-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Một số tình huống thường gặp trong sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Một số tình huống thường gặp trong sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Một số tình huống thường gặp trong sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Một số tình huống thường gặp trong sư phạm | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tình huống sư phạm: Sau buổi tổng kết cuối năm học, một phụ huynh ( phụ
huynh này vắng mặt trong tất cả các buổi họp phụ huynh) gọi điện cho giáo viên
ý kiến với lời lẽ gay gắt: Tại sao con tôi tất cả các môn học đều đạt điểm 9 mà
lại không được khen thưởng. Hay là vì ngày lễ, tết tôi không có quà tặng cô giáo
nên cô giáo không xét thưởng cho con tôi!
Phân tích tình huống:
Đầu tiên, giáo viên cần nhận định rõ tình hình: Do phụ huynh này vắng mặt
tất cả các buổi họp nên không nắm được cách đánh giá, khen thưởng học sinh
mà giáo viên đã triển khai và tuyên truyền tới các phụ huynh. Thứ hai, do phụ
huynh không nắm được kết quả thi đua học tập và kết quả đánh giá, khen thưởng
của toàn lớp nên có suy nghĩ con mình là trường hợp cá biệt cô giáo không xét
khen thưởng do cha mẹ không tặng quà cô giáo trong các dịp lễ tết. Xử lí tình huống:
- Trước hết, giáo viên cần bình tĩnh lắng nghe để hiểu suy nghĩ cũng như
nhận thức của phụ huynh về vấn đề đang trao đổi tránh tự ái dẫn đến không sáng suốt trong việc xử lí.
- Sau đó, giáo viên tuyên truyền lại với phụ huynh về cách đánh giá và xét
khen thưởng theo thông tư mới: Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học
tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực,
phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học
hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận
Giáo viên cần giải thích để phụ huynh rõ: Điểm số chỉ là một trong rất
nhiều căn cứ và quan trọng nhất phải là kết quả đánh giá thường xuyên của các
em về tất cả các mặt: Học tập, năng lực, phẩm chất. Tiếp đó, giáo viên cần chỉ ra
lí do cụ thể mà em học sinh đó chưa được xét khen thưởng mặc dù có kết quả thi
cuối kì cao. Đồng thời , nếu trong lớp còn những trường hợp tương tự khác, giáo
viên cũng cần chỉ rõ để phụ huynh thêm tin tưởng vào sự công tâm của giáo viên và nhà trường.
- Tiếp đó cần chỉ rõ cho phụ huynh thấy: Việc người giáo viên có quan
tâm, yêu thương các học sinh hay không không thể hiện ở việc có xét thưởng
cho em học sinh đó hay không mà thể hiện ở việc trong suốt năm học, hàng
ngày các thầy cô đã ân cần quan tâm, dạy dỗ các em như thế nào. Giáo viên cần
chỉ rõ những mặt mạnh, điểm yếu của học sinh và sự tiến bộ của cá nhân học
sinh đó dưới sự dìu dắt của cô giáo để phụ huynh biết trân trọng sự tận tâm của
thầy cô với em học sinh này.
- Giáo viên cần lưu ý nhắc nhở phụ huynh lí do chính dẫn tới sự hiểu lầm
đáng tiếc này là do phụ huynh còn hạn chế trong việc phối hợp với nhà trường
trong quá trình giáo dục các em cũng như chưa tích cực tham gia vào quá trình
đánh giá việc học tập, rèn luyện của con cùng nhà trường. Giáo viên nên nhắc
nhở phụ huynh thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ đó của mình bằng việc tham
gia họp phụ huynh đầy đủ hơn cũng như thường xuyên trao đổi với thầy cô về
tình hình, kết quả học tập , rèn luyện của con nhiều hơn nữa trong những năm học sau.
Bài học kinh nghiệm: Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên cần chú trọng
trong việc tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh
giá đồng thời phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.
Nếu phụ huynh thường xuyên vắng mặt trong những buổi họp phụ huynh,
giáo viên cần lưu ý vận động, nhắc nhở để phụ huynh hiểu và thực hiện tốt
quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình để việc giáo dục các em đạt kết quả tốt nhất.