng với tổng chi phí trung bình (khi đó hiển nhiên, công ty độc quyền sẽ
không nhận được đồng lợi nhuận nào) Tuy nhiên, cách này thì lại làm vướng vào tổn thất tải
trọng (deadweight loss), hay nói khác đi, là chi phí trung bình sẽ giống như một mức thuế
vào sản phẩm mà công ty độc quyền đang kinh doanh. -
Hai là, việc qui định mức giá bằng chi phí biên này làm cho các công ty độc quyền
không còn động lực để giảm chi phí (vì càng giảm chi phí bao nhiêu thì tương đương với
việc công ty đó càng thu bấy nhiêu lợi nhuận)
Thực tế thì chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này bằng việc để công ty độc quyền giữ tiền lời
từ việc giảm chi phí sản xuất qua dạng “lợi nhuận cao hơn” lOMoARcPSD|46342985 SỞ HỮU CÔNG
Thường áp dụng ở những nước châu Âu, khi nhà nước sở hữu những công ty như điện thoại, nước và điện.
Nhưng nhiều nhà kinh tế học vẫn thích công ty độc quyền được điều phối bởi chính nó, hơn
là nhà nước, vì khi một doanh nghiệp làm việc xấu để giảm chi phí, chắc chắc, nó sẽ bị sa
thải. Nhưng nếu nhà nước làm chuyện đó, thì người thiệt hại không phải là nhà nước mà là
người tiêu dùng và người trả thuế. KHÔNG LÀM GÌ CẢ
Trong nhiều trường hợp, việc can thiệp của nhà nước tỏ ra không hiệu quả. Nên nhà nước
tốt nhất nên không có sự can thiệp gì vào thị trường độc quyền
PHẦN 5: SỰ PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
Từ đầu, ta xem như Công ty độc quyền sẽ áp dụng mức giá giống nhau cho tất cả các khách
hàng. Nhưng trong một số trường hợp, công ty sẽ bán hàng hoá cho những khách hàng khác
nhau ở những mức giá khác nhau, mặc dù chi phí để tạo ra sản phẩm cho hai khách hàng này như
nhau. Đây gọi là sự phân biệt giá cả.
Trước khi đi vào phân tích thì ta cũng phải chú ý rằng, sự phân biệt giá cả không thể xảy ra
trong thị trường cạnh tranh, vì với một số lượng lớn công ty cùng sản xuất ra một mặt hàng, nếu
công ty nào để mức giá cao thì sẽ không có người mua sản phẩm của họ, nếu để giá thấp hơn giá
thị trường thì họ bị lỗ. Nên việc phân biệt giá cả chỉ xảy ra khi công ty có sức mạnh thị trường.
Truyện về phân biệt giá cả
Để hiểu về vấn đề này, hãy xem thử một ví dụ đơn giản. Giả sử bạn là giám đốc của công ty
xuất bản Readalot. Một tác giả của công ty vừa viết hoàn tất một tác phẩm mới của mình, và giả
sử bạn phải trả cho tác giả là 2 triệu đô tiền nhuận bút. (và coi như tiền in là 0 dollar). Vậy thì
lợi nhuận của công ty là tổng doanh thu trừ đi 2 triệu đô. Vậy, với tư cách là nhà giám đốc, bạn
sẽ phải đặt mức giá nào cho quyển sách đây.
Việc đầu tiên bạn phải làm là phân cách nhu cầu mua quyển sách này. Thị trường của công ty
Readalot cho bạn biết rằng sẽ có 2 loại khách hàng. Một loại là fan cuồng nhiệt của tác giả, với
số lượng khoảng 100,000 người, và sẽ sẵn sàng chi trả $30 để mua quyển sách. Một loại không
phải là fan, và họ sẽ không chịu mua sách nếu giá sách quá $5, với số lượng là 400,000 người.
Có hai mức giá để xác định. $30 là giá cao nhất sẽ được mua bởi 100,000 fan cuồng nhiệt. $5 là giá
thấp nhất và sẽ được mua bởi cả thị trường với số lượng người tổng cộng là 500,000. Với giá $5,
500,000 bản, công ty có tổng doanh thu là 2,5 triệu đô, lợi nhuận là 500,000 đô. Với giá $30, công
ty bán 100,000 bản, doanh thu là 3 triệu đô, lợi nhuận là 1 triệu đô. Như vậy, công ty sẽ tối đa hoá
lợi nhuận bằng cách là bán giá $30 và bỏ lỡ đi mất cơ hội bán cho 400,000 người còn lại lOMoARcPSD|46342985
(quyết định này dẫn tới dead-weight loss, vì công ty để giá cao hơn chi phí biên)
Bây giờ giả sử thị trường của Readalot phát hiện ra một chuyện vô cùng quan trọng: tất cả fan
cuồng nhiệt sống ở Úc, và số còn lại thì sống ở Mỹ. Hơn thế nữa, việc mua sách từ một đất nước
khác là rất khó khăn. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến chiến lược của công ty?
Công ty có thể kiếm thêm lợi nhuận. Bằng cách vừa bán với giá….cho…….(tự điền) Lợi nhuận
bây giờ sẽ là 3 triệu đô. Không gì ngạc nhiên, chắc chắn Readolot sẽ chọn chiến lược phân biệt giá này.
