-
Thông tin
-
Quiz
Mỹ thuật và âm nhạc Việt Nam sang thị trường Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Mỹ thuật và âm nhạc Việt Nam sang thị trường Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Nhật Bản Học (01) 20 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Mỹ thuật và âm nhạc Việt Nam sang thị trường Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Mỹ thuật và âm nhạc Việt Nam sang thị trường Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Nhật Bản Học (01) 20 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC GIÁO TRÌNH
MỸ THUẬT, ÂM NHẠC VIỆT NAM
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tất Mão
BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ THUẬT, ÂM NHẠC VIỆT NAM Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT Ạ T O HÌNH
Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chung của nhiều loại hình nghệ thuật như hội họa,
điêu khắc, đồ họa, kiến trúc, trang trí.
Nghệ thuật tạo hình sử dụng đường nét, hình mảng, hình khối, màu sắc sắp xếp
trong bố cục chiều để xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu hiện hiện thực cuộc sống
phong phú và đa dạng. Vì vậy khi nói đế nghệ thuật tạo hình ta đi sâu tìm hiểu các ngôn
ngữ hình, hình khối và màu sắc để thấy rõ vai trò chức năng của các ngôn ngữ đó trong
tạo nên những hình tượng đặc trưng trong sáng tạo ở lĩnh vực tạo hình.
1.1 Nghệ thuật của hình khối.
1.1.1 Khái niệm về khối
Trong nghệ thuật, khối (hình khối) dùng để chỉ các vật thể có 3 chiều, hoặc có chiều
dài, chiều rộng và chiều sâu.
Hình khối là một trong những yếu tố của nghệ thuật được sử dụng trong sáng tác. Chiều sâu iều dài h C
Chiều rộng
Trong hình học có một số hình cơ bản như: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật... Tuy nhiên chúng đều là những hình dạng phẳng. Nếu ta đem phối hợp
chiều sâu cho chúng ta sẽ tạo ra khối .
Ví dụ: Một hình vuông phẳng nếu có chiều sâu sẽ tạo ra khối lập phương Chiều sâu Một hình tròn nếu có chiều sâu sẽ tạo ra khối cầu
Một tam giác có chiều sâu sẽ có độ dày (a), trở thành hình chóp (b), trở thành một hình nón (c)... a b c 1
Với vô vàng hình dạng khác nhau cộng với chiều sâu trong không gian ta s ẽ có vô
vàng hình khối sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình.
1.1.2 Các hình thức biểu hiện của khối.
Trên thực tế, hình khối sự vật được nhìn thấy thông qua ánh sáng chiếu vào, chúng sẽ
phản chiếu lên các mặt (diện) của sự vật thông qua độ sáng tối của các mặt đó. Tuỳ thuộc
vào nguồn ánh sáng mạnh hay yếu mà các mặt của hình khối nhìn thấy rõ hay mờ ảo.
Cũng từ độ sáng tối của các diện trên khối sẽ tạo nên cảm giác về t ọ
r ng lượng hình khối: khối sáng mang cảm giác nhẹ và
khối đậm, tối có trọng lượng nặng dần.
Hình A. Các diện của hình khối sáng tạo nên một khối có cảm
giác nhẹ về trọng lượng từ đó liên tưởng đến cảm giác mềm mại,
nhẹ nhàng, trong sáng, bay bỏng. Hình A
Hình B. Các diện của hình khối có độ đậm tạo nên một khối
có cảm giác nặng về trọng lượng tạo liên tưởng đến cảm giác
cứng chắc, nặng nề, u tối, trầm mặc. Hình B
Trong nghệ thuật tạo hình, đây là yếu tố không chỉ giúp ta nhận thức được sự
vật hữu hình trong không gian qua việc phân tích lý tính mà đem đến cho chúng ta những
cảm tính thị giác về sự nặng nhẹ, về thời gian, mà còn là sự chuyển hoá và cân bằng của
âm dương... một cách sinh động. Với công năng đó hình khối là một trong những ngôn
ngữ chính trong tạo hình.
Trong bức tranh “Em Thuý”(1943) của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) tác giả
đã diễn tả hình khối với sắc độ sáng từ nhân vật cho ế đ n không gian
bối cảnh. Đặc biệt là độ sáng của hình khối trên chân dung nhân vật
từ đó tạo nên sự liên tưởng vô hình đến vẻ đẹp nhẹ nhàng của một
tâm hồn trong sáng, liên tưởng đến tuổi thơ và đầy ước mơ bay bổng của cô bé.
Bức tranh “Phía tối”(2014) của hoạ sĩ Đặng Xuân Hùng, tác giả
diễn tả hình khối với sắc độ tối làm cho chân dung nhân vật trở
nên nặng nề dẫn đến sự liên tưởng của nỗi trầm tư, trăn trở về cuộc sống.
Tóm lại, hình khối trong nghệ thuật không chỉ giúp nghệ sĩ tạo
hình diễn tả cái hữu hình mà nó còn giúp cho người xem liên tưởng
đến những biểu hiện vô hình giàu cảm xúc. 2 Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT Ạ T O HÌNH
1.1 Nghệ thuật của hình khối.
1.2. Các yếu tố tạo hình cơ bản
1.2.1 Khái niệm hình:
Hình (hình mảng) là một trong những ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình. Hình (hình
mảng) là một không gian khép kín được tạo ra khi một đường được bao quanh, một mặt
phẳng giới hạn bởi hai chiều: chiều dài và chiều rộng.
1.2.2 Phân loại hình
Trong tạo hình, thành phần hình (hình mảng) thường được chia thành 2 loại: Hình dạng
hình học và hình dạng hữu cơ (không hình học, hình dạng sinh học, hình dạng tự do). Hình dạng hình học:
Hình dạng hình học là những hình được xác định trong toán học có thể gọi
tên. Chúng có các cạnh hoặc ranh giới rõ ràng bao gồm hình tròn, hình vuông, hình chữ
nhật, hình tam giác, hình đa giác, v.v.
