Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích - Ngữ văn 9

Trong bức tranh này, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng màu xanh làm màu chủ đạo, nhưng đây là màu xanh tàn úa, héo hắt, khiến cho bức tranh ngày càng thêm ảm đạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 428 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích - Ngữ văn 9

Trong bức tranh này, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng màu xanh làm màu chủ đạo, nhưng đây là màu xanh tàn úa, héo hắt, khiến cho bức tranh ngày càng thêm ảm đạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

23 12 lượt tải Tải xuống
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Phân tích nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình là gì?
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình một thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại. Đặc trưng của
văn học trung đại là sùng cổ, phi ngã và ước lệ. Ước lệ trong văn trung đại chính là sử dụng hình
ảnh tượng trưng để gợi tả nhưng chủ yếu gợi nhiều hơn tả. chính vậy, những bút pháp được
sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại bút pháp chấm phá, bút pháp đòn bẩy, bút pháp lấy
động tả tĩnh, bút pháp lấy điểm tả diện,... nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến bút pháp tả
cảnh ngụ tình. Tả cảnh ngụ tình chính bút pháp bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên hoặc
cuộc sống xung quanh để từ đó khắc hoạ tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể trữ tình.
thể thấy, ngụ tình mới nội dung chính còn cái cảnh chỉ nhằm làm nổi bật i tình. Đây bút
pháp khiến cho cảnh vật thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh sẽ chỉ
cảnh vật hồn nếu không được nhìn nhận qua trái tim của nhân vật trữ tình, của chính tác
giả.
Văn pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng phổ biến trong các sáng tác trung đại. Bởi lẽ do sự ràng
buộc khắt khe về mặt niêm luật, thể thơ nên với một số lượng từ nhất định nhưng lại phải diễn tả
được cái tình thâm thuý khái quát nỗi niềm cả một đời người, một kiếp người thù khả năng
gợi tả ấy phải tới từ việc sử dụng từ ngữ, văn pháp thẩm m và nghệ thuật.
dụ: Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, ta thấy chỉ vỏn vẹn hơn 20 dòng thơ nhưng thể nói,
đoạn thơ đã bộc lộ được cả cuộc đời gian truân sắp đến với Kiều. Cụ thể là:
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Khung cảnh ngày xuân được hiện ra qua những chuỗi hình ảnh đặc trưng là cánh én, nắng
xuân, cỏ non, cành lê. Nhưng mùa xuân được Nguyễn Du lựa chọn không phải lúc đang
độ mới chớm hay xuân sắc căng tràn mà ông lại lựa thời điểm cuối xuân. Có thể nói, vào độ cuối
xuân, thiên nhiên dường như đang cố gắng bung toả những sức sống đang rạo rực còn sót lại để
chuẩn bị cho thời khắc giao mùa sắp đến. Ngay cả cái thời điểm tả thiên nhiên ta cũng cảm nhận
được một nỗi niềm. Dường như một sự nuối tiếc "đã ngoài sáu mươi" nghĩa thời gian tươi
đẹp sắp kết thúc. Đồng thời, bức tranh thiên nhiên hiện lên với màu xanh gam màu chủ đạo.
"Cỏ non xanh tận chân trời" có cảm tưởng thảm cỏ thiên nhiêny rất hài hoà nhưng lại quá bình
dị. Tượng trưng cho mùa xuân ta thường nghĩ đến hoa mai vàng ấm áp hay hoa đào hồng rực rỡ.
Nhưng Nguyễn Du lại lựa chọn điểm tô vào bức tranh mùa xuân bằng hoa lê trắng. Màu trắng ấy
tuy gợi sự thanh khiết và trong trắng nhưng lại rất đỗi mong manh và dễ tan vỡ. Hoa lê cũng như
thân phận người phụ nữ "sắc tài chi lắm cho trời đất ghen", càng tài sắc lại càng chuân chuyên.
2. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du bậc thầy ngôn từ của thơ ca Việt Nam, ngòi bút thiên tài trong việc sử dụng
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để nói lên tâm trạng nhân vật. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đây được
hiểu mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người. Cảnh không chỉ bức tranh tâm trạng
của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Vì vậy mà Nguyễn Du đã đưa ra quan điểm của
mình khi ông tả cảnh:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn người có vui đâu bao giờ"
Nguyễn Du, với ngòi bút điêu luyện, tinh tế trong lối miêu tả cảnh ngụ tình đã đưa tâm hồn con
người hoà vào cảnh vật thiên nhiên, đồng thời lấy hình ảnh con người soi chiếu vào tâm hồn, tạo
nên sự kết hợp hài hoà giữa người cảnh. vậy trong thiên truyện, mỗi bước chân của
Kiều đều gắn với hình ảnh thiên nhiên. Trong truyện Kiều, nghệ thuận tả cảnh ngụ tình được áp
dụng muôn hình vạn trạng, mỗi một bức tranh thiên nhiên lại gắn với một tâm trạng của Kiều,
soi rọi vào nhân vật, giúp cho nhân vật gửi gắm tâm trạng của mình. Nghệ thuật ấy đã vẽ nên bức
tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút. Người đọc không thể quên được bức tranh hoà quyện
tình và cảnh trong đoạn: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Trong đoạn trích "Kiều lầu Ngưng Bích, với bút pháp tài hoa độc đáo trong việc sử dụng sáng
tạo ngôn ngữ văn học, Nguyễn Du đã khắc hoạ được bức tranh phong cảnh sinh động tâm
trạng của Kiều qua việc sử dụng điển tích cổ Trung Quốc. Từ những nỗi niềm buồn thương đó,
Nguyễn Du đã khéo léo thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não lên thành
đỉnh điểm qua tám câu khép lại đoạn trích:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa".
Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên để làm nên sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Tất
cả đều trở nên hoang sơ: "Cửa bể chiều hôm" - thời điểm quen thuộc của bút pháp tả cảnh ngụ
tình, của những lưu luyến khó tả. Đó những hình ảnh, những tia nắng leo lắt cuối ngày phản
chiếu lên mặt nước xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu
sẫm tối, cái như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Con
thuyền và những cánh buồm đều ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như
niềm hi vọng của nàng chỉ những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mờ, những từ thấp thoáng, xa
xa càng khiến hi vọng nhạt nhoà. Cánh hoa trôi man mác trên dòng nước gợi cho lòng Kiều nỗi
buồn về thân phận nổi trôi, không biết sẽ trôi dạt, vùi dập ra sao:
" Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"
Cánh hoa mỏng manh dập dìu trước ngọn nước từ trên cao đổ xuống, cũng giống như Kiều, một
người con gái nhỏ bé, yếu ớt nhưng bị cuộc đời đẩy. Nhìn cảnh vật mà Kiều xót xa cho chính
thân phận của mình. Sau hình ảnh bông hoa bị vùi dập bởi dòng nước cảnh của một nội cỏ,
nhưng là nội cỏ rầu rầu:
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
Tuy nhiên, nội cỏ không còn mang màu xanh tươi non, mơn mởn, từ "rầu rầu" gợi cho ta sự
tàn úa đến thảm thương. Trong bức tranh y, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng màu xanh làm
màu chủ đạo, nhưng đây màu xanh tàn úa, héo hắt, khiến cho bức tranh ngày càng thêm ảm
đạm. Kiều nhìn vào màu xanh mong tìm sự hi vọng nhưng màu xanh m đạm lại khiến nàng
càng thêm buồn và tuyệt vọng.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thấy mình dường như chao đảo
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Từng ngọn gió mạnh thổi sóng vỗ ầm ầm. Cảnh vật dường như cũng đang nhuốm màu hưu
quạnh, mang theo tâm trạng của Kiều, mặt biển gợn sóng thì lòng Kiều cũng dậy sóng. Những
đợt sóng dữ dội như báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang đợi Kiều
trước mắt. Toàn bộ 8 câu thơ kết như một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh với mặt biển, chân
mây, cánh hoa, nội cỏ, sóng gào, gió cuốn vừa buồn thảm, vừa ghê sợ. Bức tranh thiên nhiên ấy
cũng mang tâm trạng hoàn cảnh đơn, tâm trạng lo lắng trước tương lai mờ mịt. Qua đó,
chúng ta thấy được ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên
để nói lên tâm trạng của Thuý Kiều thật đúng với lời khen ngợi: "như máu chảy thấu nghìn
đời".
Như vậy, qua 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều lầu Ngưng Bích, chúng ta thấy được stinh tế
khi cảm nhận thiên nhiên sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyện vời của Nguyễn Du. Với
những nét chấm phá đơn sơ, những ngôn từ giản dị của Nguyễn Du đã thổi hồn vào cảnh vật
thiên nhiên, để khiến bức tranh thiên nhiên ấy như nhuốm màu tâm trạng của chính Thuý Kiều.
| 1/3

Preview text:

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là gì? Phân tích nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình qua 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình là gì?
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại. Đặc trưng của
văn học trung đại là sùng cổ, phi ngã và ước lệ. Ước lệ trong văn trung đại chính là sử dụng hình
ảnh tượng trưng để gợi tả nhưng chủ yếu là gợi nhiều hơn tả. chính vì vậy, những bút pháp được
sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là bút pháp chấm phá, bút pháp đòn bẩy, bút pháp lấy
động tả tĩnh, bút pháp lấy điểm tả diện,... nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến bút pháp tả
cảnh ngụ tình. Tả cảnh ngụ tình chính là bút pháp bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên hoặc
cuộc sống xung quanh để từ đó khắc hoạ tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể trữ tình. Có
thể thấy, ngụ tình mới là nội dung chính còn cái cảnh chỉ nhằm làm nổi bật cái tình. Đây là bút
pháp khiến cho cảnh vật thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh sẽ chỉ là
cảnh vật vô hồn nếu nó không được nhìn nhận qua trái tim của nhân vật trữ tình, của chính tác giả.
Văn pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng phổ biến trong các sáng tác trung đại. Bởi lẽ do sự ràng
buộc khắt khe về mặt niêm luật, thể thơ nên với một số lượng từ nhất định nhưng lại phải diễn tả
được cái tình thâm thuý và khái quát nỗi niềm cả một đời người, một kiếp người thù khả năng
gợi tả ấy phải tới từ việc sử dụng từ ngữ, văn pháp thẩm mỹ và nghệ thuật.
Ví dụ: Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, ta thấy chỉ vỏn vẹn hơn 20 dòng thơ nhưng có thể nói,
đoạn thơ đã bộc lộ được cả cuộc đời gian truân sắp đến với Kiều. Cụ thể là:
"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Khung cảnh ngày xuân được hiện ra qua những chuỗi hình ảnh đặc trưng là cánh én, là nắng
xuân, là cỏ non, là cành lê. Nhưng mùa xuân được Nguyễn Du lựa chọn không phải là lúc đang
độ mới chớm hay xuân sắc căng tràn mà ông lại lựa thời điểm cuối xuân. Có thể nói, vào độ cuối
xuân, thiên nhiên dường như đang cố gắng bung toả những sức sống đang rạo rực còn sót lại để
chuẩn bị cho thời khắc giao mùa sắp đến. Ngay cả cái thời điểm tả thiên nhiên ta cũng cảm nhận
được một nỗi niềm. Dường như là một sự nuối tiếc "đã ngoài sáu mươi" nghĩa là thời gian tươi
đẹp sắp kết thúc. Đồng thời, bức tranh thiên nhiên hiện lên với màu xanh là gam màu chủ đạo.
"Cỏ non xanh tận chân trời" có cảm tưởng thảm cỏ thiên nhiên ấy rất hài hoà nhưng lại quá bình
dị. Tượng trưng cho mùa xuân ta thường nghĩ đến hoa mai vàng ấm áp hay hoa đào hồng rực rỡ.
Nhưng Nguyễn Du lại lựa chọn điểm tô vào bức tranh mùa xuân bằng hoa lê trắng. Màu trắng ấy
tuy gợi sự thanh khiết và trong trắng nhưng lại rất đỗi mong manh và dễ tan vỡ. Hoa lê cũng như
thân phận người phụ nữ "sắc tài chi lắm cho trời đất ghen", càng tài sắc lại càng chuân chuyên.
2. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du là bậc thầy ngôn từ của thơ ca Việt Nam, là ngòi bút thiên tài trong việc sử dụng
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để nói lên tâm trạng nhân vật. Bút pháp tả cảnh ngụ tình ở đây được
hiểu là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng
của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Vì vậy mà Nguyễn Du đã đưa ra quan điểm của mình khi ông tả cảnh:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn người có vui đâu bao giờ"
Nguyễn Du, với ngòi bút điêu luyện, tinh tế trong lối miêu tả cảnh ngụ tình đã đưa tâm hồn con
người hoà vào cảnh vật thiên nhiên, đồng thời lấy hình ảnh con người soi chiếu vào tâm hồn, tạo
nên sự kết hợp hài hoà giữa người và cảnh. Vì vậy mà trong thiên truyện, mỗi bước chân của
Kiều đều gắn với hình ảnh thiên nhiên. Trong truyện Kiều, nghệ thuận tả cảnh ngụ tình được áp
dụng muôn hình vạn trạng, mỗi một bức tranh thiên nhiên lại gắn với một tâm trạng của Kiều,
soi rọi vào nhân vật, giúp cho nhân vật gửi gắm tâm trạng của mình. Nghệ thuật ấy đã vẽ nên bức
tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút. Người đọc không thể quên được bức tranh hoà quyện
tình và cảnh trong đoạn: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích, với bút pháp tài hoa độc đáo trong việc sử dụng sáng
tạo ngôn ngữ văn học, Nguyễn Du đã khắc hoạ được bức tranh phong cảnh sinh động và tâm
trạng của Kiều qua việc sử dụng điển tích cổ Trung Quốc. Từ những nỗi niềm buồn thương đó,
Nguyễn Du đã khéo léo tô thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não lên thành
đỉnh điểm qua tám câu khép lại đoạn trích:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa".
Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên để làm nên sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Tất
cả đều trở nên hoang sơ: "Cửa bể chiều hôm" - thời điểm quen thuộc của bút pháp tả cảnh ngụ
tình, của những lưu luyến khó tả. Đó là những hình ảnh, những tia nắng leo lắt cuối ngày phản
chiếu lên mặt nước xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu
sẫm tối, có cái gì như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Con
thuyền và những cánh buồm đều ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như
niềm hi vọng của nàng chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mờ, những từ thấp thoáng, xa
xa càng khiến hi vọng nhạt nhoà. Cánh hoa trôi man mác trên dòng nước gợi cho lòng Kiều nỗi
buồn về thân phận nổi trôi, không biết sẽ trôi dạt, vùi dập ra sao:
" Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"
Cánh hoa mỏng manh dập dìu trước ngọn nước từ trên cao đổ xuống, cũng giống như Kiều, một
người con gái nhỏ bé, yếu ớt nhưng bị cuộc đời xô đẩy. Nhìn cảnh vật mà Kiều xót xa cho chính
thân phận của mình. Sau hình ảnh bông hoa bị vùi dập bởi dòng nước là cảnh của một nội cỏ,
nhưng là nội cỏ rầu rầu:
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
Tuy nhiên, nội cỏ không còn mang màu xanh tươi non, mơn mởn, mà từ "rầu rầu" gợi cho ta sự
tàn úa đến thảm thương. Trong bức tranh này, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng màu xanh làm
màu chủ đạo, nhưng đây là màu xanh tàn úa, héo hắt, khiến cho bức tranh ngày càng thêm ảm
đạm. Kiều nhìn vào màu xanh mong tìm sự hi vọng nhưng màu xanh ảm đạm lại khiến nàng
càng thêm buồn và tuyệt vọng.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thấy mình dường như chao đảo
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
Từng ngọn gió mạnh thổi sóng vỗ ầm ầm. Cảnh vật dường như cũng đang nhuốm màu hưu
quạnh, mang theo tâm trạng của Kiều, mặt biển gợn sóng thì lòng Kiều cũng dậy sóng. Những
đợt sóng dữ dội như báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang đợi Kiều
trước mắt. Toàn bộ 8 câu thơ kết như một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh với mặt biển, chân
mây, cánh hoa, nội cỏ, sóng gào, gió cuốn vừa buồn thảm, vừa ghê sợ. Bức tranh thiên nhiên ấy
cũng mang tâm trạng và hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng lo lắng trước tương lai mờ mịt. Qua đó,
chúng ta thấy được ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên
để nói lên tâm trạng của Thuý Kiều thật đúng với lời khen ngợi: "như máu chảy và thấu nghìn đời".
Như vậy, qua 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, chúng ta thấy được sự tinh tế
khi cảm nhận thiên nhiên và sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyện vời của Nguyễn Du. Với
những nét chấm phá đơn sơ, những ngôn từ giản dị của Nguyễn Du đã thổi hồn vào cảnh vật và
thiên nhiên, để khiến bức tranh thiên nhiên ấy như nhuốm màu tâm trạng của chính Thuý Kiều.