Một số câu hỏi trắc nghiệm hay môn Giáo dục quốc phòng – an ninh học phần I (có đáp án) | Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Câu 27: Những câu trích dưới đây, câu nào không thể hiện tinh thần chiến tranh nhân dân? a.“Hễ là người Việt Nam thì phải cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc”. b. “31 triệu dân tất cả hành quân, tất cả thành chiến sỹ…”; c.“Nhằm thẳng quân thù mà bắn, máy bay mỹ không có gì đáng sợ”. d. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 26: Chiến tranh nhân dân được thể hiện ở nước ta từ khi nào? a.
Từ kháng chiến chống Pháp. b.
Từ kháng chiến chống Mỹ.
c. Từ thời phong kiến. d. Từ thời nguyên thủy.
Câu 27: Những câu trích dưới đây, câu nào không thể hiện tinh thần chiến tranh nhân dân?
a.“Hễ là người Việt Nam thì phải cầm vũ khí đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc”. b.
“31 triệu dân tất cả hành quân, tất cả thành chiến sỹ…”
c.“Nhằm thẳng quân thù mà bắn, máy bay mỹ không có gì đáng sợ”. d.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng?
a.Chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao không thể tiến hành chiến tranh nhân dân. b.
Chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao chiến tranh nhân dân vẫn được tiến hành và phát huy hiệu quả.
c.Chiến tranh nhân dân chỉ phù hợp với vũ khí thông thường. d.
Tương lai chiến tranh nhân dân không còn tác dụng nữa.
Câu 29 : Thế trận chiến tranh nhân dân là :
a.Xây dựng các công trình phòng thủ trong nhân dân. b.
Thế bố trí dân cư trong cả nước.
c.Là sự tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện để tiến hành chiến tranh. d.
Là việc sắp xếp phân chia, bố trí vũ khí thiết bị.
Câu 30 : Nhận định nào sau đây đúng?
a.Chiến tranh nhân dân mâu thuẫn với lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều. b.
Chiến tranh nhân dân chính là tạo cơ sở cho lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh
nhiều. c.Chiến tranh nhân dân là nghệ thuật hao tổn lực lượng. d.
Lực lượng vũ trang tinh nhuệ không cần phải chiến tranh nhân dân.
Câu 31. Một trong những mục đích của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN là:
A. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
B. Bảo vệ hậu phương vững chắc.
C. Bảo đảm “thế trận lòng dân”.
D. Bảo đảm cho tiền tuyến càng đánh, càng mạnh.
Câu 32. Điểm mạnh cơ bản của địch khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam là:
A. Sử dụng biện pháp phi vũ trang để lừa bịp đư luận.
B. Tiến công VN theo học thuyết tác chiến “Không - Bộ - Biển”.
C. Thực hiện “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
D. Có thể cấu kết được với lực lượng phản động nội địa.
Câu 33. Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Là cuộc chiến tranh toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
B. Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Là cuộc chiến tranh toàn diện lấy quân sự là quyết định.
D. Là cuộc chiến tranh cách mạng chống các thế lực phản cách mạng.
Câu 34. Mặt trận nào có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi trong chiến tranh nhân dân Việt Nam? A. Mặt trận kinh tế. B. Mặt trận ngoại giao. C. Mặt trận quân sự. D. Mặt trận chính trị.
Câu 35. Theo quan điểm của Đảng, yếu tố quyết định thắng lợi trên chiến trường là:
A. Vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
B. Vũ khí hiện đại, nghệ thuật tác chiến cao.
C. Con người và vũ khí, con người là quyết định.
D. Vũ khí hiện đại và người chỉ huy giỏi.
Câu 36. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ giữa:
A. Chống quân xâm lược với chống bọn khủng bố.
B. Chống quân địch tấn công từ bên ngoài và bạo loạn lật đổ từ bên trong.
C. Chống bạo loạn và trấn áp bọn phản động.
D. Chống bạo loạn lật đổ và các hoạt động phá hoại khác.
Câu 37. Trong chiến tranh nhân dân kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm:
A. Đoàn kết mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
B. Tăng cường đấu tranh với các lực lượng phản động.
C. Nhận thức kịp thời về tình hình thế giới.
D. Tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 38. Lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc gồm:
A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. Lực lượng toàn dân lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C. Lực lượng vũ trang ba thứ quân kết hợp các lực lượng vũ trang khác.