Hình dạng hình học có thể dễ dàng lặp lại gợi cho ta hình ảnh các vật thể do con
người tạo ra như máy móc, nhà cửa…
Hoạ sĩ sử dụng các hình dạng hình học trong tác phẩm
của mình là Paul Klee (1879 - 1940), tác phẩm “Castle and Sun”, được min
h họa bằng cách sử dụng các hình dạng hình
học khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác.
Paul Klee, Castle and sun (1928)
Ở Việt Nam, hoạ sĩ Thành Chương cũng l
à một trong người dùng ngôn ngữ hình
trong các tác phẩm của mình:
Thành Chương, Thời thơ ấu
Thành Chương, Phố Hà Nội 1
Hình dạng hữu cơ (hình dạng tự do)
Hình dạng hữu cơ hoặc hình dạng tự do, không đối xứng là những hình dạng dường
như không tuân theo quy tắc nào. Các hình dạng hữu cơ thường không có tên, có thể
giống với những thứ mà chúng ta tìm thấy trong tự nhiên như: hình hoa, cành, lá, vũng
nước, đám mây, động vật, hình người…
Yếu tố quan trọng của dạng hữu cơ là nó không tuân theo một cấu trúc cứng nhắc
hoặc mô hình hình học. Trong nghệ thuật là một yếu tố thiết yếu của sáng tạo, chúng
tạo ra sự cảm quan thị giác về những hình dạng cong, lỏng, uyển chuyển, hài hoà…
1.2.3 Hình thức biểu hiện của hình
Hình (hình mảng) mang đặc tính sau:
Hình miêu tả hình dạng, giúp nhận biết sự vật. Ví dụ: Người, con vật, đồ vật, thực vật…
Hình miêu tả hoạt động, động thái.
Chơi đùa với em bé Cầu thủ sút bóng Ngựa chạy
Hình giúp liên tưởng thị giác đến trạng thái cảm xúc: Hình là đường nét đóng kín
nên hình cũng có sức biểu cảm của sự kết hợp đường nét.
Hình vuông là kết hợp của đường thẳng (cảm giác vững
vàng) và đường ngang (cảm giác thăng bằng) nên biểu
hiện cảm giác vững vàng và cân bằng
Bức tranh Broadway Boogie Woogie (1940), là một trong
những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Piet Mondrian (1872-
1944) (Hà Lan), người đã dựa vào các hình dạng hình học,
thường là hình vuông và hình chữ nhật để tạo ra các tác phẩm của mình.
Mặt phẳng hình ảnh được bao phủ bởi một loạt các hình vuông
và hình chữ nhật màu sáng biểu hiện một bức tranh phong cảnh. 2
Những ô màu là hình ảnh phản chiếu mạng lưới ngang dọc của thành phố Manhattan,
gợi đường phố, xe cộ đang lưu thông, đèn điện, và cả những vũ điệu nhạc jazz, nơi ông sống vào năm 1940.
o Hình tam giác có đường ngang (cảm giác thăng bằng) và có 2
đường chéo (có tính chuyển động) nên tam giác bắt đầu có định
hướng tạo cảm giác chuyển động về đỉnh bên cạnh tính ổn định.
Hình tam giác đan xen chồng chéo và cắc lẫn nhau làm cho
tính động của bố cục được tăng cường (những đường xiên
của cạnh tam giác xuất hiện nhiều). Nhịp điệu bố cục trở nên năng động.
Hình tam giác không chỉ làm cho công trình vững vàng mà
còn đem đến sự năng động cho khối kiến trúc.
o Hình tròn là đường cong (mang tính động) khép kín nên
hình tròn luôn gây cảm giác chuyển động liên hồi và
chuyển động vô số hướng nên thường biểu hiện cho sự
vận động tuần hoàn, sự năng động, linh hoạt…
Sự vận động liên hoàn và không ngừng là cảm giác bức
tranh đem lại do sự sắp xếp, bố cục của những hình tròn
Hình hình dạng hữu cơ thường kết hợp nhiều dạng đường
cong (mang tính động) nên luôn gây cảm giác chuyển động
cao. Đặc biệt do ít có sự lặp lại, ít đối xứng và tỷ lệ, kích
thước không đồng nhất nên hình dạng tự do còn mang trong
mình tính nhiệp điệu đầy uyển chuyển, khó nhận biết mang tính đột biến cao.
Một mẫu vải hoa sử dụng hoa văn được tạo thành từ các
hình dạng hữu cơ lặp lại. Hoạ tiết là tổng thể của hoa, lá, giọt
nước, hạt và các bộ phận của cây. Ta cảm thấy sự sống đang
hòa nhịp với nhau, sinh sôi nảy nở. 3
Hình dạng hữu cơ được vận dụng rất phong phú trong nghệ thuật tạo hình đem lại
những hiệu quả sáng tạo về nhịp điệu cảm xúc. Tác p ẩ h m điêu k ắ h c “Ng ờ ư i nằm nghiê g n (1938) ,Henry
Moor (1898-1986) miêu tả hình người phụ nữ nằm nghiêng
giống với dạng hình hữu cơ, tự nhiên. Những đường cong
nhấp nhô, chuyển động uyển chuyển đem đến cảm giác mềm
mại nhưng đang cuộn chảy một dòng năng lượng mạnh mẽ bên trong cơ thể đó.
Ngoài ra những hình dạng hữu cơ đôi khi còn kết hợp giữa dạng hình học và dạng
hữu cơ không chỉ đem lại sự cân bằng giữa động và tĩnh cho hình mà còn gợi nhiều hình
thái cảm xúc cho bố cục.
Bạn nhận ra những hình dạng nào trong “Những sinh vật của
biển” của dan
h hoạ Henry Matisse. Bạn có thể tìm thấy hình dạng
gợi cho bạn về những chú cá vui tươi không? một con cá ngựa
đang bơi? vỏ xoắn ốc? rong biển đang vẫy chào? san hô đang uốn
lượn? Còn những hình dạng hình học như hình vuông, hình chữ
nhật và hình tam giác thì sao?
