Ngân hàng câu hỏi chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày những giá trị và hạn chế lịch sử của các tư tưởng XHCN phê phán đầu thế kỷ XIX. Trình bày các đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân. Trình bày điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trình bày nội dung cơ bản hợp thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (3TC)
1. Trình bày những giá trị và hạn chế lịch sử của các tư tưởng XHCN phê phán đầu thế kỷ XIX.
Những giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
Chủ nghĩa xã hội không tưởng có một quá trình phát triển lâu dài, từ chỗ là những ước
mơ, khát vọng thể hiện trong các câu chuyện dân gian, các truyền thuyết tôn giáo đến
những học thuyết xã hội – chính trị. Cống hiến lớn lao của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
- Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần lên án, phê phán kịch liệt và
ngày càng gay gắt các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế và chế
độ tư bản chủ nghĩa; góp phần nói lên tiếng nói của những người lao động trước tình
trạng bị áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề.
- Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phản ánh được những ước mơ, khát vọng của
những giai cấp lao động về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Nó chứa đựng giá trị
nhân đạo, nhân văn sâu sắc thể hiện lòng yêu thương con người, thông cảm, bênh vực
những người lao khổ, mong muốn giúp đỡ họ, giải phóng họ khỏi nỗi bất hạnh.
- Ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng bằng việc phác họa ra mô hình xã hội tương lai tốt
đẹp, đưa ra những chủ trương và nguyên tắc của xã hội mới mà sau này các nhà sáng lập
chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên cơ sở khoa học.
Với những giá trị lịch sử trên mà chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ yếu là của chủ nghĩa
xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX, được các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội
khoa học thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.
Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
- Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng không giải thích được bản chất của các chế độ nô
lệ làm thuê. Đặc biệt là nó không thấy được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa
khám phá ra được quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của các chế độ đó, đặc biệt là
chủ nghĩa tư bản nên cũng không chỉ ra được con đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong
có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản – lực lượng xã hội đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đó là giai cấp công nhân.
- Ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn cải tạo xã hội bằng con đường cải lương chứ
không phải bằng con đường cách mạng.
2. Trình bày các đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân VN:
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam còn có những đặc điểm riêng:
+Giai cấp công nhân VN tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư,
nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc mà giai
cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức
bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm
1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để của CM của giai cấp
công nhân được nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản VN, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn
giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình
+ Giai cấp công nhân VN đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông
dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối
với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn, sẽ có nhiều người nông dân làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công
nhân ở chính ngay quê hương mình…
Tuy nhiên số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ
thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy để
đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai
cấp công nhân VN phải liên minh được với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân khác.
3. Trình bày điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện ở 2 nội
dung: thứ nhất là về địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân và thứ 2 là địa vị về
chính trị xã hội của giai cấp công nhân và chính điều kiện khách quan này là 1 trong các
yếu tố để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
- Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ
phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là sản
phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác
đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là sản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
+ Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa.
Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại
mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Thứ hai, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn
toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về mặt lợi
ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
+ Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
- Thứ ba, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm
cách mạng chống lại giai cấp tư sản
→ Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng nhất quy định nên
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bởi nếu không có địa vị về kinh tế là người đại
diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, không có địa vị về xã hội là bị giai cấp tư sản bóc lột
thì sẽ không có động lực về chính trị để thực hiện cuộc cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
- Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất.
+ Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, phát triển cùng với
sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp nên nền sản xuất có trình độ phát triển cao
đòi hỏi giai cấp công nhân cần phải tiếp thu các kiến thức khoa học để vận hành được dây chuyền này.
+ Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến thể hiện ở nhiệm vụ xóa
bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn.
+ Giai cấp công nhân được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin là lí luận cách
mạng khoa học và tiến bộ. Để có thể tiếp thu và vận dụng lí luận này đòi hỏi giai cấp
công nhân cần có trình độ lí luận nhất định.
- Thứ hai, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ
thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền
buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động.
+ Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một giai cấp có
tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỷ luật của mình.
