-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam(VN) 14 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam(VN) 14 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
1. Nêu hiểu biết của em về phòng trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh?
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Quốc tế Cộng sản đà công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực
thuộc Quốc tế Cộng sản.
* Khái quát Phong trào cách mạng 1930 - 1931
Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu
đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm
sưu, giảm thuế... Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như “Đả đảo chủ nghĩa
đế quốc! Đả đảo phong kiến!”, “Thả tù chính trị”...
Trong Tháng 5, 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng
lớp lao động khác trên phạm vi cả nước.
Sáng tháng 9 - 1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Những cuộc biểu tình của nông dân (có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia kéo đến
huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế. Các cuộc đấu tranh này được công nhân ở Vinh - Bến Thuỷ hưởng ứng.
Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn.
Trong tình hình đó, nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời
sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
* Xô viết Nghệ - Tĩnh đỉnh cao phong trào các mạng 190-1931
Xôviết Nghệ - Tĩnh - Xôviết Việt Nam đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam là sự phát triển
tất yếu của cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân cả nước trong những năm 1930-1931.
97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh từ ngày 1-5 đến tháng 8-
1930 là “đêm trước" của Xôviết Nghệ - Tĩnh.
Từ tháng 9 trở đi, sau hai cuộc biểu tình lớn của nông dân hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương,
cao trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh chuyển biến vượt ra ngoài dự kiến của các cấp bộ Đảng. Bằng
những cuộc biểu tình có vũ khí thô sơ và có các đội tự vệ đỏ hỗ trợ, nông dân các huyện Nam
Đàn, Thanh Chương và nhiều huyện trong hai tỉnh dồn dập tấn công vào chính quyền thực dân,
phong kiến từ huyện đến xã, trước bão táp cách mạng của quần chúng hệ thống chính quyền của
thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn. Các quan lại và viên chức người Pháp ngày đêm
sống trong tâm trạng lo âu. Ở Vinh, mỗi người Pháp đã chuẩn bị sẵn một nơi trú ẩn, phòng khi bị
tấn công. Trong giới quan lại phong kiến Nam triều, số xin nghỉ việc, số xin đổi đi nơi khác. Số
quan lại được cử ra thay thế cũng dè dặt trong khi làm nhiệm vụ.
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ và tiều đình Huế đã phải thay tới ba tổng
đốc ở Nghệ An và hai tuần vũ ở Hà Tĩnh. Bộ máy chính quyền cơ sở hết sức rối ren. Tại Thanh
Chương, tri huyện, nha lại không dám trở lại làm việc. Chính quyền huyện Nam Đàn bị tê liệt. Tri
huyện Nghi Lộc và đội lệ Hưng Nguyên bị giết. Tri huyện và nha lại các huyện khác mất tinh
thần. Binh lính các đồn không dám hoạt động, một số ngả theo cách mạng. Chính quyền địch ở
nhiều làng đã bị tê liệt hoặc tan rã.
Việc giành chính quyền chưa phải là mục tiêu trước mắt của cách mạng. Xứ ủy Trung Kỳ và các
cấp ủy Đảng ở hai tỉnh cũng không có chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng khi diễn
ra tình huống lực lượng cách mạng áp đảo và làm tan rã bộ máy chính quyền địch, các cấp ủy
Đảng ở cơ sở đã kịp thời lãnh đạo Ban Chấp hành Nông hội đỏ ở thôn xã (tức Xã bộ nông) đứng
ra đảm nhiệm các chức năng chính quyền cách mạng. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở
các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng
Nguyên và Diễn Châu; tại Hà Tĩnh chính quyền Xôviết hình thành ở 172 xã, phần lớn ở các huyện
Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ.
Ngay từ khi ra đời Nông hội đã thực hiện các quyền lợi về chính trị kinh tế văn hóa - xã hội cho
nông dân. Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến
và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ
cho nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền.., trấn áp bọn phản động làm tay
sai cho thực dân Pháp, giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ cách mạng cho các Đội tự vệ đỏ...
Về kinh tế, không nạp sưu thuế cho Pháp và buộc các tổng lý phải trả lại cho nhân dân số tiền thuế
đã thu, buộc các chủ ruộng, các nhà giàu phải giảm tô, hoãn nợ và bỏ các khoản địa tô phụ cho
nông dân, quy định lại mức tiền công cho những người làm thuê chia lại ruộng công... một số nơi
còn sử dụng ruộng đất công tổ chức cho nhân dân sản xuất tập thể theo hình thức hợp tác xã nông
nghiệp như ở làng Thượng Thọ (huyện Thanh Chương), làng Thượng Hà, Thuận Thiên (huyện
Can Lộc). 631 làng thuộc bảy huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh
Sơn, Thạch Hà, Can Lộc đã tịch thu được 5.599 mẫu ruộng đất công, 2.975 tạ thóc và 10.394
đồng bạc quỹ công của làng xã.
Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo
dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp đỡ lẫn nhau…
Những chính sách và biện pháp được các Xã bộ nông - Xôviết thực hiện đã tạo ra một khí sắc mới
trong nông thôn. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng được biểu hiện rõ rệt.
Những tiếng gọi "cộng sản", “xã hội” bao hàm ý nghĩa thiêng liêng, vừa là lý tưởng vừa là khẩu
hiệu hành động của quần chúng. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản để chống lại chính sách
khủng bố của đế quốc Pháp, bảo vệ Xôviết.
Cuối năm 1930, cuộc đấu tranh giữa ta và địch vẫn diễn ra gay go ác liệt. Trong những tháng đầu
năm 1931, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất nặng vì nhiều cán bộ lãnh đạo
của Đảng ở Nghệ - Tĩnh bị địch bắt. Phong trào đấu tranh của quần chúng dần dần lắng xuống;
các Xôviết lần lượt bị giải tán trong tháng 6-1931. Cuối năm 1931, một số cuộc mít tinh và biểu
tình nhỏ của quần chúng còn nổ ra ở một số xã; việc rải truyền đơn và treo cờ đỏ còn kéo dài đến
năm 1932. Một số cán bộ và đảng viên còn lại vẫn kiên trì hoạt động gây nhân mối trong quần chúng.
Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Việt Nam và Xôviết Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930-
1931 đã vang dội trong cả nước và thế giới. Đánh giá về Xôviết Nghệ - Tĩnh trong dịp kỷ niệm lần
thử 30 ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào
đó trong một biển máu, nhưng Xôviết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực
cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng
cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này".
Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội
họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.
Vê kinh tế, thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân,
thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xoá nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các
tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Về văn hoá - xã hội, chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân
dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc,... bị xoá bỏ. Trật tự trị an được giữ
vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4-5
tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man.
Chúng điều động binh lính dóng nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho
binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dùng nhiều thủ
doạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh dạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị
phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại.
Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.
* Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử
to lớn. Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công
nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh công nông được hình thành,
công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Quốc tế Cộng sản đả công nhận Đáng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực
thuộc Quốc tế Cộng sản.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng,
về xây dựng khối liên minh công nồng và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần
chúng đấu tranh. Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
2. Những dẫn chứng thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân thành phố
Vinh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
Xô viết Nghệ Tĩnh là cuộc cách mạng rung trời chuyển đất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Lần đấu tiên trong lịch sử nước ta, chính quyền Xô Viết được ra đời ở nhiều nơi trong hai
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Để làm nên kỳ tích vẻ vang đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân các
huyện và của nhân dân thành phố Vinh, nơi mở đầu của phong trào cách mạng.
Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã quy hoạch Thành phố Vinh là trung tâm
công nghiệp ở khu vực Bắc miền Trung. Từ năm 1900, chúng đã xây dựng rất nhiều nhà máy ở
khu vực Bến Thủy: nhà máy Cưa Lao Xiên, nhà máy Diêm, Nhà máy Sửa chữa xe lửa, nhà máy
đóng tàu… ở đây hình thành một số lượng công nhân đông đảo, sống tập trung. Đây là một trong
những lực lượng chủ chốt của phong trào đấu tranh theo xu hướng mới.
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực bắc Trung bộ, vì vậy đây là nơi
ra đời của nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng tiêu biểu. Trong quá trình vận động thành lập
Đảng từ 1925-1930 đã có nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập như: hội Phục
Việt (thành lập ngày 14/7/1925 tại núi Con Mèo, sau đổi tên là Hội Hưng Nam, Đảng Tân Việt,
Đông Dương Cộng sản liên đoàn ), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên ( tháng 1/1927), các chi
bộ Đông Dương cộng sản Đảng ( 1929), các tổ chức quần chúng của Đảng như Công hội, Nông
hội, Sinh hội…Đặc biệt là sự ra đời của Xứ uỷ Trung kỳ ( tháng 3/1930) và các Tỉnh uỷ Vinh- Bến
Thuỷ ( tháng 3 /1930), Tỉnh uỷ Nghệ An ( thánh 10 /1930), Tỉnh uỷ Hà Tĩnh ( tháng 3 /1930)…Từ
đây phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ta.
