Nghị luận học đi đôi với hành chọn lọc hay nhất | Ngữ văn lớp 11
Bàn về vấn đề học và hành thì mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Mỗi một quan điểm đều được đúc kết từ những trải nghiệm, kinh nghiệm khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Nghị luận học đi đôi với hành hay nhất (Mẫu số 1)
Bàn về vấn đề học và hành thì mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Mỗi một
quan điểm đều được đúc kết từ những trải nghiệm, kinh nghiệm khác nhau. Tuy nhiên
cho đến ngày nay, học đi đôi với hành vẫn là ý kiến được nhiều người ủng hộ nhất. Nó
không chỉ có giá trị ở một thời điểm nhất định mà nó còn tồn tại đến mãi sau này.
Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói này thì trước tiên bạn cần phải hiểu học và
hành là gì? Học là quá trình hấp thụ kiến thức, thu thập những tri thức từ sách vở, đài,
báo, từ người khác, tất cả những gì mang đến cho bạn sự hiểu biết về thế giới. Nó giúp
con người mở mang đầu óc, trở thành một công dân tốt cho xã hội. Còn hành ở đây
nghĩa là áp dụng những lý thuyết đã học được vào thực tiễn được thể hiện qua hành
động, thực hành. Vận dụng những điều đã được học trong sách vở, những lý thuyết
vào thực tiễn hành động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trên thực tế, hai vấn đề
này có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau, tương trợ nhau cùng phát triển.
Vậy tại sao học với hành luôn phải đi đôi với nhau? Học là quá trình hấp thụ kiến thức
của nhân loại đã khám phá ra qua mấy ngàn năm lịch sử thông qua sách, vở, báo, đài,
bạn bè,...Với mục đích là làm giàu nguồn tri thức, sự hiểu biết phong phú, nâng cao
trình độ làm chủ cuộc đời của mình. Còn hành chính là việc bạn áp dụng những gì đã
được học vào thực tế để chứng minh nó trên thực tiễn. Trên thực tế, dù lý thuyết của
bạn có vững chắc, cao siêu đến mấy mà không được thực hành thì nó cũng chỉ là lý
thuyết suông, nằm trên giấy. Còn nếu hành mà lại không được học thì sẽ dẫn đến mọi
thứ bạn làm đều sai quy luật của sự phát triển, sai hành động. Hành vừa là mục đích
vừa là cách thức học tập để giúp cho việc học trở nên củng cố và khắc sâu.
Học đi đôi với hành là một sự khám phá cực kỳ quan trọng. Thông qua rất nhiều cách
thức, hình thức khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau. Người học sẽ thông qua
thực tiễn để chứng minh kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào trong thực tiễn. Để hiệu
quả nhất thì phải biết cân bằng giữa lý thuyết và thực tế. Việc học không chỉ gói gọn
trong phạm vi nhà trường mà còn phải bao quát ra toàn thế giới, mọi cách thức, phải
đem nó vào ứng dụng trong thực tế xã hội.
Mối quan hệ học tập và thực hành được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của nhân loại, nó
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và không được xem nhẹ bên nào. Muốn có
hiệu quả tốt thì bạn phải thường xuyên được đào tạo nghiêm túc, bài bản theo từng
chuyên ngành. Nắm vững lý thuyết thì những hành động sai lầm đáng tiếc sẽ được
giảm nhẹ. Lý thuyết chỉ lối, vạch đường cho thực hành còn thực hành lại củng cố kiến thức đó vững chắc.
Nếu như bạn chỉ chăm chú vào thực hành mà không có một nền tảng nhất định thì sẽ
không thể thông suốt và không thể trôi chảy được. Bạn như người bước đi trong màn
đêm u tối không chút ánh sáng nếu như không nắm được lý thuyết. Nếu bạn chỉ làm
việc theo thói quen, kinh nghiệm thì kết quả sẽ không bao giờ vươn xa được. Thậm chí
nó còn cản trở bạn trên con đường thành công.