Matisse thích đến những nơi ấm áp hơn và thích ngắm ánh
nắng lung linh trên biểndọc Địa Trung Hải thuộc Pháp, tác phẩm
là một kỷ niệm về chuyến thăm biển của ông. Trong tác phẩm
nghệ thuật này, ông cắt giấy thành những hình dạng hữu cơ và
hình học để diễn tả không gian, sự vật của vùng biển nhiệt
đới. Ông sắp xếp các hình dạng sinh học này theo chiều dọc trên
các hình chữ nhật có màu vàng, xanh lá cây và tím để gợi ý ề v độ
sâu ngập nước của thế giới dưới đáy biển.
Henry Matisse (1869 – 1954),
Những sinh vật của biển (1950)
Hình dạng là yếu tố của nghệ thuật và nó có công dụng biểu cảm những cảm xúc
thị giác thông qua hình dạng và đường nét bao quanh. Vì vậy nó luôn được các nghệ sĩ
tận dụng trong việc sáng tạo nghệ thuật.
1.2.4 Hình tượng
Ta có thể hiểu khái niệm hình tượng là chân dung, hình ảnh. Tuy nhiên trong nghệ
thuật tạo hình, hình tượng không chỉ là những chân dung, hình ảnh đời sống mà ta bắt
gặp như dòng sông, bến nước, và cả con người...hay nói cách khác là những hình dạng,
hình khối của muôn vạn sự vật mà những hình ảnh đó còn mang những ý nghĩa mới,
chứa đựng tình cảm, phản ảnh thế giới quan, tư tưởng và ước mơ của con người.
Trong nghệ thuật tạo hình các nghệ sĩ thích khám phá sự kết hợp giữa hình và hình
khối để tạo ra những hình ảnh, đối tượng, nhân vật, sự vật mang đặc tính riêng biệt để
không chỉ mô phỏng thế giới khách quan mà còn biểu cảm những liên tưởng về tinh
thần, về lý tưởng nhằm biến những đối tượng, nhân vật trở thành những biểu tượng
nghệ thuật trong sáng tạo. 4
Trong hội hoạ Phục Hưng (TK XV - TK XVI), hình tượng con người được miêu tả
với hình dáng và hình khối chuẩn mực nhằm lột tả vẻ đẹp của cơ thể được tạo hoá ban
cho đưa hình tượng con người làm trung tâm của vũ trụ và cuộc sống. “Chúa Trời tạo ra
Adam” (1511) chỉ là một
phần nhỏ trong toàn bộ kiệt
tác vẽ trên trần nhà nguyện Sistine (Ý) nhưng lạ i là tác
phẩm nổi tiếng nhất của Michelangelo. Tác phẩm
dựa trên câu chuyện trong
Kinh Thánh kể về buổi khai
thiên lập địa, Chúa đã phân
trời mở đất, tạo dựng thế giới muôn loài rồi lại tạo ra con người đầu tiên nơi vườn Địa
Đàng. Hình tượng Adam nằm tựa mình trên đất được tạo ra với vẻ đẹp tuyệt đối của
hình khối cơ thể giải phẩu, những hình cong của cơ thể, cơ bắp đem đến nguồn năng
lượng sống tràn ngập trong cơ thể đó. Hình tượng người lín h trong Tác phẩm “Kết
nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (1954), của hoạ sĩ
Nguyễn Sáng (1923-1988), được tạo hình bằng
những hình dạng kỷ hà hình dáng góc cạnh, hình
khối có sáng tối tương phản rõ ràng. Phương pháp
tạo hình đó đem đến một hình ảnh chắc khoẻ, vững
vàng, biểu cảm một tinh thần kiên quyết của người
lính, tất cả được điểm xuyết trên nền đỏ rực thắm
của chất liệu sơn mài.
Như vậy việc kết hợp các yếu tố tạo hình như hình mảng và khối trong tạo hình
không chỉ biểu hiện hình thái, động thái nhân vật, sự kiện mà qua đó còn thể hiện tính
mỹ cảm cho hình tượng nghệ thuật. 5 Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT Ạ T O HÌNH
1.1 Nghệ thuật của hình khối.
1.2. Các yếu tố tạo hình cơ bản
1.3 Màu sắc trong nghệ thuật tạo hình.
Trong nghệ thuật tạo hình nếu như hình mảng, khối đem đến cho sự vật, đối tượng
sự biểu cảm về hình thái, chuyển động, biểu cảm lý trí thì màu sắc sẽ khắc sâu về cảm
xúc, tạo nên vẻ đẹp cho sự rung động tình cảm , tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, hưng phấn cho
thị giác khi quan sát và nhận biết. Chính màu sắc mang lại cho người xem sự hứng khởi,
niềm vui thích, lạc quan, yêu đời, sự yên tĩnh, cảm giác thư thái, bình yên; và cũng chính
màu sắc có thể đem đến cho người xem cảm giác ngột thở, sự sợ hãi, cảm giác buồn bã,
lạnh lẽo, cô đơn, chán nản.
1.3.1 Lý thuyết màu sắc
Theo phân tích vật lý thì ánh sáng trắng là sự tổng hợp của bảy màu: đỏ, da cam,
vàng, lục, lam chàm, tím. Trong thực tế ta vẫn gọi là bảy sắc cầu vồng. Trong bảy màu
sắc ầu vòng có 3 màu nguyên được tạo nên mà không có sự pha trộn nào đó là đỏ, vàng
và lam (3 màu gốc), còn các màu khác là do pha trộn giữa hai màu mà có: pha trộn đỏ
và vàng ta có màu da cam, pha trộn màu vàng và lam ta có màu lục, pha trộn đỏ và lam
ta có màu tím... Trong nghệ thuật tạo hình ta có hệ t ố
h ng lý thuyết màu sắc sau:
Màu bậc 1 (Màu cơ bản -
Màu gốc): Gồm 3 màu: Đỏ, vàng, lam
Đỏ Vàng Lam
Màu bậc 2: có được do pha hai màu bậc I, gồm ba màu: cam,tím,lục
Cam Tím Lục
Màu bậc 3: Tiếp tục pha màu bậc 2 với màu bậc 1 ta tiếp tục có màu bậc 3: gồm 6 màu
Cam pha với đỏ: Đỏ - cam
Cam pha với vàng: Vàng – cam
Tím pha với lam: Xanh – tím Tím pha với ỏ đ : Đỏ - tím 1
Lục pha với vàng: Vàng – lục
Lục pha với lam: Xanh – lục
Trong tạo hình các màu nguyên sắc (bậc 1, bậc 2, bậc 3...) được sắp xếp theo một
cung tròn sẽ tạo thành vòng thuần sắc (bánh xe màu). Vòng thuần sắc (bánh xe màu) sẽ
giúp cho việc phân định màu và tạo ra các hòa sắc trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Bánh xe màu cơ bản sẽ gồm 12 màu (3 bậc 1,3 bậc 2 và 6 bậc 3)
Ngoài ra màu sắc còn có sắc độ: tức là độ sáng tối của màu khi ta pha với trắng hay với đen.