Cũng như ở các làng quê khác, người dân ở thành phố Vinh bị bóc lột nặng nề bởi hàng trăm
những loại thuế như thuế muối, thuế chợ, thuế thân… những người công nhân làm việc trong các
nhà máy thì bị cai ký đánh đập, cúp phạt tiền lương. Tại nhà máy Diêm Bến Thủy, trẻ em và phụ
nữ phải làm việc quần quật dưới làn roi vọt của bọn chủ từ 12-17 tiếng mỗi ngày mà cơm vẫn
không đủ ăn, áo không đủ mặc…Vì vậy họ đã liên minh với nông dân vùng dậy đấu tranh.
Mở đầu phong trào cách mạng của nhân dân thành phố Vinh là cuộc đấu tranh ngày 13/3/1930 của
60 công nhân nhà máy Cưa Thái Hợp đình công, phản đối tên cai đã đánh đập đuổi 3 công nhân.
Trước áp lực đấu tranh của công nhân, tên chủ xưởng buộc phải đuổi tên cai và nhận công nhân lại làm việc.
Ngày 15/3/1930, công nhân nhà máy Rượu và nhà máy Cưa Lao – Xiên đoàn kết đấu tranh, đòi
tăng lương mỗi ngày 3xu buộc chủ nhà máy phải nhượng bộ.
Ngày 18/3/1930, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Nông hội Nghệ An, học sinh trường Quốc học
Vinh đã đứng lên phản đối thực dân Pháp xử chém hai cán bộ Tổng nông hội Nghệ An. Cuộc đấu
tranh của nhân dân Vinh ủng hộ cuộc bãi công của công nhân nhà máy Dệt Nam Định tháng
3/1930…. Những cuộc đấu tranh đó là phát pháo hiệu mở đầu thời kỳ đấu tranh sôi sục ở Nghệ Tĩnh.
Cuộc đấu trang được xem là mở màn cho phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh là cuộc đấu tranh vào
sáng ngày 1/5, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động của công nhân và nông dân Vinh - Bến
Thuỷ. Dưới sự lãnh đạo của các đồng chí Hoàng Trọng Trì, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, 1200 nông
dân các làng Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh, Ân Hậu, Song Lộc hàng ngũ chỉnh tề, kéo vào thành
phố phối hợp cùng công nhân đưa yêu sách đòi tăng lương, giảm sưu, giảm thuế. Đến ngã ba
Quán Lau, địch huy động 10 xe ô tô chở đầy lính khố xanh ra đàn áp. Quần chúng tay không gạt
lưỡi lê, báng súng của kẻ thù tiến thẳng xuống khu vực Bến Thủy. Công nhân trong các nhà máy
bỏ việc, tràn ra cổng phối hợp với nông dân đấu tranh. Hoảng sợ trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ
của quần chúng nhân dân, giám binh Pháp đã chĩa súng bắn vào đoàn biểu tình làm 7 người chết
và 18 người bị thương, bắt giam 97 người.
Cuộc biểu tình ngày 1/5 /1930 là sự kiện mở đầu của cao trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh.
“lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng nước ta công-nông-binh bắt tay nhau giữa trận tiền”.
Ngày 10/5, hơn 500 công nhân nhà máy Diêm biểu tình, đưa yêu sách ngày làm 8 giờ, thực
hiện bảo hiểm lao động, đòi thả những người bị bắt, bồi thường người bị hại. Chủ nhà máy gọi
lính đến giải tán. Công nhân bỏ việc về làng Yên Dũng họp mít tinh, tuyên bố bãi công.
Ngày 6 – 7 công nhân nhà máy Diêm đấu tranh lần thứ 2, đưa ra các yêu sách cũ. Bãi công đến
ngày thứ 13 thì chủ đối phó bằng cách tuyển mộ người mới vào thay thế. Những người bãi công
phá đường ray không cho chở thợ mới vào nhà máy, đón đánh bọn người phá hoại bãi công. Cuộc
đấu tranh này được công nhân nhà máy Điện, nhà máy Cưa, anh em kéo xe tay ở Vinh - Bến Thuỷ
hưởng ứng. Có cuộc hưởng ứng lớn nhu 4000 công nhân khuân vác cảng Bến Thuỷ bãi công,
1200 công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi bãi công.
Tiếp đó ngày 10,12/5/1930, công nhân nhà máy Diêm Bến Thủy, nhà máy Cưa và phu khuân vác
ở cảng Bến Thủy bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Sang tháng 6/1930, phong trào đấu tranh của công nhân vẫn phát triển mạnh. Ngày 15/6 công
nhân nhà máy Cưa Thái Hợp biểu tình, ngày 18/6 chủ các nhà trọ trong thành phố đưa đơn lên đòi
công sứ Vinh giảm thuế môn bài. Ngày 27/6, công nhân các nhà máy Trường Thi, nhà máy Điện,
nhà máy Cưa biểu tình đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị. Nông dân làng Yên Lưu đấu tranh đòi
hào lý phải trả lại ruông đất công cho dân nghèo.