Hiện nay có rất nhiều học sinh nhận thức sai lầm trong cách học dẫn đến hiệu quả
không cao. Việc nắm vững kiến thức trên sách vở nhưng lại không có nhiều điều kiện
để vận hành trong thực tế thì kết quả sẽ không được đảm bảo. Vì thế tốt nhất bạn nên
cân bằng giữa hai mặt này, tránh việc rơi vào lý thuyết suông.
Học và hành là hai mặt vấn đề rất được chú ý trong cuộc sống. Nó cần phải được củng
cố và bổ trợ cho nhau. Trong cuộc đời của bất kỳ cá nhân nào đều phải ghi nhớ điều
này mới có thể thành công trong cuộc sống.
2. Nghị luận học đi đôi với hành chọn lọc (Mẫu số 2)
Học tập là công việc quan trọng, là vấn đề luôn được con người đề cao. Nhưng không
phải ai cũng biết việc học cần diễn ra như thế nào và cách thức gì để đạt tối ưu kết quả.
Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại khác nhau, thậm chí cùng một môi
trường học tập, cùng một người dạy, cùng bạn bè như thế nhưng kết quả thì lại trái
ngược nhau. Tuy nhiên, có một ý kiến mà được từ bao đời nay luôn đồng ý đó là: học đi đôi với hành.
Học với hành là gì? "Học" là quá trình mà bạn tiếp thu kiến thức, tri thức của nhân loại
qua bài giảng của thầy cô, báo, đài, mạng xã hội,...Nội dung học là các kiến thức mà
nhân loại ta đã khám phá ra (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội) cùng với đó là làm phong phú tri thức của con người, giúp con người phát triển một
cách toàn diện cả về nhân cách và thể chất, đặc biệt việc học còn là hành trang của
mỗi cá nhân để bước vào đường đời tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Như vậy, "học"
ở đây được hiểu là lý thuyết trên giấy, người học giỏi là người nắm vững lý thuyết.
"hành" là quá trình thực hành, vận dụng những lý thuyết, kiến thức đã học được để áp
dụng vào trong thực tiễn thông qua hành động, thực hành, nó kiểm tra những kiến thức
lý thuyết về độ đúng sai. "Hành" có nhiều cấp độ: bắt chước người khác, tự mình nghĩ
ra cách làm,...Điều đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân, tri thức và kiến
thức được phong phú đến đâu. Những người làm bác sĩ chuyên môn, cách thực hành
của họ sẽ khác nhiều với những người làm kỹ sư,...
Trước hết, ta khẳng định rằng giữa việc học và hành là hai mặt thống nhất, gắn bó chặt
chẽ với nhau, có tác động đến kết quả của nhau. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học
trong hơn chục năm qua có thể coi là nền tảng cơ bản, nhưng cả đời ta không thể thực
hiện được theo những gì người xưa đã từng làm. Do đó, phải được trang bị đầy đủ về
lý thuyết trước khi thực hành là điều kiện cần mới có thể đảm bảo thành công. Đó là lý
do tại sao người nắm vững lý thuyết thường là những người học giỏi.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai trò của học tập bởi mục đích học của mỗi cá thể
sống trong xã hội là nhằm giúp sống tốt hơn. Do đó, việc học và hành là hai mặt thống
nhất với nhau, bổ sung cho nhau, không được tách rời. Bởi như đã biết, nếu chỉ học
không mà không vận dụng những lý thuyết đó vào thực tế thì đó là những tri thức chết,
lý thuyết suông, không có tác dụng gì. Đó chính là vấn đề mà nhiều học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay đang mắc phải, những sinh viên mà kết quả học tập rất cao nhưng
khi ra đời lại không đạt được những thành công nhất định.
Họ không biết phải ứng xử ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không nấu được một
bữa cơm hoàn chỉnh, không hoàn thiện nổi hồ sơ xin việc....học như vậy thì quả thật là
lãng phí cả về thời gian, tiền bạc, công sức,....Chúng ta không chỉ cần phải nắm vững lý
thuyết mà còn phải biết vận dụng những lý thuyết đó vào trong thực tế. Mặt khác, có
những lý thuyết trên giấy rất chắc nhưng khi đưa vào thực hành thì lại gặp rất nhiều khó
khăn. Do đó, chúng ta cần phải biết cân bằng giữa hai mặt này, học phải chắc kiến thức
và thực hành phải nhuyễn những gì đã học. Có như vậy thì nguồn tri thức của ta mới
trở nên phong phú hơn. Nếu chỉ học mà không thực hành thì cũng chỉ là lý thuyết
không hữu ích. Chính vì vậy, học và hành luôn phải đi đôi với nhau thì mới đảm bảo
được thành công trong cuộc sống.
>> Tham khảo: Dàn ý nghị luận về học đi đôi với hành chi tiết hay nhất
3. Nghị luận học đi đôi với hành thuyết phục nhất (Mẫu số 3)
Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân muốn thật thành công trong cuộc sống thì phải trang
bị thật nhiều kỹ năng, phải có ý thức trong việc học tập những tri thức mới, phương
pháp học tập đúng đắn. Trong tất cả các cách thức đó, "học đi đôi với hành" được đề
cao hơn cả, là một trong những cách thức học tập tốt nhất. Học với hành như hai mặt
của một đồng xu vậy, luôn kề vai, sát cánh, hỗ trợ tương tác cho nhau.
Trước tiên, ta cần phải hiểu rõ hai khái niệm học và hành. Học là một hoạt động chỉ quá
trình hấp thụ kiến thức đã được đúc kết từ ngàn đời nay qua bài giảng của thầy cô,
báo, đài, bạn bè,....đặc biệt là thực tế cuộc sống. Học giúp chúng ta mở mang tri thức,
phong phú sự hiểu biết, làm chủ được bản thân, hành động, tìm ra được mục tiêu của
cuộc đời và phấn đấu hết mình cho mục tiêu đó. Còn hành là chỉ hành động vận dụng
những kiến thức đã được học vào trong thực tiễn, chứng minh sự đúng đắn của nó.
Học và hành có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, để đạt được tối đa kết quả trên thực tế.
"học đi đôi với hành" là một cách thức hoàn toàn đúng đắn. Một trong hai vấn đề trên
đều rất quan trọng. Từ thời xa xưa cho đến nay, ông cha ta luôn đề cao việc học tập,
bởi chỉ có học thì chúng ta mới nhận thức được thế giới, hành động như thế nào là
đúng, sai, thế nào là tốt, xấu, từ đó giúp chúng ta trưởng thành hơn mỗi ngày. Nhưng
việc học không thì đó là chưa đủ, chỉ là lý thuyết suông trên giấy nếu chúng ta không
vận dụng vào trong thực tiễn. Ví dụ, như khi ta học về cách xây dựng một công trình,
nếu chỉ học không trên giấy thì khi ra ngoài thực tế ta sẽ rất bất ngờ với nó. Ngược lại,
hành động mà không dựa trên lý thuyết thì rất khó, như kiểu chúng ta đi trong bóng tối
mà không có một chút ánh sáng dẫn lối vậy. Nếu cứ bắt tay vào làm đến đâu thì đến thì
nó rất tốn thời gian và kém hiệu quả, không đạt được năng suất cao trong công việc.
Do đó, học và hành luôn phải đi đôi với nhau.
Học những tri thức tốt đẹp, cách xử sự giữa con người với nhau, những điều hay lẽ
phải trong thực tế. Nhưng thực tế rằng hiện nay có rất nhiều học sinh, sinh viên chỉ nắm
chắc lý thuyết chứ không có cơ hội hoặc không chịu vận dụng vào thực tế, khi ra ngoài
xã hội thì cư xử thiếu văn minh, lễ phép. Vậy điều quan trọng là phải áp dụng lý thuyết
vào thực tế sao cho đúng đắn. Như đơn giản việc học ngoại ngữ, nếu bạn chỉ học ngữ
pháp trên giấy thì mãi mãi không bao giờ nói được tiếng Anh, bạn phải tạo ra môi
trường tiếng Anh cho mình, nghe nó mỗi ngày thì mới có thể đạt được mục đích. Vĩ
lãnh tụ kính yêu của chúng ta có thể nói nhiều ngôn ngữ bởi do Người đã chăm chỉ học
lý thuyết và thực hành đúng đắn trên thực tế.
Là học sinh vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi bản thân chúng ta luôn phải ý
thức được việc học và hành làm sao cho đạt kết quả tối ưu nhất. Luôn chủ động, sáng
tạo trong cách học để tạo ra sự hứng khởi cho mình.
Học đi đôi với hành có ý nghĩa to lớn đối với tất cả con người, tất cả các ngành nghề,
lĩnh vực trong xã hội. Trong thời đại phát triển như hiện nay, thì cách thức "học đi đôi
với hành" là con đường ngắn và đơn giản nhất để đạt tới thành công, giúp vào công
cuộc đổi mới của đất nước, xã hội.
4. Nghị luận học đi đôi với hành ý nghĩa nhất (Mẫu số 4)
Học và hành là chuyện của cả đời người. Nhưng không phải cá nhân nào cũng biết học
sao cho đúng đắn mang lại kết quả cao nhất. Bằng chứng là cùng một môi trường,
cùng một thầy cô, cùng bạn bè, cùng phương pháp dạy,...nhưng kết quả học tập của
mỗi người lại khác nhau. Tuy nhiên từ xưa đến nay, ý kiến "học đi đôi với hành" vẫn
được nhiều người ủng hộ nhất.
Học là quá trình tích lũy kiến thức của mỗi người qua bài giảng của thầy cô, báo, đài,
sách vở,....về những gì nhân loại đã khám phá ra từ bao đời nay. Hành là thực hành,
vận dụng những lý thuyết đã được học vào trong thực tế để chứng minh sự đúng đắn
của nó. Học đi đôi với hành không đồng nghĩa với việc học đi đôi với làm. Ví dụ như
bạn đang quét nhà, rửa bát mà lại học bài thì liệu bạn có được chữ nào không? Sự kết
hợp ở đây ta đang nói đến việc thực hành đúng theo lĩnh vực của ta đã được học,
nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề đó. Ví dụ khi ta học môn Hóa ở trường thì phải tích cực
tham gia vào những buổi thí nghiệm để kiểm chứng được sự đúng đắn của lý thuyết,
hay học tiếng Anh thì ta phải tạo ra được môi trường tiếng Anh, phải tiếp xúc với nó
hằng ngày thì mới có thể giao tiếp được.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành là quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn để kiểm
chứng sự đúng đắn, làm sinh động nó để dễ nhớ hơn. "Hành" là đem những thí nghiệm
vật lý đi để kiểm nghiệm, đem những công thức nấu ăn vào để chế biến ra thành
phẩm,....Trước hết, ta có thể khẳng định rằng giữa việc học và hành chính là hai vấn đề
luôn gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời, giữa học và hành ta không thể khẳng
định mặt nào có mức độ quan trọng hơn. Vốn tinh hoa tri thức của nhân loại mà ta đã
được học hàng chục năm nay có thể coi đó là nền tảng, Nhưng cả đời người sẽ không
thể nào chứng minh được hết những kiến thức mà ta đã được học.
Vậy tại sao việc học đi đôi với hành lại quan trọng đến như vậy? Vì chúng là hai mặt bổ
sung, tương trợ lẫn nhau. Ta không thể nào thực hành nổi nếu không nắm vững lý
thuyết, nó cũng giống như việc ta đi trong bóng tối không một chút ánh sáng để chỉ
đường. Vì vậy học đi đôi với hành là phương châm tối ưu nhất.
Ai cũng biết rằng, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không vận dụng vào thực tế thì những
tri thức ta đã học đó là tri thức chết, không có một chút tác dụng đối với đời sống. Đó
chính là vấn nạn của nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay đi thi học sinh giỏi các môn
khoa học tự nhiên. Học lý thuyết rất chắc, không thua kém bất kỳ nước nào trên thế
giới nhưng khi sang thực hành, chúng ta lại rất loay hoay, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó
cũng là vấn đề rất nhiều sinh viên, học sinh hiện nay không có cơ hội để trải nghiệm
thực tế. Họ không biết nấu cơm, viết một CV hoàn chỉnh để xin việc, ứng xử với người
ngoài ra sao,...học như vậy thì thật là phí phạm thời gian, công sức, tiền bạc....bởi nó
không hề ứng dụng được gì vào trong thực tế đời sống. Chúng ta không chỉ cần phải
học lý thuyết mà còn phải biết ứng dụng những lý thuyết đó vào trong cuộc sống để phục vụ chúng ta.
Mặt khác, có những lúc để đưa được lý thuyết vào trong thực tế thì lại vấp vào rào cản
lớn. Vì vậy, chúng ta phải biết cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Có như vậy, thì
những kiến thức chúng ta đã học được sẽ trở nên sâu sắc hơn, giúp chúng ta nắm
vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không hành thì lý thuyết sẽ xa vời thực tế. Chính
vì vậy, học và hành là hai mặt gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, ta phải đảm bảo
được điều đó thì mới có thể cống hiến cho công cuộc đổi mới của xã hội.
Khổng Tử là một bậc thầy trong lĩnh vực giáo dục, ông luôn đề cao việc học đi đôi với
hành trong giáo dục. Vị lãnh tổ kính yêu của chúng ta cũng đã từng khẳng định: học để
hành, có nghĩa là học để cho giỏi, cho vận dụng được vào trong thực tế. Dù học ít học
nhiều có học vẫn hơn, quan niệm của ông cha ta ngày xưa: Bất học, bất tri lý có nghĩa
là không được học thì sẽ không thể nào biết đâu là lẽ phải, là cái xấu, cái đẹp. Nếu học
lý thuyết có chắc, cao siêu đến đâu mà không được vận dụng vào trong thực tế thì
cũng vô nghĩa, chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà thôi.
"Học đi đôi với hành" là lời của ông cha ta từ ngàn đời nay kiểm chứng sự đúng đắn,
dành cho những cá nhân nào thực sự muốn thành công trong cuộc sống. Học chỉ khi
được gắn kết với hành thì nó mới có thể phát huy được tối đa công dụng của nó. Học
và hành rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
5. Nghị luận học đi đôi với hành dễ hiểu (Mẫu số 5)
"Trăm tay không bằng tay quen". Người xưa đã dạy chúng ta rằng lý thuyết hay không
bằng thực hành giỏi. Vấn đề này được bao đời nay kiểm chứng tính đúng đắn và được
đúc kết qua ý kiến "học đi đôi với hành". "Học" là quá trình bạn tiếp thu kiến thức qua
bài giảng của thầy cô, báo, đài, sách vở,...về những gì mà nhân loại đã khám phá ra,
mở mang đầu óc, trí tuệ để không bị thụt lùi, lạc hậu.
"Hành" là ứng dụng những lý thuyết đã được học vào trong cuộc sống. Trong thời đại
ngày nay, khi mà khoa học phát triển nhanh đến chóng mặt, việc học và hành lại càng
được đề cao. Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi sách vở, nhà trường mà phải
vươn tới trong đời sống xã hội. Ở lứa tuổi nào cũng vậy, việc tập phải luôn không
ngừng nghỉ, học mọi lúc mọi nơi. "Học không hành" là lối học hình thức, xa vời tính
đúng đắn, mục đích hòng cầu danh lợi. Đó là lối học với ý nghĩa tầm thường.
Vị lãnh tụ của chúng ta thường khuyên lớp trẻ rằng: "Học tập tốt, lao động tốt" cũng ý là
muốn đề cao việc học phải gắn liền với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì
chẳng mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết cân bằng việc học và
hành thì sẽ luôn đảm bảo điều kiện để chạm tới thành công, đóng góp tài năng và đạo
đức của mình để xây dựng xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước. Qua đó ta thấy
việc học gắn với hành sẽ luôn tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hài hòa
giữa tính cách và chuyên môn.
Thật đáng trách những người tuy đã lớn tuổi, nhận thức đầy đủ nhưng suốt ngày lại chỉ
lo phá phách, quậy phá, làm khổ bố mẹ trong khi còn rất nhiều viên ngọc thô ngoài kia
đang ngày đêm mài dũa bản thân, không ngừng khổ luyện để thành tài. Là một học
sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải có ý thức trách nhiệm trong việc
học và hành, thái độ nghiêm túc, biết vận dụng lý thuyết vào thực tế. Có như vậy hiệu
quả học tập mới đạt được mức tối đa.
6. Nghị luận học đi đôi với hành đơn giản nhất (Mẫu số 6)
Học tập vốn là quá trình lâu dài, chứa đựng rất nhiều sự vất vả, gian nan. Bên cạnh sự
cần cù, chăm chỉ, bạn cần phải có một bộ óc thông minh và phương pháp học đúng
đắn, sáng tạo thì mới đảm bảo chúng ta chạm được tới thành công. Bàn về cách thức
học, mỗi một người lại đưa ra một quan điểm khác nhau, cách thức nào cũng đã được
đúc kết từ những kinh nghiệm quý báu hỗ trợ chúng ta trên con đường đạt tới cảnh giới
tri thức. Tuy nhiên, học đi đôi với hành vẫn đang là cách thức được nhiều người đồng tình nhất.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu khái niệm về học và hành. Học là quá trình tiếp thu
kiến thức qua bài giảng của thầy cô, báo, đài, sách vở, bạn bè,...về những gì mà nhân
loại đã khám phá ra. Lúc nhỏ ta học đi, học nói. Lớn hơn chút nữa ta tiếp thu với những
con số, chữ cái cơ bản nhất. Lớn hơn nữa ta tiếp cận đến những kiến thức toán học
cao cấp hơn, những bài văn cao siêu hơn,...Cứ dần dần quá trình như vậy ta đạt tới
cảnh giới của tri thức. Học bao giờ cũng là công việc khó khăn, vất vả, gian nan, nâng
cao sự hiểu biết, mở mang đầu óc của chúng ta, giúp chúng ta làm chủ được cuộc
sống. Còn hành là việc áp dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế để kiểm
chứng sự đúng đắn của nó.
Học và hành có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất, tương trợ lẫn nhau.
Chúng ta không thể chỉ có học mà không hành và ngược lại. Học là quá trình tích lũy
kiến thức, tri thức, là nền tảng của tất cả công việc, vấn đề trong xã hội. Có thể coi việc
học như là gốc của một cái cây, cái cây muốn phát triển tốt thì cái rễ phải được chăm
sóc kỹ càng, có như vậy cây mới chịu được những cơn gió, bão vững chắc trong cuộc
đời. Học sẽ là ngọn đèn soi sáng bước đường đi của chúng ta. Nhưng chỉ học thôi mà
không có thực hành thì là chưa đủ, những lý thuyết đó sẽ chỉ là lý thuyết suông, tri thức
chết. Có câu nói rằng: "Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời thì mãi mãi tươi
xanh". Thực hành sẽ góp phần bổ sung củng cố tri thức, hoàn thiện tri thức. Nhất là
trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão ngày nay, thực hành tốt là
một yêu cầu tối quan trọng đối với người lao động.
Người từng khẳng định: Lý luận phải đi đôi với thực tiễn, lý luận mà không có thực tiễn
thì chỉ là lý thuyết suông. Bác đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của dân tộc ta, mở ra một trang
sử mới cho lịch sử nhân loại. Vì thế, chúng ta cần phải cân bằng giữa lý thuyết và thực
hành, nhịp nhàng giữa việc học và vận dụng thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất
trong công việc, chứng minh được khả năng của bản thân và góp phần to lớn xây dựng
vững chắc quê hương, đất nước.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là nền giáo dục nước ta còn đang quá coi trọng lý
thuyết mà xem thường thực hành. Điều này khiến cho nền giáo dục nước nhà chưa
thực sự phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân của hiện
trạng này là toàn ngành, giáo viên và học sinh chưa ý thức hết được tầm quan trọng
của việc thực hành. Mặt khác, do điều kiện nước ta còn nghèo nàn, cơ sở vật chất
chưa có, chưa thể đầu tư nhiều tạo ra cơ hội thực hành cho học sinh, sinh viên.
Để thực hiện được cách thức học đi đôi với hành, mỗi người trong số chúng ta cần xác
định mục đích học tập đúng đắn. Có một mục đích học tập, chúng ta sẽ có động lực để
phát triển mỗi ngày, chăm chỉ, cần cù, say mê tìm tòi tri thức. Ví dụ như khi bạn xác
định mục tiêu của mình là nói thành thạo tiếng Anh, thì ngoài việc học ngữ pháp trên
giấy thì bạn còn phải tìm đến môi trường, tạo ra môi trường tiếng Anh xung quanh bản
thân thì mới có thể thành thạo được ngôn ngữ. Từ cơ sở kiến thức nền tảng, chúng ta
cần linh hoạt, khéo léo vận dụng kiến thức đó vào thực tế công việc.
Học và hành là hai mặt không thể tách rời nhau trong học tập cũng như bất kể vấn đề
nào trong cuộc sống. Là một người học sinh, chúng ta nên áp dụng học đi đôi với hành
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bao gồm cả kiến thức những môn học, văn hóa
lẫn kinh nghiệm thực tế, xã hội của đời sống.
7. Nghị luận học đi đôi với hành (Mẫu số 7)
Trong thời đại ngày nay, vì sức ép từ gia đình, bạn bè, áp lực về điểm số với việc phải
vào một ngôi trường đại học thật tốt, người ta dần quên đi mục đích chủ yếu của việc
học là gì. Học không chỉ là học sinh biết được những tri thức đó mà còn phải biết vận
dụng vào trong cuộc sống. Dường như, phương châm "học đi đôi với hành" đang bị rất
nhiều bậc phụ huynh, các nhà cải cách giáo dục quên đi, nó là lời nhắc nhở đối với cha
mẹ, nhà trường, học sinh và nhất là trong cuộc sống ngày nay.
Trước ta chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm học và hành. Học là quá trình tiếp thu kiến
thức, tri thức từ sách vở, đài, báo, bài giảng của thầy cô, bạn bè về những gì mà nhân
loại đã khám phá ra, mở mang tri thức, tầm hiểu biết phong phú của con người. Khả
năng học hỏi ở mỗi người là khác nhau, tuy cùng một môi trường, cùng một người dạy,
cùng một phương pháp dạy mà kết quả học tập của mỗi cá nhân lại khác nhau. Học tập
có thể được xem như là một quá trình vô cùng khó khăn, gian nan, đầy thử thách, nó
phải được mở rộng ra bên ngoài xã hội chứ không chỉ bó hẹp trên phạm vi nhà trường,
lớp học. Việc học tập của con người có thể là yêu cầu bắt buộc đối với con người trong thời đại ngày nay.