-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông Việt Nam | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nếu 4 tỉ năm về trước, sự sống đầu tiên mới xuất hiện trên Trái đất thì con người chỉ cần mất 1‰ thời gian cuối để hình thành và phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Là đỉnh cao của tiến hóa, từ loài vượn cổ còn di chuyển bằng bốn chi, chúng ta đã rất nhanh có thể đứng và đi bằng 2 chân- phương tiện vận tải đầu tiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông Việt Nam | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Nếu 4 tỉ năm về trước, sự sống đầu tiên mới xuất hiện trên Trái đất thì con người chỉ cần mất 1‰ thời gian cuối để hình thành và phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Là đỉnh cao của tiến hóa, từ loài vượn cổ còn di chuyển bằng bốn chi, chúng ta đã rất nhanh có thể đứng và đi bằng 2 chân- phương tiện vận tải đầu tiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh 53 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÁP LUẬT GIAO THÔNG VIỆT NAM Sinh viên: Mã số sinh viên: Lớp GDQP&AN: Lớp: 2
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC MỤC L C
Ụ .................................................................................................................................................2 M Đ
Ở ẦẦU..................................................................................................................................................3 N I
Ộ DUNG...............................................................................................................................................5 I. NH N TH Ậ C CHUNG VỀẦ VI PH Ứ M PHÁP LU Ạ T Đ Ậ M B Ả O AN T Ả
OÀN GIAO THÔNG...........................5 1. Khái ni m vềề an t ệ
oàn giao thông.............................................................................................5
*Các loại an toàn giao thông...........................................................................................5 2. Nh n th ậ c vềề pháp lu ứ t v ậ ềề bảo đ m tr ả t t ậ , an toàn giao thông ự
............................................6
a.Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông........................................6
b. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.......................................6
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.......................6 3. Nh n th ậ c v ứềề vi ph m pháp lu ạ t vềề b ậ o đ ả m tr ả t t ậ ,
ự an toàn giao thông...................................7
a. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.........................7
b. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông...........................7
c. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông........................................................................................................................8 II. NH N TH Ậ
C VỀẦ PHÒNG, CHÔỐNG VI PH Ứ M PHÁP LU Ạ T VỀẦ B Ậ O Đ Ả M TR Ả T T Ậ , AN TO Ự ÀN GIAO
THÔNG................................................................................................................................................8 1.
Khái ni m phòng, chôống vi ph ệ m pháp lu ạ t vềề b ậ o đ ả m tr ả t t ậ , an t ự
oàn giao thông..............8 2. Ch th ủ và môối quan h ể phôối h ệ p tr ợ ong th c hi ự n phòng, chôống vi ph ệ m pháp lu ạ t vềề b ậ o ả đ m tr ả t t ậ , an toàn giao thông ự
......................................................................................................9 3. N i dung bi ộ
n pháp phòng, chôống vi ph ệ m pháp lu ạ t vềề b ậ o đ ả m tr ả t t ậ , ự an toàn giao thông 9 III. TH C TR Ự NG GIA Ạ O THÔNG N C T ƯỚ A HI N NA Ệ
Y, NGUYỀN NHẦN VÀ GI I PHÁP KHẮỐC PH Ả C Ụ ..10 1. Th c tr ự ng giao thông n ạ c ta ướ
..............................................................................................10 2.