Ngày 6/7/1930, công nhân nhà máy Diêm nhất loạt bãi công đưa ra 4 yêu cầu:
1. Cho công nhân cử 6 người cai và 1 người xếp phụ nữ
2. Công nhân nam và công nhân nữ phải có chỗ ngồi làm việc riêng biệt
3. Mua vải xanh che cửa kính lại cho đỡ nóng
4. Chủ phải đuổi tên cai Chuyên gian ác.
Cuộc bãi công kéo dài, Tổng công hội đỏ Vinh đã gửi “Lời báo cần kíp” kêu gọi nhân dân khắp
nơi giúp sức, giúp tiền ủng hộ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của công hội, các cấp ủy Đảng và các tổ chức quần chúng ở Nghệ Tĩnh đã
quyên góp tiền bạc, khoai, gạo đến giúp những gia đình có công nhân tham gia bãi công.
Ngày 13/7/1930, Báo Lao Khổ của Xứ ủy Trung kỳ đăng tin thắng lợi của những cuộc biểu tình ở
Nghệ Tĩnh trong đó có đoạn viết: “Từ tháng 6/1930 chính quyền thực dân Pháp ở Trung kỳ và
Nghệ Tĩnh đã nhượng bộ thực hiện một số yêu sách của công nông như: bỏ lệ tuần canh, cấm
đánh đập thợ thuyền, tăng lương cho thợ, thả chị em bị bắt trong các cuộc biểu tình…”
Ngày 20/8/1930, Phụ nữ Yên Dũng và phụ nữ nhà máy Diêm ở Bến Thủy phối hợp đấu tranh
phản đối nhà cầm quyền bắt giam những công nhân tham gia bãi công và đòi trả tự do cho họ.
Ngày 28/8/1930, Tỉnh ủy Vinh rải truyền đơn kêu gọi quần chúng đấu tranh kỷ niệm ngày Quốc tế
phản đối chiến tranh đế quốc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, sáng ngày 1/8/1930, 400 công
nhân nhà máy Diêm, 130 công nhân nhà máy Cưa ở Bến Thủy đã tập trung tổ chức kỷ niệm ngày đế quốc chiến tranh.
Sau vụ thảm sát ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên, công nhân trong các nhà máy ở Vinh – Bến
Thủy nhất loạt đình công biểu tình phản đối thực dân Pháp tàn sát nhân dân. Cuộc mít tinh của
300 công nhân thất nghiệp ở La –pic ngày 18/9, cuộc biểu tình của 100 công nhân nhà máy cưa Lao-Xiên…
Phong trào đấu tranh không chỉ phát triển mạnh mẽ trong các nhà máy mà lan rộng ra các trường học ở Vinh.
Bước vào khai giảng năm học mới ngày 15/9/1930, Công sứ Vinh và Đốc học Nghệ An ra lệnh
đuổi 21 học sinh của trường Quốc học vì họ tham gia vào hoạt động cách mạng vào dịp hè.
Ngày 19/9 /1930, Tổng sinh hội Vinh vận động 300 học sinh mít tinh trước cổng trường Quốc học
phản đối lệnh đó và đòi cho các học sinh đó được tiếp tục theo học.
Ngày 24/9, Tổng sinh hội Vinh lại rải truyền đơn kêu gọi học sinh bãi khóa, đòi chúng mở đủ lớp
học, phản đối dùng trường học làm trại lính, phản đối tàn sát công nông….
Ngày 30/9 học sinh tất cả các trường ở Vinh-Bến Thủy và các trường học phủ Hưng Nguyên
thống nhất đấu tranh đòi: tự do xem sách báo, tự do hội họp, tự do bãi khóa, phản đối đánh đập và
chửi mắng học sinh vô cớ….
Các khẩu hiệu “phản đối lệnh đóng cửa trường học, lệnh đuổi học sinh Nghệ Tĩnh” do Tổng Sinh
hội Trung kỳ phát động đã góp phần tích cực vào cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh trong thời kỳ 1930-1931.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào, ngày 22/12/1930 Hội nghị Xứ ủy Trung kỳ
bàn kế hoạch chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thủy. Hội nghị đã thảo luận
kỹ tình hình đang diễn ra ở Nghệ Tĩnh và nhận định” phong trào đấu tranh vừa qua là một điều
thắng lợi rất to lớn của Đảng, có ảnh hưởng sâu xa cho tất cả các phong trào cách mạng trong
nước nhất là từ cuộc đấu tranh ngày 1/5”.