Màu sáng Màu nguyên màu tối
Sắc độ sẽ cho màu sắc cảm giác về thời gian và t ọ
r ng lượng: nặng nhẹ, trầm bổng...
Ta quan sát 2 bức tranh nghiên cứu sắc độ màu của Claude Monet (họa sĩ Pháp)
Nhà thờ Rouen, sáng
Nhà thờ Rouen, chiều ụ ững màu sáng chủ Sử d ng nh đạo trong
Sử dụng những sắc độ đạm của màu sẽ
tranh không chỉ àm rõ được ánh sáng
cho thấy ánh nắng chiều đang dần
của ngày mới mà còn làm khố i kiến trúc
xuống và làm khối kiến trúc trở nên
trở nên nhẹ về trọng lượng. nặng nề hơn. 2
Ngoài ra sắc độ sẽ mở rộng bánh xe màu, làm phong phú thêm màu sắc khi sử dụng. Vùng màu Vòng màu nguyên Vùng màu tối
Bánh xe màu với sắc độ sáng tối
1.3.2 Nhóm màu nóng (Warm colour)
Tính năng đặc biệt nữa của màu sắc chính là tạo cảm giác
Màu nóng về nóng lạnh.
Những màu ngã về sắc đỏ, cam giống lửa nên gây cảm
giác nóng ấm, những màu ngã về xanh, lục đem đến cảm giác
mát mẻ, êm dịu. Vì vậy trên vòng thuần sắc màu sắc được
chia làm 2 phần Nóng ( từ vàng đến tím - đỏ và phần Lạnh
(từ vàng - lục đế tím). Màu lạnh
Màu nóng như tên gọi, chúng có xu hướng khiến bạn liên
tưởng đến những thứ ấm áp, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời và nhiệt.
Về mặt trực quan, thị giác chúng ta bị thu hút bởi các sắc thái
ấm (đỏ, vàng, cam) vì vậy m
àu ấm trông như thể chúng tiến đến gần hơn khi quan sát.
Về mặt tâm lý màu nóng tạo ra ảo giác về nhiệt, chúng gợi nhớ đến sự ấm áp, rực
rỡ của mùa hè, niềm vui dưới ánh nắng mặt trời .
Một số ý nghĩa của màu nóng:
Khi chúng ta nhìn vào màu đỏ, chúng ta nghĩ ngay đến tình yêu và niềm đam mê,
bên cạnh đó màu đỏ cũng cảnh báo sự nguy hiểm và sức mạnh.
Màu cam là một màu sắc tràn đầy năng lượng tượng trưng cho lửa, sự ấm áp và an toàn.
Màu vàng là màu vui tươi, là màu của nắng.
Màu tím không thường xuất hiện trong tự nhiên, nhưng nó là màu phổ biến nhất
liên quan đến sự quý phái và sang trọng.
Hòa sắc nóng: Để đạt được những hiệu ứng về thị giác và tâm lý trên trong tạo
hình ta phối hợp những màu nóng để tạo ra hòa sắc nóng.
Bức tranh “Phố chợ gạo” của họa sĩ Bùi Xuân Phái
ử ụng hòa sắc nóng. Sắc cam đỏ
Bức tranh Hoa hướng dương (1888) của (1920-1988) s d chủ đạo
cho ta ánh nắng rực rỡ v
à sức sống tìm ẩn sau những
họa sĩ Hà lan Vincent van Gogh (1853-
1890) sử dụng hòa sắc nóng với sắc chủ
bức tường của phố và trên hết là tình yêu cháy bỏng vô đạo là vàng ấm áp. ế ủa tác giả bờ b n c
với những con phố Hà Nội. 3
1.3.3 Nhóm màu lạnh (Cold colour)
Màu lạnh khiến bạn liên tưởng đến những thứ lạnh, mát mẻ
như nước và bầu trời, thậm chí cả băng và tuyết. Về thị giác màu
lạnh có thiên hướng lùi xa, rộng lớn hơn, gợi nhớ đến sự êm đềm, dịu mát.
Hòa sắc lạnh: Để đạt được những hiệu ứng về thị giác và tâm lý trên trong tạo hình
ta phối hợp những màu lạnh để tạo ra hòa sắc lạnh. Hòa sắc lạnh có tác dụng làm dịu,
xoa dịu, liên tửng đến sự bình tâm, an lành. Nhưng đôi khi hòa sắc lạnh có cường độ
cao lại đem đến cảm giác xa vắng, cô đơn, buồn bã.
Bức tranh “Ông già mù chơi đàn”(1932) của danh họa Picasso
(1881-1973) sử dụng hòa sắc lạnh. Sắc lam chủ đạo cùng độ đậm
chiếm tỷ lệ lớn cho ta cảm giác của sự u tối, buồn bã. Sự cô đơn, đau
buồn được đưa đến đỉnh điểm trên thân hình gầy ốm của một người
đàn ông già đang chơi đàn bên lề phố.
1.3.2 Màu trung tính (Neutral color)
Màu trung tính là những màu mà bản thân không có màu hoặc nếu có chỉ chiếm tỷ
lệ rất ít. Phần lớn lượng sắc màu trong màu trung tính là xám.
Có 2 loại màu trung tính:
Trung tính hoàn toàn: gồm trắng, đen và xám
Trung tính không hoàn toàn: Có một tỷ lệ màu nhất ị d nh trong màu xám, gồm
Xám = trắng + đen + 1 tỷ lệ t ấ h p của màu
Xám = đỏ + vàng + lam + 1 tỷ lệ t ấ
h p của màu + (trắng + đen) 4
Màu trung tính không ngả sang màu nóng hay màu lạnh, mang tính trung gian và
rất phong phú nên thường được dùng để dung hòa trong các hòa sắc, làm nền cho các màu cơ bản nổi ậ b t lên.
