Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng, chống các vi phạm pháp luật trên không gian mạng | Tiểu luận HP2 đường lối quốc phòng an ninh
Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo mới của nhiều quốc gia, đem lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và
trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng,
chống các vi phạm pháp luật trên không gian mạng Sinh viên : Mã số sinh viên : Lớp GDQP & AN: 16
Lớp: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN K41
Hà nội, tháng 12 năm 2021 MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển
mạnh mẽ của không gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo mới của nhiều quốc gia, đem lại
những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm, thu
thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình thành
mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thế cần thông tin
Tuy nhiên, với tính toàn cầu và khả năng kết nối vô hạn của không gian mạng
có thể nói không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và bản chất xã hội của
không gian mạng cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn đối với an ninh của các
quốc gia trên thế giới như: chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố
mạng, tội phạm mạng…vấn đề phát triển và làm chủ không gian mạng đã trở
thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan
tâm. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh mạng đang là ưu tiên hàng đầu được thể hiện
rõ trong các quan điểm, chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Có thể thấy không gian mạng là một lãnh thổ mới, không gian sinh tồn mở
rộng có tầm quan trọng ngang với các lãnh thổ khác trong chiến tranh, như trên
đất liền, trên biển, trên không và trong không gian. Vì vậy chúng ta luôn phải
trang bị cho mình những hiểu biết đúng đắn, những cái nhìn khách quan về sự
nguy hiểm của Internet, từ đó có trách nhiệm ngăn chặn những kẻ có ý định
chống phá và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân của những người sử dụng. NỘI DUNG
1. Tìm hiểu về an toàn thông tin
1.1. Khái niệm về an toàn thông tin a. Thông tin
Thông tin là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao
gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của
con người, hình thành trong quá trình giao tiếp. Một người có thể nhận thông tin
trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng
dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội…
Hiện nay, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động, chi
phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là những thông tin thuộc danh
mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế... Từ đó, thúc đẩy nhu cầu
tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt
hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thế cần thông tin.
Theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, thông tin xử lý thông qua hệ thống
thông tin được phân loại theo thuộc tính bí mật như sau: thông tin công cộng,
thông tin riêng, thông tin cá nhân, thông tin bí mật nhà nước. b. An toàn thông tin
Tại Việt Nam, theo Quyết định số 856/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và
truyền thông ngày 06/6/2017 về quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin, “an toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và
các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi
hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.
1. 2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng được quy định tại Điều 4 Luật An
toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin
mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà
nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.
Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức.
Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên
tục, kịp thời và hiệu quả.
1.3. Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng
Theo quy định tại Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019, có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm.
Thứ nhất, ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập,
gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
Thứ hai, gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của
hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
Thứ ba, tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp
bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền
điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin; phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết
lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo;
Thứ tư, thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá
nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu
thập, khai thác thông tin cá nhân;
Thứ năm, xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ sáu, tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách
hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản
phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.
2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng, chống các vi phạm pháp
luật trên không gian mạng
2.1. Nhận thức về vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng a. Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữ không gian mạng được quy định:
“Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ
thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các
hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian"
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng là hành vi nguy hiểm cho xã hội diễn
ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm thực hiện
cố ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ. xã hội được
pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân
sự, vi phạm hình sự như: tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự
công cộng; làm nhục, vu khống…
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng là chỉnh thể thống nhất
các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành
vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an .toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng không chỉ hướng đến
làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá,
an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng mà còn
bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa, mối đe dọa, không để
hình thành hành vi trên thực tế. Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau:
Một là, phòng ngừa là hoạt động nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, hạn chế
những điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các đối
phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên, liên tục.