Sang năm 1931, khi phong trào ở một số huyện tạm thời lắng xuống thì tại thành phố Vinh phong
trào vẫn phát triển. Càng về sau phong trào công nhân càng phối hợp chặt chẽ với phong trào
nông dân, hỗ trợ nhau để chống trả sự khủng bố dữ dội của kẻ thù.
Điển hình là một số cuộc đấu tranh của hơn 500 công nhân thành phố Vinh, phản đối thực dân
pháp tàn sát nhân dân làng Quảng Cư ở Mỹ Thành, (Yên Thành) và cuộc đấu tranh ủng hộ nông
dân làng Tân Hợp và Song Lộc (Nghi Lộc) ngày 4/1, ngày 15/1 nhân dân Vinh – Bến Thủy kỷ niệm tuần lễ đỏ….
Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung kỳ mà trực tiếp là Tỉnh ủy Vinh, nhân dân thành phố Vinh đã
liên tục tổ chức các cuộc mit tinh, biểu tình kêu gọi quần chúng đấu tranh chống lại chính sách
bóc lột và khủng bố của thực dân Pháp.
Tại vùng Vinh-Bến Thủy đã có một làng Đỏ Yên Dũng kiên cường bất khuất trụ vũng trước sào
huyệt của kẻ thù, nơi tập trung cơ quan đầu não chính quyền cấp tỉnh của thực dân phong kiến.
Có thể khẳng định rằng, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố
Vinh luôn nêu cao vai trò xung kích, góp phần xứng đáng làm nên một cuộc cách mạng long trời
lở đất, làm nen một Nghệ Tĩnh Đỏ anh hùng. Trong gian khổ đấu tranh nổi bật lên những tấm
gương kiên cường, bất khuất như: Hoàng Trọng Trì, Lê Mao, Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu,
Nguyễn Thị Vi Nình, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, Trần Cảnh Bình… Chính vì vậy, thành phố Vinh
được nhân dân cả nước gọi là “Thành phố Đỏ”. Đó là để khắc ghi truyền thống “kìa Bến Thủy
đứng đầu dậy trước” troợng nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Vào ngày 1-5-1930, ở Vinh-Bến Thủy (Nghệ An), dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh
ủy Nghệ An, hơn 1.000 nông dân các xã gần thành phố như Yên Dũng, Lộc Đa, Đức Thịnh, An
Hậu, Đức Hậu đã hàng ngũ chỉnh tề kéo vào Trường Thi-Bến Thủy để cùng với công nhân tổ chức
một cuộc biểu tình chung. Khẩu hiệu đấu tranh của công nhân và nông dân là “Ngày làm 8 giờ”,
“Tăng tiền lương”; “Bỏ sưu”, “Giảm thuế”. Đoàn biểu tình vừa đi, vừa hát Quốc tế ca và hô vang
khẩu hiệu: “Đánh đổ đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến”; “Bảo vệ Liên Xô”.
Từ phong trào cách mạng được mở đầu bằng cuộc biểu tình Ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của
công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh, đến tháng 8-
1930, ở vùng Nghệ - Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân.
Trong đó, đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm dẫn đến cuộc tổng
bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Tất cả những sự kiện đó đã tạo ra
những tiền đề cho cao trào cách mạng từ tháng 8-1930 đến tháng 6-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Di tích Ngã ba Bến Thủy (thành phố Vinh).
Ngay nay vẫn còn lưu lại di tích Ngã ba Bến Thủy (thành phố Vinh), nơi ghi dấu cuộc biểu tình
ngày 01 tháng 5 năm 1930 của hơn 1.200 quần chúng công - nông đòi tăng lương, giảm giờ làm,
chia ruộng đất, giảm sưu thuế. Tại đây, lần đầu tiên Cờ đỏ búa liềm tung bay, kẻ địch đã đàn áp
làm chết 7 người, bị thương 18 người và hàng trăm người khác bị bắt.
3. Nêu cảm nhận của em sau chuyến tham quan đó.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh tọa lạc trong khu vực Thành cổ Vinh, với không gian xanh – sạch –
đẹp bốn mùa. Đây là nơi lưu giữ, trưng bày và giới thiệu về toàn bộ tiến trình của phong trào Xô
viết Nghệ Tĩnh năm 1930- 1931. Trong khuôn viên Bảo tàng rộng hơn 15.000m2 còn có 2 công
trình văn hóa, tín ngưỡng, đó là “ Đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị giam
cầm tại Nhà lao Vinh” và “Nhà tưởng niệm các liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh”.