Hòa sắc màu trung tính: khi kết hợp các màu trung tính ta cũng được hòa sắc
trung tính. Màu trung tính giúp cân bằng cảm giác nóng, lạnh
Màu trung tính làm cho gam màu sáng hơn và làm cho màu cơ bản rực rỡ, sống động và thú vị hơn.
Trong Circus (1891), Georges Seurat (1859 - 1891) sử dụng
nhiều màu sắc trung tính khác nhau. Bạn có thể thấy một vài màu
đỏ, xanh và vàng trong bức tranh này chúng trở nên nổi bật nhờ
hiệu ứng tổng thể là màu nâu và xám.
Họa sĩ Hokusai người Nhật (1760-1849) sử dụng hòa
sắc trung tính làm chủ đạo trong tác phẩm Sóng lớn ngoài
khơi biển Kanagawa (1832) gam màu trung tính làm nổi
bật độ xanh lạnh lẽo của con sóng cũng như nỗi cô đơn
của những con thuyền trước sóng to gió lớn ngoài khơi.
Như vậy, màu sắc là một trong những yếu tố ngôn ngữ
biểu đạt, đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật tạo hình. Màu sắc phản ảnh thế giới
muôn màu của cuộc sống vào trong tác phẩm, mang đến cho người xem cảm xúc chân
thực về yêu ghét, vui buồn, tác động đến tâm lý người xem, gây nên những cảm xúc thẩm mỹ.
Màu sắc phối hợp tạo ra hòa sắc, hòa sắc lại phối hợp với hình mảng, hình khối sẽ
đem đến linh hồn cho các tác phẩm. 5 Chương 2
THƯỜNG THỨC THEO LOẠI HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 2.1 Hội họa 2.1.1 Khái niệm
Hội họa là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bề mặt,
đó là không gian ảo, chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác, với các yếu tố như đường nét,
màu sắc, hình khối, bố cục... để xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu đạt cuộc sống
thực tế đa dạng và phong phú và mang lại cảm xúc cho người xem.
Khi nói đến hội họa ta phải nói đến không gian và trong không gian đó sẽ chứa
những vật thể. Mỗi vật thể được nhìn thấy dưới ánh sáng thực tế dù tồn tại dưới một
hình dạng, kích thước, màu sắc nào đó, sẽ được tái tạo lại với góc nhìn tạo hình của các
họa sĩ họ. Và dù là hình ảnh của sự vật, hiện tượng giống thực tế hay được giản lược,
hư cấu khác thường thì nó đều mang hình dạng và màu sắc để xây dựng không gian theo
nội dung, chủ đề và phong cách và mỹ quan của tác giả.
Như vậy hình và màu là hai yếu tố cơ bản nhất của hội họa. Trong lịch sử hội họa
có lúc yếu tố hình được chú trọng hay màu được chú trọng (hội họa Ấn tượng, Hậu ấn
tượng, dã thú...) hay được chú trọng cả hai tùy theo thời kỳ và phong trào thì sự phối
hợp của chúng phải giúp người xem liên tưởng đến một không gian và thế giới nơi tác giả gởi gắm cảm xúc.
2.1.2 Ngôn ngữ hội họa
2.1.2.1 Đường nét
Theo định nghĩa khoa học thì “đường là tập hợp của nhiều điểm chuyển động”.
Trong tạo hình, đường nét là yếu tố cơ bản để tạo ra hình thể. Có nhiều loại đường
nét như: đường (nét) thẳng, đường (nét) cong, đường (nét) gấp khúc, đường (nét) xoắn
ốc... đanh, thô, nét mảnh, nét trơn, nét gai... Đường nét thường được phối hợp trong sáng
tác vì ngoài việc mô tả hình dáng, cấu trúc của con người, sự vật, thiên nhiên, đường nét
biểu hiện trạng thái, truyền cảm trực tiếp đến tình cảm con người qua con đường thị giác.
Đường thẳng và đường ngang:
Phương thẳng đứng là phương hướng vào tâm
trái đất, phương của trọng lực. Phương ngang lại
thẳng góc với phương đứng. Vì vậy loại đường nét
này cho ta cảm giác tĩnh dễ liên tưởng đến sự ngay
ngắn, chắc chắn, uy nghiêm, vững chãi.
Bức tranh khảm Hoàng đế La Mã Justinian và
chính quyền của ông ta ở nhà thờ San Vitale (Ý), một
bức tranh về quyền lực chính trị của hoàng đế thời Trung Cổ. Bên trái ông ta là quyền
lực nhà thờ (giáo hoàng và các giám mục), bên phải là quyền lực hành chính quân sự.
Trong bức tranh này tác giả sử dụng nhiều đường thẳng đứng và ngang trên những nếp
áo, tư thế đứng của các nhân vật và phần trang trí bên ngoài nhằm tăng thêm tính nghiêm
trang, uy quyền của các nhân vật.
Đường nét xiên (chéo)
Trong thực tế, nhờ có thói quen thị giác, con người có thể dễ dàng phát hiện bức
tường bị nghiêng, một bức tranh treo lệch. Cái cảm giác đổ nghiêng đó đều dễ dàng 1
nhận biết vì nó tác động đến cảm giác con người. Vì vậy,
trong tạo hình đường nét nghiêng cho ta cảm giác sự vật
không đứng yêu, đều đó có nghĩa chúng gây ra cảm giác
của sự chuyển động. Tính động có trong đường nghiêng.
