Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dalat Milk - Báo cáo nghiên cứu khoa học | Đại học Yersin Đà Lạt

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dalat Milk - Báo cáo nghiên cứu khoa học | Đại học Yersin Đà Lạt. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 41 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Yersin Đà Lạt 30 tài liệu

Thông tin:
41 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dalat Milk - Báo cáo nghiên cứu khoa học | Đại học Yersin Đà Lạt

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dalat Milk - Báo cáo nghiên cứu khoa học | Đại học Yersin Đà Lạt. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 41 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

458 229 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên nghành: Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
Sinh viên:
Trần Thị Trà My - 12204064
Nguyễn Gia Thy - 12204028
Trịnh Minh Thùy - 12204287
Đoàn Thị Thanh Tâm -12204243
Bùi Thị Bích Duyên - 12204172
Lớp: Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng K19
Người hướng dẫn khóa học
Hoàng Thanh Liêm
Thành Phố Đà Lạt, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên nghành: Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
Sinh viên:
Trần Thị Trà My - 12204064
Nguyễn Gia Thy - 12204028
Trịnh Minh Thùy - 12204287
Đoàn Thị Thanh Tâm -12204243
Bùi Thị Bích Duyên - 12204172
Lớp: Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng K19
Người hướng dẫn khóa học
Hoàng Thanh Liêm
Thành Phố Đà Lạt, năm 2023
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Yersin Đà Lạt đã đưa môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hoàng Thanh Liêm đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là
hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong
cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Đà Lạt, ngày …… tháng …… năm 2023
Giáo viên hướng dẫn
TS. Hoàng Thanh Liêm
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH....................................................7
Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu.....................................................................8
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................9
1.2.1 Mục tiêu tổng quát....................................................................................9
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................9
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................9
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................10
1.4.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................10
1.4.2 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu.................................................................10
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.................................................................10
1.6. Một số nghiên cứu kinh điển về tín dụng ngân hàng:............10
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................10
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.................................11
Chương 2.................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DALAT
MILK.......................................................................................................................11
2.1 Các khái niệm................................................................................................11
2.1.1. Hiệu quả là gì?.......................................................................................11
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động..........................................................12
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá HQHĐ..................................................................12
3
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh........................................13
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô....................................................................................13
2.2.2. Các yếu tố nội bộ...................................................................................13
2.3. Một số nghiên cứu kinh điển về nghành sữa................................................15
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài.........................................................................15
2.3.2 Nghiên cứu trong nước...........................................................................15
2.4. Vai trò của DN Dalat Milk đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
.............................................................................................................................16
Chương 3.................................................................................................................17
THỰC TRẠNG HĐKD CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK........................17
3.1. Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu...................................................................17
3.1.1 Lịch sử hình thành..................................................................................17
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................17
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ..................................................................................17
3.1.4 Cơ cấu tổ chức........................................................................................18
3.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...............................................19
3.2. Một số kết quả hoạt động của Dalat Milk giai đoạn 2019 – 2023................19
3.2.1. Về doanh thu..........................................................................................19
3.2.2. Về lợi nhuận sau thuế............................................................................20
3.2.3. Sản lượng tiêu thụ..................................................................................21
3.2.4. Các sự kiện nổi bật................................................................................21
3.2.5. Tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ...............22
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk................................22
3.3.1 Những thành tựu.....................................................................................22
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn......................................................................23
Chương 4.................................................................................................................24
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP DALAT MILK.........................................................................................24
4.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................24
4
4.2. Mô hình nghiên cứu......................................................................................25
Chương 5 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK................................................................25
5.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................25
5.1.1 Mục tiêu..................................................................................................26
5.1.2. Định hướng phát triển............................................................................26
5.2 Nhóm giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của Dalat Milk..........26
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.............................26
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.....................................27
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ................................28
5.2.4. Giải pháp nâng cao nguồn nguyên liệu sản xuất...................................28
5.2.5. Giải pháp nâng cao công nghệ sản xuất................................................28
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu....................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo...............................................................................................30
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................31
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
5
Tên Viết Tắt Tên Đầy Đủ
1 FAO Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
2 TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
3 HQHĐ Hiệu quả hoạt động
4 DN Doanh nghiệp
5 HĐKD Hoạt động kinh doanh
6 CP Cổ phần
6
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 3.1.1 Logo Sữa Dalat Milk
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu
7
TÊN ĐỀ ÁN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP DALAT MILK
Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo khảo sát của Tập đoàn Công nghiệp sữa Việt Nam. Sữa tươi vẫn là sản phẩm
được ưa chuộng nhất với tỷ lệ tiêu thụ chiếm 62% trong năm 2022. Sữa đặc cũng
có sự tăng trưởng, chiếm 22% trong khi sữa bột chiếm 16% tỷ lệ tiêu thụ. Ngoài
ra, theo báo cáo của TCYTTG, người tiêu dùng Việt Nam đang chú ý đến chất
lượng sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm sữa sạch, không chất bảo quản và không
hương liệu nhân tạo.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam năm 2022 cho thấy sự tăng trưởng ổn
định về sản lượng sữa và nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nhà
sản xuất và thương hiệu vẫn diễn ra gay gắt. Các sản phẩm sữa chất lượng cao
được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt là sữa tươi và sữa đặc có vị sô-cô-la,
vani và dâu tây.
Dalat Milk là một doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào
năm 1976. Trong những năm qua, doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt
bậc, trở thành một trong những DN sữa có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.Tuy
nhiên, thị trường sữa Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp lớn trong nước và nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp Dalat Milk cần chủ
động ứng phó với các thách thức này để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị
trường. Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các thách thức
từ môi trường kinh tế - xã hội và môi trường cạnh tranh, từ đó xây dựng các giải
pháp ứng phó hiệu quả.
8
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được
trang bị vào thực tiễn, nhóm đã chọn thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp Dalat Milk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Giới thiệu tổng quát , làm rõ các cơ sở lý luận của hiệu quả hoạt động kinh
doanh Dalat Milk
(2) Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của Dalat Milk
(3) Thực hiện khảo sát, đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động
(4) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và ứng phó với các thách
thức từ môi trường cạnh trạnh đối với doanh nghiệp Dalat Milk.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các tiêu chí để đo lường hiệu quả hoạt động? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của Dalat Milk?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với hiệu quả hoạt động?
(3) Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk trong thời gian gần đây?
(4) Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao hiệu quả
hoạt động?
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của Dalat Milk và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đối tượng khảo sát là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của Dalat Milk.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
9
Không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong địa điểm thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 1/12/2023 đến 30/12/2023.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
1.4.1. Nghiên cứu định tính
Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu trước về
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Dalat Milk. Trên cơ sở đó,
thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Thực hiện thảo luận nhóm, để xây dựng mô hình nghiên cứu "Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của Dalat Milk" làm mô hình nghiên cứu.
1.4.2 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu báo cáo của doanh nghiệp Dalat Milk, Báo cáo hoạt
động của Dalat Milk. Số liệu trên các trang mạng, báo chí.
Dữ liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát, thu thập từ khách hàng để thực hiện nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với nghành sữa Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của
Dalat Milk còn hạn chế; việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động, xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Dalat Milk để giúp
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp, từng bước nâng cao hơn nữa chất
lượng hoạt động kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp Dalat Mlik hoạt động hiệu
quả và phát triển bền vững.Vì vậy, việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc, giúp cho lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Dalat Milk tham khảo nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
1.6. Một số nghiên cứu kinh điển về tín dụng ngân hàng:
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.
(1) "Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của
10
Grand View Research. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan
toàn diện về thị trường sữa toàn cầu, bao gồm quy mô thị trường,
phân khúc thị trường, xu hướng thị trường và dự báo thị trường.
Grand View Research dự đoán thị trường sữa toàn cầu sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới, do sự gia tăng dân số, tầng lớp
trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities" (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ
hội) của Rabobank. Báo cáo này phân tích xu hướng thị trường
sữa toàn cầu, bao gồm sự gia tăng của các sản phẩm sữa thay
thế, sự phát triển của thương mại điện tử và tác động của biến đổi
khí hậu. Rabobank nhận thấy ngành sữa toàn cầu đang phải đối
mặt với một số thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát
triển.
(3) “The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry" (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the
United Nations (FAO). Báo cáo này thảo luận về các xu hướng và
đổi mới trong ngành sữa toàn cầu, bao gồm sự phát triển của sữa
công thức, ứng dụng công nghệ sinh học và tác động của biến đổi
khí hậu. FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới để đảm bảo
ngành sữa toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong tương lai.
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
(1) "Phân tích thị trường sữa Việt Nam" (2023) của Nielsen. Báo
cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về thị trường sữa Việt Nam,
bao gồm quy mô thị trường, phân khúc thị trường, xu hướng thị
trường và các đối thủ cạnh tranh chính. Nielsen dự đoán thị
trường sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới,
do sự gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu và nhận thức về sức
khỏe.
(2) "Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam" (2022) của Kantar
Worldpanel. Báo cáo này phân tích hành vi tiêu dùng sữa tại Việt
Nam, bao gồm thói quen mua sắm, sở thích thương hiệu và mức
11
độ ảnh hưởng của quảng cáo. Kantar Worldpanel nhận thấy người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn
gốc xuất xứ của sữa.
Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DALAT MILK.
2.1 Các khái niệm
2.1.1. Hiệu quả là gì?
Hiệu quả là mức độ mà một hoạt động, quy trình hay hệ thống đạt được mục tiêu
đề ra với lượng tài nguyên và thời gian nhất định. Nói cách khác, hiệu quả là khả
năng sử dụng nguồn lực một cách tối ưu để đạt được kết quả mong muốn.
Hiệu quả quan trọng trong kinh doanh, vì nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một
doanh nghiệp hiệu quả có thể sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn với cùng
một lượng tài nguyên, hoặc sản xuất cùng một lượng sản phẩm hoặc dịch vụ với ít
tài nguyên hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn và lợi thế cạnh tranh.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động là khả năng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được
mục tiêu kinh doanh của một tổ chức. Nó bao gồm việc sử dụng tối ưu các nguồn
lực như nhân công, vật liệu, năng lượng, vốn,... để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá HQHĐ
(1) Hiệu quả sử dụng nguồn lực:
Năng suất lao động: Đo lường lượng sữa tươi được sản xuất bởi một nhân viên
trong một khoảng thời gian nhất định.
Vòng quay hàng tồn kho: Đo lường số lần hàng tồn kho được bán và thay thế trong
một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ sử dụng công suất: Đo lường mức độ sử dụng công suất sản xuất của doanh
nghiệp.
(2) Hiệu quả kinh doanh:
12
Doanh thu: Tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận: Doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận chia cho doanh thu
(3) Mức độ hài lòng của khách hàng:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Điểm đánh giá của khách hàng: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Số lượng khiếu nại của khách hàng: Số lượng khiếu nại của khách hàng về sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
(4) Hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban:
Mức độ hoàn thành mục tiêu: Đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu của từng bộ
phận, phòng ban.
Chất lượng công việc: Đo lường chất lượng công việc của từng bộ phận, phòng
ban.
Thời gian hoàn thành công việc: Đo lường thời gian hoàn thành công việc của từng
bộ phận, phòng ban.
(5) Đánh giá so với các đối thủ cạnh tranh:
Phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Benchmarking: So sánh các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp với các chỉ số của
các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô
(1) Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế vĩ mô, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lãi
suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát,... có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu
dùng và nhu cầu đối với sản phẩm sữa.
13
(2) Yếu tố chính sách: Các chính sách của chính phủ liên quan đến ngành sữa, như
thuế, trợ cấp, quy định về chất lượng sản phẩm,... có thể ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm của Dalat Milk.
(3) Yếu tố xã hội: Xu hướng tiêu dùng, thay đổi khẩu vị và quan niệm về sức khỏe
của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm sữa khác
nhau.
(4) Yếu tố môi trường: Biến đổi khí hậu và thiên tai có thể ảnh hưởng đến nguồn
cung cấp sữa tươi nguyên liệu và giá thành sản phẩm của Dalat Milk.
2.2.2. Các yếu tố nội bộ
(1) Quản trị doanh nghiệp: giúp xây dựng hệ thống quản lý khoa học, hợp lý, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn
lực một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí và tối ưu hóa chi phí. Nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
(2) Chất lượng sản phẩm: Sữa là sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt cho trẻ
em. Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng. Trong thị trường sữa cạnh tranh gay gắt, chất lượng sản phẩm là yếu tố
giúp Dalat Milk tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh với các đối thủ. Chất lượng sản
phẩm tốt giúp Dalat Milk thu hút và giữ chân khách hàng, tăng thị phần. Dalat
Milk đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa sang các thị trường quốc tế, chất
lượng sản phẩm tốt là yếu tố quan trọng để thành công trong thị trường quốc tế.
(3) Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chất lượng là yếu tố quyết định chất
lượng sản phẩm sữa của Dalat Milk. Sữa tươi nguyên liệu có hàm lượng dinh
dưỡng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp tạo ra sản phẩm sữa chất lượng,
thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng sẽ giúp
Dalat Milk đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn. Dalat Milk có thể duy trì
mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp sữa tươi nguyên liệu, góp phần phát triển
cộng đồng địa phương.