Được Đảng đoàn Bộ Văn hóa ra Quyết định thành lập ngày 15/1/1960, sau 3 năm xây dựng, ngày
12/9/1963, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh chính thức mở cửa đón khách tham quan. Gần 60 năm
xây dựng và phát triển, đến nay, Bảo tàng đã thật sự trở thành địa chỉ đỏ - nơi giáo dục truyền
thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mỗi năm, Bảo tàng
đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Đến với Bảo tàng, quý khách không chỉ tham
quan, nghiên cứu, học tập về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
vui chơi giải trí trong không gian thoáng đãng mà còn để tưởng nhớ, tri ân các liệt sỹ đã anh dũng
hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh xứng đáng là điểm đến hấp dẫn cho mỗi du khách khi về với mảnh
đất Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của truyền thống Xô viết Nghệ Tĩnh anh hùng.
Trước khi tham quan và dành nhiều thời gian cho các phòng trưng bày, em được nghe thuyết
mình với lớp. Cũng là một dạng tìm hiểu về lịch sự nhưng chỉ khác là ngay sau khi kết thúc
phần thuyết mình của cô thuyết minh em có thể tức thì mường tượng hoá các bối cảnh lịch sử
được nghe thông qua các hình ảnh, hiện vật trưng bày. Trong phần truyền đạt thông tin, em có
lưu tâm ở một vài điểm mà với em là khá ấn tượng như:
* Sưu tập hiện vật trong tù của các chiến sỹ cách mạng Nghệ Tĩnh:
Sưu tập có 15 hiện vật, đa dạng về chất liệu như vải, gỗ, sứ, mây, tre, giấy... phong phú về thể loại,
hình dáng: áo, sách, hộp, khay, chai...
Tuy ít về số lượng, nhưng sưu tập đã phản ánh đầy đủ cuộc sống, hoạt động đấu tranh của hàng
trăm chiến sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh trong nhà tù đế quốc.Với chính sách khủng bố trắng của đế quốc
Pháp và phong kiến Nam triều năm 1930-1931, đa số cán bộ và đảng viên ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã
bị bắt giam, Chúng chuyển hàng trăm tù chính trị từ nhà lao Vinh – Hà Tĩnh vào những ngục tù ở
nơi “ rừng thiêng nước độc” như: Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo...Tại đây, tù nhân
phải chịu đủ cực hình tra tấn dã man, thêm vào đó là nỗi cực khổ vì đói rét, bệnh tật, lao dịch...
không có con đường nào khác, họ phải vùng lên đấu tranh.
Từ năm 1930 đến 1945, tại các nhà tù ở miền Trung, Tây Nguyên, Người Nghệ An, Hà Tĩnh
chiếm số đông, nhiều đồng chí là hạt nhân nòng cốt của các đấu tranh chống chế độ hà khắc của
nhà tù. Tù nhân chính trị đấu tranh đòi tháo bỏ gông xiềng, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt,
phản đối đánh đập tù nhân không được bắt tù nhân làm việc quá mức... Sau mỗi đợt tranh đấu là
sự khủng bố tàn bạo của bọn chúa ngục. Mặc cho máu chảy, đòn roi, các chiến sỹ Xô Viêt vẫn
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Tiêu biểu như cuộc đấu tranh “lưu huyết” ở Kon Tum do đồng
chí Nguyễn Huy Lung (cán bộ tỉnh uỷ Hà Tĩnh) lãnh đạo; bọn cai ngục đã đàn áp dã man cuộc
đấu tranh làm tám chiến sỹ cách mạng hy sinh.Áo tù, chai đựng thuốc, hộp gỗ, mũ... gắn liền với
tên tuổi của biết bao chiến sỹ cộng sản kiên trung như: Hồ Tùng Mậu, Trương Vân Lĩnh, Phan
Đăng Lưu, Nguyễn Sỹ Sách, Nguyễn Duy Trinh, Chu Huệ, Mai Kính... và còn rất nhiều liệt sỹ Xô
Viết mãi mãi sáng ngời chất thép cách mạng trong ngục thất quân thù.
Không những bị giam cầm đánh đập tàn bạo, tù chính trị ở Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Kon Tum...
còn phải đi lao dịch khổ sai hàng tháng trời trong rừng núi như làm con đường số 14 từ Kon Tum
lên Ban Ma Thuột. Mục đích của bọn địch bắt tù nhân đi lao dịch là làm cho họ bị vắt kiệt sức lực,
rời rã ý chí mà từ bỏ lý tưởng cách mạng.
Những hiện vật: giỏ mây, đĩa mây, hộp mây, mủng mây...là bằng chứng thể hiện nghị lực phi
thường của các chiến sỹ Xô Viết đã vượt qua mọi hy sinh, gian khổ với niềm tin chiến thắng.