Bức tranh, Vũ công Tây Ban Nha, của John Singer
Sargent (1856-1925), minh họa rõ ràng chuyển động của
đường xiên. Hãy nhìn đường xiên từ đầu của vũ công đến
bàn chân của cô ấy. Đường xiên đó cho người xem biết rằng cô vũ công đang chuyển
động hoặc mất thăng bằng. Trọng lực đang đưa cô ấy sang trái. Cô ấy sẽ phải theo kịp
bằng cách di chuyển chân của mình nếu không cô ấy sẽ bị ngã. Tất nhiên, cô ấy sẽ không
ngã vì trên thực tế, cô ấy đang khiêu vũ. Mặt khác những nhạc công lại nằm trên nét
thẳng và ngang càng làm rõ độ nghiêng hay đúng hơn l2 làm nổi bật sự chuyển động của vũ công. Đường nét cong
Đường nét cong trong hội họa rất đa dạng, thực chất là đường ghép nối của nhiều
đoạn thẳng không đồng hướng và hợp thành những góc khác nhau. Đơờng cong có thể
khép kín, cũng có thể xoắn hay đường lượn hoặc diễn biến
tự do.Chúng khá phong phú, có thể đem lại cảm giác nhịp
nhàng, uyển chuyển, sống động... đều đó có nghĩa đường cong có tính động cao.
Tác phẩm “Starry night” (1889) của Van Gogh tiêu biểu
cho hình thức biểu hiện chuyển động bằng đường nét cong.
Với việc sử dụng đường nét màu ngắn theo hướng
chuyển động cong,, tác giả đã đem đến một cảm giác chuyển
động bất tận của bầu trời, mọi thứ như đang quay cuồn, đảo lộn. Sử dụng phương pháp
như tác phẩm của Sargent, Van Gogh vẽ một cây bách đậm theo phương thẳng đứng để
giúp những đường cong thêm nổi bật hơn và cuồn cuộn hơn.
2.1.2.2 Hình (hình mảng, hình khối : )
Trong hội họa hình chính là đường nét đóng kín. Hình giúp diễn tả hình dáng, hình
dạng và động thái sự vật. Vì mang yếu tố của đường nét nên hình được kết hợp bởi
đường nét nào nhiều thì cũng mang tính chất và cảm giác tĩnh hay động của đường nét
đó. Đặc biệt với sự kết hợp của tỳ lệ của đường nét và độ sáng tối của các mảng hình,
hình cũng giúp ta nhận biết, ấ
c u trúc hình khối của sự vật.
“Gióng” (1990), sơn mài, của Nguyễn Tư Nghiêm
(1922 - 2016) sử dụng những hình mảng nghiên cứu từ
họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Tạo hình với hình
mảng to khỏe, cách điệu hoa văn đặ trưng dân tộc đã tạo
nên một “Gióng” mạnh mẽ và kiên cường đầy lòng tự hào dân tộc. 2.1.2.3 Màu sắc
Trong hội họa, màu sắc phối hợp với đường nét và hình để tạo nên giá trị cảm xúc
cho tác phẩm hội họa. Vì vậy Màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Người họa sĩ
thường lấy màu sắc để gửi gắm tâm tư tình cảm đến người xem.
Trong một bức tranh, màu sắc là do sự pha trộn của nhiều màu. Để dễ nhận biết
chúng và chủ động tạo ra gam màu chủ đạo cho bức tranh, người ta dựa vào những đặc 2
điểm, tính chất của chúng, nhất là vào tính chất cảm xúc về mặt tâm lý thị giác mà phân
ra các loại hòa sắc dựa vào tính chủ đạo của màu sắc đó như:
Hòa sắc nóng: gam màu có màu chủ đạo ngã về phía đỏ, vàng
Một số họa sĩ ưa dùng màu nóng như Paul Gauguin (1848-1903), ông vẽ về những
thổ dân da màu của quần đảo Tahiti (Nam Thái Bình Dương) trong nhữ khung cảnh
nguyên thủy đầy gió nắng với tràn trề màu vàng và đỏ. Hòa sắc nóng trong các tác phẩm
của ông là biểu tượng sinh động về cuộc sống đang tràn đầy bình yên, hạnh phúc và thần
bí của người dân ở hòn đảo nhỏ này.
Loạt tranh về phụ nữ Tahiti của Paul Gauguin (khoảng 1891) với hòa sắc nóng
Hòa sắc lạnh: gam màu có màu chủ đạo ngã về phía lam, lục.
Tranh trong “thời kỳ màu lam” của Picasso phần lớn diễn tả con người có số phận
thấp hèn, nghèo khổ. Các tác phẩm lúc này khoác lên mình một màu xanhj lạnh lẽo u
ám, những nhân vật gầy yếu xanh nhợt nhạt, mệt mỏi, chán chường... cho ta một cảm
giác nặng nề, thương cảm vì số phận con người.
Picasso, Hai chị em, 1902 Picasso, Bi kịch, 1902
Hòa sắc trung tính: gam màu cân bằng nóng lạnh, màu sắc trầm, đôi khi chỉ có sắc độ trắng đen
Hòa sắc này cho cảm giác đều đều, cân bằng, buồn bã, êm ái... thường làm nền để
nhấn làm nổi bật những màu tươi, nguyên sắc.
Tác phẩm “:Guernica”(1937) của Picasso
(1881-1973) sử dụng gam màu trung tính, chỉ trắng
- đen - xám để nói lên nỗi buồn đau, sợ hãi của những
người chịu nỗi thống khổ bởi bạo lực và hỗn loạn ở
làng Guernica trong cuộc chiến chống phát xít ở Tây
Ban Nha. Bức tranh được coi là một trong những bức
họa chống chiến tranh mạnh mẽ nhất trong lịch sử. 3
Ngoài ra một số họa sĩ còn sử dụng tính chất tương phản của
màu như nóng lạnh, đậm nhạt, nặng nhẹ... để biểu lộ cho sự đối
chọi, đấu tranh... nhằm phù hợp chủ đề, tư tưởng của tác giả.
Bức họa Hoa hướng dương của Vincent van Gogh sử dụng
tính tương phản của vàng và xanh. Độ tương phản giúp màu
vàng trở nên rực rỡ. Màu vàng là màu của mặt trời và cũng là
biểu tượng của sự sống, năng lượng, hạnh phúc và hy vọng.
Màu xanh rêu đậm và xanh ngọc sáng sau nhữ ngbông hoa được
xử lý độ tương phản vừa đủ không gây cảm giác khó chịu. Van
Gogh thường sử dụng những màu sắc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem.