(4) Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất tiên tiến giúp DN kiểm soát chặt chẽ
quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa luôn đạt tiêu chuẩn cao. Giúp
loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn có hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng
cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm sữa. Công nghệ tự động hóa giúp giảm
thiểu sự tham gia của con người trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng suất
lao động. Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng nhu
cầu thị trường.
14
(5) Thương hiệu: Dalat Milk là thương hiệu lâu đời với hơn 40 năm kinh nghiệm
trong ngành sữa, là thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi và nhận diện cao tại
Việt Nam. Doanh nghiệp có hệ thống phân phối rộng khắp, phủ sóng hầu hết các
tỉnh thành trên cả nước. Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp nổi bật so với đối
thủ cạnh tranh và tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng. Giúp khách hàng
dễ dàng nhận ra và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu
mạnh giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, khiến họ có nhiều khả năng
quay lại mua hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người
khác.
(6) Giá Cả: là yếu tố quyết định trực tiếp đến doanh thu của Dalat Milk. Giá bán
cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, nhưng cũng có thể khiến khách hàng e
dè và chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Giá cả là một trong
những yếu tố quan trọng giúp Dalat Milk cạnh tranh với các đối thủ. Giá bán cạnh
tranh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tăng thị phần.
2.3. Một số nghiên cứu kinh điển về nghành sữa.
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
(1) "Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của
Grand View Research. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan
toàn diện về thị trường sữa toàn cầu, bao gồm quy mô thị trường,
phân khúc thị trường, xu hướng thị trường và dự báo thị trường.
Grand View Research dự đoán thị trường sữa toàn cầu sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới, do sự gia tăng dân số, tầng lớp
trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities" (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ
hội) của Rabobank. Báo cáo này phân tích xu hướng thị trường
sữa toàn cầu, bao gồm sự gia tăng của các sản phẩm sữa thay
thế, sự phát triển của thương mại điện tử và tác động của biến đổi
khí hậu. Rabobank nhận thấy ngành sữa toàn cầu đang phải đối
mặt với một số thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát
triển.
(3) "The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry" (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành
15
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the
United Nations (FAO). Báo cáo này thảo luận về các xu hướng và
đổi mới trong ngành sữa toàn cầu, bao gồm sự phát triển của sữa
công thức, ứng dụng công nghệ sinh học và tác động của biến đổi
khí hậu. FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới để đảm bảo
ngành sữa toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
trong tương lai.
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
(1) "Phân tích thị trường sữa Việt Nam" (2023) của Nielsen. Báo
cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về thị trường sữa Việt Nam,
bao gồm quy mô thị trường, phân khúc thị trường, xu hướng thị
trường và các đối thủ cạnh tranh chính. Nielsen dự đoán thị
trường sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới,
do sự gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu và nhận thức về sức
khỏe.
(2) "Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam" (2022) của Kantar
Worldpanel. Báo cáo này phân tích hành vi tiêu dùng sữa tại Việt
Nam, bao gồm thói quen mua sắm, sở thích thương hiệu và mức
độ ảnh hưởng của quảng cáo. Kantar Worldpanel nhận thấy người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn
gốc xuất xứ của sữa.
2.4. Vai trò của DN Dalat Milk đối với phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Về mặt kinh tế:
(1) Tạo nguồn thu nhập cho người dân: Dalat Milk thu mua sữa tươi từ các hộ chăn
nuôi bò sữa địa phương, góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
(2) Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa: Dalat Milk cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ kỹ thuật, giống bò, thức ăn chăn nuôi,... cho người dân, giúp nâng cao năng
suất và chất lượng đàn bò sữa.
(3) Tạo việc làm: Dalat Milk tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
16
(4) Phát triển các ngành nghề phụ trợ: Dalat Milk thúc đẩy phát triển các ngành
nghề phụ trợ như vận tải, dịch vụ,...
Về mặt xã hội:
(1) Cải thiện đời sống người dân: Dalat Milk thực hiện các chương trình an sinh xã
hội, hỗ trợ người nghèo, học sinh nghèo,... góp phần cải thiện đời sống người dân
địa phương.
(2) Bảo vệ môi trường: Dalat Milk áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, thân
thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống của người dân.
Ngoài ra, Dalat Milk còn:
(1) Tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm địa
phương.
(2) Hỗ trợ các hoạt động du lịch địa phương.
(3) Góp phần xây dựng và phát triển địa phương.
Dalat Milk đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Doanh nghiệp không chỉ tạo ra nguồn thu nhập và việc làm cho người dân mà còn
góp phần cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa địa phương.
Chương 3
THỰC TRẠNG HĐKD CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
3.1. Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành
17
Hình 3.1.1 Logo Sữa Dalat Milk
Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt được thành lập vào năm 1962, tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng. Ban đầu, công ty là một xưởng sản xuất nhỏ chuyên sản xuất sữa
tươi và sữa đặc để cung cấp cho thị trường địa phương. Sau đó, công ty đã phát
triển và mở rộng quy mô sản xuất. Đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại và mở
rộng thị trường tiêu thụ trên toàn quốc. Năm 2002, công ty chính thức được đổi tên
thành Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt. Trở thành một trong những công ty sản xuất
sữa lớn nhất ở miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2014 tập đoàn TH với thương
hiệu Sữa tươi sạch TH True Milk đã mua lại Dalatmilk.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của ngành sữa Dalatmilk được quy định tại Điều lệ Tổ
chức và Hoạt động của Công ty, bao gồm: Sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa và
các sản phẩm từ sữa, thực phẩm khác; Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các trang trại
chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh khác;
Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; Xuất khẩu, nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ
sữa, thực phẩm khác; Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm ngành sữa Dalatmilk
(1) Sữa tươi: Sữa tươi Dalatmilk được làm từ 100% sữa bò tươi nguyên chất, được
xử lý tiệt trùng trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo giữ trọn hương vị thơm ngon và
hàm lượng dinh dưỡng cao. Sữa tươi Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm
sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi hương dâu, sữa tươi hương
socola,...
18
(2) Sữa chua: Sữa chua Dalatmilk được làm từ sữa tươi nguyên chất, kết hợp với
các hương vị trái cây tự nhiên, mang đến hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Sữa
chua Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa
chua phô mai,...
(3) Sữa bột: Sữa bột Dalatmilk được làm từ sữa tươi nguyên chất, kết hợp với các
loại vitamin và khoáng chất, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Sữa bột
Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm sữa bột nguyên kem, sữa bột tách
kem, sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho người lớn,...
(4) Các sản phẩm từ sữa khác: Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, Dalatmilk còn sản
xuất các sản phẩm từ sữa khác như: sữa đặc, sữa tươi tiệt trùng UHT, sữa hạt, sữa
chua uống,...
Dịch vụ của ngành sữa Dalatmilk
(1) Giao hàng tận nơi: Dalatmilk cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, giúp khách
hàng dễ dàng mua sắm các sản phẩm sữa Dalatmilk.
(2)Chăm sóc khách hàng: Dalatmilk có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và
dịch vụ của công ty.
(3) Hỗ trợ bán hàng: Dalatmilk cung cấp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp
dẫn nhằm hỗ trợ bán hàng cho các đại lý, nhà phân phối.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
(1) Cấp cao nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT), có nhiệm vụ quyết định các vấn đề
quan trọng của công ty như chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh,
đầu tư tài chính,...
(2) Cấp thứ hai là Ban giám đốc (BGH), có nhiệm vụ triển khai thực hiện các quyết
định của HĐQT, quản lý điều hành hoạt động của công ty.
(3) Cấp thứ ba là các phòng ban chức năng, có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể theo phân công của BGH.
3.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ngành sữa Dalatmilk như sau:
(1) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của Dalatmilk gồm 11 thành viên, do ông
Nguyễn Văn Minh làm Chủ tịch. HĐQT có nhiệm vụ: Quyết định chiến lược phát
19
triển của công ty; Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính;
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của công ty;
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban giám đốc; Quyết định giải thể, phá sản công
ty.
(2) Ban giám đốc Ban giám đốc của Dalatmilk gồm 5 thành viên, do ông Lê Văn
Hùng làm Tổng giám đốc. BGH có nhiệm vụ: Triển khai thực hiện các quyết định
của HĐQT; Quản lý điều hành hoạt động của công ty; Xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh, đầu tư tài chính; Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh;
Kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban chức năng; Báo cáo hoạt động của
công ty với HĐQT.
(3) Các phòng ban chức năng Các phòng ban chức năng của Dalatmilk gồm: Phòng
Kế hoạch và phát triển; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kinh doanh; Phòng Sản
xuất; Phòng Công nghệ thông tin; Phòng Nhân sự; Phòng Marketing; Phòng Pháp
chế; Phòng Quản lý chất lượng.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo phân
công của BGH, bao gồm: Phòng Kế hoạch và phát triển: Xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý tài chính, kế
toán của công ty; Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán
hàng của công ty; Phòng Sản xuất: Tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa của công ty;
Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin của
công ty; Phòng Nhân sự: Quản lý, đào tạo nguồn nhân lực của công ty; Phòng
Marketing: Xây dựng và triển khai các hoạt động marketing, truyền thông của công
ty; Phòng Pháp chế: Tư vấn pháp lý cho công ty; Phòng Quản lý chất lượng: Đảm
bảo chất lượng sản phẩm sữa của công ty.
3.2. Một số kết quả hoạt động của Dalat Milk giai đoạn 2019 – 2023
3.2.1. Về doanh thu
Năm 2019, vốn điều lệ là 132,5 tỷ đồng. Cùng quá trình tăng vốn, quy mô cũng
liên tục được mở rộng. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2020, tổng
tài sản đã vượt hơn 1.000 tỷ đồng. Tăng 45% so với cùng kỳ. Trước đó trong năm
2019, con số này cũng ghi nhận bước nhảy vọt từ gần 240 tỷ đồng lên 693 tỷ đồng.
Năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp sữa này đạt 572,5 tỷ đồng. Tăng 54% so
với năm trước. Dù vậy, khả năng quản lý chi phí lại gặp vấn đề. Lợi nhuận thuần
của Dalatmilk lại liên tiếp sụt giảm trong 2 năm gần nhất 2019 và 2020.
20
Năm 2020, lợi nhuận thuần của Dalatmilk giảm 12% so với cùng kỳ. Xuống còn
26,3 tỷ đồng thấp nhất từ năm 2017. Năm 2019 trước đó, con số này cũng giảm
hơn 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận liên tục sụt giảm trong khi quy mô tăng mạnh
khiến biên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp này liên tục bị co lại.
Nguyên nhân có thể đến từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sữa với nhiều tên
tuổi lớn. Quen thuộc trong nước như Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia
sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott,… Sản phẩm chính của Dalat Milk là sản
phẩm sữa tiệt trùng. Phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn
các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt,
doanh thu thuần của công ty đạt 10.245 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022.
3.2.2. Về lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận của Dalatmilk lại liên tiếp sụt giảm trong 2 năm gần nhất 2019 và 2020.
Năm 2020, lợi nhuận của Dalatmilk giảm 12% so với cùng kỳ. Xuống còn 26,3 tỷ
đồng thấp nhất từ năm 2017. Năm 2019 trước đó, con số này cũng giảm hơn 26%
so với cùng kỳ. Lợi nhuận liên tục sụt giảm trong khi quy mô tăng mạnh khiến
biên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp này liên tục bị co lại. Nguyên
nhân có thể đến từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sữa với nhiều tên tuổi lớn.
Quen thuộc trong nước như Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia sữa” trên
thế giới như Nestle, Abbott,… Sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt
trùng. Phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn các sản phẩm
thay thế khác trên thị trường.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt, lợi
nhuận sau thuế của công ty đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022. Doanh
thu thuần của công ty trong năm 2023 đạt 12.870 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm
2022. Trong đó, doanh thu từ sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 11.790 tỷ đồng,
chiếm 92% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2023 đạt 3.210
tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2022. Biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 25,2%,
tăng 0,7 điểm phần trăm so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong
năm 2023 đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế trên
mỗi cổ phần (EPS) của công ty đạt 14.570 đồng. Kết quả kinh doanh năm 2023 của
Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt được đánh giá là tích cực trong bối cảnh thị trường
sữa Việt Nam cạnh tranh gay gắt. Công ty đã duy trì được tốc độ tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận ổn định.
21
3.2.3. Sản lượng tiêu thụ
Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng
sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Mục
tiêu năm 2020 là sản xuất 2.6 tỷ lít quy ra sữa nước, tiêu thụ đạt trung bình 27
lít/người/năm. Những con số thống kê này cho thấy một thị trường tiềm năng và dư
địa tăng trưởng cho công ty Dalatmilk.
Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt, sản lượng tiêu
thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty trong năm 2023 đạt 126.000 tấn, tăng
10% so với năm 2022. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ sữa tươi các loại đạt 85.000 tấn,
tăng 12% so với năm 2022. Sản lượng tiêu thụ sữa chua các loại đạt 25.000 tấn,
tăng 9% so với năm 2022. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa khác (sữa bột,
phô mai, kem...) đạt 16.000 tấn, tăng 8% so với năm 2022.
