Ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Dịch vụ pháp lý hiểu đơn giản là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lýliên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chứctrong xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGÀNH DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 1) KHÁI NIỆM:
- Dịch vụ pháp lý hiểu đơn giản là ngành nghề cung cấp về các dịch
vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý
liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội. 2) Phân loại:
- Theo đó, “dịch vụ pháp lý” được chia thành:
dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến luật hình sự.
dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục tư pháp liên
quan đến các lĩnh vực luật khác.
dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục luật định
của các tòa án, hội đồng bán tư pháp.
dịch vụ chứng nhận tài liệu pháp lý.
các thông tin tư vấn và pháp lý khác.
3) Nội dung công việc:
Theo đó, dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao
gồm những công việc như:
Tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân
chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính.
Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao
động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc
có liên quan đến pháp luật.
Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
4) Các quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ pháp lý:
-Thứ nhất, các hành vi bị nghiêm cấm:
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập
nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính,
việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật
Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu,
vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu
nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật.
Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được
trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý
bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Sách nhiễu, lừa dối khách hàng
Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ
khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với
khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
quá trình tham gia tố tụng
Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái
pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn,
cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
-Thứ hai, phạm vi hành nghề luật sư:
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án hình sự.
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu
cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tư vấn pháp luật đối với các vấn đề về tranh chấp hợp
đồng kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, đất đai…
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có
liên quan đến pháp luật. Cụ thể là những hoạt động liên quan đến
kinh tế như tham gia đòi quyền lợi của hợp đồng lao động khi bị chủ
doanh nghiệp sa thải trái pháp luật, tham gia đại diện khách hàng yêu
cầu người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của khách
hàng đính chính, công khai xin lỗi…
Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư như
soạn đơn khởi kiện đòi chia di sản thừa kế, đơn ly hôn, đơn khiếu nại
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của khách hàng…
-Thứ ba, hình thức hành nghề
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp
đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề
luật sư. Là làm việc tại các doanh nghiệp, công ty chuyên mảng pháp chế doanh nghiệp.
Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề
với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động
hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm. Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, có trách nhiệm
bồi thường cho những người tham gia trước những thiệt hại về tài
chính mà bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường. Trong quá trình
thực hiện các công việc thuộc chuyên môn nghề nghiệp của mình
như tư vấn pháp lý, tranh tụng,.. gặp phải những sai sót hay bất cẩn
thì người được bảo hiểm đều được bồi thường thiệt hại nếu trong
phạm vi gói bảo hiểm đó.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ
pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức
mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà
nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu
của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự
phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
-Thứ tư, nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng
Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ,
việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch
vụ pháp lý cho khách hàng.
Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư
khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.
-Thứ năm, bí mật thông tin:
Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà
mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà
mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên
trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
-Thứ sáu thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ
trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
+ Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại
diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
+ Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp.
Học ngành dịch vụ pháp lý ra trường làm những công việc gì?
- Nghiên cứu văn bản pháp luật, nắm rõ nội dung dịch vụ, chính sách, giá cả của công ty
để tư vấn cho khách hàng.
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý, giấy tờ, hợp đồng và hỗ trợ các công việc liên quan khác theo
yêu cầu của người quản lý.
- Chịu trách nhiệm về pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp: Hoàn thiện hồ sơ, hợp
đồng, đăng ký kinh doanh, đòi nợ, xử lý tranh chấp.
- Xây dựng, soạn thảo các quy chế, quy trình, quy định nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật
trong hoạt động của tổ chức.
- Nghiên cứu luật, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
- Đầu mối thụ lý, đề xuất, tham mưu lãnh đạo các biện pháp giải quyết, xử lý các vụ việc
có liên quan đến hoạt động pháp lý của doanh nghiệp: Tranh chấp, tố tụng, làm việc với
các cơ quan quản lý nhà nước, đối tác các vấn đề liên quan đến pháp luật, tìm hiểu, kiếm
tra tính pháp lý của đối tác.
- Tư vấn đầu tư, quản lý đầu tư các dự án về bất động sản.
Học ngành Dịch vụ pháp lý ra trường làm việc ở đâu?
Tại các cơ quan nhà nước: làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng
thuộc tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương…
Tại các tổ chức xã hội: làm việc tại các tổ chức xã hội có liên quan đến việc cung ứng
các dịch vụ pháp lý như: văn phòng công chứng, hội luật gia, đoàn luật sư, văn phòng luật sư, ….
Tại các tổ chức kinh tế: Làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài
nước thuộc mọi thành phần kinh tế trong bộ phận hỗ trợ, bộ phận pháp chế, làm các công
tác tham mưu pháp luật cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Theo Từ điển luật học “Dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ do
những tổ chức, cá nhân có hiểu biết, có kiến thức và chuyên môn
pháp luật được Nhà nước tổ chức hoặc cho phép hành nghề thực
hiện, nhằm đáp ứng nhu cầu được biết, được tư vấn hoặc giúp đỡ
về mặt pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong xã hội... Người cung
cấp dịch vụ pháp lý nhằm mục đích thu lợi và được coi như một
nghề. Người được hưởng dịch vụ pháp lý được thoả mãn những
yêu cầu hiểu biết hay công việc cụ thể và phải trả phí (giá) dịch vụ cho người cung cấp”
Với khái niệm như vậy, chủ thể (tổ chức, cá nhân) cung cấp dịch vụ pháp lý
phải bảo đảm các điều kiện cần và đủ sau: (1) Phải là người có hiểu biết, có
kiến thức và chuyên môn pháp luật (được đào tạo, bồi dưỡng và có văn
bằng, chứng chỉ phù hợp). (2) Phải được Nhà nước tổ chức hoặc cho phép
hành nghề (có chứng chỉ/thẻ hoặc giấy phép hành nghề). (3) Phải hoạt động
trong một tổ chức hoặc dưới hình thức được pháp luật cho phép. (4) Phải
thực hiện hoạt động đáp ứng nhu cầu được biết, được tư vấn hoặc giúp đỡ
về mặt pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. (5) Được thu phí hoặc
thù lao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, “dịch vụ pháp lý” được chia thành “dịch vụ tư vấn pháp lý và đại
diện liên quan đến luật hình sự” (86111), “dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện
trong các thủ tục tư pháp liên quan đến các lĩnh vực luật khác” (86119), “dịch
vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục luật định của các tòa án, hội
đồng bán tư pháp, v.v. ” (86120), “dịch vụ chứng nhận tài liệu pháp lý”
(86130) và “các thông tin tư vấn và pháp lý khác” (8619) Ai đ ượ c làm d ị ch v ụ pháp lý?
Hoạt động dịch vụ pháp lý được hình thành và phát triển qua một thời gian khá dài.
Trong sự phát triển đó thì hoạt động dịch vụ pháp lý đã từng trải qua những thăng
trầm và đến nay dù chưa hẳn đã hoàn thiện nhưng ít ra cũng đi vào khuân khổ.
So với pháp lệnh Luật sư 1970 quy định về đối tượng được làm dịch vụ pháp lý theo
pháp lệnh hiện hành có hạn chế lớn nhưng phạm vi lại được mở rộng hơn rất nhiều.
Theo Pháp lệnh Luật sư 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-
12-2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, chỉ những người được Bộ Tư
pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và tham gia một tổ chức hành nghề Luật sư thì
mới được làm dịch vụ pháp lý. Luật sư tập sự khi hoạt động dịch vụ pháp lý là theo
sự phân công của Luật sư hướng dẫn và phải được sự đồng ý của khách hàng. Luật sư
tập sự không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất
lượng công việc mà mình thực hiện trước Luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề
Luật sư nơi mình tập sự.
Khi đó văn bản pháp luật hiện hành không quy định người khác được hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Có thể thấy, theo quy định mới này thì chỉ luật sư mới được
làm dịch vụ pháp lý. Ngoài việc hoạt động dịch vụ pháp lý trong nước thì Pháp lệnh
Luật sư và Nghị định 94 còn cho phép Luật sư được quyền thực hiện dịch vụ pháp lý
ở nước ngoài theo sự phân công của Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh
nơi Luật sư đó tham gia hành nghề. Việc thoả thuận về công việc, mức thù lao trong
hợp đồng dịch vụ pháp lý bên ngoài lãnh thổ Việt Nam do các bên thoả thuận nhưng
không được trái với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định 94 và các quy định pháp luật khác.
Theo Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 thì “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người
được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người,
quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý quy định rõ: “Trợ
giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại” với các hình thức trợ giúp
gồm: (a) Tham gia tố tụng; (b) Tư vấn pháp luật; (c) Đại diện ngoài tố tụng.
Theo quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật thì để thực hiện tư
vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật và cá nhân, tổ chức khác thì “Trung tâm
tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố
tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ
việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp
pháp lý” (Điều 7 Nghị định). Việc thực hiện tư vấn pháp luật do (1) Tư vấn viên pháp luật; (2) Luật sư hành nghề với tư
cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; (3) Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực
hiện (Điều 18 Nghị định).