D. Là sự phối hợp giữa các lực lượng.
Câu 39. Lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm:
A.Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.
B. Quân đội, công an, dân quân tự vệ.
C. Quân thường trực, quân dự bị, lực lượng dân phòng.
D.Bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, thanh niên xung phong.
Câu 40, Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc phải lấy lực lượng nào làm nòng cốt?
A. Lực lượng quân đội.
B. Lực lượng bộ đội chủ lực.
C. Lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Dân quân tự vệ và bộ đội địa phương.
Câu 41. Tiến hành chiến tranh toàn diện phải kết hợp chặt chẽ giữa:
A. Thế trận chiến tranh với lực lượng chiến tranh.
B. Chống địch tấn công bằng biện pháp phi vũ trang với bạo loạn lật đổ từ bên trong.
C. Đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng.
D. Chống bạo loạn lật đổ với các hoạt động phá hoại khác.
Câu 42. Trong chiến tranh nhân dân tại sao phải kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa
kháng chiến vừa xây dựng?
A. Kẻ địch đẩy mạnh thủ đoạn kết hợp với lực lượng phản động nội địa.
B. Kẻ địch sử dụng chiến tranh tâm lý.
C. Nhằm xây dựng tốt nòng cốt của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
D. Do nhu cầu bảo đảm chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương.
Câu 43. Điền vào chỗ trống cụm từ còn thiếu trong đoạn văn sau: “Kết hợp sức mạnh dân tộc
với....., phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân tiến bộ trên thế giới”. A. xu thế toàn cầu hóa B. sức mạnh thời đại C.
sức mạnh của dư luận quốc tế D. sức mạnh quốc tế
Câu 44. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân là:
A. Sự tổ chức lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
B. Sự tổ chức lực lượng trong quá trình chuẩn bị chiến tranh.
C. Sự bố trí lực lượng nòng cốt khi có chiến tranh xảy ra.
D. Sự sắp xếp lực lượng ngay từ thời bình ở các khu vực có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Câu 45. Một trong những biện pháp để tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ
giữa các mặt trận là:
A. Đảng phải có đường lối chiến lược đúng đến cho từng mặt trận đấu tranh.
B. Tăng cường giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
C. Xác định dùng đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
D. xác định đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng của Việt Nam.
Câu 46. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Chiến tranh nhân dân đòi hỏi sự nghiên cứu để phát triển vũ khí mới.
B. Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN áp dụng chiến thuật “lấy ít đánh
nhiều”, “lấy nhỏ đánh lớn".
C. Chiến tranh nhân dân Việt Nam chỉ phù hợp với vũ khí thông thường.
D. Trong tương lai, chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao sẽ thay thể chiến tranh nhân dân,
Câu 47. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng:
A.Để đi đến thắng lợi, nhân dân ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
B. Trong chiến tranh nhân dân, Việt Nam phải vừa kháng chiến, vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất,
C. Đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trường, Việt Nam phải kịp thời trấn áp mọi âm mưu
và hành động phá hoại của địch ở hậu phương.
D.Chiến tranh nhân dân Việt Nam có đặc điểm là hiện đại về vũ khí, trang thiết bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.
Câu 48. Trong chiến tranh nhân dân tại sao Việt Nam phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước
và từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài?
A. Kẻ thù xâm lược Việt Nam có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn rất nhiều lần.
B. Kẻ thù tiến công bất ngờ bằng các “đòn phủ đầu”.
C. Kẻ thù sử dụng thủ đoạn kết hợp với các lực lượng phản động nội địa.
D. Kẻ thù không đủ kỹ năng để đánh dài ngày do chi phí tốn kém.
Câu 49. Một trong những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuẩn bị cho chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước để đánh lâu dài.
B. Chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế, quân sự để đánh lâu dài.
C. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài.
D. Chuẩn bị trên tất cả khu vực phòng thủ để đủ sức đánh lâu dài.
Câu 50. Lực lượng toàn dân trong chiến tranh nhân dân được tổ chức chặt chẽ thành các lực lượng nào?
A. Lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. Lực lượng quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự. và bộ đội địa phương.