3.2.4. Các sự kiện nổi bật
Dalatmilk đã hợp tác và cung cấp sản phẩm cho các công ty lớn trong ở nhiều lĩnh
vực khác nhau, bao gồm: chuỗi cửa hàng cà phê (Highland Coffee, Starbuck
Coffee, Gloria Jean’s Cà phê,…), chuỗi cửa hàng bánh (Tous Les Jours, Paris
Baguette,…), chuỗi siêu thị (Big C, Co.opMart, Maximark,…), tiện lợi chuỗi cửa
hàng (Family Mart, MiniStop, Vinmart+,…), khách sạn và khu nghỉ dưỡng
(Sheraton, Vinpearl Khu nghỉ dưỡng,…).
Năm 2014, Dalatmilk được mua lại bởi Tập đoàn TH, đánh dấu bước chuyển mình
mới của Dalatmilk. Các cổ đông chiến lược: Kenematsu Nhật Bản, Park Si Bok
Hàn Quốc, Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam, Công ty TNHH MTV Bò Sữa TP
Hồ Chí Minh.
Năm 2022, Dalat Milk ra mắt sản phẩm sữa chua uống mới mang tên "Dalat Milk
Yogurt"; Dalat Milk tài trợ cho chương trình "Vì một Việt Nam xanh" với mục tiêu
trồng 1 triệu cây xanh; Tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập công ty; Ra mắt sản
phẩm sữa tươi mới mang tên "Dalat Milk Fresh"; Tham gia hội chợ quốc tế Food
& Hotel Vietnam 2022
Năm 2023, Dalat Milk ký kết hợp tác với UNICEF Việt Nam để triển khai chương
trình "Dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam"; Tháng 3: Dalat Milk ra mắt sản phẩm
phô mai mới mang tên "Dalat Milk Cheese"; Tháng 9: Dalat Milk được vinh danh
là "Top 10 công ty sữa uy tín nhất Việt Nam" năm 2023; Tháng 11: Dalat Milk ra
mắt sản phẩm sữa đặc mới mang tên "Dalat Milk Condensed Milk".
22
3.2.5. Tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk), trong 6 tháng đầu năm
2023, công ty đạt doanh thu 1.725 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ đồng, tăng 12%.
Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc tăng trưởng sản lượng và giá bán các
sản phẩm sữa. Sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 105.000 tấn, tăng 5% so với
cùng kỳ năm 2022. Sản lượng sữa thành phẩm đạt 120.000 tấn, tăng 10%. Giá bán
sữa thành phẩm bình quân tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc tăng trưởng doanh thu và tiết
giảm chi phí. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí, như: giảm chi
phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí quản lý.
Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí
vận chuyển giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí quản lý giảm 1% so với
cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Dalatmilk trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt
kết quả khả quan. Công ty tiếp tục duy trì vị thế là một trong những doanh nghiệp
sữa hàng đầu tại Việt Nam.
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
3.3.1 Những thành tựu
(1) Thuận lợi
o Nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao: Đà Lạt là vùng đất
có khí hậu mát mẻ, phù hợp với việc chăn nuôi bò sữa. Dalatmilk có hệ
thống trang trại bò sữa quy mô lớn, với tổng đàn bò sữa hơn 10.000 con,
được nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn sữa nguyên liệu của Dalatmilk
được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, thu mua đến chế biến, đảm bảo
chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
o Công nghệ sản xuất hiện đại: Dalatmilk sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất
hiện đại, được trang bị các thiết bị tiên tiến từ các nước châu Âu. Điều này
giúp Dalatmilk sản xuất ra các sản phẩm sữa có chất lượng tốt, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
o Thương hiệu uy tín: Dalatmilk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu
tại Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển.
23
Thương hiệu Dalatmilk đã được khẳng định trên thị trường, được người tiêu
dùng tin tưởng lựa chọn.
Những thuận lợi này đã giúp Dalatmilk phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong
những doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam.
(2) Cơ hội
o Nhu cầu sử dụng sữa đang tăng: Sự tăng trưởng dân số và sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa. Đà Lạt Milk
có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
o Phát triển các sản phẩm sữa mới: Đà Lạt Milk có thể phát triển các sản phẩm
sữa mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng cường sức cạnh tranh với
các đối thủ trong ngành.
o Mở rộng quy mô sản xuất: Đà Lạt Milk có thể tận dụng cơ hội mở rộng quy
mô sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
o Xu hướng sử dụng sản phẩm sạch, an toàn: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm
sạch, an toàn ngày càng được ưa chuộng. Đà Lạt Milk có thể tận dụng cơ hội
này bằng cách đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn
(1) Khó khăn
o Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sữa khác: Thị trường sữa Việt
Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế. Các doanh nghiệp sữa lớn như Vinamilk, TH True Milk,
FrieslandCampina, Mead Johnson... đều có tiềm lực tài chính mạnh, hệ
thống phân phối rộng khắp, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Điều này đã
gây áp lực cạnh tranh lớn đối với Dalatmilk.
o Giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao: Sữa là một sản phẩm chế biến từ
nguyên liệu sữa tươi. Trong khi đó, nguồn sữa tươi trong nước chưa đáp ứng
đủ nhu cầu sản xuất, buộc các doanh nghiệp sữa phải nhập khẩu nguyên liệu
sữa từ nước ngoài. Giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao đã làm tăng chi
phí sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa, trong đó
có Dalatmilk.
24
(2) Thách thức
o Thay đổi thói quen tiêu dùng: Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng đang
thay đổi với sự phát triển của nhiều sản phẩm sữa thay thế khác. Chẳng hạn
như sữa hạt, sữa đậu nành, sữa chua… Đà Lạt Milk cần phải đáp ứng nhu
cầu của thị trường và cải tiến sản phẩm của mình để giữ chân khách hàng.
o Thay đổi chính sách của chính phủ: Chính sách về thương mại, thuế và quản
lý ngành sữa có thể thay đổi. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Đà
Lạt Milk. Công ty cần nắm vững các chính sách mới và điều chỉnh chiến
lược kinh doanh của mình phù hợp.
o Biến đổi khí hậu và giá nguyên liệu: Biến đổi khí hậu và giá nguyên liệu đầu
vào có thể ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và giá thành sản phẩm của Đà
Lạt Milk. Công ty cần phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp
thời. Để giảm thiểu tác động của những yếu tố này.
Chương 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP DALAT MILK
4.1. Nghiên cứu định tính
Trước hết, tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả hoạt
động làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thiết lập mô hình nghiên cứu lý
thuyết về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk. Việc nghiên cứu tài liệu là nhằm tìm
hiểu những nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước trước đó có liên
quan đến nội dung của đề tài. Thông qua lược khảo, nghiên cứu các tài liệu, tác giả
luận án có được các cơ sở khoa học trong việc tìm ra những yếu tố, những thuộc
tính có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tiến hành thảo luận nhóm.
Kế đến là trao đổi, thảo luận nhóm về lĩnh vực nghiên cứu. Đây là bước quan trọng
trong quá trình xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi. Mục đích của việc thảo luận
nhóm nhằm thu thập ý kiến của họ về các yếu tố (thang đo) ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của Dalat Milk. Sau khi thảo luận, nhóm hiệu chỉnh và thiết lập
bảng câu hỏi; tiến hành khảo sát các đối tượng nghiên cứu để kiểm định các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN Dalat Milk.
4.2. Mô hình nghiên cứu
25
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu
Chương 5 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
5.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt
8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt
6,78%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11.694 đồng (730
USD) năm 2006 lên 22.778 đồng (1.168 USD) năm 2010, gấp gần 2 lần, tương
đương 11.084 đồng (438 USD).
→ Ở Việt Nam, mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của người Việt Nam đã
tăng từ 8,09 lít/người/năm lên 14,81 lít/người/năm từ năm 2000 đến năm 2010.
Theo dự đoán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu
cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới
5.1.1 Mục tiêu
Hệ thống hóa lý luận về chiến lược sản phẩm trong hoạt động marketing.
Giới thiệu bức tranh tổng quan của thị trường sữa Việt Nam hiện nay và vị thế của
công ty Dalat Milk trên thị trường sữa Việt Nam hiện nay.
Giới thiệu công ty Dalat Milk.
Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty Dalat Milk tại thành phố Đà lạt.
26
Phân tích các yếu tố tác động đến chiến lược sản phẩm của Dalat Milk tại thành
phố Đà Lạt.
Đánh giá chiến lược sản phẩm của công ty Dalat Milk tại thị trường thành phố Đà
Lạt.
Đề xuất giải pháp chiến lược để sản phẩm hoàn thiện hơn.
5.1.2. Định hướng phát triển
Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng
sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Mục
tiêu năm 2020 là sản xuất 2.6 tỷ lít quy ra sữa nước, tiêu thụ đạt trung bình 27
lít/người/năm. Những con số thống kê này cho thấy một thị trường tiềm năng và dư
địa tăng trưởng cho các công ty trong ngành sữa nói chung và Dalatmilk nói riêng.
Bên cạnh đó, thị trường trà sữa được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu mạnh
mẽ trong tương lai khi tiêu dùng trà sữa dần trở thành một nét văn hóa ẩm thực
đường phố tại Việt Nam. Ngoài ra, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa được dự
báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai do ảnh hưởng của phong cách ẩm thực
phương Tây. Vì vậy, là một công ty sữa có sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại
nhiều chuỗi, quán cà phê, trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam, doanh thu của Dalatmilk
được kỳ vọng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
5.2 Nhóm giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công
nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao
động. Do đó, công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao
động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to
lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiểu quả
trên,Dalt milk cần có những chính sách đào tạo đội ngũ lao động hợp lý cụ thể:
Dalat milk cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệp
sáng tạo trong đổi mới sản xuất, tinh thần trách nhiệm với công việc cao. Khuyến
khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề cũng như trau dồi kinh nghiệm, trao
đổi kiến thức với nhau để cùng tiến bộ.
27
Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một
cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động. Làm được như
vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiện hiệu suất làm
việc ngày càng cao.
Công ty cần thường xuyên mở có lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho
đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thì đua lao động giỏi nhằm khuyến khích
tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động.Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ
quản lý của đội ngũ quản lý của công ty đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu thị
trường, bán hàng, marketing… Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng
người đúng việc để hiệu suất làm việc được nâng cao
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
Nâng cao Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Thấu hiểu và
chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên. Tăng cường
khả năng giao tiếp. Và thuyết phục để tạo ra sự đồng lòng và cống hiến từ phía đội
ngũ.
Liên Tục Học Hỏi và Nâng Cao Kiến Thức Chuyên Môn: Tham gia các khóa đào
tạo. Và hội thảo để cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý mới. Đầu tư vào việc đọc
sách. Và theo dõi xu hướng trong ngành để nâng cao sự hiểu biết chuyên sâu.
Tích Lũy Kinh Nghiệm Thực Tế: Học từ những dự án thành công và thất bại. Rút
ra bài học và áp dụng để phát triển kỹ năng quản lý. Thúc đẩy việc chia sẻ kinh
nghiệm và học hỏi trong tổ chức.
Tạo Môi Trường Làm Việc Tích Cực: Khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp từ
đội ngũ bằng cách xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Tạo các
chương trình thưởng để động viên và gắn kết nhân viên.
Đầu Tư vào Công Nghệ Quản Lý: Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý công
việc và nhân viên. Đầu tư vào các hệ thống phần mềm quản trị. Như 1Office để
theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc một cách hiệu quả.
Xây Dựng Đội Ngũ Mạnh Mẽ: Tìm kiếm và thu hút những người có kỹ năng. Và
tầm nhìn phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Phát triển và thúc đẩy sự phát triển
nghề nghiệp của đội ngũ.
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
28
Bằng phương pháp thanh trùng do Bác Sĩ Pasteur sáng chế, Sữa Thanh Trùng
Dalat Milk được thanh trùng ở nhiệt độ thấp 75°C là yếu tố quyết định hương vị
thơm ngon và bảo toàn đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong sữa bò tươi như: Chất
đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về trí não và
chiều cao, đáp ứng yêu cầu năng lượng hàng ngày của cơ thể.
Với tiêu chí là cung cấp những gì tinh khiết nhất và đặc biệt nhất cho khách hàng,
sữa thanh trùng Dalat Milk hộp tiêu chuẩn không có chất bảo quản hay bất kỳ một
loại phụ gia thực phẩm nào khác, chỉ có sữa tươi mới vắt được đóng gói, bảo quản
lạnh để cuối cùng trao đến tay khách hàng.
Ý thức rằng khách hàng có quyền tìm hiểu, kiểm tra sản phẩm mình đang tiêu
dùng, Dalat Milk là nhà máy thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam mở rộng cửa chào
đón người tiêu dùng đến tham quan quy trình sản xuất.
