-
Thông tin
-
Quiz
Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta – bài học kinh nghiệm quý báu cho mọi thời đại | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Xuyên suốt quá trình từ thời kì dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã kiên cường viết lên những trang sử chói lọi với những chiến thắng vẻ vang. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đường lối quốc phòng và an ninh 110 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta – bài học kinh nghiệm quý báu cho mọi thời đại | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Xuyên suốt quá trình từ thời kì dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã kiên cường viết lên những trang sử chói lọi với những chiến thắng vẻ vang. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh 110 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ------------------------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA – BÀI
HỌC KINH NGHIỆM QUÝ BÁU CHO MỌI THỜI ĐẠI Sinh viên: Đỗ Thị Huế
Mã số sinh viên: 2151100018 Lớp GDQP&AN: 14 Lớp: Quảng Cáo K41 Hà Nội, tháng 11 năm 2021 0
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA CHA ÔNG TA...... .......................2
1.Hoàn cảnh đất nước trong buổi đầu lịch sử..................................................................2
2. Việc hình thành nghệ thuật đánh giặc chịu tác động của nhiều yếu tố.....................2
2.1. Địa lý.........................................................................................................................2
2.2. Kinh tế.......................................................................................................................3
2.3. Chính trị, văn hoá – xã hội......................................................................................4
2.3.1. Chính trị.............................................................................................................4
2.3.2. Văn hóa – xã hội................................................................................................5
3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược nước ta....................................6
3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên...........................................................6
3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ
thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X...............................................7
3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X đến TK XVIII................8
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA................................10
1. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến..........................................................................................10
2. Mưu kế đối phó với quân giặc.....................................................................................11
2.1. Mưu, kế đánh giặc của ông cha ta sáng tạo, mềm dẻo, khôn khéo...................12
2.2. Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, vận dụng linh hoạt và sáng tạo
trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm...............................................................13
3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc..............................................14
4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh......................16
5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận.............16
KẾT LUẬN................................................................................................................................19 1 MỞ ĐẦU
Xuyên suốt quá trình từ thời kì dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
kiên cường viết lên những trang sử chói lọi với những chiến thắng vẻ vang.
Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà
Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh
hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Để làm nên
những thắng lợi ấy, chính nhờ vào lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần kiên cường
bất khuất, đặc biệt là nhờ lối đánh giặc đầy mưu trí, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử.
Đặc biệt trong thời kì từ 1930 cho đến nay, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, bằng cách kế thừa và phát huy lối tiến công của cha
ông ta, dân tộc ta đã thành công vang dội trong các trận đánh dành lại tự do từ
tay những kẻ thù lớn mạnh tiêu biểu là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Việc
nghiên cứu, học tập, phát huy truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc
luôn là một đòi hỏi khách quan, là nhiệm vụ quan trọng đối với quân và dân ta.
Vì vậy, em chọn đề tài: “Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta – bài học kinh
nghiệm quý báu cho mọi thời đại” để làm tiểu luận. 1 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA CHA ÔNG TA.
1.Hoàn cảnh đất nước trong buổi đầu lịch sử.
Từ hàng nghìn năm về trước, nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lãnh thổ tương đối rộng và vị trí địa lí quan
trọng, bao gồm vùng Bắc bộ và Bắc trung bộ ngày nay. Nơi đây nằm trên đầu
mối giao thông quan trọng với nền văn minh sông Hồng (hay còn gọi là nền văn
minh Văn Lang) mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn rực rỡ - thành quả đáng tự
hào của thời đại Hùng Vương.
Đến nửa sau thế kỉ III TCN, lợi dụng tình thế suy yếu của triều đại Hùng
Vương, Thục Phán - một thủ lĩnh người Âu Việt đã thống nhất hai bộ tộc Lạc
Việt và Âu Việt, thành lập nhà nước Âu Lạc, dời đô từ Lâm Thao về Cổ Loa.
Chính bởi vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ,
phì nhiêu nước ta luôn là mục tiêu cho các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, âm mưu
xâm lược, đánh chiếm nhằm mở rộng lãnh thổ. Bởi vậy, yêu cầu chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là yêu cầu bức thiết ngay từ buổi đầu dựng
nước. Dân tộc muốn tồn tại, muốn bảo vệ nền văn minh thì chỉ còn cách đoàn kết
cùng đứng lên đánh giặc.
2. Việc hình thành nghệ thuật đánh giặc chịu tác động của nhiều yếu tố. 2.1. Địa lý
Nước Việt Nam nằm ở miền Đông Nam Châu Á, ven biển Thái Bình
Dương. Với địa hình đa dạng, phức tạp. Hệ thống giao thông đường bộ, đường
biển, đường sông phát triển. nên nước ta có một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. 2
Địa hình 3/4 là đồi núi, nhiều sông ngòi… và cha ông ta đã phát huy tối
đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh giặc, phát huy thế lực quân sự.
Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của
nhiều loài động thực vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, đa
dạng. Khí hậu nước ta cũng vô cùng ôn hòa, thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp.
Ngoài ra, vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc
tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, tạo điều kiện giao lưu với các
nước trong khu vực và thế giới, là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh
thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.
Vì ở một vị trí chiến lược quan trọng khu vực nên từ xa xưa nước ta
thường xuyên bị các thế lực nước ngoài đe dọa, xâm lược. Đồng thời cũng từ đó
tổ tiên ta đã triệt để lợi dụng yếu tố “Địa lợi” để lập thế trận giữ nước. 2.2. Kinh tế
Kinh tế nước ta lấy sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu.
Xuất hiện nghề trồng nước từ rất sớm, tuy nhiên, trình độ canh tác còn thấp, quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp nên rất
linh hoạt trong mọi hoàn cảnh, dù chiến tranh nhưng nền kinh tế đó vẫn tồn tại.
Do đó ông cha ta chủ trương đánh lâu dài, đồng thời tạo ra đức tính tự lực, tự
cường. Bên cạnh đó, nghề thủ công và luyện kim đã phát triển sớm.
Tổ tiên ta đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước,
thực hiện nhiều kế sách như "phú quốc, binh cường", "ngụ binh ư nông". Đây là 3
chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Họ vừa tham gia chiến đấu vừa được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy để tận
dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh.
Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống,
đồng thời phát huy tính sáng tạo, tự tạo ra vũ khĩ để chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ Tổ quốc. Quá tình phát triển dân tộc ta đã kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng
kinh tế, xây dựng đất nước với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc
giữ nước vừa phát triển phồn thịnh vừa sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ chiến tranh xảy ra.
2.3. Chính trị, văn hoá – xã hội 2.3.1. Chính trị
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, đoàn
kết trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Do phát triển địa lý ngã ba đường khu vực Đông Nam Á và những biến
động lịch sử liên tục diễn ra nên Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thành phần dân tộc
khác nhau, do đó Việt Nam là quốc gia thống nhất đa dân tộc. Hiện nay Việt
Nam có tổng cộng 54 thành phần dân tộc, tộc người.
- Người Việt Kinh là 87 % và các dân tộc thiểu số là 13%.
- Mật độ dân cư giữa các vùng miền phân bố không đồng đều nhau nhưng đã
sớm biết gắn quyền lợi đất nước, tổ quốc với quyền lợi gia đình với bản thân,
gắn bó nước với nhà làng với nước trong quan hệ keo sơn bền chặt.
Dân tộc ta đã sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh
thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc.
Hơn 40 thế kỷ đã trôi qua, dân tộc ta đấu tranh anh hùng kiên cường,
liên tục, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc và đoàn kết cùng chống lại quân 4
xâm lược để sống còn và phát triển. Cơ bản, quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước
của dân tộc ta được chia làm 4 giai đoạn: ớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ
chức ra quân đội, đề ra các luật lệ, phép tắc
để quản lý bảo vệ và xây dựng đất nước.
Giai đoạn I: hay giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, bắt đầu từ khởi thủy, được mô tả
trong truyền thuyết Thánh Gióng chống quân Ân xâm lược trong thời đại Văn
Lang, trải qua các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 3 và thế kỷ 2 TCN với nhà Tần, Nam Việt và nhà Hán.
Giai đoạn II: là thời kỳ Bắc thuộc, người Việt đối kháng liên tục chống các triều
đại của Trung Quốc để giành lấy độc lập. Giai đoạn này các cuộc nổi dậy đều
thất bại, hoặc kéo dài không lâu, Trung Quốc tái lập lại quyền thống trị.
Giai đoạn III: từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19 là lịch sử quân sự Việt Nam dưới các
triều đại phong kiến tự chủ, nổi bật các cuộc chiến tranh với các nước láng
giềng, kéo dài cho đến năm 1858. 5
Giai đoạn IV: từ năm 1858 từ khi Pháp chính thức tiến hành xâm lược cho đến
nay, thời kỳ này hầu hết là các cuộc chiến tranh giành độc lập.
Tóm lại, mỗi khi có giặc ngoại xâm nhân dân ta lại đoàn kết vùng lên
đấu tranh, chống lại sự thống trị giành chủ quyền dân tộc, quá trình đó đã tạo ra
nhiều cách đánh khôn khéo, mềm dẻo, mưu trí, linh hoạt, hiệu quả.
2.3.2. Văn hóa – xã hội.
Dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá mang bản sắc Việt Nam.
Nước ta có nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm. Ngay từ thời tiền sử, với kết cấu
vững chắc: Nước có nhà, có làng bản, nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân
tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền
thống : Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung; lao động
cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất. Hơn nữa nó còn phát
triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tất cả những yếu tố đó
đã ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến sự hình thành, phát triển nghệ
thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta.
3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược nước ta.
3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
Cuộc kháng chiến chống Tần (từ năm 214 - 208 trước công nguyên) là
cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại. Tần Thủy Hoàng, sau khi
thống nhất Trung Quốc, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế, năm 214 trước
công nguyên đã phát động 50 vạn quân xâm lược, thôn tính các tộc Việt ở phía Nam.
Cuộc chiến đấu mưu trí của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Thục
Phán An Dương Vương đã làm cho quân Tần lương thực bị tuyệt và thiếu, “đóng 6
binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” khi quân giặc đã bị
dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến tuyệt vọng, người Việt đã tập
trung lực lượng, tổ chức phản công đánh lớn, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đập
tan cuộc xâm lược của quân Tần.
Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, Triệu Đà là một viên quan lại
của nhà Tần lợi dụng lúc chính quyền trung ương suy yếu đã chiếm ba quận
Nam Hải, Quế Lâm và Tượng, lập nên nước Nam Việt, tự xưng vương, Triệu Đà
đã nhiều lần đem quân xâm lược Âu Lạc, nhưng đều bị thất bại.
Biết không chinh phục được Âu Lạc bằng vũ lực, Triệu Đà thay đổi thủ
đoạn xin giảng hòa với An Dương Vương, xin cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho
con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, bị măc
mưu giặc. Lợi dụng tục ở rể, Trọng Thủy ở lại kinh đô cổ Loa, tìm cách lấy cắp
bí mật quân sự, gây mâu thuẫn nội bộ triều đình An Dương Vương, làm suy yếu
lực lượng quốc phòng của Au Lạc. Khi có thời cơ thuận lợi, Triệu Đà cho quân
bất ngờ tiến công, đánh thẳng vào Cổ Loa. Kháng chiến do An Dương Vương
lãnh đạo chống quân xâm lược Triệu Đà, 184- 179 TCN thất bại. Từ đây đất
nước rơi vào thời kì Bắc thuộc hơn một nghìn năm.
3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc
lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X.
- Khởi nghĩa 2 bà Trưng vào mùa Xuân năm 40 giành được độc lập.
Nền độc lập được củng cố và giữ vững trong 3 năm.
- Khởi nghĩa chống giặc Ngô do Triệu Thị Trinh lãnh đạo năm 248:
Nghĩa quân của người con gái núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) làm cho quân thù
nhiều phen kinh hồn, bạt vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn Giao 7
Châu chấn động. Mặc dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, tuy
nhiên đứng trước sức mạnh đàn áp của kẻ thù, khởi nghĩa đã thất bại.
- Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên
mạnh mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, anh hùng hào kiệt
bốn phương cùng toàn dân vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Sau đó,
nghĩa quân liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Năm 544, Lý
Bôn lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Khởi nghĩa chống nhà Tuỳ của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687.
- Khởi nghĩa chống nhà Đường của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722.
- Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 - 791.
- Khởi nghĩa chống Đường của Dương Thanh năm 819 - 820
- Kháng chiến chống Nam Hán của Dương Đình Nghệ 930 - 931
- Khởi nghĩa của Ngô Quyền năm 938: Trước hành động phản bội của
Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân Nam Hán, Ngô Quyền là một danh
tướng của Dương Đình Nghệ đã đứng lên lãnh đạo quân dân ta, kiên quyết đánh
giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Năm 938, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng,
Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ đoàn thuyền của quân
Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua Nam Hán phải bãi binh, chấm
dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta mở ra một kỉ nguyên mới trong
lịch sử dân tộc, kỉ nguyên của độc lập, tự chủ.
3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X đến TK XVIII 8
- Kháng chiến chống quân Tống lần 1 năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo:
Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn, cùng lúc ấy, nhà Tống đang dần suy yếu nên
quyết định xâm lược nước ta để củng cố đất nước. Lê Hoàn đã đứng lên lãnh đạo
cuộc kháng chiến, thành công đuổi quân Tống về nước.
- Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 1075 - 1077 của nhà Lý: Sau
lần thất bại thảm hại dưới tay Lê Hoàn, quân Tống vẫn chưa nguôi ngoai âm
mưu xâm lược nước ta nên quyết định đem quân tiến công một lần nữa. Trước
tình hình đó, Lý Thường Kiệt triển khai kế sách chủ động tiến công, khẩn trương
làm công tác chuẩn bị kháng chiến, cho dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt,
đồng thời triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống giặc ngoại xâm. Dưới sự
lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân và dân Đại Việt đã quét sạch quân xâm lược
Tống ra khỏi biên cương của Tổ quốc.
- Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần ở thế kỉ
XIII: Từ năm 1225, nhà Trần thay thế nhà Lý đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công
cuộc dựng nước và giữ nước (1226 - 1400), đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng
chiến chống quân Nguyên – Mông giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét
đặc sắc vào nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất
vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn quân Nguyên – Mông. Cuộc
kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn
quân Nguyên – Mông. Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287 - 1288, quân
và dân ta đã đánh thắng 50 vạn quân Nguyên – Mông.
- Kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo 1406 – 1007: Những
năm cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly lập ra vương triều mới, triều đại nhà Hồ. Tháng
5/1406, dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh đã đưa quân xâm lược
nước ta. Trong tác chiến, nhà Hồ quá thiên về phòng thủ, coi đó là phương thức
cơ bản, dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Mặt khác, không phát động được 9
được toàn dân đánh giặc, tổ chức phản công chiến lược không đúng thời cơ, bị
tổn thất nặng, nên bị thất bại. Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo 1418 – 1427:
Tuy đã đánh chiếm được Đại Việt, nhưng dân ta nhất quyết không khuất phục
trước quân thù, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước vẫn liên
tiếp nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Bằng tinh thần yêu nước cùng sức
chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, khởi nghĩa Lam Sơn đã thành công đánh đuổi kẻ
thù xâm lược khỏi lãnh thổ. Thắng lợi vĩ đại đó chứng tỏ nghệ thuật quân sự
trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng của ông cha ta đã đạt đến đỉnh cao và để
lại nhiều bài học lịch sử quý giá.
- Khởi nghĩa Tây Sơn và kháng chiến chống Xiêm 1784-1785, chống
Mãn Thanh 1788-1789: Sau thắng lợi với quân Minh xâm lược, Lê Lợi lên ngôi,
lập nên triều Hậu Lê (triều Lê Sơ), đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của phong kiến Việt Nam.
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA.
Thực tiễn chống ngoại xâm cha ông ta đã hình thành nghệ thuật chiến
trang nhân dân toàn dân đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từng bước phát
triển và được thể hiện rất sinh động trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng dân tộc.
1. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
Tư tưởng xuyêt suốt: Tích cực, chủ động tiến công. Hầu hết các
cuộc đấu tranh từ xa xưa của ông cha ta đều đi theo tư tưởng chủ động tiến công,
làm chủ thế trận với mục đích cuối cùng là tiêu diệt sinh lực địch, quét quân thù 10
ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đây là quy luật giành thắng lợi, là vấn
đề cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để giành thắng lợi trong kháng chiến.
Phương pháp tiến công: tích cực chuẩn bị, tiến công liên tục, từ nhỏ
đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ, từ địa phương lan rộng ra toàn quốc và phát triển
thành chiến tranh giải phóng dân tộc.
Trong mỗi trận chiến, các nhà quân sự đều đề cao công tác chuẩn bị
tác chiến, xem xét tương quan lực lượng địch, từ đó quyết định lối tiến công.
Trước những kẻ địch mạnh về quân sự, ta đều tránh quyết chiến nhằm bảo toàn
lực lượng. Với những kẻ thù có ưu thế về số lượng, ta thường không dốc toàn bộ
lực lượng mà ưu tiên tiến công nhỏ lẻ, thực hành rút lui chiến lược, lùi một bước để tiến hai bước.
Mục tiêu tiến công: tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh
lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi.
Nhận thức được việc rút lui chiến lược đúng cách vô cùng có lợi nên
các nhà quân sự của ta rất thông thạo trong việc tạo điều kiện để chuyển sang
quật trả lại địch những đòn quyết liệt. Biết vận dụng một cách sáng tạo nguyên
tắc quân sự cổ điển “Dĩ Dật đãi lao” tức là “Lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu
lấy sung sức chờ hao mòn”. Trong quá trình phòng ngự rút lui, không những
quân ta có các sách lược làm liên tục tiêu hao địch mà còn buộc địch phải chịu
ảnh hưởng xấu từ khí hậu, địa hình nước ta, hãm chúng vào tình trạng thiếu
lương thực trầm trọng, hay buộc địch phải rải quân ra (như Trần Quốc Tuấn).
Hoặc làm cho địch sơ hở phạm sai lầm như Nguyễn Huệ đánh quân Thanh: lợi
dụng sơ hở của địch để cắt địch ra từng mảnh, giáng những đòn mãnh liệt nhất
vào điểm yếu của địch, đánh vào trung tâm đầu não khiến địch choáng, kinh
hoàng, rối loạn, tê liệt. 11
Như vậy, tư tưởng tiến công được vận dụng trong suốt bề dày lịch sử
dân tộc, tiêu biểu trong các triều đại Lý, Trần, Tây Sơn:
- Nhà Lý chủ động tiến công phá thế mạnh quân Tống
- Nhà Trần triệt phá đường tiếp lương, kết hợp chặt chẽ giữa phản công và rút lui
đúng lúc, tiến công chiến lược.
- Nhà Tây Sơn tổ chức hành binh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, chủ động
tiến công, đánh úp bất ngờ, nhanh chóng đánh tan quân địch, giành lại chủ
quyển toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc.
2. Mưu kế đối phó với quân giặc.
- Mưu là để lừa địch, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít
phòng bị, làm cho địch bị động, lúng túng.
Trần Quốc Tuấn với mưu dĩ đoản chế trường, buộc giặc Mông Nguyên
phải đánh theo cách của ta. Đánh chỗ không thành, công chỗ không luỹ, chiến
chỗ không trận. Giặc Mông Nguyên là kỵ binh giỏi tác chiến trên thảo nguyên
nên ta tránh địa hình bằng phẳng, chọn nơi có ao, hồ, đầm lầy, đường độc đạo để tiến công địch.
-Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động có lợi, buộc
chúng phải đánh theo cách đánh của ta.
Ngô Quyền đã dùng kế giả vờ thua lừa dụ địch lọt vào trận địa mai phục
trong bãi cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn trên sông Bạch Đằng. Nghĩa quân Lam Sơn đã
dùng kế lừa quân tiếp viện của Liễu Thăng vào trận địa phục kích sẵn ở ải Xương Giang- Chi Lăng.
2.1. Mưu, kế đánh giặc của ông cha ta sáng tạo, mềm dẻo, khôn khéo 12
Ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận ngoại
giao nhằm tạo nên thế mạnh của giặc, trong đó, tiến công quân sự luôn nắm vai
trò quyết định hàng đầu.
Chiến tranh là một cuộc đọ sức tổng hợp của cả một xã hội. Một quốc gia
trên mọi lĩnh vực cũa đời sống, quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá,
khoa học kỹ thuật… Trong quá trình chiến tranh chúng ta phải biết khai thác, kết
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các mặt trận để luôn hỗ trợ cho mặt trận quân sự
giành thắng lợi trên chiến trường.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi không những giỏi trong bày mưu, lập kế để đánh
thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện "mưu phạt công tâm", đánh vào
lòng người đối phương. Sau khi đánh tan quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy,
vẫn vây chặt thành Đông Quan, buộc Vương Thông phải đầu hàng, nhưng vẫn
cấp thuyền, ngựa, lương thảo cho hàng binh để muôn đời dập tắt chiến tranh.
-Về chính trị: Phát huy tinh thần chính nghĩa, kiên cường bất khuất, đồng
lòng đồng sức chống lại kẻ thù xâm lược.
-Quân sự: Quán triệt tư tưởng tiến công phát huy điểm mạnh, kết hợp
sáng tạo các phương pháp tiến công, bảo toàn lực lượng ta mà lực lượng địch tan rã.
- Địch vận: Đánh vào lòng người. Nguyễn Trãi, Lê Lợi tiến hành kiên
nhẫn và kết quả “Thành giặc nhiều nơi mũi nhọn không dính máu mà tự mở”.
Nguyễn Trãi: “Chúng đã sợ chết xin hoà. Thực thà cầu sống, ta muốn toàn quân
làm cốt, nghỉ ngơi cùng dân”, “Thần vũ không giết, Đức lớn hiếu sinh nghĩ đến
kế lâu dài của nước nhà. Tha ngay 10 vạn hàng binh.”
- Ngoại giao: Thông qua đấu tranh ngoại giao để nhân dân thế giới, kể cả
nhân dân nước địch hiểu rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
Thấy được tội ác mà kẻ thù gây ra cho nhân dân ta. Để họ ủng hộ ta. 13
2.2. Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, vận dụng linh hoạt và sáng
tạo trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Kế sách của ta biến cả nước thành chiến trường, toàn dân là chiến sỹ,
khoét sâu điểm yếu của địch là tác chiến ở xa, tiếp tế khó khăn, nên tập trung
triệt phá lương thảo hậu cần của địch, tạo ra một “thiên la, địa vừng” làm cho
“địch đông mà hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị
tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào trạng thái “tiến thoái
lưỡng nan” tâm lý hoang mang, tinh thần căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên....
Về thực tế cũng như về lý luận trong chiến tranh giải phóng và chiến
tranh tự vệ nghệ thuật tác chiến của ta đều chú trọng tránh chỗ mạnh của địch,
giành chỗ lợi cho mình. Lấy chỗ mạnh của địch không dùng được, lực lượng lớn
của địch không phát huy được sức mạnh, không đạt được hiệu quả cao.
Ngoài thực hiện kế "thanh dã", quân nhà Trần tổ chức đón đánh lực lượng
vận chuyển lương thực, phá kho tàng của địch. Điển hình như đội quân của Trần
Khánh Dư đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương giặc do Trương Văn Hổ chỉ
huy ở bến Vân Đồn, làm cho giặc Nguyên ở Thăng Long vô cùng hoảng loạn.
Như vậy, tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách mềm dẻo,
khôn khéo đã trở thành truyền thống đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống
đó quân và dân ta đã đánh bại nhiều cuộc chiến xâm lược của kẻ thù, giữ vững
độc lập dân tộc bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc.
Toàn dân đánh giặc là nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên
ta với kế sách phú quốc, binh cường, ngụ binh ư nông, tĩnh vi dân, động vi quân,
hễ kẻ thù đến thì vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức, trăm
họ là binh bảo vệ quê hương, xã tắc. 14
Nghệ thuật chiến tranh toàn dân đánh giặc dựa trên cơ sở thực tiễn: Các
cuộc khởi nghĩa chiến tranh nhân dân trong lịch sử dân tộc ta đều thể hiện tính
chính nghĩa để bảo vệ tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc; Dân tộc ta có truyền
thống yêu nước thương nòi, có ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm;
Các nhà nước phong kiến Đại Việt luôn có tư tưởng “Trọng dân, an dân”,“Khoan
sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ đó là thượng sách giữ nước”.
Trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta, nêu rõ chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc.
- Lực lượng đánh giặc: Thực hiện “Trăm họ là binh toàn dân đánh giặc”
Nghệ thuật đó không những chỉ đạo lực lượng vũ trang mà còn chỉ đạo nhân dân
vũ trang kết hợp với lực lượng vũ trang để giành chiến thắng. Toàn dân đánh
giặc. Điều đó đã được nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược trong lịch sử ta
chứng minh, nhân dân không những cất giấu lương thực. Thực hành “Thanh dã”
(rút hết cả dân chúng đi và để đất trống quân địch đến chẳng có gì ăn) gây cho
địch nhiều khó khăn về tiếp tế lương thực, mà còn trực tiếp giết giặc. Ơ nước ta
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” thiếu niên, phụ lão cũng đánh những điều đó
đã có từ ngàn xưa. Thời Trần: Nhà nhà làm kế “thanh dã” cùng với quân triều
đình và quân các lộ chủ động tiến công địch.
Nêu lên điểm đó: Nhà quân sự vĩ đại Trần Quốc Tuấn có nói: “Cả nước
góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”. Thời Lê: Phát huy cao độ sức mạnh
toàn dân, quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ người và vật chất. Thời
Tây Sơn: Trong cuộc hành quân thần tốc ra Thăng Long diệt giặc Thanh. Nhờ sự
đồng tình ủng hộ về người và vật chất, phương tiện của nhân dân các địa
phương. Kết hợp với phương thức tiến công kiên quyết, táo bạo, mưu trí, dũng
cảm của các mũi, hướng nên chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành
được thắng lợi vang dội. (Từ 30/12 đến 5/1 năm Kỷ Dậu tức ngày 25 đến 30/ 1 /
1789 đã quét sạch 20 vạn quân Mãn Thanh. 15
Như vậy, với lực lượng vũ trang cả nước, lực lượng vũ trang các địa
phương kết hợp với thổ binh, hương binh, dân binh và dân chúng, sức mạnh của
toàn dân, toàn quân được phát huy đến cao độ để diệt giặc.
- Thế trận đánh giặc. Thực hiện cả nước là một chiến trường. Mỗi thôn
xóm bản làng là một trận địa diệt giặc. Thế trận đó làm cho quân địch luôn sa
vào thế bị động, lúng túng. Đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu. Lúc nào cũng có
nguy cơ bị tiêu diệt. Ngay từ thời bình ta phải tích cực xây dựng khu vực phòng
thủ sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Trong quá trình đánh
giặc. Tổ tiên ta đã biết vận dụng ưu thế địa hình, xây dựng khu vực phòng thủ
vững chắc để chủ động đánh giặc. Như tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt, sông
Bạch Đằng, ải Chi Lăng…
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo cách đánh giặc. Căn cứ vào tình hình
thực tiễn, áp dụng linh hoạt các mưu kế “Tiêu thổ” (tức huỷ phá nơi trọng yếu)
“Thanh dã” “Cất giấu lương thực” “ Đầu độc nguồn nước”… đưa chúng vào thế
“ tiến thoái lưỡng nan”. Sử dụng nhiều thứ quân với nhiều cách đánh làm nòng
cốt cho toàn dân đánh giặc. Sử dụng nhiều hình thức tác chiến tiến công, tập
kích, phục kích… Đồng thời tập trung lực lượng, sức mạnh cho các trận quyết
chiến lược giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh. Như phòng tuyến sông
Như Nguyệt, Bạch Đằng, Đống Đa, Ngọc Hồi.
Như vậy, toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, nét
độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó dân tộc ta
đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược.
4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta,
khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí,
trang bị lớn hơn nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy
yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy “thế” thắng “lực". Quy luật của chiến 16
tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm,
cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh
tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân
số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.
-Nhà Lý chỉ có khoảng 10 vạn quân nhưng chống lại 30 vạn quân Tống.
-15 vạn quân nhà Trần chống lại giặc Nguyên Mông 60 vạn (lần 2) và 50 vạn (lần 3).
-Khởi nghĩa Lam Sơn lúc cao nhất có 10 vạn quân nhưng đã đánh thắng
80 vạn quân Minh xâm lược.
-Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm
lược Mãn Thanh và quân bán nước Lê Chiêu Thống
5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận.
Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham
chiến. Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt
trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí,
tác dụng khác nhau nên trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp
chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù.
Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.
Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực,
phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của
chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của
nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác,
mặt trận ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết
thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. 17
Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần
quan trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
Nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông đã mở Hội Nghị Diên Hồng, Bình
Than. Nghĩa quân Lam Sơn mở hội thề Lũng Nhai, hội thề Đông Quan ...
6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.
Ngay từ thời đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận
đánh lớn nhằm đánh đuổi quân thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Ở thời nhà Lý, ta không thể không nhắc đến phòng tuyến sông Như
Nguyệt, đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức tác chiến
phòng ngự và phản công trực diện trên cả quy mô chiên lược, chiến thuật, buộc
quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự
Thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức
một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Quân
Nguyên không thực hiện được những đòn quyết chiến với chủ lực ta, trái lại,
chúng vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân
Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh được, “lực càng yếu, thế
càng suy", điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho quân ta.
Thời Hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang giải phóng dân
tộc, giải phóng Thăng Long.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là kết quả
của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn giữ
một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Việc lựa
chọn rất đúng mục tiêu tiến công chiến lược và kiệt xuất trong tổ chức, thực hành
trận quyết chiến Xương Giang - Chi Lăng, buộc lũ giặc Vương Thông trong 18