-
Thông tin
-
Quiz
Muối amoni là gì? Tính chất hóa học và bài tập về muốn amoni | Hoá học 11
Tất cả các muối amoni đều tan trong nước và là những chất điện ly mạnh. Khi tan chúng điện ly hoàn toàn thành các ion. Trong đó ion NH4+ không màu. Phương trình tổng quát: (NH4 )n A → n NH4 ( + ) + An - Muối amoni của axit mạnh ( A là gốc axit của một axit mạnh ) sẽ thủy phân tạo ra môi trường axit. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Hóa Học 11 140 tài liệu
Hóa Học 11 461 tài liệu
Muối amoni là gì? Tính chất hóa học và bài tập về muốn amoni | Hoá học 11
Tất cả các muối amoni đều tan trong nước và là những chất điện ly mạnh. Khi tan chúng điện ly hoàn toàn thành các ion. Trong đó ion NH4+ không màu. Phương trình tổng quát: (NH4 )n A → n NH4 ( + ) + An - Muối amoni của axit mạnh ( A là gốc axit của một axit mạnh ) sẽ thủy phân tạo ra môi trường axit. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Hóa Học 11 140 tài liệu
Môn: Hóa Học 11 461 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa Học 11
Preview text:
Muối amoni là gì? Tính chất hóa học và bài tập về muốn amoni
1. Muối amoni là gì?
Muối amoni là muối của NH3 với axit bất kì. Chúng bao gồm cation NH4 + và anion gốc axit
Công thức tổng quát : (NH4)nA
2. Tính chất vật lý của muối amoni
Tất cả các muối amoni đều tan trong nước và là những chất điện ly mạnh. Khi tan chúng điện ly hoàn toàn thành các ion.
Trong đó ion NH4+ không màu.
Phương trình tổng quát: (NH4 )n A → n NH4 ( + ) + An -
Muối amoni của axit mạnh ( A là gốc axit của một axit mạnh ) sẽ thủy phân tạo ra môi trường axit. NH4 (+ ) + H2O → NH3 + H3O +
3. Tính chất hóa học của muối amoni
Bên cạnh tính chất vật lý đặc trưng, thì tính chất hóa hoc của muối amoni được thể hiện thông qua phản
ứng với các chất khác bao gồm: dung dịch kiềm và phản ứng nhiệt phân.
- Tác dụng dung dịch kiềm
Khi đun nóng, muối amoni dưới dạng dung dịch đặc phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo ra khí amoniac bay hơi.
Ví dụ : (NH4)2 SO4 + 2 NaOH → 2 NH3 + 2 H2O + Na2SO4
Phương trình thu gọn như sau:
NH4 (+ )+ OH ( - ) → NH3 + H2O
- Phản ứng nhiệt phân muối amoni
Hầu hết các muối amoni đều bị nhiệt phân bởi nhiệt dễ dàng
Khi đun nóng, muối amoni bị phân hủy bởi nhiệt dễ dàng.
Ví dụ : NH4Cl khi được đun nóng sẽ phân hủy thành khí NH3 và HCl
NH4Cl ( r ) → NH3 ( k ) + HCl ( k )
Khi bay lên miệng ống , trong môi trường nhiệt độ thấp hơn, NH3 và HCl lại hóa hợp với hau
tạo tinh thế NH4Cl màu trắng.
Muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như axit nitro, axit nitric sẽ cho ra sản phẩm là N2 và N2O khi bị nhiệt phân.
Ví dụ: NH4NO2 → N2 + 2 H2O NH4NO3 → N2O + H2O
4. Cách nhận biết và điều chế muối amoni 4.1. Nhận biết
Dựa trên tính chất hóa học đặc trưng của muối amoni khi tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra khí amoniac có
mùi khai, người ta coi đây là phương pháp nhận biết muối amoni dễ nhất
NH4 ( + ) + OH ( - ) → NH3 + H2O 4.2. Điều chế
- Cho NH3 tác dụng với xxit
- Dùng phản ứng trao đổi 5. Công dụng
Amoni là nguồn nito quan trọng đối với nhiều loài thực vật đặc biệt là đối với những loài mọc trên đất nhiều
oxy. Tuy nhiên nó cũng đọc đối với hầu hết các loại cây trồng và hhiếmkhi được sử dụng làm nguôn nito duy
nhất. Nito liên kết với protein trong sinh khối chết, được vi sinh vật tiêu thụ chuyển đổi thành các ion amoni (
NH4 + ) có thể được hấp thụ trực tiếp bởi rễ của cây.
Thông qua NH4 + thực vật thủy sinh có thể hấp thụ và kết hợp nito vào protein, axit amin và các phân tử
khác. Nồng độ amoni cao có thể làm tăng sự phát triển của tảo và thực vật thủy sinh.
Các muối amoni được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm.
6. Ảnh hưởng của amoni
Amoni không quá độc đối với con người, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn
cho phép nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu
cho thấy 1 g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo ra 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép
là 0,1 mg/ lít và nitrat là 10 - 50 mg / lít.
Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cất: làm giảm tác dụng của Clo,
làm giảm hiệu quả khử trùng nước. Amoni cùng với các chát vi lượng trong nước (Hợp chất hữu cơ, phốt
pho, sắt, mângn... ) là " thức ăn " để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý.
Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chưa nước.
Nồng độ amoni trong nước cao rất dễ sinh nitrit ( NO2 ). Trong cơ thể động vật nitrit và nitrat có thể biến
thành N - nitroso - là chất tiền ung thư. Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì
amoni dễ dàng chuyển hóa thành chất độc hại, lại khó xử ly. Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, khi vào cơ thể sẽ chiếm mất oxy khiến cho trẻ bị xanh xao, ốm yếu , thiếu máu, khó thở do thiếu oxy
trong máu. Đến một giai đoạn nào đó khi nhiễm amoni nặng sẽ gây ngột thở và tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.
Gây hiện tượng phi dưỡng trong hệ sinh thái nước
Làm cạn kiệt oxy trong nước
Gây đọc đối với hệ sinh vật trong nước .
7. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl,
(NH4)2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
Câu 2: Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4 NO4 số oxi hóa của nito biến đổi như
thế nào? Nguyên tử nito trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nito trong ion
nào của muối đóng vai trò chất oxi hóa?
Câu 3: Cho dung dịch NAOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)SO4 1 M đun nóng nhẹ
a, Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn?
b, Tính thể tích khí đktc thu được?
Câu 4: Cho hàm lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1 M
a, Viết phương trình phản ứng
b, Tính thể tích khí N2 đktc tạo thành sau phản ứng
Câu 5: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 g dung dịch CuCl2 6,75 %
a, Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích NH3 đktc đã dùng là bao nhiêu?
b, Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 đktc đã dùng là bao nhiêu?
Câu 6: Thổi từ từ NH3 đến dư vapf 300 g dung dịch AgNO3 8,5 %. KHi kết tủa hết thì thể tích NH3 đktc đã dùng là : A. 4,48 l B. 3,36 l C. 10,08 l D. 6,72 l
Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi dãn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng
A. bột Cuo từ màu đen sang màu trắng
B. bột Cuo từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ
C. bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ
D. bột Cuo không đổi màu.
Câu 8: Cho 23,9 g hỗn hợp X gồm NH4Cl và ( NH4 )2 SO4 tác dụng hết với xút, đun nóng thu được 8,96 l khí đktc
a, Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong dung dịch X
b, Cho 4,78 hỗn hợp X tác dụng bới BaCl2 có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được
Câu 9: Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phân bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng hết với AgNO3 thu được 14,35 g kết tủa
Phân 2: Đun nóng với NaOH 0,5 M tạo thành 6,72 l khí đktc
a, Tính khối lượng hỗn hợp A
b, Tính thể tích NaOH cần dùng
Câu 10: CHo hỗn hợp Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion NH4 ( + ), SO4 ( 2- ),
NO3 ( - ) thì có 23,3 g một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít đktc một chất khí bay ra.
Nồng độ mol/ l của ( NH4 )2 SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?
Câu 11: Cho NH3 vào bình Clo, lửa bùng cháy kèm khói trắng bay ra. Khói trắng đó là A. NH4Cl B. HCl C. N2 D. Cl2
Câu 12: Cho từ từ đến dư NH3 vào dung dịch FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến
khối lượng không đổi được chất rắn X. CHo CO due đi qua thấy X nung nóng thì chất rắn thu được chứa A. ZnO, Cu, Fe B. ZnO, Cu, Al2O3, Fe C. Al2O3, ZnO, Fe D. Al2O3, Fe