* Đồng chí Nguyễn Tiềm - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung trong phong trào Xô viết
Nghệ Tĩnh, Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Nghệ An
Đồng chí Nguyễn Tiềm (hay còn gọi là Quảng, Cát, Nhung), sinh ngày 10/11/1912 trong một gia
đình nhà nho yêu nước tại xóm Hạ, làng Dương Liễu, tổng Nam Kim (nay là xã Trung Phúc
Cường), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Tiềm (1912-1932)
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, hàng ngày chứng kiến cảnh nhân dân
bị kìm kẹp dưới ách cai trị của chính quyền thực dân, phong kiến, người thanh niên đầy nhiệt
huyết Nguyễn Tiềm đã sớm được giác ngộ và tham gia các hoạt động yêu nước từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Anh hăng hái tham gia vào các hoạt động do Hội Phục Việt tổ chức.
Năm 1926, Nguyễn Tiềm hòa mình cùng hàng trăm học sinh tại Vinh, quần chúng công nông, các
tiểu thương tuần hành quanh thành phố và tập trung tại chùa Diệc để dự đám tang cụ Phan Chu
Trinh. Sự kiện này đánh dấu hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tiềm trong sự nghiệp cách
mạng. Từ đây, khát vọng chống Pháp được thắp lên trong tâm hồn cậu học sinh Nguyễn Tiềm.
Sau ngày 1/5/1930, phong trào cách mạng càng lên cao và mở rộng phạm vi đến nhiều địa phương
trong tỉnh. Lo sợ trước ảnh hưởng của Nguyễn Tiềm, ngày 3/5/1930, thực dân Pháp đã đuổi đồng
chí ra khỏi trường Quốc học. Từ đó, Nguyễn Tiềm thực sự trở thành người cán bộ cách mạng của Đảng.
Đầu năm 1931, tại làng Lệ Nghĩa (huyện Anh Sơn), Nguyễn Tiềm đã chủ trì cuộc họp Ban Chấp
hành Tỉnh ủy để đánh giá tình hình, đề ra chủ trương đối phó với các cuộc khủng bố trắng của
địch, duy trì tổ chức cơ sở đảng và giữ vững phong trào. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh ủy,
Huyện ủy sa lưới địch, đồng chí Nguyễn Tiềm vừa lo củng cố tổ chức, vừa phải đối phó với cuộc
khủng bố trắng của địch, vừa phải tìm cách giải quyết khó khăn về đời sống cho nhân dân bằng
các hoạt động thiết thực như phát động phong trào tương trợ, đùm bọc lẫn nhau giữa các địa
phương, một làng bị khủng bố các làng khá nổi lên phản đối; phong trào vay lúa cứu đói dấy lên
trong các phủ huyện; vận động các thầy thuốc giỏi trong làng lập cơ sở chữa bệnh; vận động nhân
dân chăm sóc, nuôi dưỡng những người đau yếu….
Cuối tháng 5/1931, cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến Xứ ủy, Tỉnh ủy đều bị đánh
phá nghiêm trọng, nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ lần lượt
bị bắt và hy sinh. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí Nguyễn Tiềm được bổ sung vào Ban Thường vụ
Xứ ủy phụ trách công tác tuyên truyền, xây dựng cổ vũ phong trào, giáo dục đảng viên và quần
chúng cách mạng. Tuy bị truy lùng ráo riết, cơ quan Xứ ủy bị lộ nhưng Nguyễn Tiềm vẫn cùng
với Lê Viết Thuật bám sát quần chúng, duy trì hoạt động của Xứ ủy.
Vốn bị bệnh phổi lại làm việc quá sức, đồng chí đã ngã bệnh và bị bắt trong lúc đang chữa trị.
Trong những ngày bị giam ở Sở Mật thám và Nhà lao Vinh, dù bị tra tấn dã man trong lúc sức
khỏe đang suy kiệt song đồng chí Nguyễn Tiềm vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản.
Không khuất phục được ý chí, bản lĩnh của Nguyễn Tiềm, năm 1932 Tòa án Nam triều tỉnh Nghệ
An đã tuyên án tử hình đồng chí. Nhưng trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân, Tòa
Khâm sứ Trung Kỳ phải giảm án xuống khổ sai chung thân và đày đồng chí vào nhà tù Lao Bảo.
Tiếp tục bị giam cầm, tra tấn trong chốn rừng thiêng nước độc, ăn uống kham khổ, thuốc men
thiếu thốn, bệnh tình đồng chí ngày càng nguy kịch.