Mặc dù ví dụ trên mang tính lý thuyết, song nó diễn tả thực tế của nhiều công ty xuất bản sách
hiện nay. Ví dụ, sách giáo khoa, thường được bán giá cao hơn bên châu âu, cho với ở Mỹ. Khi
nhà xuất bản cho ra một quyển sách mới, họ luôn bán với giá cao hơn cho phiên bản bìa cứng
và sau đó, sẽ bán giá thấp hơn cho phiên bản bìa mềm. (sự phân cách giá này vượt hơn so với sự
phân cách chi phí in ấn bìa)
Ý NGHĨA CỦA CÂU CHUYỆN
1) Ta thấy rằng, phân biệt giá là cách mà công ty tối đa hoa lợi nhuận.
Việc phân biệt giá cả cần thiết phải có một khả năng phân biệt khác hàng, dựa trên sự sẵn lòng chi trả của họ.
2) Một số sức mạnh thị trường có thể làm ngăn cản quá trình phân biệt giá, gọi là “sự buôn
chứng khoán”, tức là qui trình của việc mua hàng hoá ở thị trường này với mức giá thấp
và bán nó cho một thị trường khác với mức giá cao. Trong ví dụ của chúng ta, giả sử
tiệm sách của ÚC mua sách bên Mỹ và bán cho độc giả của ÚC , thì chắc chắn, không
độc giả nào chịu mua giá mà công ty Readalot đặt ra cả.
3) Việc phân biệt giá cả có thể làm tăng phúc lợi của xã hội. (như ở trên thì tạo ra dead-
weight loss), nếu phân biệt giá cả, tất cả các độc giả đều mua sản phẩm, nên đầu ra rất hiệu quả
Chú ý rằng trong phúc lợi xã hội thì phần gia tăng cao hơn là phúc lợi của nhà sản xuất,
chứ không phải phúc lợi của người tiêu dùng. (vì rõ ràng là công ty có nhiều lợi nhuận hơn)
PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
Sự phân biệt giá cả hoàn chỉnh diễn tả tình huống mà nhà sản xuất biết chính xác sự sẵn
lòng chi trả của người tiêu dùng và có thể bán hàng hoá với mức giá khác nhau cho những khác hàng khác nhau
(phân tích hihf 15-10) để thấy không có dead-weight loss
Thực tế cho thấy rằng không có sự hoàn hảo trong sự phân biệt giá cả. khách hàng không
bước vào cửa tiệm với một cái biển chỉ ra sự sẵn lòng chi trả của họ.Thay vào đó, các công
ty sẽ chia khác hàng ra thành từng nhóm: già với trẻ, người mua ngày thường và người mua ngày cuối tuần…
CÁC VÍ DỤ SỬ DỤNG PHÂN BIỆT GIÁ CẢ
1) Vé xem phim:
Giá vé thấp hơn cho trẻ con, và học sinh, sinh viên. lOMoARcPSD|46342985
2) Giá vé máy bay: Ghế trong máy bay thường được bán ở những mức giá khác nhau.
Thường các hãng hàng không bán vé giá rẻ hơn cho những người đi vé khứ hồi và
những khách hàng ở lại qua ngày thứ Bảy. Điều này có lẽ hơi kì quặc. Nhưng lý do là vì
hãng hàng không mún phân biệt giữa khách hàng là doanh nhân và khác hàng là khác du
lịch. Thường doanh nhân sẽ trả vé ở bất cứ mức giá nào, và họ thường không muốn ở lại ngày thứ Bảy.
3) Phiếu giảm giá: nhiều công ty dán phiếu giảm giá và báo hoặc tạp chí. Một người tiêu
dùng bình thường sẽ ngồi cắt phiếu ra để họ có thể nhận được mức giá ưu đãi. Vậy tại
sao ngay từ đầu, công ty không để mức ưu đãi cho tất cả mọi người ở quầy bán hàng của
mình. Câu trả lời là một người giàu có và bận rộn, sẽ không bao giờ có thời gian chỉ đẻ
cắt những phiếu giảm giá từ một tờ báo, mà họ sẽ trả ở bất cứ mức giá nào. Một người bị
thất nghiệp hay thường làm như vậy.
4) Gói hỗ trợ sinh viên: Thường trường đại học và cao đằng có các gói hỗ trợ sinh viên.
Nhiều sinh viên giàu có và có nguồn cung tài chính cao hơn, sẽ có sự sẵn lòng chi trả
cao hơn. Bằng cách áp dụng mức học phí cao, rồi kèm theo gói hỗ trợ sinh viên, nhà
trường sẽ chọn được mức học phí phù hợp.
5) Giảm giá trên số lượng. Thường áp dụng ở các tiệm bán đồ ăn. Chằng hạn mua một cái
bánh mất $5, nhưng khi mua 10 cái thì chỉ còn $45. KẾT LUẬN
Độc quyền rất phổ biến trong thị trường hiện nay. Hầu hết các công ty có sự điều chỉnh mức
giá của riêng mình, vì sản phẩm của họ không giống hệt với các công ty khác.
Tuy nhiên, công ty với sức mạnh độc quyền thực chất thì khá hiếm. Vì một số ít hàng hoá
được xem là độc nhất. Hầu hết đều có thể được thay thế, mặc dù không giống hệt, nhưng có một sự trương đồng.