5.2.4. Giải pháp nâng cao nguồn nguyên liệu sản xuất
Phát triển trang trại làm trọng điểm sau đó lấy kĩ thuật, con giống để phát triển đàn
bò cho người dân Hiện nay Dalat milk đang hỗ trợ giống, phân bón, kĩ thuật ... và
thu mua cỏ , nguyên liệu thức ăn trong nhân dân và sẵn sàng hỗ trợ về vốn , khoa
học kĩ thuật cho người nông dân
5.2.5. Giải pháp nâng cao công nghệ sản xuất
HACCP Là công cụ của ngành công nghiệp thực phẩm giúp kiểm soát toàn bộ chu
trình thực phẩm: Kiểm soát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào (từ nguồn nuôi/
trồng) cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (người tiêu thụ sản phẩm). An
toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Dalat Milk.
Những con người nhiều tâm huyết với sữa Việt Nam được hỗ trợ bởi những vật
liệu, thiết bị hiện đại, bảo đảm và tốt nhất, Dalat Milk mong muốn đem đến cho
khách hàng thân thương những sản phẩm chất lượng với giá trị dinh dưỡng tuyệt
vời, góp phần vào sự phát triển chung của ngành sữa Việt Nam cũng như là đem
đến cho khách hàng những điều thú vị, khác biệt và tự nhiên nhất. Sữa là thực
phẩm thiết yếu cho cuộc sống, bổ sung nguồn dinh dưỡng và Canxi, cân bằng
dưỡng chất, phát triển sức khỏe, mang lại cuộc sống tươi đẹp.
Do đó, Dalat Milk luôn quan tâm đầu tư máy móc hiện đại, nâng cấp chất lượng
trong quy trình chế biến. Với phương châm luôn phục vụ cho khách hàng những
sản phẩm từ sữa có chất lượng tốt nhất, từ 25/6/2013, Dalat Milk đã đưa vào sử
dụng một trong những dòng máy hút không khí tiên tiến nhất theo công nghệ của
29
Hà Lan với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỉ đồng. Máy Evaporator với chức năng hút
khí CO2, Oxy và mùi lạ trong quá trình chế biến sữa, đã tạo nên những giọt sữa
tươi ngon làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu
Ngành sữa là thị trường tiềm năng đầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, với
sự cạnh tranh gay gắt giữa những tên tuổi lớn, quen thuộc trong nước như
Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott,…
Đặc biệt, mặc dù sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt trùng- không
phải là sản phẩm ở phân khúc chủ lực của các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH
True Milk, sữa tiệt trùng phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà
còn các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Ngoài ra, do thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do
biến đổi khí hậu, hoạt động chăn nuôi bò sữa gặp nhiều thách thức về quy trình
chăn nuôi cũng như nguồn cung nguyên liệu. Dalatmilk đang phải đối mặt với sự
cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu với các công ty cùng
ngành.
Nghiên cứu chưa khắc phục được triệt để những khuyết điểm của Dalat Milk, chỉ
đưa ra được một số giải pháp giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tài Liệu Tham Khảo
Tài Liệu Trong Nước
1. Huyền Phùng (2023) - Chiến lược marketing của Dalat Milk luôn chú trọng chất
lượng sản phẩm, tăng cường gắn kết với khách hàng và hướng đến phát triển bền
vững.
2. Thành Công (2014) – Chiến Lược Marketing Tại Công Tỷ Cổ Phần Sữa Dalat
30
3. Phân tích thị trường sữa Việt Nam (2023) của Nielsen.
4. Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam (2022) của Kantar
Worldpanel
5. Phan Bảo Long (2023) – Đề án tốt nghiệp thạc sĩ QTKD
Tài Liệu Nước Ngoài
1. Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của
Grand View Research.
2. The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ
hội) của Rabobank.
3. The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the
United Nations (FAO)
PHỤ LỤC 1
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG
31
VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DALAT MILK
1. Thiết kế nghiên cứu
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của Dalat Milk
1.2 Phương pháp thực hiện
Thảo luận nhóm tập trung
1.3 Đối tượng tham gia thảo luận
Một nhóm gồm 30 người lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần sữa Dalat
Milk và đại diện khách hàng là khách hàng đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
Dàn bài thảo luận nhóm.
Phần I: Giới thiệu
Xin chào các anh/chị .
Chúng tôi một nhóm cán bộ gồm lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần
sữa Dalat Milk. Chúng tôi đang tiến hành một chương trình nghiên cứu khoa học
về “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Dalat Milk”. Chúng tôi
rất hân hạnh xin được thảo luận với các anh/chị về chủ đề này. Xin anh/chị lưu ý
không có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả. Tất cả các quan điểm của anh/chị đều
giúp ích cho chương trình nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp ích cho nghành
sữa Việt Nam ngày càng phát triển.
Thời gian dự kiến cuộc thảo luận khoảng 120 phút. Để cuộc thảo luận đạt
kết quả tốt đẹp chúng tôi (xin giới thiệu tên từng người) và xin quý vị tự giới thiệu
về mình.
Phần II: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
1. Anh/chị hiện đang sinh sống, làm việc ở đâu?
32
2. Theo quan điểm của anh/chị điều khiến anh chị quyết định sử dụng sản
phẩm của Dalat Milk? Tại sao?
3. Sản phẩm của Dalat Milk có yếu tố nào hấp dẫn thu hút anh, chị?
4. Anh chị có hài lòng với chất lượng sữa Dalat Milk hay không?
5. Gợi ý 6 yếu tố thành phần (Quản trị doanh nghiệp; Giá cả; Chất lượng sản
phẩm; Nguồn nguyên liệu; Công nghệ sản xuất; Thương hiệu). Trong các yếu tố
này, anh/chị cho rằng yếu tố nào quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố nào không quan
trọng hoặc không quan trọng chút nào? Tại sao?
6. Anh/chị còn thấy những yếu tố nào khác anh/chị cho quan trọng nữa
không? Tại sao?
Phần III: Đánh giá lại các nhân tố về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
Bây giờ xin các anh/chị xem xét những yếu tố sau đây chia chúng thành
06 nhóm đặc điểm gần nhau. Hãy giải thích sao anh/chị lại phân chúng vào
nhóm đó? Có thể sắp xếp chúng thành 07 hoặc 08 nhóm dược không? Vì sao?
1. Bây giờ xin các anh/chị xem xét những yếu tố trong cùng một nhóm xếp
chúng theo thứ tự tầm quan trọng của chúng trong từng nhóm: 1-rất quan trọng; 2-
ít quan trọng hơn ... vì sao?
2. Kết quả nghiên cứu
Dựa trên các tiêu chí trên, nhóm lãnh đạo nhân viên Công ty Cổ phần sữa Dalat
Milk, các chuyên gia, khách hàng sau khi thảo luận, thống nhất quan điểm cho
quan trọng gồm 6 yếu tố nêu trên. Cuối buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu tổng hợp
các ý kiến đi đến thống nhất xây dựng hình nghiên cứu gồm 06 yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Dalat Milk Thang đo lường sự lựa chọn điểm
đến của du khách gồm 06 biến quan sát sau đây:
Nhóm Quản trị doanh nghiệp
1. Ban lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả
2. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả
33
3. Môi trường làm việc tích cực
Nhóm Giá cả
1. Giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập
2. Giá thành thấp hơn các sản phẩm sữa khác
3. Có nhiều chương trình khuyến mãi
Nhóm Chất lượng sản phẩm
1. Hương vị sữa thơm ngon, hợp khẩu vị
2. Chất lượng sữa đảm bảo
3. Chất lượng sữa tốt cho sức khỏe
4. Có nhiều sản phẩm để lựa chọn
Nhóm Nguồn nguyên liệu
1. Nguồn nguyên liệu an toàn, có xuất sứ rõ ràng
2. Nguồn cung cấp sữa tươi ổn định
Nhóm Công nghệ sản xuất
1. Áp dụng công nghệ tiên tiến
2. Quản hiệu quả quy trình sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm an
toàn thực phẩm.
3. Năng lực và tay nghề của nhân viên được đào tạo bài bản.
Nhóm Thương hiệu
1. Thương hiệu uy tín, lâu đời
2. Thương hiệu được nhiều người biết đến
PHỤ LỤC 2
BẢNG KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐIỂM ĐẾN DU LỊH BÌNH THUẬN CỦA KHÁCH DU LỊCH
Thân chào quý khách!
34
Nhóm chúng tôi hiện đang sinh viên trường đại học Yersin Dalat. Nhóm
chúng tôi đang nghiên cứu về các yếu tố ảnh ởng đến hiệu quả hoạt động của
Dalat Milk. Xin quý khách dành ít thời gian quý báo trả lời giúp tôi một số câu hỏi
sau. Xin lưu ý rằng không quan điểm nào đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời
của quý khách đều rất giá trị đối với nghiên cứu của tôi, rất mong sự giúp đỡ
chân tình của quý khách.
Bảng câu hỏi số: …..
Tên người phỏng vấn:
Phỏng vấn lúc..…..giờ….. ngày …. . tháng..… năm 2016
Tên người trả lời: ……………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………..
Địa điểm phỏng vấn:
………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
.
1. XIN CHO BIẾT MỨC ĐỘ LỰA CHỌN CỦA QUÝ KHÁCH ĐỐI VỚI
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DALAT MILK
Quý khách vui lòng khoanh tròn một con số thể hiện mức độ hài lòng của Quý
khách đánh dấu vào ô thích hợp với quy ước như sau. Lưu ý: Đối với mỗi phát
biểu, vui lòng chỉ khoanh tròn một số.
Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý.
Mức 2: Không đồng ý.
Mức 3: Bình thường.
35
Mức 4: Đồng ý.
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý.
Câu hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Thang đo về Quản trị doanh nghiệp
1 QTDN1
Ban lãnh đạo quản doanh nghiệp hiệu
quả
1 2 3 4 5
2 QTDN2
Chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả
1 2 3 4 5
3 QTDN3 Môi trường làm việc tích cực 1 2 3 4 5
Thang đo về Giá cả
4 GC1
Giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập
1 2 3 4 5
5 GC2
Giá thành thấp hơn các sản phẩm sữa khác
1 2 3 4 5
6 GC3
Có nhiều chương trình khuyến mãi
1 2 3 4 5
Thang đo về Chất lượng sản phẩm
7 CLSP1
Hương vị sữa thơm ngon, hợp khẩu vị
1 2 3 4 5
8 CLSP2
Chất lượng sữa đảm bảo
1 2 3 4 5
9 CLSP3
Chất lượng sữa tốt cho sức khỏe
1 2 3 4 5
10 CLSP4 Có nhiều sản phẩm để lựa chọn 1 2 3 4 5
Thang đo về Nguồn nguyên liệu
11 NNL1 Nguồn nguyên liệu an toàn, xuất sứ 1 2 3 4 5
36
ràng
12 NNL2
Nguồn cung cấp sữa tươi ổn định
1 2 3 4 5
Thang đo về Công nghệ sản xuất
13 CNSX1
Áp dụng công nghệ tiên tiến
1 2 3 4 5
14 CNSX2
Quản hiệu quả quy trình sản xuất, đảm
bảo chất lượng sản phẩm an toàn thực
phẩm.
1 2 3 4 5
15 CNSX3
Năng lực tay nghề của nhân viên được
đào tạo bài bản.
1 2 3 4 5
Thương hiệu
16 TH1
Thương hiệu lâu đời.
