-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lịch sử Đảng 92 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam là:
- Nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, giải phóng sức sản xuất.
- Phát triển lực lượng sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng nội lực và và ngoại lực,
thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hoá.
- Để thực hiện một xã hôi dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh.
Để thự hiện hai mục tiêu trên thì cần thực hiện tốt 4 chính sách sau: Đó là
thực hiện việc tăng trưởng kinh tế đi liền với thực hiện chính sách công bằng tiến
bộ xã hội trong từng chính sách, trong từng thời kỳ; Thực hiện chính sách khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi liền với xóa đói, giảm nghèo. Trong nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại được thì doanh
nghiệp đó phải chiến thắng trong cạnh tranh, một trong những công cụ chiến thắng
trong cạnh tranh đó là giá. Tức là giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ doanh
nghiệp đó làm ra phải có giá thành hạ, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Muốn làm được
điều đó thì không có cách nào khác là phải luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ
- kỹ thuật và thị trường, không ngừng tiến hành đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên
môn cho người lao động để họ có kỹ năng tiếp cận máy móc càng hiện đại. Từ đó
làm cho lực lượng sản xuất khơi dậy mọi tiềm năng nội lực và ngoại lực.
+ Tiềm năng nội lực: Nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trường
tiêu thụ: trên 86 triệu dân.
+ Tiềm năng ngoại lực: Khoa học công nghệ, vốn đầu tư nước ngoài, kinh nghiệm quản lý.
Thực tiễn cho thấy ở nước ta từ khi cho phép phát triển kinh tế tư bản tư nhân, kinh
tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề lao động việc làm
được giải quyết tốt hơn, tài nguyên thiên nhiên được khai thác có hiệu quả. Các
thành phân kinh tế được Đảng ta nhận thức qua các kỳ Đại hội:
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) Đảng ta khẳng định 5 thành
phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập thể, Kinh Tế tư bản nhà nước, Kinh
tế sản xuất hàng hóa nhỏ và Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976)
+ Miền Bắc: có 3 thành phần kinh tế: Kinh tế XHCN, Kinh tế sản xuất hàng
hóa nhỏ và Kinh tế nông dân gia trưởng,
+ Miền Nam có 5 thành phần kinh tế: Cả 3 thành phần kinh tế của miền Bắc,
Kinh tế TBCN và Kinh tế tư bản nhà nước.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 198 ) Đảng ta khẳng định 5
thành phần kinh tế: Kinh tế XHCN (Khu vực kinh tế quốc doanh và tập
thể), Kinh tế tư nhân TBCN,Kinh tế tư bản nhà nước, Kinh tế tư nhân tự cấp, tự
túc và Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986 Đảng ta khẳng định 5 thành
phần kinh tế:Kinh tế XHCN (Quốc doanh, tập thể, gia đình), Kinh tế sản xuất
hàng hóa nhỏ, Kinh tế tự túc, tự cấp, Kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng ta khẳng định 5 thành
phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư
nhân, và Kinh tế tư bản nhà nước; do vậy NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
chỉ rõ: “Từ các hình thức sở hữu cơ bản sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư
nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh
đa dạng, đan xen, hỗn hợp”.
- Đại hội VIII (năm 1996) có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế
hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà
nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế cơ bản:
- Tại Đại hội IX (năm 2001), gồm có 6 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế
nhà nước, Thành phần kinh tế hợp tác xã Thành ,
phần kinh tế cá thể tiểu
chủ, Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, Thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh tế hỗn hợp (thuộc sở hữu cổ phần).
- Tại Đại hội X (năm 2006), gồm có 5 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế
nhà nước, Thành phần kinh tế tập thể, Thành phần kinh tế tư nhân (bao gồm kinh
tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư bản tư nhân ), Thành phần kinh tế tư bản nhà
nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy Đại hội X chỉ khác Đại hội IX ở chỗ đã sát nhập hai thành phần kinh tế
kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư bản tư nhân thành một thành phần đó là
kinh tế tư nhân, là vì hai thành phần này có điểm chung giống nhau là đều dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân về TLSX; mặt khác chúng ta xóa đi sự mặc cảm đối với
kinh tế tư bản tư nhân và nó sẽ thuận hơn khi nói đến đảng viên được làm kinh tế tư nhân.
Tại Đại hội XI (năm 2011), gồm có 4 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà
nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong 10 năm kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể tuy có chuyển biến nhưng vẫn
chưa vươn lên vượt bậc; trong khi đó kinh tế tư nhân có vai trò khá đậm nét ở chỗ
thành phần này tạo ra 90% việc làm và huy động tới 39% tổng số vốn cho phát
triển kinh tế. Do vậy đại hội khẳng định kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Như vậy qua 9 kỳ đại hội của Đảng thì chúng ta rút ra những vấn đề sau:
- Thứ nhất, nhận thức về các thành phần có khác nhau nhưng tất cả đều thừa nhận
một vấn đề tất yếu khách quan là có sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, mỗi thành
phần tương thích với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
- Thứ hai, qua mỗi lần đại hội thì nhận thức về đặc điểm kinh tế, những ưu thế và
hạn chế của từng thành phần ngày càng sát, càng đầy đủ và sâu sắc hơn.
- Thứ ba, muốn có đường lối, chính sách kinh tế sát đúng từ đó đề ra nhiệm vụ,
mục tiêu kinh tế vừa có tính khả thi vừa đồng bộ thì Đảng ta luôn luôn phải bám
sát thực tiễn, phải khảo sát, đánh giá tổng kết thực tiễn, kết hợp sự vận dụng sáng
tạo lý luận vào thực tiễn Việt Nam. Thực tiễn là một cơ sở của đường lối, đường lối
phải được thực tiễn kiểm nghiệm, đường lối dẫn đường, dẫn dắt cho kinh tế phát
triển không ngừng, mặt khác thực tiễn nó đặt ra và đòi hỏi đường lối phải giải quyết nhiều vấn đề.
- Thứ tư, qua đây ta rút ra bài học là chúng ta không nên giáo điều máy móc
áp dụng lý luận của nước ngoài vào nước ta nói chung cũng như vận dụng lý luận
Mác- Lênin nói riêng. Mà đó phải là quá trình vận dụng độc lập, sáng tạo; mọi
đường lối, chủ trương, chính sách đều phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Đây là một bài học sinh tử đối với cách mạng Việt Nam từ trước đến nay và từ nay mãi mãi về sau./.