Ngày 11/10/1932, đồng chí đã hy sinh tại nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) khi vừa tròn 20 tuổi, để lại
cho Đảng và nhân dân lòng tiếc thương vô hạn về tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước và
đạo đức cách mạng của người cộng sản đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ một thanh niên yêu nước, trưởng thành từ phong trào đấu tranh của học sinh, đồng chí Nguyễn
Tiềm đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đầu tiên khi mới 18 tuổi. Sau hai năm lăn lộn với
phong trào cách mạng của nhân dân, đồng chí đã anh dũng hy sinh trong lao tù đế quốc. Quá trình
hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Tiềm tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp của đồng
chí cho phong trào cách mạng trên quê hương Nghệ An lại rất to lớn, được Đảng, Nhà nước ta
khẳng định, tôn vinh, tri ân và ghi vào trang sử quê hương với niềm ngưỡng mộ, tự hào.
“Nhớ ai, ai có nhớ ta không?
Ta nhớ người xa cách mấy trùng
Nhớ lúc luận bàn câu vận mệnh
Nhớ khi hò hét nợ non sông…”
Mỗi khi đọc những câu thơ trong bài “Nhớ bạn” của đồng chí Nguyễn Tiềm gửi đồng chí Lê Viết
Thuật những ngày bị giam cầm trong lao tù đế quốc, chúng ta lại nhớ về người chiến sĩ cộng sản
kiên trung trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Nghệ An khi mới tròn 18 tuổi.
Chúng em còn được hòa mình vào không khí vui chơi, trải nghiệm sau những lời thuyết minh đầy
chân thực, xúc động giữa khuôn viên bảo tàng với những trò chơi lí thú nhằm khơi dậy tinh thần
học hỏi, khám phá và liên hệ chúng em với những kiến thức, thông tin đã được đề cập trước đó.
Những trò chơi ấy đã giúp chúng em phần nào thêm thấu hiểu và yêu hơn mảnh đất quê hương
nhuộm đỏ máu anh hùng này. Được nhìn thấy bạn bè từ các lớp hí hoáy ghi chép, chăm chú lắng
nghe hay ngắm nhìn nụ cười, giọt mồ hôi hạnh phúc trong trò chơi của các bạn giữa buổi chiều
thú vị ấy là một niềm hân hạnh của em.
Không chỉ qua những bức ảnh biết nói, những di vật được trưng bày ở bảo tàng với em chúng
không chỉ là thứ để học hỏi, để tham quan, để ngắm nhìn mà nó còn là những mối nối liên kết thế
hệ trẻ này với các anh hùng, các vị lãnh tụ và với Đảng, với cách mạng. Em có thể cố gắng để
hiểu những trang sách, những dòng chữ đen, cái cho chúng em kiến thức về một lịch sử nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà vẻ vang, sẽ dễ dàng hơn để ghi nhớ qua lời cô em giảng nhưng những
cảm xúc là thứ không thể có từ những điều kể trên. Chính những hình ảnh, di vật hay chân dung
các danh nhân cách mạng và các vật thể khác liên quan lại là những điều thật và đơn giản nhất
mang lại cho em những cảm xúc thật về lịch sử Việt Nam. Ở đó em không thấy khoảng cách, em
không thấy sự xa lạ bởi các cụm từ cao siêu khi ca ngợi về các bậc anh hùng, tiền bối, mà ở đó em
cảm được sự gần gũi, và yêu thương thật chân thật như các bài ca, những điếu văn đã nói về cách mạng.
Em có thể sẽ không tài nào học được cách đánh giặc và có một lòng gan dạ khi đứng trước địch
như các chiến sĩ, nhưng từ họ, từ sách vở và từ môn học lịch sử cũng như qua chuyến tham quan
quý giá này, em tin mình sẽ chắt lọc và làm giàu thêm cho mình những tính cách tốt đẹp, kỹ năng
sống, những cách nhìn nhận vấn đề, và thật nhiều những điều bổ ích có thể. Áp dụng cho thể hệ
trẻ - thế hệ cháu con làm theo lời Bác.
88 năm đã trôi qua nhưng tinh thần, hào khí của Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn bất diệt. Tinh thần ấy hiện
diện trong sự đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp để xứng
đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Chuyến tham quan là một trải nghiệm quý giá
của em cũng như tập thể các lớp A, B, C, D, G để có cơ hội thấu hiểu những công lao của các
chiến sĩ cách mạng dành cả cuộc đời cho độc lập, tự do cua dân tộc. Qua đó, chúng em sẽ càng
quyết tâm hơn trong học tập để dựng xây đất nước ngày một phát triển, xứng đáng với những gì
cha ông ta đã đánh đổi.