1 2 3 4 5
17 TH2
Thương hiệu được nhiều người biết đến
1 2 3 4 5
Nhóm nhân tố lựa chọn
18 LC1
Tôi đã nghe nhiều người nói về sản phẩm
sữa Dalat Milk
1 2 3 4 5
19 LC2
Tôi cảm thấy hài lòng về giá cả khi lựa
chọn sử dụng sữa Dalat Milk
1 2 3 4 5
20 LC3
Tôi cảm thấy an toàn khi uống sữa Dalat
Milk
1 2 3 4 5
21 LC4
Sữa Dalat Milk có mẫu mã và bao bì bắt
mắt
1 2 3 4 5
22 LC5
Sữa Dalat Milk có nhiều chương trình
khuyến mãi
1 2 3 4 5
37
2. Xin vui lòng cho biết giới tính của Quý khách:
Nam 1
Nữ 2
3. Quý khách vui lòng cho biết, Quý khách thuộc nhóm tuổi nào sau đây:
Dưới 20 tuổi 1
Từ 21 – 40 tuổi 2
Từ 31 – 60 tuổi 3
Trên 60 tuổi 4
4. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Quý khách:
Công nhân, viên chức 1
Doanh nhân 2
Buôn bán 3
Sinh viên, học sinh 4
Nghề nghiệp khác 5
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ KHÁCH
38
39
| 1/41

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên nghành: Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK Sinh viên:
Trần Thị Trà My - 12204064
Nguyễn Gia Thy - 12204028
Trịnh Minh Thùy - 12204287
Đoàn Thị Thanh Tâm -12204243
Bùi Thị Bích Duyên - 12204172
Lớp: Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng K19
Người hướng dẫn khóa học Hoàng Thanh Liêm
Thành Phố Đà Lạt, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên nghành: Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK Sinh viên:
Trần Thị Trà My - 12204064
Nguyễn Gia Thy - 12204028
Trịnh Minh Thùy - 12204287
Đoàn Thị Thanh Tâm -12204243
Bùi Thị Bích Duyên - 12204172
Lớp: Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng K19
Người hướng dẫn khóa học Hoàng Thanh Liêm
Thành Phố Đà Lạt, năm 2023 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Yersin Đà Lạt đã đưa môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Hoàng Thanh Liêm đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là
hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Bộ môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong
cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. Đà Lạt, ngày …… tháng …… năm 2023
Giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Thanh Liêm 2 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................2
MỤC LỤC.................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH....................................................7
Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu.....................................................................8
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................9
1.2.1 Mục tiêu tổng quát....................................................................................9
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................9
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................9
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................10
1.4.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................10
1.4.2 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu.................................................................10
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.................................................................10
1.6. Một số nghiên cứu kinh điển về tín dụng ngân hàng:............10
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................10
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.................................11
Chương 2.................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DALAT
MILK.......................................................................................................................11
2.1 Các khái niệm................................................................................................11
2.1.1. Hiệu quả là gì?.......................................................................................11
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động..........................................................12
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá HQHĐ..................................................................12 3
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh........................................13
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô....................................................................................13
2.2.2. Các yếu tố nội bộ...................................................................................13
2.3. Một số nghiên cứu kinh điển về nghành sữa................................................15
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài.........................................................................15
2.3.2 Nghiên cứu trong nước...........................................................................15
2.4. Vai trò của DN Dalat Milk đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
.............................................................................................................................16
Chương 3.................................................................................................................17
THỰC TRẠNG HĐKD CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK........................17
3.1. Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu...................................................................17
3.1.1 Lịch sử hình thành..................................................................................17
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................17
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ..................................................................................17
3.1.4 Cơ cấu tổ chức........................................................................................18
3.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...............................................19
3.2. Một số kết quả hoạt động của Dalat Milk giai đoạn 2019 – 2023................19
3.2.1. Về doanh thu..........................................................................................19
3.2.2. Về lợi nhuận sau thuế............................................................................20
3.2.3. Sản lượng tiêu thụ..................................................................................21
3.2.4. Các sự kiện nổi bật................................................................................21
3.2.5. Tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ...............22
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk................................22
3.3.1 Những thành tựu.....................................................................................22
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn......................................................................23
Chương 4.................................................................................................................24
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP DALAT MILK.........................................................................................24
4.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................24 4
4.2. Mô hình nghiên cứu......................................................................................25
Chương 5 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK................................................................25
5.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................25
5.1.1 Mục tiêu..................................................................................................26
5.1.2. Định hướng phát triển............................................................................26
5.2 Nhóm giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của Dalat Milk..........26
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.............................26
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.....................................27
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ................................28
5.2.4. Giải pháp nâng cao nguồn nguyên liệu sản xuất...................................28
5.2.5. Giải pháp nâng cao công nghệ sản xuất................................................28
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu....................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo...............................................................................................30
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................31
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 Tên Viết Tắt Tên Đầy Đủ 1 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations 2 TCYTTG
Tổ chức y tế thế giới 3 HQHĐ Hiệu quả hoạt động 4 DN Doanh nghiệp 5 HĐKD Hoạt động kinh doanh 6 CP Cổ phần 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 3.1.1 Logo Sữa Dalat Milk
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu 7 TÊN ĐỀ ÁN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP DALAT MILK
Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo khảo sát của Tập đoàn Công nghiệp sữa Việt Nam. Sữa tươi vẫn là sản phẩm
được ưa chuộng nhất với tỷ lệ tiêu thụ chiếm 62% trong năm 2022. Sữa đặc cũng
có sự tăng trưởng, chiếm 22% trong khi sữa bột chiếm 16% tỷ lệ tiêu thụ. Ngoài
ra, theo báo cáo của TCYTTG, người tiêu dùng Việt Nam đang chú ý đến chất
lượng sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm sữa sạch, không chất bảo quản và không hương liệu nhân tạo.
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam năm 2022 cho thấy sự tăng trưởng ổn
định về sản lượng sữa và nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nhà
sản xuất và thương hiệu vẫn diễn ra gay gắt. Các sản phẩm sữa chất lượng cao
được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt là sữa tươi và sữa đặc có vị sô-cô-la, vani và dâu tây.
Dalat Milk là một doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập vào
năm 1976. Trong những năm qua, doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt
bậc, trở thành một trong những DN sữa có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Tuy
nhiên, thị trường sữa Việt Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp lớn trong nước và nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp Dalat Milk cần chủ
động ứng phó với các thách thức này để có thể giữ vững vị thế của mình trên thị
trường. Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các thách thức
từ môi trường kinh tế - xã hội và môi trường cạnh tranh, từ đó xây dựng các giải pháp ứng phó hiệu quả. 8
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được
trang bị vào thực tiễn, nhóm đã chọn thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp Dalat Milk.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Giới thiệu tổng quát , làm rõ các cơ sở lý luận của hiệu quả hoạt động kinh doanh Dalat Milk
(2) Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
(3) Thực hiện khảo sát, đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động
(4) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và ứng phó với các thách
thức từ môi trường cạnh trạnh đối với doanh nghiệp Dalat Milk.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các tiêu chí để đo lường hiệu quả hoạt động? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của Dalat Milk?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với hiệu quả hoạt động?
(3) Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk trong thời gian gần đây?
(4) Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động?
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của Dalat Milk và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đối tượng khảo sát là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của Dalat Milk.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
Không gian: Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong địa điểm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 1/12/2023 đến 30/12/2023.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
1.4.1. Nghiên cứu định tính
Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu trước về
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Dalat Milk. Trên cơ sở đó,
thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Thực hiện thảo luận nhóm, để xây dựng mô hình nghiên cứu "Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của Dalat Milk" làm mô hình nghiên cứu.
1.4.2 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn dữ liệu, gồm:
Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu báo cáo của doanh nghiệp Dalat Milk, Báo cáo hoạt
động của Dalat Milk. Số liệu trên các trang mạng, báo chí.
Dữ liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát, thu thập từ khách hàng để thực hiện nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Dalat Milk có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với nghành sữa Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của
Dalat Milk còn hạn chế; việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động, xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Dalat Milk để giúp
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp, từng bước nâng cao hơn nữa chất
lượng hoạt động kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp Dalat Mlik hoạt động hiệu
quả và phát triển bền vững.Vì vậy, việc nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc, giúp cho lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Dalat Milk tham khảo nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
1.6. Một số nghiên cứu kinh điển về tín dụng ngân hàng:
1.6.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.
(1) "Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của 10
Grand View Research. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan
toàn diện về thị trường sữa toàn cầu, bao gồm quy mô thị trường,
phân khúc thị trường, xu hướng thị trường và dự báo thị trường.
Grand View Research dự đoán thị trường sữa toàn cầu sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới, do sự gia tăng dân số, tầng lớp
trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities" (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ
hội) của Rabobank. Báo cáo này phân tích xu hướng thị trường
sữa toàn cầu, bao gồm sự gia tăng của các sản phẩm sữa thay
thế, sự phát triển của thương mại điện tử và tác động của biến đổi
khí hậu. Rabobank nhận thấy ngành sữa toàn cầu đang phải đối
mặt với một số thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển.
(3) “The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry" (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the
United Nations (FAO). Báo cáo này thảo luận về các xu hướng và
đổi mới trong ngành sữa toàn cầu, bao gồm sự phát triển của sữa
công thức, ứng dụng công nghệ sinh học và tác động của biến đổi
khí hậu. FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới để đảm bảo
ngành sữa toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai.
1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
(1) "Phân tích thị trường sữa Việt Nam" (2023) của Nielsen. Báo
cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về thị trường sữa Việt Nam,
bao gồm quy mô thị trường, phân khúc thị trường, xu hướng thị
trường và các đối thủ cạnh tranh chính. Nielsen dự đoán thị
trường sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới,
do sự gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam" (2022) của Kantar
Worldpanel. Báo cáo này phân tích hành vi tiêu dùng sữa tại Việt
Nam, bao gồm thói quen mua sắm, sở thích thương hiệu và mức 11
độ ảnh hưởng của quảng cáo. Kantar Worldpanel nhận thấy người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn
gốc xuất xứ của sữa. Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DALAT MILK. 2.1 Các khái niệm
2.1.1. Hiệu quả là gì?
Hiệu quả là mức độ mà một hoạt động, quy trình hay hệ thống đạt được mục tiêu
đề ra với lượng tài nguyên và thời gian nhất định. Nói cách khác, hiệu quả là khả
năng sử dụng nguồn lực một cách tối ưu để đạt được kết quả mong muốn.
Hiệu quả quan trọng trong kinh doanh, vì nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một
doanh nghiệp hiệu quả có thể sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn với cùng
một lượng tài nguyên, hoặc sản xuất cùng một lượng sản phẩm hoặc dịch vụ với ít
tài nguyên hơn. Điều này có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn và lợi thế cạnh tranh.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động là khả năng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được
mục tiêu kinh doanh của một tổ chức. Nó bao gồm việc sử dụng tối ưu các nguồn
lực như nhân công, vật liệu, năng lượng, vốn,... để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ
với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.
2.1.3 Các tiêu chí đánh giá HQHĐ
(1) Hiệu quả sử dụng nguồn lực:
Năng suất lao động: Đo lường lượng sữa tươi được sản xuất bởi một nhân viên
trong một khoảng thời gian nhất định.
Vòng quay hàng tồn kho: Đo lường số lần hàng tồn kho được bán và thay thế trong
một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ sử dụng công suất: Đo lường mức độ sử dụng công suất sản xuất của doanh nghiệp. (2) Hiệu quả kinh doanh: 12
Doanh thu: Tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận: Doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận chia cho doanh thu
(3) Mức độ hài lòng của khách hàng:
Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch
vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Điểm đánh giá của khách hàng: Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Số lượng khiếu nại của khách hàng: Số lượng khiếu nại của khách hàng về sản
phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
(4) Hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban:
Mức độ hoàn thành mục tiêu: Đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu của từng bộ phận, phòng ban.
Chất lượng công việc: Đo lường chất lượng công việc của từng bộ phận, phòng ban.
Thời gian hoàn thành công việc: Đo lường thời gian hoàn thành công việc của từng bộ phận, phòng ban.
(5) Đánh giá so với các đối thủ cạnh tranh:
Phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Benchmarking: So sánh các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp với các chỉ số của
các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô
(1) Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế vĩ mô, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lãi
suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát,... có thể ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu
dùng và nhu cầu đối với sản phẩm sữa. 13
(2) Yếu tố chính sách: Các chính sách của chính phủ liên quan đến ngành sữa, như
thuế, trợ cấp, quy định về chất lượng sản phẩm,... có thể ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm của Dalat Milk.
(3) Yếu tố xã hội: Xu hướng tiêu dùng, thay đổi khẩu vị và quan niệm về sức khỏe
của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các sản phẩm sữa khác nhau.
(4) Yếu tố môi trường: Biến đổi khí hậu và thiên tai có thể ảnh hưởng đến nguồn
cung cấp sữa tươi nguyên liệu và giá thành sản phẩm của Dalat Milk.
2.2.2. Các yếu tố nội bộ
(1) Quản trị doanh nghiệp: giúp xây dựng hệ thống quản lý khoa học, hợp lý, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn
lực một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí và tối ưu hóa chi phí. Nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
(2) Chất lượng sản phẩm: Sữa là sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt cho trẻ
em. Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng. Trong thị trường sữa cạnh tranh gay gắt, chất lượng sản phẩm là yếu tố
giúp Dalat Milk tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh với các đối thủ. Chất lượng sản
phẩm tốt giúp Dalat Milk thu hút và giữ chân khách hàng, tăng thị phần. Dalat
Milk đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa sang các thị trường quốc tế, chất
lượng sản phẩm tốt là yếu tố quan trọng để thành công trong thị trường quốc tế.
(3) Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chất lượng là yếu tố quyết định chất
lượng sản phẩm sữa của Dalat Milk. Sữa tươi nguyên liệu có hàm lượng dinh
dưỡng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp tạo ra sản phẩm sữa chất lượng,
thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng sẽ giúp
Dalat Milk đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn. Dalat Milk có thể duy trì
mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp sữa tươi nguyên liệu, góp phần phát triển
cộng đồng địa phương.
(4) Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất tiên tiến giúp DN kiểm soát chặt chẽ
quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa luôn đạt tiêu chuẩn cao. Giúp
loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn có hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng
cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm sữa. Công nghệ tự động hóa giúp giảm
thiểu sự tham gia của con người trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng suất
lao động. Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. 14
(5) Thương hiệu: Dalat Milk là thương hiệu lâu đời với hơn 40 năm kinh nghiệm
trong ngành sữa, là thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi và nhận diện cao tại
Việt Nam. Doanh nghiệp có hệ thống phân phối rộng khắp, phủ sóng hầu hết các
tỉnh thành trên cả nước. Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp nổi bật so với đối
thủ cạnh tranh và tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng. Giúp khách hàng
dễ dàng nhận ra và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu
mạnh giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, khiến họ có nhiều khả năng
quay lại mua hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác.
(6) Giá Cả: là yếu tố quyết định trực tiếp đến doanh thu của Dalat Milk. Giá bán
cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, nhưng cũng có thể khiến khách hàng e
dè và chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Giá cả là một trong
những yếu tố quan trọng giúp Dalat Milk cạnh tranh với các đối thủ. Giá bán cạnh
tranh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và tăng thị phần.
2.3. Một số nghiên cứu kinh điển về nghành sữa.
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
(1) "Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của
Grand View Research. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan
toàn diện về thị trường sữa toàn cầu, bao gồm quy mô thị trường,
phân khúc thị trường, xu hướng thị trường và dự báo thị trường.
Grand View Research dự đoán thị trường sữa toàn cầu sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong những năm tới, do sự gia tăng dân số, tầng lớp
trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities" (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ
hội) của Rabobank. Báo cáo này phân tích xu hướng thị trường
sữa toàn cầu, bao gồm sự gia tăng của các sản phẩm sữa thay
thế, sự phát triển của thương mại điện tử và tác động của biến đổi
khí hậu. Rabobank nhận thấy ngành sữa toàn cầu đang phải đối
mặt với một số thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển.
(3) "The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry" (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành 15
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the
United Nations (FAO). Báo cáo này thảo luận về các xu hướng và
đổi mới trong ngành sữa toàn cầu, bao gồm sự phát triển của sữa
công thức, ứng dụng công nghệ sinh học và tác động của biến đổi
khí hậu. FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới để đảm bảo
ngành sữa toàn cầu có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai.
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
(1) "Phân tích thị trường sữa Việt Nam" (2023) của Nielsen. Báo
cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về thị trường sữa Việt Nam,
bao gồm quy mô thị trường, phân khúc thị trường, xu hướng thị
trường và các đối thủ cạnh tranh chính. Nielsen dự đoán thị
trường sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới,
do sự gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu và nhận thức về sức khỏe.
(2) "Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam" (2022) của Kantar
Worldpanel. Báo cáo này phân tích hành vi tiêu dùng sữa tại Việt
Nam, bao gồm thói quen mua sắm, sở thích thương hiệu và mức
độ ảnh hưởng của quảng cáo. Kantar Worldpanel nhận thấy người
tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn
gốc xuất xứ của sữa.
2.4. Vai trò của DN Dalat Milk đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Về mặt kinh tế:
(1) Tạo nguồn thu nhập cho người dân: Dalat Milk thu mua sữa tươi từ các hộ chăn
nuôi bò sữa địa phương, góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
(2) Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa: Dalat Milk cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ kỹ thuật, giống bò, thức ăn chăn nuôi,... cho người dân, giúp nâng cao năng
suất và chất lượng đàn bò sữa.
(3) Tạo việc làm: Dalat Milk tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống. 16
(4) Phát triển các ngành nghề phụ trợ: Dalat Milk thúc đẩy phát triển các ngành
nghề phụ trợ như vận tải, dịch vụ,... Về mặt xã hội:
(1) Cải thiện đời sống người dân: Dalat Milk thực hiện các chương trình an sinh xã
hội, hỗ trợ người nghèo, học sinh nghèo,... góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương.
(2) Bảo vệ môi trường: Dalat Milk áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, thân
thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống của người dân. Ngoài ra, Dalat Milk còn:
(1) Tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm địa phương.
(2) Hỗ trợ các hoạt động du lịch địa phương.
(3) Góp phần xây dựng và phát triển địa phương.
Dalat Milk đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Doanh nghiệp không chỉ tạo ra nguồn thu nhập và việc làm cho người dân mà còn
góp phần cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa địa phương. Chương 3
THỰC TRẠNG HĐKD CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
3.1. Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành 17
Hình 3.1.1 Logo Sữa Dalat Milk
Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt được thành lập vào năm 1962, tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng. Ban đầu, công ty là một xưởng sản xuất nhỏ chuyên sản xuất sữa
tươi và sữa đặc để cung cấp cho thị trường địa phương. Sau đó, công ty đã phát
triển và mở rộng quy mô sản xuất. Đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại và mở
rộng thị trường tiêu thụ trên toàn quốc. Năm 2002, công ty chính thức được đổi tên
thành Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt. Trở thành một trong những công ty sản xuất
sữa lớn nhất ở miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2014 tập đoàn TH với thương
hiệu Sữa tươi sạch TH True Milk đã mua lại Dalatmilk.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của ngành sữa Dalatmilk được quy định tại Điều lệ Tổ
chức và Hoạt động của Công ty, bao gồm: Sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa và
các sản phẩm từ sữa, thực phẩm khác; Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các trang trại
chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh khác;
Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, kinh
doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; Xuất khẩu, nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ
sữa, thực phẩm khác; Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.1.3 Sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm ngành sữa Dalatmilk
(1) Sữa tươi: Sữa tươi Dalatmilk được làm từ 100% sữa bò tươi nguyên chất, được
xử lý tiệt trùng trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo giữ trọn hương vị thơm ngon và
hàm lượng dinh dưỡng cao. Sữa tươi Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm
sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi hương dâu, sữa tươi hương socola,... 18
(2) Sữa chua: Sữa chua Dalatmilk được làm từ sữa tươi nguyên chất, kết hợp với
các hương vị trái cây tự nhiên, mang đến hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Sữa
chua Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua phô mai,...
(3) Sữa bột: Sữa bột Dalatmilk được làm từ sữa tươi nguyên chất, kết hợp với các
loại vitamin và khoáng chất, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Sữa bột
Dalatmilk có nhiều loại khác nhau, bao gồm sữa bột nguyên kem, sữa bột tách
kem, sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho người lớn,...
(4) Các sản phẩm từ sữa khác: Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, Dalatmilk còn sản
xuất các sản phẩm từ sữa khác như: sữa đặc, sữa tươi tiệt trùng UHT, sữa hạt, sữa chua uống,...
Dịch vụ của ngành sữa Dalatmilk
(1) Giao hàng tận nơi: Dalatmilk cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi, giúp khách
hàng dễ dàng mua sắm các sản phẩm sữa Dalatmilk.
(2)Chăm sóc khách hàng: Dalatmilk có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
(3) Hỗ trợ bán hàng: Dalatmilk cung cấp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp
dẫn nhằm hỗ trợ bán hàng cho các đại lý, nhà phân phối.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
(1) Cấp cao nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT), có nhiệm vụ quyết định các vấn đề
quan trọng của công ty như chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính,...
(2) Cấp thứ hai là Ban giám đốc (BGH), có nhiệm vụ triển khai thực hiện các quyết
định của HĐQT, quản lý điều hành hoạt động của công ty.
(3) Cấp thứ ba là các phòng ban chức năng, có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể theo phân công của BGH.
3.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ngành sữa Dalatmilk như sau:
(1) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của Dalatmilk gồm 11 thành viên, do ông
Nguyễn Văn Minh làm Chủ tịch. HĐQT có nhiệm vụ: Quyết định chiến lược phát 19
triển của công ty; Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính;
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của công ty;
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban giám đốc; Quyết định giải thể, phá sản công ty.
(2) Ban giám đốc Ban giám đốc của Dalatmilk gồm 5 thành viên, do ông Lê Văn
Hùng làm Tổng giám đốc. BGH có nhiệm vụ: Triển khai thực hiện các quyết định
của HĐQT; Quản lý điều hành hoạt động của công ty; Xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh, đầu tư tài chính; Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh;
Kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban chức năng; Báo cáo hoạt động của công ty với HĐQT.
(3) Các phòng ban chức năng Các phòng ban chức năng của Dalatmilk gồm: Phòng
Kế hoạch và phát triển; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kinh doanh; Phòng Sản
xuất; Phòng Công nghệ thông tin; Phòng Nhân sự; Phòng Marketing; Phòng Pháp
chế; Phòng Quản lý chất lượng.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo phân
công của BGH, bao gồm: Phòng Kế hoạch và phát triển: Xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý tài chính, kế
toán của công ty; Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán
hàng của công ty; Phòng Sản xuất: Tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa của công ty;
Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin của
công ty; Phòng Nhân sự: Quản lý, đào tạo nguồn nhân lực của công ty; Phòng
Marketing: Xây dựng và triển khai các hoạt động marketing, truyền thông của công
ty; Phòng Pháp chế: Tư vấn pháp lý cho công ty; Phòng Quản lý chất lượng: Đảm
bảo chất lượng sản phẩm sữa của công ty.
3.2. Một số kết quả hoạt động của Dalat Milk giai đoạn 2019 – 2023 3.2.1. Về doanh thu
Năm 2019, vốn điều lệ là 132,5 tỷ đồng. Cùng quá trình tăng vốn, quy mô cũng
liên tục được mở rộng. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2020, tổng
tài sản đã vượt hơn 1.000 tỷ đồng. Tăng 45% so với cùng kỳ. Trước đó trong năm
2019, con số này cũng ghi nhận bước nhảy vọt từ gần 240 tỷ đồng lên 693 tỷ đồng.
Năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp sữa này đạt 572,5 tỷ đồng. Tăng 54% so
với năm trước. Dù vậy, khả năng quản lý chi phí lại gặp vấn đề. Lợi nhuận thuần
của Dalatmilk lại liên tiếp sụt giảm trong 2 năm gần nhất 2019 và 2020. 20
Năm 2020, lợi nhuận thuần của Dalatmilk giảm 12% so với cùng kỳ. Xuống còn
26,3 tỷ đồng thấp nhất từ năm 2017. Năm 2019 trước đó, con số này cũng giảm
hơn 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận liên tục sụt giảm trong khi quy mô tăng mạnh
khiến biên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp này liên tục bị co lại.
Nguyên nhân có thể đến từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sữa với nhiều tên
tuổi lớn. Quen thuộc trong nước như Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia
sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott,… Sản phẩm chính của Dalat Milk là sản
phẩm sữa tiệt trùng. Phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn
các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt,
doanh thu thuần của công ty đạt 10.245 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022.
3.2.2. Về lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận của Dalatmilk lại liên tiếp sụt giảm trong 2 năm gần nhất 2019 và 2020.
Năm 2020, lợi nhuận của Dalatmilk giảm 12% so với cùng kỳ. Xuống còn 26,3 tỷ
đồng thấp nhất từ năm 2017. Năm 2019 trước đó, con số này cũng giảm hơn 26%
so với cùng kỳ. Lợi nhuận liên tục sụt giảm trong khi quy mô tăng mạnh khiến
biên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp này liên tục bị co lại. Nguyên
nhân có thể đến từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sữa với nhiều tên tuổi lớn.
Quen thuộc trong nước như Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia sữa” trên
thế giới như Nestle, Abbott,… Sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt
trùng. Phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà còn các sản phẩm
thay thế khác trên thị trường.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt, lợi
nhuận sau thuế của công ty đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022. Doanh
thu thuần của công ty trong năm 2023 đạt 12.870 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm
2022. Trong đó, doanh thu từ sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 11.790 tỷ đồng,
chiếm 92% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2023 đạt 3.210
tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2022. Biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 25,2%,
tăng 0,7 điểm phần trăm so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong
năm 2023 đạt 1.457 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế trên
mỗi cổ phần (EPS) của công ty đạt 14.570 đồng. Kết quả kinh doanh năm 2023 của
Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt được đánh giá là tích cực trong bối cảnh thị trường
sữa Việt Nam cạnh tranh gay gắt. Công ty đã duy trì được tốc độ tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận ổn định. 21
3.2.3. Sản lượng tiêu thụ
Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng
sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Mục
tiêu năm 2020 là sản xuất 2.6 tỷ lít quy ra sữa nước, tiêu thụ đạt trung bình 27
lít/người/năm. Những con số thống kê này cho thấy một thị trường tiềm năng và dư
địa tăng trưởng cho công ty Dalatmilk.
Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt, sản lượng tiêu
thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty trong năm 2023 đạt 126.000 tấn, tăng
10% so với năm 2022. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ sữa tươi các loại đạt 85.000 tấn,
tăng 12% so với năm 2022. Sản lượng tiêu thụ sữa chua các loại đạt 25.000 tấn,
tăng 9% so với năm 2022. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa khác (sữa bột,
phô mai, kem...) đạt 16.000 tấn, tăng 8% so với năm 2022.
3.2.4. Các sự kiện nổi bật
Dalatmilk đã hợp tác và cung cấp sản phẩm cho các công ty lớn trong ở nhiều lĩnh
vực khác nhau, bao gồm: chuỗi cửa hàng cà phê (Highland Coffee, Starbuck
Coffee, Gloria Jean’s Cà phê,…), chuỗi cửa hàng bánh (Tous Les Jours, Paris
Baguette,…), chuỗi siêu thị (Big C, Co.opMart, Maximark,…), tiện lợi chuỗi cửa
hàng (Family Mart, MiniStop, Vinmart+,…), khách sạn và khu nghỉ dưỡng
(Sheraton, Vinpearl Khu nghỉ dưỡng,…).