C. Lực lượng quần chúng rộng rãi
D. Lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 51. Đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam là:
A. Chủ nghĩa đế quốc và phản động lưu vong
B. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế
C. Các thế lực phản cách mạng
D. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
Câu 52. Một trong những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi xâm lược nước ta là:
A. Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài với
bạo loạn lật đổ từ bên trong
B. Đánh đồng loạt các mục tiêu, trên từng khu vực và kết hợp với các biện pháp phi vũ trang
để tuyên truyền, lừa bịp dư luận
C. Thực hiện bao vây phong tỏa kinh tế, quân sự, vừa đánh vừa thăm dò phản ứng của ta, kết
hợp với lôi kéo đồng minh
D. Đánh hủy diệt ngay từ đầu, đưa lực lượng đối lập lên nắm quyền, kết hợp với đưa lực lượng
quân sự vào chiếm đóng hỗ trợ chính phủ mới
Câu 53. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, khó khăn cơ bản nhất của địch là:
A. Tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa sẽ bị thế giới lên án
B. Phải đương đầu với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
C. Phải tác chiến trong điều kiện địa hình thời tiết phức tạp
D. Có nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật
Câu 54. Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng được củng cố và phát triển vững chắc
B. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân đã được chuẩn bị từ thời bình và thường xuyên
được củng cố, phát triển
C. Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố vững chắc
D. Thế trận quốc phòng, an ninh được xây dựng rộng khắp trên cả nước, từng địa phương, có trọng tâm, trọng điểm
Câu 55. Điểm mạnh cơ bản của địch khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta là:
A. Có vũ khí trang bị hiện đại, khoa học - công nghệ tiên tiến, kỹ thuật quân sự hiện đại
B. Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và khoa học, công nghệ
C. Quân số đông, vũ khí , trang bị kỹ thuật hiện đại
D. Khi tiến công, có sự cấu kết với bọn phản động trong nước gây bạo loạn
Câu 56. Một trong những tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là:
A. Là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa
B. Là cuộc chiến tranh cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc
C. Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại
D. Là cuộc chiến tranh cách mạng, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội.
Câu 57. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc “là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách
mạng, nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân” là một nội dung của:
A. Đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
B. Đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
C. Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
D. Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Câu 58. Một trong những nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân là:
A. Tổ chức thế trận toàn dân đánh giặc
B. Tổ chức thế trận đánh giặc của các địa phương
C. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân
D. Tổ chức thế trận khu vực phòng thủ
Câu 59. Một trong những quan điểm của Đảng ta về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là:
A. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh lâu dài
B. Chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế, quân sự để đánh lâu dài
C. Chuẩn bị chu đáo, toàn diện, rộng khắp để đủ sức đánh lâu dài
D. Chuẩn bị trên tất cả khu vực phòng thủ để đủ sức đánh lâu dài
Câu 60. Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là cuộc chiến tranh mang tính chất:
A. Toàn dân, lực lượng chính trị làm nòng cốt B. Toàn dân, toàn diện
C. Toàn diện, lấy quân sự là quyết định
D. Cách mạng chống các thế lực phản cách mạng
Câu 61. Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A. Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh
B. Chiến tranh diễn ra ác liệt, phải đối phó với vũ khí công nghệ cao của địch ngay từ đầu và trong suốt quá trình
C. Chiến tranh diễn ra phức tap, phải đối đầu với lực lượng quân sự nhiều nước tham gia, diễn ra quyết liệt
D. Chiến tranh diễn ra với quy mô lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước rất quyết liệt
Câu 62. “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự
cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới” là
một trong những nội dung của:
A. Đặc điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
B. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
C. Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
D. Nội dung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Câu 63. Một trong những quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là:
A. Tiến hành chiến tranh trên cả nước, trên mọi mặt trận, lấy thắng lợi quân sự là là yếu tố
quyết định giành thắng lợi
B. Tiến hành chiến tranh toàn diện, đánh địch trên mọi mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao,
trên cả ba vùng chiến lược
C. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại
giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
D. Tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ bằng sức mạnh của cả dân tộc để bảo vệ độc
lập tự do của dân tộc , bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Câu 64. Tính hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam là:
A. Hiện đại về vũ khí, trang bị, cách đánh và thế trận
B. Hiện đại về tri thức lực lượng vũ trang và vũ khí, trang bị
C. Hiện đại về vũ khí, trang bị và hệ thống phòng thủ
D. Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự