-
Thông tin
-
Quiz
Nền kinh tế Thái Lan - Nền kinh tế Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nền kinh tế Thái Lan - Nền kinh tế Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nền kinh tế Thái Lan - Nền kinh tế Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nền kinh tế Thái Lan - Nền kinh tế Thái Lan - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing (MK191P1) 310 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
3. ECONOMICS ( THÚY )
3.1. GDP growth (tăng trưởng ra làm sao
Nền kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường mới công nghiệp hóa, với du
lịch và xuất khẩu là các ngành kinh tế chủ lực. Năm 2019, doanh thu từ du lịch
đạt gần 60 tỷ USD, chiếm 12% GDP và sử dụng 20% lực lượng lao động. Tuy
nhiên, năm 2020, GDP của Thái Lan giảm 6,1% do tác động của đại dịch
COVID-19. Đây là lần suy giảm thứ ba của nền kinh tế Thái Lan trong hơn hai
thập kỷ, sau các lần suy giảm vào năm 2009 và 1998 do các cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu và khu vực.
(https://vneconomy.vn/kinh-te-thai-lan-giam-sau-nhat-2-thap-ky.htm)
(https://vnexpress.net/du-lich-giup-kinh-te-thai-lan-phuc-hoi-nhu-the-nao- 4582470.html)
Biểu đồ: Tăng trưởng GDP và lượt khách quốc tế của Thái Lan
(Nguồn: Chính phủ Thái Lan/ Staticta)
Biểu đồ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng GDP của Thái Lan và
lượng khách du lịch quốc tế. Năm 2019, GDP tăng trưởng dương nhờ sự ổn
định kinh tế và du lịch phát triển mạnh. Tuy nhiên, vào năm 2020, GDP giảm
mạnh do đại dịch COVID-19 và sự sụt giảm lớn trong lượng khách du lịch.
Trong các năm 2021 và 2022, GDP bắt đầu phục hồi nhẹ cùng với sự gia tăng
dần của du khách, dù chưa đạt mức trước đại dịch. Dự báo năm 2023 lạc quan
về sự phục hồi tiếp tục của GDP và ngành du lịch, nhấn mạnh vai trò quan
trọng của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Thái Lan.
Biểu đồ: Quy mô GDP các nước trong khối ASEAN giai đoạn 2022-2037 (Nguồn: CEBR.)
Theo biểu đồ dự báo của CEBR năm 2023, Indonesia vẫn giữ vững vị trí dẫn
đầu trong khối ASEAN với quy mô GDP ước đạt 1.326 tỷ USD. Thái Lan xếp
ngay sau đó, với quy mô GDP khoảng 498 tỷ USD. Điều này cho thấy nền kinh
tế Thái Lan vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định và có sức cạnh tranh cao trong khu
vực. Bên cạnh đó, Thái Lan cần nỗ lực hơn nữa để thu hẹp khoảng cách này và
có thể vượt qua Indonesia trong tương lai. Đối với Việt Nam thì cho thấy Việt
Nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng GDP ấn tượng và vượt qua mốc 1.000
tỷ USD vào năm 2037. Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
Thái Lan và Việt Nam trong khu vực.
3.2. Thailand trading statistics
3.2.1. Export condition (điều kiện xuất khẩu)
Biểu đồ: Thailand major export
Xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục tăng trưởng trong tháng 12/2023, với mức tăng
4,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so
với tháng trước và thấp hơn dự báo tăng 6% trong một cuộc khảo sát của
Reuters và cũng thấp hơn mức tăng 4,9% trong tháng 11/2023.
Trong cùng thời gian này, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 2%, sang
Hoa Kỳ tăng 0,3%, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,7% so với cùng
kỳ năm trước. Đặc biệt, khối lượng xuất khẩu gạo tăng 4,1% trong tháng
12/2023 so với cùng kỳ năm trước và tăng 13,7% trong cả năm, đạt 8,76 triệu tấn trong năm 2023.
(https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM301865)
Điều kiện để Thái Lan xuất khẩu sang các nước khác năm 2023 như sau:
Năm 2023 là một năm đầy thách thức đối với ngành xuất khẩu của Thái Lan.
Doanh nghiệp xuất khẩu cần đối mặt với các thách thức như suy thoái kinh tế
toàn cầu do khủng hoảng địa chính trị như chiến tranh Nga-Ukraine, chuỗi cung
ứng gián đoạn và cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp, chẳng hạn như thị trường mới nổi, hiệp định thương mại tự do và
chuyển đổi số.Doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan cần phải thích ứng với
những thay đổi của thị trường và tìm kiếm các cơ hội mới để duy trì và phát triển.
(https://aecvcci.vn/tin-tuc-n10755/nhung-yeu-to-quyet-dinh-trien-vong-xuat-
khau-cua-thai-lan-trong-nam-2023.htm)
3.2.2. Import condition ( diều kiện nhập khẩu)
Biểu đồ: Thailand major import
Trong năm 2023, Thái Lan đã nhập khẩu hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới với
tổng giá trị đạt 292 tỷ đô la. Con số này cho thấy sự sụt giảm 4,7% so với năm
trước, khi tổng kim ngạch nhập khẩu của Thái Lan là 306,3 tỷ đô la vào năm 2019.
Các mối quan hệ thương mại của quốc gia này trải rộng khắp các châu lục, với
các đối tác chủ yếu là Nhật Bản (10,8%), Hoa Kỳ (6,7%), Trung Quốc (24,5%),
và Malaysia (4,6%). Cùng với việc nhập khẩu máy móc, hóa chất, dầu mỏ và
các kim loại nặng, quốc gia này cũng là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm công
nghiệp như máy móc, hóa chất, thiết bị viễn thông và hàng dệt may. Hoa Kỳ
đóng vai trò là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm xuất khẩu, trong khi Nhật
Bản là nguồn cung cấp nguyên liệu và công nghệ quan trọng.
https://www.britannica.com/place/Thailand/Trade
3.2.3. Trade deficit (Thâm hụt thương mại)
Năm 2023, Thái Lan ghi nhận thâm hụt thương mại kỷ lục 36 tỷ USD với
Trung Quốc, tăng từ 29 tỷ USD năm 2022, do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
Thái Lan nhập khẩu 105 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là điện tử, máy móc,
và hóa chất, trong khi chỉ xuất khẩu 69 tỷ USD, chủ yếu là nông sản như cao su
và gạo. Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực giảm thâm hụt bằng cách cải thiện
chất lượng sản phẩm, thu hút đầu tư từ Trung Quốc, và đàm phán hiệp định
thương mại tự do. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra thách thức
lớn cho các nhà sản xuất Thái Lan.
(https://en.vietnamplus.vn/thailands-trade-deficit-with-china-reaches-record- high-post278074.vnp)
Tình hình: Thái Lan thường có thặng dư thương mại, nghĩa là giá trị xuất khẩu
lớn hơn giá trị nhập khẩu. Tuy nhiên, thặng dư này có thể thay đổi tùy thuộc
vào tình hình kinh tế thế giới và các chính sách của chính phủ.
3.2. Labor force and unemployment in country (lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp)
Lực lượng lao động: Lực lượng lao động của Thái Lan chủ yếu tập trung ở các
khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Biểu đồ: Tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan từ 1999-2023 Nguồn: Statista, 2024
Theo như biểu đồ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan đã giảm dần từ năm
1999 đến năm 2019, đạt mức thấp nhất là 1,49% vào năm 2019. Tuy nhiên, tỷ
lệ thất nghiệp đã tăng trở lại vào năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19. Năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan là 1,54%.
3.3. Inflation rate ( tỷ lệ lạm phát
Ngày 7/8, Bộ Thương mại Thái Lan thông báo lạm phát dự kiến năm 2023 sẽ từ
1% đến 2%, thấp nhất trong ASEAN, nhờ vào việc giảm giá lương thực, thực
phẩm, và năng lượng. Trong 7 tháng đầu năm, lạm phát tăng 2,19% so với năm
trước, phù hợp với dự báo. Giá hàng phi thực phẩm giảm nhẹ, trong khi giá
điện, gas, và dịch vụ cá nhân tăng. Lạm phát cơ bản tăng 0,86%, cho thấy áp
lực lạm phát tiềm ẩn. Chỉ số giá tiêu dùng và niềm tin của người tiêu dùng giảm
trong tháng 7, nhưng người dân vẫn lạc quan về sự phục hồi kinh tế và du lịch.
Thái Lan kiểm soát giá cả hàng hóa tốt, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, dù
một số nông sản tăng giá do biến đổi khí hậu.
3.4. Assessment ( đánh giá)
Nền kinh tế Thái Lan có nhiều điểm mạnh như ngành du lịch phát triển, tăng
trưởng kinh tế ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn, và kiểm soát lạm phát hiệu
quả. Tuy nhiên, Thái Lan cũng đối mặt với thách thức lớn, bao gồm sự phụ
thuộc vào du lịch, cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, bất bình đẳng thu nhập,
và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và du lịch. Dù có vị
trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, và cơ sở hạ tầng phát triển, Thái
Lan vẫn cần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường để duy trì sự phát triển bền vững.