Một số học thuyết Phi Mac-xít - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Thuyết thần học( ra đời sớm nhất) , nhà nước được tạo ra từ các thế lực siêu nhiên, nó vĩnh cửu và bất biến. Vua được mệnh danh thiên tử là con của trời vì vậy quyết định của vua là quyết định của trời không ai có thể chống lại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Một số học thuyết Phi Mac-xít về nguồn gốc nhà nước
Thuyết thần học( ra đời sớm nhất) , nhà nước được
tạo ra từ các thế lực siêu nhiên, nó vĩnh cửu và bất
biến. Vua được mệnh danh thiên tử là con của trời vì
vậy quyết định của vua là quyết định của trời không ai có thể chống lại
Thuyết gia trưởng, họ cho rằng nhà nước là kết quả từ
sự phát triển gia đình, nhà nước như là một gia đình
lớn được hợp thành từ nhiều gd là hình thức tổ chức
tự nhiên của đời sống. Vì vây nhà nước tồn tại trong
mọi xã hội. Quyền lực thuộc về người đàn ông đứng
đầu nhà nước like người gia trưởng của gia đình
Thuyết khế ước xã hội vào thế kỷ 18 nhằm chống lại
sự độc đoán của nhà nước pk, họ cho rằng nhà nước
là sản phẩm của một hợp đồng, nhà nước không
mang tính giai cấp mà bảo vệ lợi ích hợp pháp của
nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân
có quyền đứng lên làm cách mạng xóa bỏ hợp đồng
nếu nhà nước không hoàn thành vai trò của mình.
Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước là sản phẩm của
đấu tranh, các bộ lạc nguyên thủy đấu tranh với nhau
và bộ lạc sẽ tạo nên bộ máy nhà nước trấn áp thị tộc.
Bộ máy đó chính là nhà nước
Thuyết tâm lý, thời kỳ công xã nguyên thủy con người
có bộ não kém phát triển và thể lực yếu. Vì vậy họ sợ
hãi trước thiên nhiên, họ có xu thế tôn sùng các thủ
lĩnh, giáo sĩ, những người được cho là có xứ mệnh
lãnh đạo xã hội. Họ là biểu tượng cho sức mạnh và
quyền lực có thể che chở cho cả cộng đồng
Tuy ra đời trong các khoảng thời gian khác nhau
nhưng học thuyết phi mác xít chưa lý giải được
sự ra đời của nhà nước. Đồng thời chưa phản
ánh được vấn đề giai cấp của nhà nước
2. Quan điểm chủ nghĩa mac lenin- học thuyết mác xít
Căn cứ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, học thuyết mac lenin đã giải thích có khoa
học rằng nhà nước xuất hiện khi tư hữu xuất hiện, xã hội có sự phân hóa giai cấp
Nhà nước là sản phẩm của những biến đổi trực tiếp trong
xã hội cộng sản nguyên thủy - Công xã nguyên thủy:
+ kinh tế: săn bắt hái lượm ( đàn ông khỏe hơn phụ trách
việc săn bắt còn phụ nữ hái lượm, người già và trẻ em làm
những công việc nhẹ hơn khác. Phân công lao động tự
nhiên và theo giới tính. Phụ thuộc vào thiên nhiên. Công
hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
+ xã hội: cấp thấp nhất là thị tộc( những người có chung
huyết thống), do còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
nên vai trò của người phụ nữ rất lớn nên giai đoạn này
tồn tại chế độ mẫu hệ. Sau này khi quan hệ hôn nhân
dần thay đổi cũng như con người ít bị phụ thuộc vào
thiên nhiên, nam giới được coi trọng hơn về sức lực nên
chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ. Các thị tộc thường
sống xa nhau nhưng sau này về vấn đề liên hôn ngoài
thị tộc cùng như giúp đỡ nhau chống kẻ thù nên họ
thường sống gần nhau tạo nên bào tộc. Các bào tộc tạo
nên bộ lạc. Xã hội công xã nguyên thủy không có giai
cấp do họ cùng tạo nên sp ld. Về quyền lực xã hội: đứng
đầu các thị tộc là tộc trưởng, họ là những người lớn tuổi,
có uy tín và có kinh nghiệm sống. Vai trò của họ là phân
công lao động cũng như sản phẩm lao động, tổ chức lễ
nghi tôn giáo. Dưới tộc trưởng là các thủ lĩnh quân sự để
đảm nhiệm các vấn đề lãnh thổ or tổ chức chiến tranh
với thị tộc khác. Cơ quan quyền lực cao nhất được thành
lập từ các thành viên lớn tuổi gọi là hội đồng thị tộc, họ
quyết định đến các vấn đề chiến tranh, di cư...quyền lực
của thị tộc được đảm bảo thực hiện do uy tín của người
đứng đầu hay ý kiến của số đồng. Cách thức tổ chức của
bào tộc và bộ lạc cũng tương tự thị tộc nhưng quy mô
lớn và mức độ tập trung quyền lực cao hơn. Thành viên
của 2 cái này chủ yếu là tù trưởng và các thủ lĩnh quân
sự. Tuy vậy quyền lực vẫn mang tính xã hội và phục vụ
cho xã hội, không có sự phân chia giai cấp
Tóm lại tổ chức xã hội thị tộc không có quyền lực tách riêng.
Quyền lực gắn liền với lợi ích cộng đồng. Không có bộ máy
cưỡng chế. Được gọi là quyền lực xã hội
Sự tan rã của chế độ thị tộc và nhà nước ra đời:
- Nguyên nhân: do lực lượng sản xuất phát triển. Kinh
tế phát triển. Xuất hiện sản phẩm dư thừa. Xuất hiện
giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
- 3 lần phân công lao động dẫn tới sự xuất hiện của nhà nước
+ lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Sự xuất hiện
của công cụ kloai. Con người đã tách khỏi tn và biết
tác động vào tự nhiên để đổi lấy của cải dư thừa. Họ
thuần hóa các con thú thành vật nuôi, trồng trọt phát
triển kéo theo chăn nuôi sau đó chăn nuôi phát triển
tách khỏi trồng trọt. Như vậy 1 thị tộc có thể sống
nhờ chỉ trồng or chăn nuôi. Mặt khác xuất hiện của
cải dư thừa các tầng lớp như tộc trưởng or thủ lĩnh họ
thường chiếm nhiều hơn. Không chỉ vậy con người đã
có khả năng lao động độc lập. Từ đó dẫn đến phân
chia giàu nghèo. Xuất hiện tư hữu, không còn các gia
đình thị tộc mà tồn tại chế độ 1 vợ 1 chồng, tổ tiên se
truyền lại kinh nghiệm và các công cụ sản xuất cho
con cháu để duy trì chế độ tư hữu. Mặt khác con
người đã nhận thức được tầm quan trọng của sức lao
động nên họ đã không giết tù binh chiến tranh mà giữ
lại để sử dụng sức lao động vì thế mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
+ lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Do
nhu cầu tất yếu của con người, khi đã có đủ cái ăn cái
mặt con người thường có những nhu cầu nâng cao
chất lượng sống làm cho Xuất hiện các nghề thủ công
như dệt, gốm, đồ trang sức, riệu. Bên cạnh đó nhu
cầu khai khẩn đất hoang làm xuất hiện các sưởng đúc
đồng, sắt. Vì thế có các hộ gia đình., cá nhân họ chỉ
làm thủ công nghiệp mà không tham gia vào nông
nghiệp. Mặt khác sức lao động ngày càng được coi
trọng nên các thị tộc và bộ lạc thường cố tình tạo ra
các cuộc chiến tranh để thu nhiều tù binh hơn, bóc lột
sức lao động của họ cả ngày lẫn đêm.
+ lần 3 sự xuất hiện của thương nghiệp. Khi xã hội có
sự chuyên môn hóa nhất định dẫn tới nhu cầu về trao
đổi sp, từ đó hàng hóa ra đời, xuất hiện cùng lúc với
ngành sản xuất hàng hóa là sự ra đời của thương
nghiệp. Từ đó xuất hiện giai cấp mới là thương nhân,
giai cấp này không trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất mà trao đổi buôn bán hàng hóa từ nơi này
tới nơi khác. Kết quả của lần thứ 3 cũng dẫn tới việc
ra đời của đồng tiền và cho vay nặng lãi, thế chấp tài
sản, chuyển nhượng đất đai. Việc này nhanh chóng
gây nên sự bần cùng hóa trong xã hội và tạo nên 2
thái cực là người giàu( bao gồm tộc trưởng và các thủ
lĩnh giàu lên cho chiếm đoạt tài sản dư thừa, con cháu
của họ, thương nhân và nông dân xuất sắc) người
nghèo( bao gồm thương nhân làm ăn thua lỗ, nô lệ
chiến tranh, nông dân bị mất ruộng đất). Để đảm bảo
an toàn cho bản thân cũng như của cải giai cấp thống
trị đã lập ra nhà nước để đàn áp các giai cấp khác,
mặt khác trải qua 3 lần phân công các yếu tố tiên
quyết cho sự tồn tại của thị tộc đã bị phá vỡ, những
người chung huyết thống không còn sinh sống trên
địa bản nhất định mà đã di chuyển do sự chi phối của
ngành nghề, thông qua khai khẩn đất hoang... đặc
biệt con người đã tự có thể làm việc không còn làm
chung ăn chung, đòi hỏi phải có tổ chức khác thay thế
thị tộc. Nhà nước xuất hiện trong lòng xã hội và xuất
hiện 1 cách khách quan, nó là sản phẩm của 1 xã hội
phát triển đếm 1 giai đoạn nhất định. Trong tác phẩm
“ nhà nước và cách mạng” lênin nhấn mạnh “ nhà
nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn không
thể điều hòa được”.