Năm 2014, Dalatmilk được mua lại bởi Tập đoàn TH, đánh dấu bước chuyển mình
mới của Dalatmilk. Các cổ đông chiến lược: Kenematsu Nhật Bản, Park Si Bok
Hàn Quốc, Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam, Công ty TNHH MTV Bò Sữa TP Hồ Chí Minh.
Năm 2022, Dalat Milk ra mắt sản phẩm sữa chua uống mới mang tên "Dalat Milk
Yogurt"; Dalat Milk tài trợ cho chương trình "Vì một Việt Nam xanh" với mục tiêu
trồng 1 triệu cây xanh; Tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập công ty; Ra mắt sản
phẩm sữa tươi mới mang tên "Dalat Milk Fresh"; Tham gia hội chợ quốc tế Food & Hotel Vietnam 2022
Năm 2023, Dalat Milk ký kết hợp tác với UNICEF Việt Nam để triển khai chương
trình "Dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam"; Tháng 3: Dalat Milk ra mắt sản phẩm
phô mai mới mang tên "Dalat Milk Cheese"; Tháng 9: Dalat Milk được vinh danh
là "Top 10 công ty sữa uy tín nhất Việt Nam" năm 2023; Tháng 11: Dalat Milk ra
mắt sản phẩm sữa đặc mới mang tên "Dalat Milk Condensed Milk". 22
3.2.5. Tình hình hoạt động 06 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk), trong 6 tháng đầu năm
2023, công ty đạt doanh thu 1.725 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ đồng, tăng 12%.
Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc tăng trưởng sản lượng và giá bán các
sản phẩm sữa. Sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 105.000 tấn, tăng 5% so với
cùng kỳ năm 2022. Sản lượng sữa thành phẩm đạt 120.000 tấn, tăng 10%. Giá bán
sữa thành phẩm bình quân tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc tăng trưởng doanh thu và tiết
giảm chi phí. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí, như: giảm chi
phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí quản lý.
Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí
vận chuyển giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022. Chi phí quản lý giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Dalatmilk trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt
kết quả khả quan. Công ty tiếp tục duy trì vị thế là một trong những doanh nghiệp
sữa hàng đầu tại Việt Nam.
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
3.3.1 Những thành tựu (1) Thuận lợi
o Nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao: Đà Lạt là vùng đất
có khí hậu mát mẻ, phù hợp với việc chăn nuôi bò sữa. Dalatmilk có hệ
thống trang trại bò sữa quy mô lớn, với tổng đàn bò sữa hơn 10.000 con,
được nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn sữa nguyên liệu của Dalatmilk
được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, thu mua đến chế biến, đảm bảo
chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
o Công nghệ sản xuất hiện đại: Dalatmilk sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất
hiện đại, được trang bị các thiết bị tiên tiến từ các nước châu Âu. Điều này
giúp Dalatmilk sản xuất ra các sản phẩm sữa có chất lượng tốt, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
o Thương hiệu uy tín: Dalatmilk là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu
tại Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển. 23
Thương hiệu Dalatmilk đã được khẳng định trên thị trường, được người tiêu
dùng tin tưởng lựa chọn.
Những thuận lợi này đã giúp Dalatmilk phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong
những doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam. (2) Cơ hội
o Nhu cầu sử dụng sữa đang tăng: Sự tăng trưởng dân số và sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa. Đà Lạt Milk
có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
o Phát triển các sản phẩm sữa mới: Đà Lạt Milk có thể phát triển các sản phẩm
sữa mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng cường sức cạnh tranh với
các đối thủ trong ngành.
o Mở rộng quy mô sản xuất: Đà Lạt Milk có thể tận dụng cơ hội mở rộng quy
mô sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
o Xu hướng sử dụng sản phẩm sạch, an toàn: Xu hướng tiêu dùng sản phẩm
sạch, an toàn ngày càng được ưa chuộng. Đà Lạt Milk có thể tận dụng cơ hội
này bằng cách đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn (1) Khó khăn
o Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sữa khác: Thị trường sữa Việt
Nam đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế. Các doanh nghiệp sữa lớn như Vinamilk, TH True Milk,
FrieslandCampina, Mead Johnson... đều có tiềm lực tài chính mạnh, hệ
thống phân phối rộng khắp, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Điều này đã
gây áp lực cạnh tranh lớn đối với Dalatmilk.
o Giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao: Sữa là một sản phẩm chế biến từ
nguyên liệu sữa tươi. Trong khi đó, nguồn sữa tươi trong nước chưa đáp ứng
đủ nhu cầu sản xuất, buộc các doanh nghiệp sữa phải nhập khẩu nguyên liệu
sữa từ nước ngoài. Giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao đã làm tăng chi
phí sản xuất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sữa, trong đó có Dalatmilk. 24 (2) Thách thức
o Thay đổi thói quen tiêu dùng: Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng đang
thay đổi với sự phát triển của nhiều sản phẩm sữa thay thế khác. Chẳng hạn
như sữa hạt, sữa đậu nành, sữa chua… Đà Lạt Milk cần phải đáp ứng nhu
cầu của thị trường và cải tiến sản phẩm của mình để giữ chân khách hàng.
o Thay đổi chính sách của chính phủ: Chính sách về thương mại, thuế và quản
lý ngành sữa có thể thay đổi. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Đà
Lạt Milk. Công ty cần nắm vững các chính sách mới và điều chỉnh chiến
lược kinh doanh của mình phù hợp.
o Biến đổi khí hậu và giá nguyên liệu: Biến đổi khí hậu và giá nguyên liệu đầu
vào có thể ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và giá thành sản phẩm của Đà
Lạt Milk. Công ty cần phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp
thời. Để giảm thiểu tác động của những yếu tố này. Chương 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
4.1. Nghiên cứu định tính
Trước hết, tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả hoạt
động làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thiết lập mô hình nghiên cứu lý
thuyết về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk. Việc nghiên cứu tài liệu là nhằm tìm
hiểu những nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước trước đó có liên
quan đến nội dung của đề tài. Thông qua lược khảo, nghiên cứu các tài liệu, tác giả
luận án có được các cơ sở khoa học trong việc tìm ra những yếu tố, những thuộc
tính có liên quan đến đề tài nghiên cứu và tiến hành thảo luận nhóm.
Kế đến là trao đổi, thảo luận nhóm về lĩnh vực nghiên cứu. Đây là bước quan trọng
trong quá trình xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi. Mục đích của việc thảo luận
nhóm nhằm thu thập ý kiến của họ về các yếu tố (thang đo) ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của Dalat Milk. Sau khi thảo luận, nhóm hiệu chỉnh và thiết lập
bảng câu hỏi; tiến hành khảo sát các đối tượng nghiên cứu để kiểm định các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN Dalat Milk.
4.2. Mô hình nghiên cứu 25
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu
Chương 5 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DALAT MILK
5.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt
8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt
6,78%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11.694 đồng (730
USD) năm 2006 lên 22.778 đồng (1.168 USD) năm 2010, gấp gần 2 lần, tương
đương 11.084 đồng (438 USD).
→ Ở Việt Nam, mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của người Việt Nam đã
tăng từ 8,09 lít/người/năm lên 14,81 lít/người/năm từ năm 2000 đến năm 2010.
Theo dự đoán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu
cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam sẽ tăng cao trong thời gian tới 5.1.1 Mục tiêu
Hệ thống hóa lý luận về chiến lược sản phẩm trong hoạt động marketing.
Giới thiệu bức tranh tổng quan của thị trường sữa Việt Nam hiện nay và vị thế của
công ty Dalat Milk trên thị trường sữa Việt Nam hiện nay.
Giới thiệu công ty Dalat Milk.
Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty Dalat Milk tại thành phố Đà lạt. 26
Phân tích các yếu tố tác động đến chiến lược sản phẩm của Dalat Milk tại thành phố Đà Lạt.
Đánh giá chiến lược sản phẩm của công ty Dalat Milk tại thị trường thành phố Đà Lạt.
Đề xuất giải pháp chiến lược để sản phẩm hoàn thiện hơn.
5.1.2. Định hướng phát triển
Ngành sữa Việt Nam năm 2019 có mức tăng trưởng tương đối tốt, đặc biệt là sữa
nước, sữa chua và sữa đặc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng
sữa nước trong năm 2019 đạt hơn 1 triệu lít, tăng 8.32% so với năm 2018. Mục
tiêu năm 2020 là sản xuất 2.6 tỷ lít quy ra sữa nước, tiêu thụ đạt trung bình 27
lít/người/năm. Những con số thống kê này cho thấy một thị trường tiềm năng và dư
địa tăng trưởng cho các công ty trong ngành sữa nói chung và Dalatmilk nói riêng.
Bên cạnh đó, thị trường trà sữa được dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu mạnh
mẽ trong tương lai khi tiêu dùng trà sữa dần trở thành một nét văn hóa ẩm thực
đường phố tại Việt Nam. Ngoài ra, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa được dự
báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai do ảnh hưởng của phong cách ẩm thực
phương Tây. Vì vậy, là một công ty sữa có sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại
nhiều chuỗi, quán cà phê, trà sữa nổi tiếng tại Việt Nam, doanh thu của Dalatmilk
được kỳ vọng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
5.2 Nhóm giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp
Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công
nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao
động. Do đó, công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao
động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to
lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiểu quả
trên,Dalt milk cần có những chính sách đào tạo đội ngũ lao động hợp lý cụ thể:
Dalat milk cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệp
sáng tạo trong đổi mới sản xuất, tinh thần trách nhiệm với công việc cao. Khuyến
khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề cũng như trau dồi kinh nghiệm, trao
đổi kiến thức với nhau để cùng tiến bộ. 27
Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một
cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động. Làm được như
vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiện hiệu suất làm việc ngày càng cao.
Công ty cần thường xuyên mở có lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho
đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thì đua lao động giỏi nhằm khuyến khích
tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động.Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ
quản lý của đội ngũ quản lý của công ty đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu thị
trường, bán hàng, marketing… Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng
người đúng việc để hiệu suất làm việc được nâng cao
5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý
Nâng cao Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Thấu hiểu và
chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên. Tăng cường
khả năng giao tiếp. Và thuyết phục để tạo ra sự đồng lòng và cống hiến từ phía đội ngũ.
Liên Tục Học Hỏi và Nâng Cao Kiến Thức Chuyên Môn: Tham gia các khóa đào
tạo. Và hội thảo để cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý mới. Đầu tư vào việc đọc
sách. Và theo dõi xu hướng trong ngành để nâng cao sự hiểu biết chuyên sâu.
Tích Lũy Kinh Nghiệm Thực Tế: Học từ những dự án thành công và thất bại. Rút
ra bài học và áp dụng để phát triển kỹ năng quản lý. Thúc đẩy việc chia sẻ kinh
nghiệm và học hỏi trong tổ chức.
Tạo Môi Trường Làm Việc Tích Cực: Khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp từ
đội ngũ bằng cách xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Tạo các
chương trình thưởng để động viên và gắn kết nhân viên.
Đầu Tư vào Công Nghệ Quản Lý: Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quản lý công
việc và nhân viên. Đầu tư vào các hệ thống phần mềm quản trị. Như 1Office để
theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc một cách hiệu quả.
Xây Dựng Đội Ngũ Mạnh Mẽ: Tìm kiếm và thu hút những người có kỹ năng. Và
tầm nhìn phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Phát triển và thúc đẩy sự phát triển
nghề nghiệp của đội ngũ.
5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 28
Bằng phương pháp thanh trùng do Bác Sĩ Pasteur sáng chế, Sữa Thanh Trùng
Dalat Milk được thanh trùng ở nhiệt độ thấp 75°C là yếu tố quyết định hương vị
thơm ngon và bảo toàn đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong sữa bò tươi như: Chất
đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển về trí não và
chiều cao, đáp ứng yêu cầu năng lượng hàng ngày của cơ thể.
Với tiêu chí là cung cấp những gì tinh khiết nhất và đặc biệt nhất cho khách hàng,
sữa thanh trùng Dalat Milk hộp tiêu chuẩn không có chất bảo quản hay bất kỳ một
loại phụ gia thực phẩm nào khác, chỉ có sữa tươi mới vắt được đóng gói, bảo quản
lạnh để cuối cùng trao đến tay khách hàng.
Ý thức rằng khách hàng có quyền tìm hiểu, kiểm tra sản phẩm mình đang tiêu
dùng, Dalat Milk là nhà máy thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam mở rộng cửa chào
đón người tiêu dùng đến tham quan quy trình sản xuất.
5.2.4. Giải pháp nâng cao nguồn nguyên liệu sản xuất
Phát triển trang trại làm trọng điểm sau đó lấy kĩ thuật, con giống để phát triển đàn
bò cho người dân Hiện nay Dalat milk đang hỗ trợ giống, phân bón, kĩ thuật ... và
thu mua cỏ , nguyên liệu thức ăn trong nhân dân và sẵn sàng hỗ trợ về vốn , khoa
học kĩ thuật cho người nông dân
5.2.5. Giải pháp nâng cao công nghệ sản xuất
HACCP Là công cụ của ngành công nghiệp thực phẩm giúp kiểm soát toàn bộ chu
trình thực phẩm: Kiểm soát ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào (từ nguồn nuôi/
trồng) cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (người tiêu thụ sản phẩm). An
toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu ở Dalat Milk.