- Thứ ba, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất. vì cách mạng của giai
cấp công nhân hướng tới mục tiêu cuối là giair phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng con người, thể hiện ở sự xóa bỏ mọi tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch cả về vật
chất lẫn tinh thần. Giai cấp công nhân vừa phải giành chính quyền, vừa sử dụng chính
quyền để thực hiện mục tiêu đó.
- Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.
+ Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình
đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.
+ Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp
tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy
mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình, cùng nhau
thực hiện sứ mệnh lịch sử.
4. Trình bày nội dung cơ bản hợp thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
5. Trình bày vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sứ mệnh l ch s ị c ử a giai c ủ p công nhân do đ ấ a v ị ị kinh t - xã h ế i c ộ a giai c ủ p này quy đ ấ nh, nh ị ng đ ư ể bi n kh ế năng khách quan đó thàn ả h hi n th ệ c thì ph ự i thông qua nhân t ả ch ố quan c ủ a giai c ủ p công ấ nhân.
6. Trình bày đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội- giai đoạn thấp của hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
7. Trình bày đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
8. Trình bày các đặc điểm cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
9. Trình bày đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
10.Trình bày nội dung liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
11.Trình bày các chức năng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
12.Trình bày nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa xã hội khoa học.
13.Trình bày chức năng của tôn giáo.
14.Trình bày các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trong giải
quyết vấn đề tôn giáo.
15.Trình bày chức năng xã hội của gia đình.
16. Phân tích các đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.
17.Phân tích tính tất yếu của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
18. Phân tích thực trạng việc thực hiện liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay
19. Phân tích vai trò của từng tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
20.Chứng minh rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
21.Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
(trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam).
22.Phân tích các nhân tố quy định phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.
23.Phân tích đặc điểm thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay.
24.Chứng minh rằng: thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nam đã hội đủ các tiền đề, điều kiện khách quan và chủ quan để cách
mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành được thắng lợi.
25. Phân tích các đặc điểm của dân tộc Việt Nam.
26. Phân tích quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong giải
quyết các vấn đề dân tộc.
27. Phân tích đặc điểm và tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
28. Phân tích quan điểm và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.
29. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam hiện nay.
30. Phân tích thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
31.Theo anh/chị: những biến đổi của giai cấp công nhân hiện nay so với giai
cấp công nhân đầu thế kỷ XIX có ảnh hưởng cnhư thế nào đến việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
32. Có ý kiến cho rằng: Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức,
khoa học công nghệ, trí thức mới là lực lượng xã hội thực hiện sứ mệnh
lịch sử trong thười đại ngày nay. Anh/chị có quan điểm như thế nào về ý kiến trên?
33. Có ý kiến cho rằng: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản
chủ nghĩa là sai lầm. Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên như thế nào?
34. Qua nghiên cứu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò
và trách nhiệm mình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
35.Qua nghiên cứu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò
và trách nhiệm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc
xã hội hóa các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Việt Nam hiện nay như thế nào?
36.Qua nghiên cứu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò
và trách nhiệm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay như thế nào?
37. Tai sạo nói dân chủ xã hội chủ nghĩa Và nhà nước xã hội chủ nghĩa có mối
quan hệ biện chứng với nhau?
38. Theo anh/chị, cần phải làm gì để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay?
39. Trong những chức năng xã hội của gia đình, anh/chị thấy chức năng nào là
chức năng quan trọng nhất với gia đình Việt Nam hiện nay? Tại sao?
40. Tại sao trong những năm gần đây các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam lại có chiều hướng diễn ra sôi động và đa dạng, phức tạp hơn?
41. Theo anh/chị, khó khăn, rào cản lớn nhất trong quá trình xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là gì? Tại sao?
42. Qua nghiên cứu học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò và
trách nhiệm của mình trong việc xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
43. Qua nghiên cứu học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò và
trách nhiệm của mình trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
44. Qua nghiên cứu học phần chủ nghĩa xã hội khoa học, anh/chị thấy vai trò và
trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
45. Theo anh/chị, tính phổ biến và tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội thể hiện như thế nào?