Hoa hướng dương (1888), Vincent van Gogh
2.1.2.4 Bố cục, nhịp điệu
Ở trên đã nói đế các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của hội họa, đó là đường nét, hình
mảng và màu sắc, song các yếu tố đó chỉ là một phần giá trị của tác phẩm, phải sắp xếp,
bố trí, sắp đặt các yếu tố đó vào những trật tự, nguyên tắc, hình thức như thế nào mới
nói hết được chủ đề, nội dung, ý nghĩa... đó chính là bố cục. Khi ta sắp xếp được một
bố cục được cân đối, vững chắc và hài hòa lúc đó mới đánh giá được giá trị mỹ cảm của tác phẩm.
Bố cục còn được coi là xương sống của tác phẩm, bởi yếu tố chính của nó là sự cân
bằng thị giác. Sự cân bằng mới giúp người xem đi sâu vào tác phẩm chiêm nghiệm và
đọc vị ở nó. Ngoài ra sự sắp xếp bố cục độc đáo còn là tiền đề thu hút lực nhìn thị giác
vào tác phẩm, cuốn hút người xem vào câu chuyện của đường nét, hình mảng và màu sắc.
Có hai dạng bố cục chính yếu: Đăng đối và bất đăng đối Bố cục đăng đối:
Có tính cân bằng hiện hữu đem đến cảm giác cân bằng thị giác mạnh liên tưởng đối
xứng vững chắc, cảm giác yên bình, vững chãi, hoàn chỉnh đôi khi nghiêm nghị. Vì vậy
bố cục đăng đối mang tính tĩnh cao.
Bức tranh “Ngày hoa” (1925) của họa sĩ Diego Rivera
(1886-1957), người Mexico, ông sử dụng bố cục đăng đối,
nhìn vào trục giữa ta thấy hai bên được sắp xếp các mảng
hình tương ứng tỷ lệ, cũng như màu sắc. Trong tranh là cảnh
một người bán hoa loa kèn cúi chào để chào bán những bông
hoa của mình, hình ảnh anh vững vàng trong trang phục của
một người nổi dậy trong cuộc Cách Mạng Mexico. Ngoài ra,
những bông hoa loa kèn cách điệu mang đến niềm vui như
bất tận của một ngày buôn bán bình thường của người dân Mexico tự do.
Bố cục bất đăng đối:
Mang đến cảm giác mất cân bằng nên thị giác thường chuyển động qua lại để tìm
kiếm sự ổn định, đây là lý do các họa sĩ phải điều chỉnh sự sắp xếp các ngôn ngữ đường
nét, hình và màu để dẫn mắt người xem di chuyển lần lượt để đến được trọng tâm chủ
đề tác phẩm. Vì vậy bố cục bất đăng đối mang tính động cao. Chính con đường di chuyển
của thị giác trong quá trình tìm kiếm sự cân bằng sẽ vẽ nên một con đường trên tranh, 4
đó chính là nhịp điệu của tác phẩm. Nhịp điệu có thể nhanh, chậm, nhẹ nhàng, dữ dội,
khúc chiết, xoáy vào trọng tâm... dẫn dắt người xem vào thế giới muôn màu muôn vẻ
của hội họa. Tác phẩm “Guernica” của Picasso sử dụng bố cục bất đăng đối để tăng
thêm tính động, tăng thêm sự hỗn loạn cảm xúc.
Tác phẩm “Bình minh trên nông trang”
(1871) của Nguyễn Đức Nùng (1914-1993), có
bố cục bất đối xứng vì nhìn theo trục giữa tranh
ta thấy hình tượng người nông dân được bố trí
lệch hẳn về một bên, phấn còn lại là mảng
trống, nhưng tác giả đã khéo léo cân bằng thị
giác bằng mảng trời vàng rực ở phía trống đó,
bố cục khéo léo đo khiến mắt không dồn váo
nhân vật mà như bị dẫn dắt đi khắp mặt tranh
để cảm nhận cái ánh sáng tuyệt vời của bình
minh quấn lấy cái động tác xạ lúa nhẹ nhàng cùa người nông dân. Sự phối hợp của các
hình mảng và màu sắc của tranh trong bố cục đã tạo một cảm giác chuyển động của thời
gian một cách tuyệt vời. Nhịp điệu: Q
ua phân tích bố cục các tác phẩm trên, ta thấy:
Trong quá trình tìm kiếm bố cục các họa sĩ cũng đã vẽ lên sự chuyển động của
đường nét, của hình và màu làm cho các hình tượng, không gian trong tác phẩm sống
động. Nếu ta nối một đường từ phần đất dưới chân nhân vật chạy lên phần thân hình
nhân vật đến tay, đến bầu trời rồi tỏa dần vào những quần ánh sáng vàng rực, ta sẽ dường
như không dừng mắt được trước vòng xoay đó và bản thân cũng đang rạo rực để chờ
đợi bầu trời ló dạng, chờ đợi cái mênh mông , bát ngát của nông trang ngày mới. Vòng
xoay mà nãy giờ mắt ta liên tục nhìn the ,
o xem xét tất cả sự vật rồi lại dừng ở nhân vật,
rồi lại nhìn lên bầu trời, lại xem xét, suy nghĩ, chờ đợi đó chính là đường diễn tả nhịp
điệu trong các tác phẩm hội họa.
Như vậy lý do rõ ràng nhất là nhịp điệu có thể giúp tạo ra cảm giác chuyển động và
năng lượng trong một tác phẩm hội họa. Nhìn thấy vẻ đẹp mỹ cảm của tác phẩm. Ngoài
ra, nhịp điệu còn tạo ra những cảm giác căng thẳng hoặc kịch tính, truyền tải một tâm
trạng hoặc bầu không khí cụ thể.
Cuối cùng, việc sử dụng nhịp điệu là một trong nhiều công cụ mà một nghệ sĩ có
thể sử dụng để tạo ra một tác phẩm hội họa thành công.
Trong “Ông già mù chơi đàn”, Picasso đã tạo nên nhịp điệu
của mảng màu sáng chạy từ đấu, hai vai đến cánh tay, hai chân.
Nhịp điệu đó giúp người xem cảm nhận rõ hơn sự gày guộc của
cơ thể, cảm nhận sự trĩu nặng của số phận đè lên trên con người.
Nhịp điệu là yếu tố ẩn sau các yếu tố khác nhưng vẫn không
kém phần quan trọng so với các yếu tố khác. Hơn nữa, chính nhịp
điệu góp phần bộc lộ tài năng của họa sĩ và khẳng định giá trị tác phẩm. 2.2. Điêu khắc 5 Chương 2
THƯỜNG THỨC THEO LOẠI HÌNH CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 2.1 Hội họa 2.2 Điêu khắc 2.2.1 Khái niệm
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, thạch
cao...để tạo nên tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng
cách tạc, đục, nặng, gò... Nói một cách đơn giản hơn, nghệ thuật điêu khắc tạo hình bằng
cách phối hợp các hình khối trong không gian, qua đó biểu hiện các ý tưởng. Tác phẩm
điêu khắc tồn tại như một vật thể có trọng lượng, có khối, có thể tích và chiếm chỗ trong không gian.
Điêu khắc có thể nói là hình thức nghệ thuật lâu đời nhất và vĩ đại nhất mà con
người biết đến, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử nghệ thuật phương Tây.
Một số nhà điêu khắc vĩ đại nhất thế giới như: Michelangel o (1475-1654), Auguste
Rodin (1840- 917), Henry Moore (1898 - 1986), Constantin Brancusi (1876-1957)…
Ở Việt nam cũng có rất nhiều nhà điêu khắc nổi tiếng và tài năng như: Diệp Minh
Châu (1919-2002), Điềm Phùng Thị (1920-2002), Nguyễn Hải (1933-2012), Tạ Quang
Bạo (1944-2008), Phan Gia Hương (1951)…
2.2.2 Ngôn ngữ điêu khắc
2.2.2.1 Hình khối
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật nghiên cứu tính ba chiều của sự vật, đối tượng vì
vậy hình khối chính là ngôn ngữ chính của điêu khắc. Các nghệ sĩ điêu khắc nghiên cứu
hình khối nhằm thể hiện đúng cấu trúc, hình thể và sự vận động của vật thể, đối tượng nghệ thuật.
Trong sáng tác điêu khắc trải qua thời gian, có nhiều cách biểu hiện khác nhau về
hình khối. Trong điêu khắc cổ, các tác giả chú ý đến cách tạo hình giống thực nên biểu
hiện hình tượng điêu khắc bằng khối tròn, chắc và đóng kín. Cách sử
dụng hình khối kiểu này đã tạo ra tác phẩm điêu khắc mang tính hiện thực.
Bức tượng David (1504) một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc thời
Phục Hưng, là tác phẩm điêu khắc vĩ đại của Michelangelo (1475-
1564). Tượng cao 5m, nặng hơn 5 tấn miêu tả hình tượng vua David
thời điểm trước khi ông chiến đấu với Goliath. Tượng thể hiện chân
thực vẻ đẹp hình thể hoàn mỹ của một chàng thanh niên với một tỷ lệ
chuẩn mực của vẻ đẹp cơ thể bấy giờ. Bức tượng này được xem như là biểu tượng của
sự trẻ trung, mạnh mẽ.
Sang thế kỷ XX, cùng với sự nở rộ của các loại tạo hình hội họa, các nhà điêu khắc
cũng tìm kiếm cho mình những cách biểu hiện khối mới. Bên cạnh bên cạnh hình khối
lồi trên bề mặt của tính hiện thực, trong nhiều tác phẩm xuất hiện hình khối lõm, những
biến dạng của khối tròn, những hình khối mang tính tự do, hình khối bị đục thủng…
mang tính tượng trưng cho khối lượng, không gian… 1
Henry Moore (1898-1986) nhà điêu khắc hiện đại tiêu
biểu cho những hình khối tròn, tự do, trừu tượng. Trong tác
phẩm “Người nằm nghiêng”(1938) hình khối cầu bị bóp
méo, vặn vẹo như đang dồn nén trong cơ thể nhân vật một
nguồn năng lượng sống vô tận.
Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (1920-2002) (từng
được ghi danh trong “Từ điển La Rousse: Nghệ thuật thế
kỷ XX”) sử dụng khối lồi, lõm thành một hệ thống gắn
kết để biểu hiện triết lý giao hòa âm dương trong các tác phẩm của bà. 2.2.2.2 Màu sắc
Mặc dù hầu hết các dấu vết của sắc tố hiện đã biến mất, nhưng rất nhiều tác phẩm
điêu khắc được sản xuất ở thời Cổ đại (ví dụ: Ai Cập, Các bức tượng / phù điêu của Hy
Lạp, La Mã) và thời Trung cổ (ví dụ như họa tiết nhà thờ kiểu gô-
tích) được phủ bằng sơn hoặc các vật liệu tạo màu khác, bao gồm
vàng hoặc bạc lá và các chất tạo màu quý giá khác. Màu sắc rõ cũng
là một thành phần góp phần trong việc tạo ra một bề mặt chất liệu
đầy biểu cảm bên cạnh hình khối.
Tượng chân dung Nefertiti cho thấy màu sắc đã được sử dụng
trong điêu khắc từ cổ đại. Chúng làm tăng giá trị hiện thực và sự hấp
dẫn thị giác cho tác phẩm.
Các nhà điêu khắc còn chạm khắc trực tiếp từ các vật liệu quý có màu, như ngà voi,
ngọc bích và vàng, hoặc kết hợp của chúng.
Ta có thể nhìn thấy cách sử dụng màu sắc thú vị của các nhà điêu khắc hiện đại trong các tác phẩm.
Constantin Brâncuși là một nhà điêu khắc người Romania và một
trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bird in Space (1923)
bằng đồng đánh bóng. Màu vàng óng ánh của đồng được ông dùng
miêu tả chuyển động của con chim đang bay vào bầu trời. ông loại bỏ
đôi cánh, chỉ còn thân và mỏ dài ra như một ánh vàng vút vào không gian.
Tác phẩm “bóng bay” (2000) của Jeff Koons,
thực sự là thép không gỉ được mạ, là biểu tượng cho
sức sống và niềm vui của ký ức trẻ thơ trong cuộc sống hiện đại. 2