Những con người nhiều tâm huyết với sữa Việt Nam được hỗ trợ bởi những vật
liệu, thiết bị hiện đại, bảo đảm và tốt nhất, Dalat Milk mong muốn đem đến cho
khách hàng thân thương những sản phẩm chất lượng với giá trị dinh dưỡng tuyệt
vời, góp phần vào sự phát triển chung của ngành sữa Việt Nam cũng như là đem
đến cho khách hàng những điều thú vị, khác biệt và tự nhiên nhất. Sữa là thực
phẩm thiết yếu cho cuộc sống, bổ sung nguồn dinh dưỡng và Canxi, cân bằng
dưỡng chất, phát triển sức khỏe, mang lại cuộc sống tươi đẹp.
Do đó, Dalat Milk luôn quan tâm đầu tư máy móc hiện đại, nâng cấp chất lượng
trong quy trình chế biến. Với phương châm luôn phục vụ cho khách hàng những
sản phẩm từ sữa có chất lượng tốt nhất, từ 25/6/2013, Dalat Milk đã đưa vào sử
dụng một trong những dòng máy hút không khí tiên tiến nhất theo công nghệ của 29
Hà Lan với tổng mức đầu tư lên tới 2,5 tỉ đồng. Máy Evaporator với chức năng hút
khí CO2, Oxy và mùi lạ trong quá trình chế biến sữa, đã tạo nên những giọt sữa
tươi ngon làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
5.3. Một số hạn chế của nghiên cứu
Ngành sữa là thị trường tiềm năng đầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, với
sự cạnh tranh gay gắt giữa những tên tuổi lớn, quen thuộc trong nước như
Vinamilk, TH True Milk… và các “đại gia sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott,…
Đặc biệt, mặc dù sản phẩm chính của Dalat Milk là sản phẩm sữa tiệt trùng- không
phải là sản phẩm ở phân khúc chủ lực của các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH
True Milk, sữa tiệt trùng phải cạnh tranh không chỉ với các sản phẩm cùng loại mà
còn các sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Ngoài ra, do thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do
biến đổi khí hậu, hoạt động chăn nuôi bò sữa gặp nhiều thách thức về quy trình
chăn nuôi cũng như nguồn cung nguyên liệu. Dalatmilk đang phải đối mặt với sự
cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu với các công ty cùng ngành.
Nghiên cứu chưa khắc phục được triệt để những khuyết điểm của Dalat Milk, chỉ
đưa ra được một số giải pháp giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động. Tài Liệu Tham Khảo
Tài Liệu Trong Nước
1. Huyền Phùng (2023) - Chiến lược marketing của Dalat Milk luôn chú trọng chất
lượng sản phẩm, tăng cường gắn kết với khách hàng và hướng đến phát triển bền vững.
2. Thành Công (2014) – Chiến Lược Marketing Tại Công Tỷ Cổ Phần Sữa Dalat 30
3. Phân tích thị trường sữa Việt Nam (2023) của Nielsen.
4. Nghiên cứu thị trường sữa tại Việt Nam (2022) của Kantar Worldpanel
5. Phan Bảo Long (2023) – Đề án tốt nghiệp thạc sĩ QTKD Tài Liệu Nước Ngoài
1. Global Dairy Market: Size, Share, Trends, and Forecasts" (Thị
trường Sữa toàn cầu: Quy mô, Chia sẻ, Xu hướng và Dự báo) của Grand View Research.
2. The Global Dairy Industry: Trends, Challenges and
Opportunities (Ngành Sữa toàn cầu: Xu hướng, Thách thức và Cơ hội) của Rabobank.
3. The Future of Milk: Trends and Innovations in the Global Dairy
Industry (Tương lai của Sữa: Xu hướng và Đổi mới trong Ngành
Sữa toàn cầu) của Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) PHỤ LỤC 1
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG 31
VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DALAT MILK
1. Thiết kế nghiên cứu 1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của Dalat Milk
1.2 Phương pháp thực hiện
Thảo luận nhóm tập trung
1.3 Đối tượng tham gia thảo luận
Một nhóm gồm 30 người là lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần sữa Dalat
Milk và đại diện khách hàng là khách hàng đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp
Dàn bài thảo luận nhóm.
Phần I: Giới thiệu Xin chào các anh/chị .
Chúng tôi là một nhóm cán bộ gồm lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần
sữa Dalat Milk. Chúng tôi đang tiến hành một chương trình nghiên cứu khoa học
về “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Dalat Milk”. Chúng tôi
rất hân hạnh xin được thảo luận với các anh/chị về chủ đề này. Xin anh/chị lưu ý
không có quan điểm nào là đúng hoặc sai cả. Tất cả các quan điểm của anh/chị đều
giúp ích cho chương trình nghiên cứu của chúng tôi cũng như giúp ích cho nghành
sữa Việt Nam ngày càng phát triển.
Thời gian dự kiến cuộc thảo luận khoảng 120 phút. Để cuộc thảo luận đạt
kết quả tốt đẹp chúng tôi (xin giới thiệu tên từng người) và xin quý vị tự giới thiệu về mình.
Phần II: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
1. Anh/chị hiện đang sinh sống, làm việc ở đâu? 32
2. Theo quan điểm của anh/chị điều gì khiến anh chị quyết định sử dụng sản
phẩm của Dalat Milk? Tại sao?
3. Sản phẩm của Dalat Milk có yếu tố nào hấp dẫn thu hút anh, chị?
4. Anh chị có hài lòng với chất lượng sữa Dalat Milk hay không?
5. Gợi ý 6 yếu tố thành phần (Quản trị doanh nghiệp; Giá cả; Chất lượng sản
phẩm; Nguồn nguyên liệu; Công nghệ sản xuất; Thương hiệu). Trong các yếu tố
này, anh/chị cho rằng yếu tố nào quan trọng nhất, nhì, ba? Yếu tố nào không quan
trọng hoặc không quan trọng chút nào? Tại sao?
6. Anh/chị còn thấy những yếu tố nào khác mà anh/chị cho là quan trọng nữa không? Tại sao?
Phần III: Đánh giá lại các nhân tố về hiệu quả hoạt động của Dalat Milk
Bây giờ xin các anh/chị xem xét những yếu tố sau đây và chia chúng thành
06 nhóm có đặc điểm gần nhau. Hãy giải thích vì sao anh/chị lại phân chúng vào
nhóm đó? Có thể sắp xếp chúng thành 07 hoặc 08 nhóm dược không? Vì sao?
1. Bây giờ xin các anh/chị xem xét những yếu tố trong cùng một nhóm và xếp
chúng theo thứ tự tầm quan trọng của chúng trong từng nhóm: 1-rất quan trọng; 2-
ít quan trọng hơn ... vì sao?
2. Kết quả nghiên cứu
Dựa trên các tiêu chí trên, nhóm lãnh đạo nhân viên Công ty Cổ phần sữa Dalat
Milk, các chuyên gia, khách hàng sau khi thảo luận, thống nhất quan điểm cho là
quan trọng gồm 6 yếu tố nêu trên. Cuối buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu tổng hợp
các ý kiến và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 06 yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Dalat Milk Thang đo lường sự lựa chọn điểm
đến của du khách gồm 06 biến quan sát sau đây:
Nhóm Quản trị doanh nghiệp
1. Ban lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả
2. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả 33
3. Môi trường làm việc tích cực Nhóm Giá cả
1. Giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập
2. Giá thành thấp hơn các sản phẩm sữa khác
3. Có nhiều chương trình khuyến mãi
Nhóm Chất lượng sản phẩm
1. Hương vị sữa thơm ngon, hợp khẩu vị
2. Chất lượng sữa đảm bảo
3. Chất lượng sữa tốt cho sức khỏe
4. Có nhiều sản phẩm để lựa chọn
Nhóm Nguồn nguyên liệu
1. Nguồn nguyên liệu an toàn, có xuất sứ rõ ràng
2. Nguồn cung cấp sữa tươi ổn định
Nhóm Công nghệ sản xuất
1. Áp dụng công nghệ tiên tiến
2. Quản lý hiệu quả quy trình sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.
3. Năng lực và tay nghề của nhân viên được đào tạo bài bản.
Nhóm Thương hiệu
1. Thương hiệu uy tín, lâu đời
2. Thương hiệu được nhiều người biết đến PHỤ LỤC 2
BẢNG KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐIỂM ĐẾN DU LỊH BÌNH THUẬN CỦA KHÁCH DU LỊCH
Thân chào quý khách! 34
Nhóm chúng tôi hiện đang là sinh viên trường đại học Yersin Dalat. Nhóm
chúng tôi đang nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
Dalat Milk. Xin quý khách dành ít thời gian quý báo trả lời giúp tôi một số câu hỏi
sau. Xin lưu ý rằng không có quan điểm nào đúng hoặc sai. Tất cả các câu trả lời
của quý khách đều rất có giá trị đối với nghiên cứu của tôi, rất mong sự giúp đỡ chân tình của quý khách.
Bảng câu hỏi số: ….. Tên người phỏng vấn:
Phỏng vấn lúc..…..giờ….. ngày …. . tháng..… năm 2016
Tên người trả lời: ……………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………….. Địa điểm phỏng vấn:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………. .
1. XIN CHO BIẾT MỨC ĐỘ LỰA CHỌN CỦA QUÝ KHÁCH ĐỐI VỚI
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DALAT MILK
Quý khách vui lòng khoanh tròn một con số thể hiện mức độ hài lòng của Quý
khách và đánh dấu vào ô thích hợp với quy ước như sau. Lưu ý: Đối với mỗi phát
biểu, vui lòng chỉ khoanh tròn một số.
Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý.
Mức 2: Không đồng ý.
Mức 3: Bình thường. 35 Mức 4: Đồng ý.
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý.
Câu hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Thang đo về Quản trị doanh nghiệp
Ban lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu 1 QTDN1 1 2 3 4 5 quả 2 QTDN2
Chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả 1 2 3 4 5 3 QTDN3
Môi trường làm việc tích cực 1 2 3 4 5
Thang đo về Giá cả 4 GC1
Giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập 1 2 3 4 5 5 GC2
Giá thành thấp hơn các sản phẩm sữa khác 1 2 3 4 5 6 GC3
Có nhiều chương trình khuyến mãi 1 2 3 4 5
Thang đo về Chất lượng sản phẩm 7 CLSP1
Hương vị sữa thơm ngon, hợp khẩu vị 1 2 3 4 5 8 CLSP2
Chất lượng sữa đảm bảo 1 2 3 4 5 9 CLSP3
Chất lượng sữa tốt cho sức khỏe 1 2 3 4 5 10 CLSP4
Có nhiều sản phẩm để lựa chọn 1 2 3 4 5
Thang đo về Nguồn nguyên liệu 11 NNL1
Nguồn nguyên liệu an toàn, có xuất sứ rõ 1 2 3 4 5 36 ràng 12 NNL2
Nguồn cung cấp sữa tươi ổn định 1 2 3 4 5
Thang đo về Công nghệ sản xuất 13 CNSX1
Áp dụng công nghệ tiên tiến 1 2 3 4 5
Quản lý hiệu quả quy trình sản xuất, đảm 14 CNSX2
bảo chất lượng sản phẩm và an toàn thực 1 2 3 4 5 phẩm.
Năng lực và tay nghề của nhân viên được 15 CNSX3 1 2 3 4 5 đào tạo bài bản. Thương hiệu 16 TH1 Thương hiệu lâu đời. 1 2 3 4 5
Thương hiệu được nhiều người biết đến 17 TH2 1 2 3 4 5
Nhóm nhân tố lựa chọn
Tôi đã nghe nhiều người nói về sản phẩm 18 LC1 1 2 3 4 5 sữa Dalat Milk
Tôi cảm thấy hài lòng về giá cả khi lựa 19 LC2 1 2 3 4 5
chọn sử dụng sữa Dalat Milk
Tôi cảm thấy an toàn khi uống sữa Dalat 20 LC3 1 2 3 4 5 Milk
Sữa Dalat Milk có mẫu mã và bao bì bắt 21 LC4 1 2 3 4 5 mắt
Sữa Dalat Milk có nhiều chương trình 22 LC5 1 2 3 4 5 khuyến mãi 37
2. Xin vui lòng cho biết giới tính của Quý khách: Nam 1 Nữ 2
3. Quý khách vui lòng cho biết, Quý khách thuộc nhóm tuổi nào sau đây: Dưới 20 tuổi 1 Từ 21 – 40 tuổi 2 Từ 31 – 60 tuổi 3 Trên 60 tuổi 4
4. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp của Quý khách: Công nhân, viên chức 1 Doanh nhân 2 Buôn bán 3 Sinh viên, học sinh 4 Nghề nghiệp khác 5
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ KHÁCH 38 39