3. Khái niệm, bản chất và đặc trưng của nhà nước A, khái niệm
“ nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
các chức năng đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo
vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền”.
- Vd: nhà nước phong kiến khi xuất hiện sẽ sử dụng quyền
lực chính trị, bộ máy chuyên chế nhằm duy trì trật tự xã
hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến,
tương tự nhà nước tư bản cn
B, bản chất của nhà nước
- Bản chất nhà nước là thuộc tính bên trong gắn liền với nhà
nước, nhà nước xuất hiện từ những nhu cầu chính là điều
hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng và quản lý xã
hội trong vòng trật tự và ổn định do đó nhà nước luôn có 2
thuộc tính đó là giai cấp và xã hội. Làm rõ bản chất của
nhà nước cũng là cơ sở để phân biệt kiểu nhà nước này với kiểu nhà nước khác
+ tính giai cấp: xuất phát từ nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại
trong lòng xã hội có giai cấp nên nhà nước có tính giai cấp
sâu sắc. Để đảm bảo quyền lực và lợi ích, giai cấp thống trị
sử dụng nhà nước như một công cụ sắc bén để thực hiện
sự bảo vệ giai cấp mình, đồng thời thiết lập, củng cố và
duy trì trật tự, ổn định xã hội. Bộ máy sắc bén của nhà
nước gồm: quân đội, cảnh sát, tòa án , nhà tù.... nhà nước
có thể tác động mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã
hội, thông qua 3 dạng quyền lực: về kinh tế( đưa ra các
chính sách về thuế..), vê tư tưởng( xd hệ tư tưởng của
mình thành hệ tư tưởng của toàn xh) và về chính trị( đưa
ra các công cụ cưỡng chế để quản lý)
+ tính xã hội: nhà nước ra đời xuất phát từ việc mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được. Thành lập nhà nước,
tầng lớp thống trị cũng phải đối mặt với sự nổi dậy của các
giai cấp khác, cho nên để dung hòa mâu thuẫn cũng như
củng cố địa vị xã hội nhà nước phải giải quyết các vấn đề
xã hội như xây đê, bv, bảo vệ mt, an ninh... thực tế cho
thấy khi nhà nước làm tốt tính xã hội thì càng củng cố quyền lực thống trị
C, đặc trưng của nhà nước ( 5 đặc trưng)
- Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
- Phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
- Có chủ quyền quốc gia( like thị tộc)
- Ban hành pháp luật và quản lý bắt buộc
- Quy định thuế, thu thuế bắt buộc
=) từ đặc trưng và bản chất để pb nhà nước với các tổ chức khác 4. Bộ máy nhà nước A, khái niệm
“ bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động
theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị”.
- Đặc điểm của cơ quan nhà nước:
+ được thành lập theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục
+ nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng,
quyền hạn theo vị trí, vai trò của mình
+ quyền hạn nhất định trong phạm vi thẩm quyền pl quy định
=) tóm lại “ cơ quan nhà nước là một tổ chức mang quyền
lực nhà nước được thành lập trên cơ sở pháp luật và được
giao những nhiệm vụ quyền hạn nhất định để thực hiện
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi nhất định.
B, cấu trúc bộ máy nhà nước
Chế định nguyên thủ quốc gia: là người đứng đầu nhà
nước, có quyền thay mặt nhà nước giải quyết các vấn
đề đối nội và đối ngoại của nhà nước, ở các quốc gia
khác nhau thì chế định này có tên gọi khác nhau như
chủ tịch nước, tổng thống, quốc vương.... mặc dù
không nằm trong cơ quan lập pháp( công bố luật),
hành pháp ( có quyền bổ nhiệm cơ quan cấp cao
đứng đầu các lực lượng vũ trang, bổ nhiệm các đại sứ,
các đại diện ngoại giao và triệu hồi các đại sứ) và tư
pháp( bổ nhiệm thẩm phán, quyền đăch xá, ân xá)
nhưng nguyên thủ quốc gia có quyền hạn rất lớn trong 3 lĩnh vực này.
Cơ quan lập pháp: ở các nhà nước khác nhau có cơ
quan lập pháp khác nhau ( tư sản- nằm trong tay nghị
viện- nghị viện có chức năng: lập pháp, giám sát
chính phủ,chức năng tài chính. Nhà nước XHCN lập
pháp có vị trí quan trọng vì nằm trong tay quốc hội).
Cơ quan hành pháp: nằm trong tay chính phủ, chính
phủ thực hiện sự quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên
để thực hiện chức năng quản lý, nhà nước ban hành
vb pl gọi là hd lập quy. ở bất kì quốc gia nào thì chính
phủ luôn giữ vị trí trung tâm.
Cơ quan tư pháp: nằm trong tay tòa án, với chức năng
xét sử nhằm đảo bảo quyền, ntac độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
5. Bản chất và chức năng của nhà nước chủ nô
5 hình thái xh: cộng sản nguyên thủy- chiếm hữu nô lệ-
phong kiến- tư bản chủ nghĩa- xã hội chủ nghĩa. Chỉ có 4
hình thái phân chia giai cấp nên có 4 loại nhà nước. Sự ra
đời của 1 nhà nước mới là do 1 tầng lớp lật đổ nhà nước cũ a. Bản chất
Là nhà nước ra đời đầu tiên, ra đời sau khi tan rã chế độ
CSNT gắn với sự phân hóa giái cấp và chế độ tư hữu. Vd:
trung quốc, ai cập...- đánh dấu bước phát triển mới, làm
cho phân công lao động thực hiện vs quy mô lớn giữa cn
và nn, xuất hiện thời kì hưng thịnh nhất của thế giới cổ đại.
Tính giai cấp: có 2 gc nô lệ ( số đông, nghèo, bị coi là
công cụ ld) và chủ nô( số ít, giàu). Nhà nước chủ nô pt
phát triển do pt chế độ tư hữu tư nhân, còn phương
đông do sự phân hóa gc diễn ra chậm chạp nên nhà
nước ra đời vẫn tồn tại các tổ chức tự quản công xã, nên
nhà nước tồn tại và có sự đan xen giữa chế độ nhà nước
và chế độ cộng sản nguyên thủy. Nô lệ phương đông
không phải là lực lượng sản xuất chính của xã hội nên
đời sống họ dễ chịu hơn nô lệ phương tây. Sự ra đời của
nhà nước chủ nô là một bước tiến của nhân loại và cả
của cả 2 gc. Bởi nô lệ chiến tranh kh bị giết mà bị chiếm hữu sức ld.
Tính xã hội: trị thủy, chống ngoại xâm, thương mại- mục
đích bảo vệ quyền và tài sản của giai cấp cầm quyền.
=) tóm lại đây là bước tiến lớn của văn hóa nhân loại,
tạo tiền đề cho sự pt kinh tế sau này. B, chức năng Đối nội
+ củng cố bảo vệ chế độ sở hữu ( biểu hiện bản chất của nhà nước chủ nô)
+ chức năng đàn áp bằng quân sự với sự phản kháng
của nô lệ và các giai cấp khác
+ chức năng đàn áp về tư tưởng Đối ngoại
+ tiến hành chiên tranh xâm lược – qh giai cấp, các nhà nước luôn cẳng thẳng
+ phòng thủ đất nước: xây thành... 6. Nhà nước phong kiến A, bản chất
Ra đời vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, mâu
thuẫn 2 gc gây gắt , đấu tranh nổ ra làm lung lay gc. Xã
hội pk đã hình thành và thay thế hình thái kinh tế- xh
chiếm hữu nô lệ. ở châu âu ra đời sau sự sụp đổ của chiếm
hữu nô lệ còn ở châu á thì đây là nhà nước đầu tiên của 1 số nước như mông cổ
Tính giai cấp: địa chủ, lãnh chúa( nắm trong tay ruộng
đất) và nông dân, nông nô( bị thụ địa tô- pt bóc lột)
ngoài ra còn có thợ thủ công. Chế độ kinh tế được xây
dựng trên cơ sở chiếm hữu đất đai. Địa chủ kh có quyền
sở hữu nông dân như chủ nô với nô lệ, nông dân cũng có
nhiều quyền hơn nô lệ. Đàn áp và bóc lột.
Tính xã hội: tính xã hội rõ nét hơn nhà nước chủ nô
b. chức năng của nhà nước pk đối nội :
+bảo vệ, củng cố, phát triển PTSX phong kiến( ptay :
sh tư nhân- lãnh chúa. Pdong: sở hữu nhà nước ( vua)
+ đàn áp nông dân và người lao động bằng bạo lực
+ nô dịch về tư tưởng, có sự kết hợp về thần quyền và thế quyền
đối ngoại: + chiến tranh xâm lược + phòng thủ đất nước C, bộ máy nhà nước