Nguyền nhân gây ra tai n n giao thông ạ
.................................................................................13 3. Gi i pháp gi ả m thi ả u và khắốc ph ể c s ụ côố tai n ự n giao thông ạ
.................................................13 KỀỐT LU N
Ậ ...............................................................................................................................................19
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................20 3 MỞ ĐẦU
Nếu 4 tỉ năm về trước, sự sống đầu tiên mới xuất hiện trên Trái đất thì con
người chỉ cần mất 1‰ thời gian cuối để hình thành và phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Là đỉnh cao của tiến hóa, từ loài vượn cổ còn di chuyển bằng bốn chi, chúng ta
đã rất nhanh có thể đứng và đi bằng 2 chân- phương tiện vận tải đầu tiên. Tiếp
nối đó, loài người đã thuần hóa và sử dụng phương tiện động vật, giúp ta có thể
đi nhanh hơn, quãng đường xa và mang vật nặng hơn. Và một bước ngoặt của sự
phát triển ấy, thế kỷ XIX với Cuộc cách mạng Công nghiệp, máy hơi nước ra
đời, mở ra cánh cửa thời kì mới, sản xuất nhiều hơn, đi nhanh hơn với hình thức
ngày càng đa dạng. Tàu hỏa hơi nước, ô tô, máy bay, tàu thủy, xe gắn máy…cho
đến những phương tiện đặc biệt như tàu ngầm, tên lửa, trực thăng, tàu vũ trụ…
Chỉ trong vòng 3 thế kỉ, sự phồn thịnh và trí thông minh của con người đã được
vận dụng tuyệt đối để phục vụ cho đời sống của chính giống loài mình, đem lại
sự phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, đi đôi với mặt tích cực ấy lại là những nguy
cơ, thách thức tiềm ẩn cho toàn nhân loại. Thật khó tin khi chính những phát
minh của con người lại có thể trở thành phương tiện tước đoạt đi mạng sống của
chính đồng loại họ. Không kể đến các loại vũ khí, hóa chất độc hại thì những
phương tiện giao thông và chính những người điều khiển chúng đã và đang gây
ra hàng triệu cái chết thương tâm hàng năm, con số tử vong ngang mức chiến
tranh, cao hơn cả tử vong do thảm họa thiên nhiên. Giao thông luôn là vấn đề
đáng lưu tâm trên toàn Thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt
Nam, nơi mà hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, các quy chế, biện pháp giải quyết chưa kiện toàn.
Ở Việt Nam, mỗi năm có 7000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông, trên
11000 người bị thưng tật suốt đời. Đây là một con số khá cao, cao hơn nhiều so 4
với mức trung bình của khu vực và thế giới. Điều này đã phản ánh lên nhiều
phần về lối tham gia giao thông hiện nay của một bộ phận người: cấu thả, thiếu
hiểu biết, vô trách nhiệm khi lưu thông; sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, cơ chế,
pháp chế xử lí vi phạm giao thông của Nhà nước. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết,
việc nâng cấp nhận thức chung của mỗi cá nhân về pháp luật an toàn giao thông,
pháp luật về vi phạm an toàn giao thông là thực sự cấp bách và cần thiết. 5 NỘI DUNG I.
NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẢM
BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Khái niệm về an toà n giao thông
An toàn giao thông hiểu một cách dễ hiểu là đảm bảo cho những người khi
tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao
thông gây ra. Tính an toàn giao thông là các tính chất tổng hợp nhằm giảm xác
suất phát sinh tai nạn giao thông và giảm thiểu tổn thất về vật chất và con người
khi xảy ra tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài
ý muốn chủ quan của con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang
hoạt động trên đường giao thông công cộng nhưng chủ quan vi phạm các quy
tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tình huống, sự cố không kịp phòng
tránh đã gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội
Những người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người đi bộ, người đi
xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách trên các phương tiện công cộng.
*Các loại an toàn giao thông
An toàn giao thông được phân thành: an toàn chủ động, an toàn bị động và an toàn môi trường
- An toàn chủ động được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu
giúp cho lái xe tránh được tai nạn giao thông . An toàn chủ động bị chi phối
bởi tính chất phanh, tính ổn định, tính điều khiển, tính cơ động, tín hiệu cảnh
báo âm thanh và ánh sáng , hiệu quả chiếu sáng của đường và đèn….
- An toàn bị động được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu
nhằm giảm thiểu chấn thương của lái xe khi xảy ra tai nạn giao thông. Kết
cấu của xe cũng là yếu tố quyết định nên tính an toàn bị động. 6
- An toàn môi trường cho phép giảm tác động có hại đến những người tham
gia giao thông và môi trường xung quanh như là bụi bẩn ,tiếng ồn, độc hại của khí xả ra.
2. Nhận thức về pháp luật v
ề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thống
pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
b. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về bảo đảm Trật tự An toàn giao thông là ý chí của Nhà nước để chỉ
đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm Trật tự An toàn giao thông.
- Pháp luật về bảo đảm Trật tự An toàn giao thông là là cơ sở, công cụ pháp lý
quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm Trật tự An toàn
giao thông, Trật tự An toàn Xã hội.
c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến bảo
đảm Trật tự An toàn giao thông.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa
phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm Trật tự An toàn giao thông.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan đến bảo đảm T
rật tự An toàn giao thông. 7
3. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
a. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng vi phạm:
Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn
giao thông), cụ thể như sau:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an
toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
b. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội.
+ Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. + Tính có lỗi.
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hành vi bị xử phạt hành chính.
- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông: 8
+ Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
+ Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
+ Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
+ Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông
c. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế.
- Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận tải quốc gia.
- Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với người tham gia giao thông. II.
NHẬN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Khái niệm phòng, chống v
i phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông
Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng
nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều
kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn
chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào các quy định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy
định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp
dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó,
góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 9 10
2. Chủ thể và mối quan hệ
phối hợp trong thực hiện
phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản.
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch. - Các Công dân.
3. Nội dung biện pháp p
hòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với vận động thực hiện
phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động
sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 11
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng
ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong
việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. III.
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG NƯỚC TA HIỆN NAY,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Thực trạng giao thông nước ta
Theo thống kê của Cục Cảnh sát
Giao thông, giai đoạn 2016- 2020, cả
nước xảy ra 93938 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 39873 người, bị
thương 77743 người. Riêng giai đoạn
2011 – 2016, xảy ra 163927 vụ, làm
bị thương 168362 người, số người
chết lên đến 49216 người. Con số này
là mức đáng báo động bởi khi ta đưa
ra những so sánh với những vấn đề
khác như: chiến tranh( mức tử vong
cao gấp hơn 12 lần so với cuộc xung đột đẫm máu xảy ra từ tháng 4- 10 năm
2014 tại Ukraine, khiến khoảng 4000 người chết); tai nạn( gấp hơn 205 lần số
người chết trong vụ tai nạn máy bay MH370 của Malaysia Airlines gặp nạn và
mất tích trên khu vực nam Ấn Độ Dương, khiến 239 người thiệt mạng); hay dịch
bệnh( gấp hơn 6 lần số người tử vong do đại dịch Ebola 2014 khiến 8053 người chết) 12
Trong tổng số vụ và số người chết, bị thương do tai nạn, tai nạn giao thông
đường bộ luôn chiếm tỉ trọng
cao nhất. Theo số liệu thống
kê giai cùng giai đoạn trên,
số vụ, số người chết và bị
thương do tai nạn đường bộ
đều có xu hướng giảm qua
các năm, tuy nhiên con số tai
nạn vẫn còn cao và vô cùng
đáng báo động. Điều này đã
cho thấy phần nào ý thức
tham gia giao thông của người dân đang có xu hướng cao lên và sự nỗ lực, vào
cuộc tích cực, găt gao hơn của các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể. Tuy
nhiên, để thực sự có chuyển biến, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa trong
việc nâng cao nhận thức, giáo dục, xử lí những người đã, đang và sẽ tham gia giao thông.
Ta hoàn toàn có thể hiểu, khi
nước ta vẫn còn là nước đang
phát triển, quy mô dân số
đông, số lượng xe cơ giới,
phương tiện di chuyển cá nhân
là xe máy chiếm phần nhiều.
Đây cũng chính là một nguyên
nhân gây ra tai nạn giao thông
hiện nay. Số vụ tai nạn gây ra 13
hoặc có sự tham gia của xe máy/ mô tô luôn cao hơn số vụ gây ra bởi ô tô và các phương tiện khác.
Trong thống kê so sánh các
tuyến đường xảy ra tai nạn,
nhìn chung các tuyến quốc lộ là
nơi xảy ra nhiều tai nạn nhất,
tiếp đến là các tuyến cao tốc.
Bởi đây là những tuyến đường
trọng điểm, nối dài xuyên suốt
nhiều địa phương, phương tiện
lưu thông với tốc độ cao…dễ
gây ra va chạm, tai nạn với các phương tiện cùng lưu thông, gây ra thiệt hại lớn
hơn về người và của so với các tuyến đường nhỏ như tỉnh lộ hay các con đường nhỏ ở nông thôn.
Thời gian xảy ra tai nạn giao thông phổ biến từ 18- 24h, đây là khung giờ
nhạy cảm, với lưu lượng phương tiện tham gia lớn, đa dạng đối tượng tham gia: học sinh, sinh viên, công
nhân, người lao động,… với nhiều mục đích tham gia
khác nhau: về nhà, đi làm,
tham gia giải trí, thể dục thể
thao… Cộng thêm yếu tố
môi trường, trời tối và các
yếu tố chủ quan khác làm hạn chế tầm nhìn, dễ gây ra nhiều vụ tai nạn mức độ
từ nhẹ đến nghiêm trọng khác nhau. Bên cạnh đó, các khung giờ khác, tỉ lệ tai
nạn cũng rất cao. Chính bởi vậy, tai nạn là một hiểm họa, rình rập con người mọi
lúc, mọi nơi, không ngoại trừ bất kì một ai. 14 15
2. Nguyên nhân gâ
y ra tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân,trong đó có thể kể đến các nguyên
nhân chủ quan- yếu tố quyết định hàng đầu của các vụ tai nạn hiện nay:
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém chất lượng, xuống cấp khiến giao thông
khó khăn, nguy hiểm. Bố trí hệ thống biển báo giao thông chưa phù hợp.
- Chất lượng của nhiều phương tiện tham gia giao thông chưa đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng lái xe khi tham gia giao thông,
tình trạng người tham gia giao thông không có bằng lái vẫn xuất hiện.
- Các khiếm khuyết trong công tác quản lí, xử phạt vi phạm giao thông; lực
lượng kiểm soát còn mỏng, khó bao quát tình hình; các chế tài, hệ thống
văn bản luật còn chưa chặt chẽ, xử phạt còn thiếu mức răn đe, cảnh cáo.
- Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người
dân chưa tốt, hay thậm chí là văn hóa giao thông. Các lỗi vi phạm phổ
biến như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn đường, tổ chức
đua xe trái phép,…nguy hiểm nhất là sử dụng rượu bia, chất kích thích khi lái xe
Ngoài ra, còn các yếu tố khách quan như: môi trường giao thông, nhiệt độ, ánh
sáng, gió, bão,…vô hình chung đã góp phần vào việc hình thành tai nạn hiện nay.
3. Giải pháp giảm t
hiểu và khắc phục sự cố tai nạn giao thông
Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức
trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính
mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ tai nạn
giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể
nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau: 16
- Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ
bằng nhiều cách khác nhau. Đồng thời, ta cần thường xuyên cập nhật tin
tức để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tựan toàn giao thông.
Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.
- Không nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém
chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi
lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định…
Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn
bán. Không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Đã uống rượu
bia thì không được phép lái xe.
- Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông
đường bộ như: lấn chiếm làn, lề đương; sẵn sàng tố giác khi phát hiện đua
xe trái phép, nạn “đinh tặc”…
- Các ban ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp
giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác.
Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không
cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện
được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy
định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện
rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.
- Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và
có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao
thông đường bộ. Có thể có giải pháp xử lí nếu học sinh, sinh viên vi phạm
trật tự an toàn giao thông. 17
- Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Như việc
giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn, giúp những đối tượng dễ tổn thương…
Tránh thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà làm cho
giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.
Ngoài ra lực lượng chức năng cũng cần tăng cường các biện pháp để giúp
giảm thiểu tai nạn giao thông như:
- Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục
ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân
là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương
tiện làm việc. Đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng
cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường để khi phát hiện sai
phạm sẽ lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe
ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện
xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập
hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có
như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham
gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao
thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh
đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng “chạy tội”, nghiêm minh xử lí đúng theo quy định pháp luật.
- Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở
quá số người, chạy quá tốc độ quy định; phóng nhanh vượt ẩu; đi không
đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn
an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao
thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Xử phạt người
điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá 18
khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm...đúng theo quy định hiện hành.
- Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông
như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các
trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các
địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi
có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và
thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao
thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình
hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển
lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên
khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức
giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu,
biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có
nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về tai nạn; xây dựng lộ trình giảm phương
tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay
hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên
cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng
cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô
tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã
và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu
tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao 19
thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật
khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần
đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời
tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại
khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông. Tích cực tham gia các đội
thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên
truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Nhà trường cần đa dạng hoá
các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về
tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép,
các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát
hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.
Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây
là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý
thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh.
Mỗi một sinh viên chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an
toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay.
* Đặc biệt, mỗi chúng ta cần hiểu rõ trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, cụ thể như sau :
- Chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.
- Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
- Đảm bảo đúng tốc độ.
- Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường.
- Không gây mất trật tự khi tham gia giao thông. 20
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy,mô tô,...
- Biết nhường đường cho người khác, rẽ trái, rẽ phải
- Chờ đợi khi gặp đường tín hiệu giao thông
- Giúp đỡ người khác khi họ bị nạn
- Luôn luôn chấp hành đúng quy định giao thông,..
- Tuyên truyền vận động người thân và bạn bè thực hiện nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông