Nghệ thuật múa rối nước - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghệ thuật múa rối nước - Cơ sở Văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1.Nguồn gốc
Khi nói đến nghệ thuật Rối, một hình thức nghệ thuật dùng những con rối làm phương
tiện biểu đạt, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng khái niệm “Sân khấu rối” hoặc “Rối”. Ở
Việt Nam chúng ta gọi đó là nghệ thuật “múa rối”. Nhà nghiên cứu Tô Sanh-người đầu tiên
đưa ra khái niệm về nghệ thuật “múa rối” cho rằng “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân
khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ
thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để
hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người, của hiện
thực khách quan. Nó có khả năng tập trung, hòa hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian
và thời gian, kể cả các loại hình sân khấu khác. Nó phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
thiếu nhi. Múa rối có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung tâm. Người diễn viên điều khiển
thường che giấu kín, sân khấu của nó và bản thân nó cần phù hợp với kích thước, với kích
thước của người và rối, chứ không phải cơ bản do hóa trang người thật hoặc máy móc quyết
định”. Là một trong những loại hình nghệ thuật rối mang đậm bản sắc Việt Nam, được ra đời
từ nền văn minh cây lúa nước và gắn liến với cuộc sống của người nông dân vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, “múa rối nước” từ ít nhất mười thế kỷ nay đã luôn tồn tại và phát triển
trong dân gian như một sự kết tinh độc đáo giữa đời sống vật chất và tinh thần của người dân
lao động. Vậy tại sao có thể nói, múa rối nước được ra đời từ nền văn minh cây lúa nước và
gắn liền với cộng đồng cư dân nông nghiệp? Bởi lẽ, nền nghệ thuật này là do chính người
nông dân, những con người chân chất, gắn bó với công việc đồng áng, với cây lúa, cây tre...
sáng tạo nên. Ban đầu, sự sáng tạo nên những con rối chỉ nhằm một mục đích đơn giản, là
phục vụ cho nhu cầu giải trí của người lao động trong khoảng thời gian nhàn rỗi sau công
việc đồng áng, chăn nuôi. Từ đó, người nông dân họ truyền dạy cho nhau cách chơi, cách
làm, người đi trước truyền dạy lại cho thế hệ sau. Để rồi từ những con rối riêng lẻ của một số
cá nhân phát triển thành những phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt và được
đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi
tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng, cùng với hình thức truyền miệng, múa rối nước
được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phát triển của nhiều thời kỳ và trở thành một nét đẹp văn
hóa độc đáo, riêng có của nhân dân Việt Nam.
2.Lịch sử phát triển
Các loại hình nghệ thuật nói chung và múa rối nước nói riêng trong quá trình vận động phát
triển của nó luôn chịu sự tác động sâu sắc của văn hóa, lịch sử. Nhưng chính sự tác động ấy
làm cho nghệ thuật múa rối trở nên phong phú, đa dạng. Theo nội dung của bia Sùng Thiện
Diên Linh, nghiên cứu sinh đồng tình với luận điểm của nhà nghiên cứu Tô Sanh trong tài
liệu được công bố vào năm 1976: Múa rối nước Việt Nam đã ra đời từ rất lâu và đến thế kỷ
XI, thời Lý được phát triển mạnh. Vào thời Lý, nghệ thuật múa rối nước đã phát triển và đạt
đến trình độ cao, như đã được thể hiện qua bia Sùng Thiện Diên Linh được xây dựng vào
năm 1121. Đến đầu thế kỷ XIII, khi nhà Trần vẫn tiếp tục hấp thụ hai luồng văn hóa dân gian
Đại Việt và văn hóa nước ngoài như: Chiêm, Thành, Trung Hoa...) múa rối nước vẫn giữ
được giá trị và vị thế của nó trong nền văn hóa dân tộc, vẫn được duy trì và phát triển sâu
rộng trong dân gian, phục vụ chốn cung đình, thậm chí còn được sử dụng để giao lưu với các
nước khác trên thế giới.Theo dòng chảy của lịch sử và sự thay đổi triều đại, đến thế kỷ XV và
XVI, dưới sự trị vì của nhà Lê, múa rối không được sử dụng phục vụ cung đình do nhà Lê
chuộng văn học. Thế nhưng, múa rối vẫn tiếp tục được phát triển trong các hội hè, đình đám
chốn làng quê, là thú vui tao nhã, nơi gửi gắm tinh thần của những người dân lao động rát đỗi
bình thường, giản dị.
Mặc dù đã cùng với đất nước trải qua nhiều biến thiên lịch sử từ thời Lê mạt tới Tây Sơn,
múa rối nước vẫn không bị mai một đi những giá trị của nó. Trong các hội hè đình đám ở
nông thôn, múa rối vẫn thịnh hành và được nhân dân ưa chuộng. Không những thế, nghệ
thuật độc đáo này còn có ảnh hưởng tương đối sâu sắc đến các Nho sĩ đương thời, khi họ
dùng múa rối nước làm hình tượng văn học. Đó chính là sự tác động hai chiều, văn học ảnh
hưởng đến nghệ thuật rối, nghệ thuật rối cũng chi phối không nhỏ đến hình tượng của văn
học đương thời.Theo dòng chảy của lịch sử, đến thời Nguyễn, do triều đình lại chú trọng phát
triển Tuồng thành nghệ thuật cung đình, nên nghệ thuật rối nước lại tiếp tục ẩn mình nơi làng
quê cùng với những người nông dân chân chất, thuần hậu, và được tiếp tục phát triển, lưu
truyền dưới dạng tự giác, tự phát. Từ các thời đại trước, trật tự tổ chức múa rối đã được hình
thành và được định hình chắc chắn theo các phường hội. Các phường, hội thông qua việc tổ
chức giao lưu, so tài... múa rối mà nền nghệ thuật này vẫn được gìn giữ và phát triển cho đến
ngày nay, ngày càng độc đáo với nhiều kỹ thuật tinh tế nhưng vẫn giữ được cái “hồn cốt” của
nghệ thuật rối dân gian.
Cùng với lịch sử của đất nước, múa rối nước bước vào giai đoạn khủng hoảng khi thực dân
Pháp tiến vào xâm lược nước ta nửa cuối thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XX, triều đình Nguyễn
trở thành bù nhìn, buôn dân bán nước dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, đói
nghèo và bị bóc lột đến tận cùng. Khi mà đời sống vật chất không được đủ đầy, cái đói cái
nghèo đang đe dọa đến sự sống của mỗi người dân, họ không còn có thể chăm lo đến đời
sống tinh thần, vui chơi, giải trí. Do đó, múa rối nước cũng rơi vào thời kỳ trầm lắng, thậm
chí bị xem thường và coi là trò mua vui để câu khách. Tuy nhiên, nền nghệ thuật này không
vì thế mà chết đi, với những giá trị văn hóa, tinh thần mà nó mang lại, múa rối nước vẫn luôn
duy trì một sự sống âm thầm trong xã hội Việt Nam, trong tư tưởng của những nho sĩ yêu
nước đương thời mà chỉ cần có điều kiện, nó sẽ lại vực dậy sự sống mạnh mẽ vốn có. Hòa
bình lập lại, múa rối nước trở lại với những giá trị vốn có của nó và tiếp tục phát triển mạnh
mẽ. Những sân khấu rối chuyên nghiệp chính thức ra đời, vừa có sự trau chuốt, mượt mà, bài
bản, vừa giữ được nét mộc mạc, giản dị vốn có của nghệ thuật dân gian. Để rồi, đến năm
1984, rối nước vượt thoát ra khỏi phạm vi quốc gia để tiếp cận với bạn bè quốc tế như một
đại diện tiêu biểu cho sự độc đáo của văn hóa Việt Nam và ngày càng được biết đến rộng rãi.
Từ 1986 đến nay, kể từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, múa rối nước tiếp tục phát
triển và khẳng định giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc với bạn bè thế giới.
Làng múa rối nươc truyền thống Đào Thục chính là một trong những minh chứng cho sự
phát triển nở rộ ấy của nghệ thuật rối nước. Mỗi năm, làng đều đón nhận rất nhiều du khách
đến tham quan và xem biểu diễn múa rối nước, đặc biệt là vào hai đợt đầu năm và cuối năm.
Điều đáng mừng là, những du khách tới xem không chỉ có người Việt mà còn có rất nhiều du
khách quốc tế, chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu rộng của nền nghệ thuật này. Dưới sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, tin rằng, nghệ thuật múa rối
nước sẽ không ngừng được bạn bè quốc tế quan tâm và tìm hiểu. Và đối với chính mỗi người
dân Việt Nam sẽ được hiểu hơn về giá trị của nghệ thuật rối nước, thêm hiểu, thêm yêu nét
văn hóa nghệ thuật đặc sắc này.
| 1/4

Preview text:

1.Nguồn gốc
Khi nói đến nghệ thuật Rối, một hình thức nghệ thuật dùng những con rối làm phương
tiện biểu đạt, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng khái niệm “Sân khấu rối” hoặc “Rối”. Ở
Việt Nam chúng ta gọi đó là nghệ thuật “múa rối”. Nhà nghiên cứu Tô Sanh-người đầu tiên
đưa ra khái niệm về nghệ thuật “múa rối” cho rằng “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân
khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ
thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để
hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người, của hiện
thực khách quan. Nó có khả năng tập trung, hòa hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian
và thời gian, kể cả các loại hình sân khấu khác. Nó phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
thiếu nhi. Múa rối có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung tâm. Người diễn viên điều khiển
thường che giấu kín, sân khấu của nó và bản thân nó cần phù hợp với kích thước, với kích
thước của người và rối, chứ không phải cơ bản do hóa trang người thật hoặc máy móc quyết
định”. Là một trong những loại hình nghệ thuật rối mang đậm bản sắc Việt Nam, được ra đời
từ nền văn minh cây lúa nước và gắn liến với cuộc sống của người nông dân vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, “múa rối nước” từ ít nhất mười thế kỷ nay đã luôn tồn tại và phát triển
trong dân gian như một sự kết tinh độc đáo giữa đời sống vật chất và tinh thần của người dân
lao động. Vậy tại sao có thể nói, múa rối nước được ra đời từ nền văn minh cây lúa nước và
gắn liền với cộng đồng cư dân nông nghiệp? Bởi lẽ, nền nghệ thuật này là do chính người
nông dân, những con người chân chất, gắn bó với công việc đồng áng, với cây lúa, cây tre...
sáng tạo nên. Ban đầu, sự sáng tạo nên những con rối chỉ nhằm một mục đích đơn giản, là
phục vụ cho nhu cầu giải trí của người lao động trong khoảng thời gian nhàn rỗi sau công
việc đồng áng, chăn nuôi. Từ đó, người nông dân họ truyền dạy cho nhau cách chơi, cách
làm, người đi trước truyền dạy lại cho thế hệ sau. Để rồi từ những con rối riêng lẻ của một số
cá nhân phát triển thành những phường rối với nhiều những tích trò hay, lạ, đẹp mắt và được
đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Từ đây nghệ thuật múa rối đã trở thành thú chơi
tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng, cùng với hình thức truyền miệng, múa rối nước
được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phát triển của nhiều thời kỳ và trở thành một nét đẹp văn
hóa độc đáo, riêng có của nhân dân Việt Nam. 2.Lịch sử phát triển
Các loại hình nghệ thuật nói chung và múa rối nước nói riêng trong quá trình vận động phát
triển của nó luôn chịu sự tác động sâu sắc của văn hóa, lịch sử. Nhưng chính sự tác động ấy
làm cho nghệ thuật múa rối trở nên phong phú, đa dạng. Theo nội dung của bia Sùng Thiện
Diên Linh, nghiên cứu sinh đồng tình với luận điểm của nhà nghiên cứu Tô Sanh trong tài
liệu được công bố vào năm 1976: Múa rối nước Việt Nam đã ra đời từ rất lâu và đến thế kỷ
XI, thời Lý được phát triển mạnh. Vào thời Lý, nghệ thuật múa rối nước đã phát triển và đạt
đến trình độ cao, như đã được thể hiện qua bia Sùng Thiện Diên Linh được xây dựng vào
năm 1121. Đến đầu thế kỷ XIII, khi nhà Trần vẫn tiếp tục hấp thụ hai luồng văn hóa dân gian
Đại Việt và văn hóa nước ngoài như: Chiêm, Thành, Trung Hoa...) múa rối nước vẫn giữ
được giá trị và vị thế của nó trong nền văn hóa dân tộc, vẫn được duy trì và phát triển sâu
rộng trong dân gian, phục vụ chốn cung đình, thậm chí còn được sử dụng để giao lưu với các
nước khác trên thế giới.Theo dòng chảy của lịch sử và sự thay đổi triều đại, đến thế kỷ XV và
XVI, dưới sự trị vì của nhà Lê, múa rối không được sử dụng phục vụ cung đình do nhà Lê
chuộng văn học. Thế nhưng, múa rối vẫn tiếp tục được phát triển trong các hội hè, đình đám
chốn làng quê, là thú vui tao nhã, nơi gửi gắm tinh thần của những người dân lao động rát đỗi bình thường, giản dị.
Mặc dù đã cùng với đất nước trải qua nhiều biến thiên lịch sử từ thời Lê mạt tới Tây Sơn,
múa rối nước vẫn không bị mai một đi những giá trị của nó. Trong các hội hè đình đám ở
nông thôn, múa rối vẫn thịnh hành và được nhân dân ưa chuộng. Không những thế, nghệ
thuật độc đáo này còn có ảnh hưởng tương đối sâu sắc đến các Nho sĩ đương thời, khi họ
dùng múa rối nước làm hình tượng văn học. Đó chính là sự tác động hai chiều, văn học ảnh
hưởng đến nghệ thuật rối, nghệ thuật rối cũng chi phối không nhỏ đến hình tượng của văn
học đương thời.Theo dòng chảy của lịch sử, đến thời Nguyễn, do triều đình lại chú trọng phát
triển Tuồng thành nghệ thuật cung đình, nên nghệ thuật rối nước lại tiếp tục ẩn mình nơi làng
quê cùng với những người nông dân chân chất, thuần hậu, và được tiếp tục phát triển, lưu
truyền dưới dạng tự giác, tự phát. Từ các thời đại trước, trật tự tổ chức múa rối đã được hình
thành và được định hình chắc chắn theo các phường hội. Các phường, hội thông qua việc tổ
chức giao lưu, so tài... múa rối mà nền nghệ thuật này vẫn được gìn giữ và phát triển cho đến
ngày nay, ngày càng độc đáo với nhiều kỹ thuật tinh tế nhưng vẫn giữ được cái “hồn cốt” của
nghệ thuật rối dân gian.
Cùng với lịch sử của đất nước, múa rối nước bước vào giai đoạn khủng hoảng khi thực dân
Pháp tiến vào xâm lược nước ta nửa cuối thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XX, triều đình Nguyễn
trở thành bù nhìn, buôn dân bán nước dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, đói
nghèo và bị bóc lột đến tận cùng. Khi mà đời sống vật chất không được đủ đầy, cái đói cái
nghèo đang đe dọa đến sự sống của mỗi người dân, họ không còn có thể chăm lo đến đời
sống tinh thần, vui chơi, giải trí. Do đó, múa rối nước cũng rơi vào thời kỳ trầm lắng, thậm
chí bị xem thường và coi là trò mua vui để câu khách. Tuy nhiên, nền nghệ thuật này không
vì thế mà chết đi, với những giá trị văn hóa, tinh thần mà nó mang lại, múa rối nước vẫn luôn
duy trì một sự sống âm thầm trong xã hội Việt Nam, trong tư tưởng của những nho sĩ yêu
nước đương thời mà chỉ cần có điều kiện, nó sẽ lại vực dậy sự sống mạnh mẽ vốn có. Hòa
bình lập lại, múa rối nước trở lại với những giá trị vốn có của nó và tiếp tục phát triển mạnh
mẽ. Những sân khấu rối chuyên nghiệp chính thức ra đời, vừa có sự trau chuốt, mượt mà, bài
bản, vừa giữ được nét mộc mạc, giản dị vốn có của nghệ thuật dân gian. Để rồi, đến năm
1984, rối nước vượt thoát ra khỏi phạm vi quốc gia để tiếp cận với bạn bè quốc tế như một
đại diện tiêu biểu cho sự độc đáo của văn hóa Việt Nam và ngày càng được biết đến rộng rãi.
Từ 1986 đến nay, kể từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, múa rối nước tiếp tục phát
triển và khẳng định giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc với bạn bè thế giới.
Làng múa rối nươc truyền thống Đào Thục chính là một trong những minh chứng cho sự
phát triển nở rộ ấy của nghệ thuật rối nước. Mỗi năm, làng đều đón nhận rất nhiều du khách
đến tham quan và xem biểu diễn múa rối nước, đặc biệt là vào hai đợt đầu năm và cuối năm.
Điều đáng mừng là, những du khách tới xem không chỉ có người Việt mà còn có rất nhiều du
khách quốc tế, chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu rộng của nền nghệ thuật này. Dưới sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, tin rằng, nghệ thuật múa rối
nước sẽ không ngừng được bạn bè quốc tế quan tâm và tìm hiểu. Và đối với chính mỗi người
dân Việt Nam sẽ được hiểu hơn về giá trị của nghệ thuật rối nước, thêm hiểu, thêm yêu nét
văn hóa nghệ thuật đặc sắc này.