Hai là, phát hiện là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhằm
xác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hành vi,
đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động phát hiện
được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
Ba là, ngăn chặn là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiêp
diễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi hỏi
phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
Bốn là, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật là các hoạt động mang
tính nghiệp vụ nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động vi phạm pháp luật và đưa
chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối cùng
trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng. b. Đặc điểm
Thứ nhất, mang tính xuyên quốc gia. Hiện nay, thông tin và các thách thức và
mối đe dọa đến an toàn thông tin không bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng
lãnh thổ nào. Bước vào thế kỷ 21 với những bước phát triển vượt bậc của khoa
học, công nghệ cùng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra
cuộc cách mạng thông tin trên nền tảng những tiến bộ kỹ thuật về máy tính,
truyền thông và các phần mềm giảm thiểu chi phí truyền tải và xử lý thông tin.
Thông tin từ quốc gia này có thể nhanh chóng được các quốc gia khác nắm bắt
thông qua hệ thống thông tin có tính cộng cộng. Cùng với đó, đặt ra vấn đề bảo
mật thông tin trong những trường hợp nhất định. Cùng với đó, tội phạm có tổ
chức tổ chức xuyên quốc gia triệt để lợi dụng các ưu việt cũng như hạn chế trong
thông tin để thực thực hiện các hành vi phạm tội như trộm cắp, phát tán vi rút,
tuyên truyền tư tưởng cực đoan, lôi kéo tham gia và thực hiện các hoạt động khủng bố....
Thứ hai, có yếu tố tính phi chính phủ. Thông tin và an toàn thông tin không là
sản phẩm độc quyền của bất cứ chính phủ hay chế độ nào mà có tính mở với sự
tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặc biệt các tổ chức phi
nhà nước. Các mối đe dọa đến an toàn thông tin đều không nhân danh bất cứ nhà
nước nào với tác nhân gây ra có thể là sự vô tình hay cố ý từ bất cứ một thành
phần nào trong xã hội, thậm chí còn đến tự các nhóm chủ thể có khuynh hướng
chống đối xã hội như khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế... hoặc từ những lỗi
liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, sự nguy hiểm từ các mối đe dọa đến an toàn
thông tin lại từ việc khó xác định chủ thể gây ra, âm mưu, ý đồ, tạo ra sự nghi kỵ
và dẫn đến các hoạt động có tính trả đũa quốc tế. Cùng với đó, hậu quả từ các
mối đe dọa đến an toàn thông, tin thường khó kiểm soát và khắc phục, gây ra
những dư chấn tâm lý, tư tưởng, nhận thức.
Thứ ba, mang tính toàn cầu. Sự ra đời của máy tính và internet đã góp phần
thúc đẩy sự lan tràn thông tin trên toàn cầu và cùng với đó là những thách thức
và mối đe dọa an toàn thông tin có mức độ hậu quả trên phạm vi toàn cầu. Nhờ
có internet mà con người tạo ra một thế giới ảo với “các xa lộ thông tin toàn cầu”
không còn bị ngăn cách. Từ đó, các tác nhân tấn công và mục tiêu bị tấn công có
thể đến từ bất cứ đâu trên toàn cầu, rất khó xác định. Cùng với đó, quá trình toàn
cầu hóa đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là
trong kết nối, chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin, làm các mối đe dọa đến an
toàn thông tin có khả năng tác động đến nhiều nước. Từ đó, đòi hỏi các quốc gia.
có sự phối hợp trong giải quyết và đảm bảo an toàn thông tin.
Thứ tư, diễn ra gay go quyết liệt phức tạp, lâu dài, trong điều kiện bùng nổ
các phương tiện truyền thông hiện đại, liên quan đến rất nhiều yếu tố quốc tế,
yếu tố nước ngoài. Bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng phải đối đầu, đấu tranh với nhiều loại tội phạm mới như
tin tặc (hacker; cracker), kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế lậu, trộm cắp
cước viễn thông quốc tế… c. Vai trò
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và phổ cập mạng thì vấn đề an
toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng đã có
những thay đổi lớn và trở thành một vấn đề mới trong lĩnh vực an ninh phi
truyền thống và là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tác
động, ảnh hưởng toàn diện đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh văn hóa
- tư tưởng, an ninh xã hội. Từ đó, bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi
phạm pháp luật trên không gian mạng trở thành một yêu cầu không thể thiếu
trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động điện tử nói riêng, duy trì và đảm
bảo các hoạt động của con người trong không gian mạng cũng như trong thực tế,
không gây xáo trộn và các tình huống phức tạp, nguy hiểm.
Vai trò của vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng còn xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin. Từ chính phủ, quân
đội, các tập đoàn, bệnh viện, cơ sở kinh doanh... đến người dân đều có những
thông tin bí mật riêng về khách hàng, nhân viên, sản phẩm, nghiên cứu, nhân
thân, hoạt động hàng ngày, dữ liệu thông tin cá nhân... Hầu hết các thông tin đó
hiện nay đều được thu thập, xử lý và lưu trữ bởi máy vi tính, trung tâm dữ liệu.
Dữ liệu đó cũng có thể được chuyển qua mạng để về trung tâm lưu trữ, đến các
nhánh công ty con, hoặc gửi cho bạn bè, người thân... Nếu thông tin đó lọt vào
tay đối thủ cạnh tranh, tội phạm thì gây ra những hậu quả đặc biệt nguy hiêm.
Cùng với đó, hiện nay, do nhu cầu thực tế ngày càng cao của đời sống xã hội
với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và được sự hỗ trợ tích cực bởi
các thành tựu khoa học công nghệ, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và được
triển khai rộng rãi và ngày càng có chiều sâu, gắn kết các hoạt động của con
người trong thực tế với không gian mạng và thể hiện rất rõ trong chính sách,
chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của các chính phủ. Công
nghệ thông tin càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống
thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt
động của doanh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử... Điều này mang
lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng... từ đó đặt ra yêu cầu bảo đảm
an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm
giảm thiểu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.
Không chỉ vậy, chính sự phụ thuộc của con người với không gian mạng kết
họp với những điểm yếu trong hệ thống thông tin đã nảy sinh nhiều nguy cơ đối
với an toàn thông tin, hình thành nhiều loại tội phạm mới trong không gian mạng
liên quan đến thông tin như đánh cắp, buôn bán trái phép thông tin, lừa đảo qua
mạng internet... Các vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời, mau lẹ sẽ dẫn
đến tình trạng mất kiểm soát trong không gian mạng, ảnh hưởng đến chủ quyền
trong không gian mạng và quyền chủ quyền trong không gian mạng của nước ta.
Thông qua đó, các thế lực thù địch, phản động tiến hành các hoạt động tung tin,
bịa đặt, tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân tham gia
các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
2.2. Thực trạng về an ninh mạng hiện nay
Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới với diễn biến phức tạp và ngày
càng nhiều vấn đề xung quanh các hoạt động trên không gian mạng như: nhiều
vụ tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia; tấn công hệ
thống giám sát điều khiển công nghiệp SCADA (Supervisory Control and Data
Acquisition); các chiến dịch tấn công lây nhiễm, cài cắm mã độc APT
(Advanced Persistent Threat); chiếm đoạt, đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu
người dùng để sử dụng vào mục đích chính trị, an ninh, quốc phòng, thậm chí tác
động tới tiến trình, kết quả bầu cử của một số quốc gia.
An ninh mạng và đảm bảo an ninh mạng là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.
Xu thế này diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn, các vấn đề về hoạt
động lợi dụng không gian mạng dẫn đến một số thực trạng như:
Một là, không gian mạng đã trở thành môi trường trọng điểm cho các hoạt
động xâm phạm an ninh, hoạt động tội phạm, tán phát thông tin giả mạo; kích
động biểu tình, gây rối an ninh trật tự xã hội.
Hai là, hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng diễn biến hết sức phức tạp
và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng
quy mô rộng lớn, phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Có chiều hướng gia
tăng mạnh về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.
Ba là, ngoài ra các hoạt động chiếm đoạt, lạm dụng thông tin cá nhân, dữ liệu
người dùng đang diễn ra công khai.
Bốn là, không gian mạng cũng đã trở thành môi trường quan trọng trong hoạt
động của các tổ chức khủng bố quốc tế, nhất là các hoạt động tuyên truyền,
tuyển lựa, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động của các mạng lưới.
Năm là, tình hình An ninh mạng thế giới diễn biến nhanh, ngày càng phức tạp
và có tác động lớn đến mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng
của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Riêng Việt Nam, trải qua 35 năm đổi mới, hệ thống thông tin quốc gia có sự
phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng,
Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng,
an ninh của đất nước. Lĩnh vực viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện có sự
phát triển mạnh mẽ, đạt được mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới, phát triển
nhiều dịch vụ mới, phạm vi phục vụ được mở rộng, bước đầu hình thành những
doanh nghiệp mạnh, có khả năng vươn tầm khu vực, quốc tế. Hệ thống bưu
chính chuyển phát, báo chí, xuất bản phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng
và kỹ thuật nghiệp vụ, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội;
đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn
biến phức tạp. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động
tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại hệ thống thông tin;
tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm tác động chính trị nội bộ, can thiệp, hướng
lái chính sách, pháp luật của Việt Nam. Gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm
vào hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, qua kiểm tra, kiểm soát các
cơ quan chức năng đã phát hiện trên 850.000 tài liệu chiến tranh tâm lý, phản
động, ân xá quốc tế, tài liệu tuyên truyền tà đạo trái phép; gần 750.000 tài liệu
tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước được tán phát vào Việt Nam qua đường bưu
chính. Từ 2010 đến 2019 đã có 53.744 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có
tên miền .vn bị tấn công, trong đó có 2.393 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử
của các cơ quan Đảng, Nhà nước “.gov.vn”, xuất hiện nhiều cuộc tấn công mang
màu sắc chính trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin diễn biến phức tạp,
gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Các
hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin; gây mất an toàn, hoạt động bình
thường, vững mạnh của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hệ thống thông tin vô tuyến điện,… đã và
đang gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Theo kết quả đánh giá an ninh
mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện, trong năm 2019, chỉ tính riêng
thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892
tỷ đồng (tương đương 902 triệu USD), hơn 1,8 triệu máy tính bị mất dữ liệu do
sự lan tràn của các loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware), trong đó
có nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan, gây đình trệ hoạt động của nhiều cơ quan, doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu, lỗ hổng bảo mật
dễ bị khai thác, tấn công, xâm nhập; tình trạng lộ, mất bí mật nhà nước qua hệ
thống thông tin gia tăng đột biến; hiện tượng khai thác, sử dụng trái phép cơ sở
dữ liệu, tài nguyên thông tin quốc gia, dữ liệu cá nhân người dùng diễn biến
phức tạp; xuất hiện nhiều dịch vụ mới, hiện đại gây khó khăn cho công tác quản
lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Từ 2001 đến 2019, các cơ quan chức
năng đã phát hiện hơn 1.100 vụ lộ, mất bí mật nhà nước, trong đó lộ, mất bí mật
nhà nước qua hệ thống thông tin chiếm tỷ lệ lớn với trên 80% số vụ. Tháng
3/2018, Facebook cũng đã để lộ dữ liệu cá nhân để một nhà phát triển bán lại cho
Công ty Cambridge Analityca, dẫn tới 87 triệu dữ liệu thông tin người dùng bị
lộ, trong đó có 427.466 tài khoản của người dùng Việt Nam.
Ở bên ngoài, các thế lực thù địch triệt để sử dụng hệ thống thông tin để tác
động, can thiệp nội bộ, hướng lái chính sách, thao túng dư luận, thúc đẩy “cách
mạng màu” ở Việt Nam; xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia trên không gian
mạng, tiến hành chiến tranh thông tin đối với Việt Nam. Các tổ chức phản động
lưu vong, khủng bố tăng cường hoạt động tấn công, phá hoại hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia; sử dụng không gian mạng để tán phát thông tin
xấu, độc hại, kích động biểu tình, bạo loạn; hình thành các hội, nhóm, các tổ
chức chính trị đối lập,… Các tổ chức tin tặc, tổ chức tội phạm thực hiện các cuộc
tấn công mạng tự phát, đơn lẻ hoặc có chủ đích nhằm vào hệ thống thông tin
trọng yếu quốc gia, làm tê liệt, gây gián đoạn hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành, quản lý kinh tế-xã hội của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Theo báo VietnamPlus, hai năm qua do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, người
dùng chuyển dần các hoạt động lên không gian mạng trực tuyến nhiều hơn. Mỗi
ngày, trung bình một người Việt Nam trực tuyến trên internet khoảng gần 7 giờ.
Thời lượng này sẽ tiếp tục tăng lên, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn an ninh
mạng sẽ cao hơn. Thống kê trên thế giới cho thấy, có 900 cuộc tấn công mạng và
5 mã độc mới sinh ra trong mỗi giây. Mỗi ngày phát hiện thêm 40 điểm yếu lỗ hổng an ninh mạng…
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng: "Đây
là những nguy cơ hiện hữu mà tất cả chúng ta phải đối mặt và điều này có thể sẽ
tăng lên theo hàm số mũ trong thời gian tới."
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều hệ thống thông tin quan trọng của Việt Nam
tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Những nhóm tội phạm này lợi
dụng tình hình dịch diễn biến phức tạp tấn công mạng vào các cơ quan chức
năng bằng cách gửi tài liệu giả mạo để phát tán mã độc hay tấn công có chủ đích APT.
Theo ông Cương, trong 6 tháng đầu năm 2021, cơ quan này đã phát hiện được
1.555 vụ tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử có tên miền .vn (bị chèn
thông điệp của tin tặc). Trong đó, 412 trang thuộc quản lý của cơ quan Nhà
nước. 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công an đã phát hiện 2.551 vụ tấn công mạng,
5,4 triệu lượt địa chỉ IP của các cơ quan Nhà nước bị tấn công với 15 biến thể mã độc.
Theo ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng (Công ty V
an ninh mạng iettel), các tên miền lừa đảo trong năm
2021 đã tăng cao hơn năm trước với khoảng 600-700 tên miền hàng quý. Thống
kê trong năm 2021, có khoảng 100 triệu lượt dữ liệu người dùng Internet, tổ
chức doanh nghiệp Việt Nam lộ lọt. Cùng với đó hơn 100 nghìn tài khoản mật
khẩu rao bán trên chợ đen. 2.3. Giải pháp
Để nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh thông tin thời gian tới, cần quan tâm
thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức về an ninh thông tin và bảo đảm an ninh thông tin.
Cần nhận thức rõ, an ninh thông tin là độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên
không gian thông tin, sự an toàn, phát triển ổn định, vững mạnh của lĩnh vực
thông tin, hệ thống thông tin quốc gia. Đảm bảo an ninh thông tin là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong
đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt. Để đảm bảo an ninh thông tin cần
coi trọng và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, pháp luật, khoa học kỹ
thuật, tuyên truyền - giáo dục, tổ chức – hành chính, kinh tế, ngoại giao và nghiệp vụ chuyên môn.
Hai là, nghiên cứu xác lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo
đảm giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian
thông tin quốc tế; bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin quốc gia.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý tập trung thống
nhất của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh
thông tin. Tập trung xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an
ninh thông tin, tạo môi trường pháp lý để bảo đảm sự an toàn, tin cậy cho nền
kinh tế số, cho việc chia sẻ dữ liệu số, cho quản lý hoạt động của các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin qua biên giới vào Việt Nam. Tiếp tục nghiên
cứu xây dựng luật về chống thông tin giả, thông tin xấu, độc hại; luật bảo vệ
thông tin cá nhân. Có cơ chế công khai giám sát, chặn lọc thông tin xuyên tạc,
sai sự thật trên không gian mạng; quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc quy
định bắt buộc sử dụng thông tin thật khi đăng ký tài khoản trên mạng. Xây dựng
bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; quy định về bảo vệ, kiểm tra, sử dụng
tài nguyên thông tin quốc gia, dữ liệu cá nhân người dùng.
Bốn là, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia,
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, nâng cao năng lực phòng thủ,
phục hồi sau các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin, đấu tranh có hiệu quả với
các hoạt động xâm phạm an ninh thông tin của các thế lực thù địch và các loại tội phạm.
Năm là, tập trung nguồn lực để xây dựng, từng bước phát triển nền công
nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp an ninh thông tin (an ninh mạng) của Việt Nam.
2.4. Trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng, chống các vi phạm pháp
luật trên không gian mạng
Đối với sinh viên, tham gia môi trường mạng, cần tuân thủ nghiêm những quy
định của Luật An ninh mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015, Luật
An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 và các quy định của
pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet.
Mỗi sinh viên tham gia môi trường mạng, cần tự tạo cho mình “sức đề kháng”
– tự nâng cao nhận thức, cân nhắc trước khi tiếp nhận thông tin, thận trọng trước
khi phát ngôn, bình luận, chia sẻ trên MXH. Bởi thông tin trên MXH tốc độ lan
truyền nhanh nên một thông tin sai sự thật sẽ gây ảnh hưởng khôn lường đến uy
tín, danh dự của cá nhân, tập thể, thậm chí gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị xã hội” –
Để đẩy lùi sự tác động tiêu cực, khi tham gia mạng xã hội, sinh viên cần xác
định trách nhiệm, sự tự giác trong đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực,
tích cực đấu tranh với thông tin xấu cần lưu ý:
Thứ nhất, lưu ý những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội. Đây là nhóm hành vi rất rộng có liên quan đến việc đăng tải, tán
phát thông tin về chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ
nhận vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông tin xúc phạm đến
lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
Thứ hai, lưu ý những hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và
tổ chức. Đây là việc người đăng thông tin, hình ảnh của người khác, của tổ chức
mà không có sự đồng ý của họ một cách vô tình hay cố ý. Theo pháp luật về dân
sự, quyền nhân thân gồm quyền có họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền của cá
nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,
thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín; quyền đối với bí mật
đời tư, kết hôn, ly hôn; quyền có quốc tịch; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
quyền tự do đi lại, cư trú; quyền lao động; quyền tự do sáng tạo, quyền của tác
giả đối với tác phẩm; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp… Các
quyền này được pháp luật bảo vệ.
Thứ ba, lưu ý những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ,
sở hữu tài sản, đánh bạc... Sở hữu trí tuệ (có khi được xem là tài sản trí tuệ) là
những sản phẩm sáng tạo của con người, như tác phẩm văn học, âm nhạc, phần
mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
Sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ nên người sử dụng không gian mạng dù vô
ý hay cố ý vi phạm cũng là vi phạm pháp luật.
Thứ tư, lưu ý những hành vi vi phạm đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên
không gian mạng. Sử dụng không gian mạng hiện nay có khá nhiều rủi ro, như bị
tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn
công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê
liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin; bị gây rối loạn hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông; bị cài và phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; bị xâm nhập trái
phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử… Bản thân
người dùng nếu thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết có thể vô tình tiếp tay cho các hành vi kể trên.
Thứ năm, lưu ý việc tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mỹ
tục, lối sống văn minh, tiến bộ và các sản phẩm hàng hóa giả, nhái, hàng nhập lậu....
Thứ sáu, lưu ý các nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn
giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền…