Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập | Ngữ văn lớp 11

Xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập cùng với bài văn mẫu nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11 trong bài viết dưới đây. Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập là một trong các đề gợi ý trong phần Thực hành viết theo quy trình trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Chủ đề:

Văn mẫu 11 321 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
12 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập | Ngữ văn lớp 11

Xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập cùng với bài văn mẫu nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11 trong bài viết dưới đây. Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập là một trong các đề gợi ý trong phần Thực hành viết theo quy trình trang 50 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

169 85 lượt tải Tải xuống
Nghị luận về những tấm gương vượt
khó vươn lên trong học tập lớp 11
1. Dàn ý nghị luận về những tấm gương vượt khó
vươn lên trong học
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Đất nước ta có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Hiện tại có rất nhiều tấm
gương những em học sinh nghèo vượt khó học giỏi vượt qua số phận để hướng tới
một tương lai tốt đẹp hơn.
2. Thân bài
Giải thích
Không phải ai sinh ra trên cuộc đời này đều có đủ điều kiện vật chất, một cuộc sống
sa hoa, sống trong nhung lụa cả.
Nhiều hoàn cảnh trong thực tế cuộc sống hiện nay có nhiều người rất khó khăn, cực
khổ, thậm chí họ không được có hình hài cơ thể trọn vẹn như bao người khác.
Mặc cho hoàn cảnh khổ cực đến mình họ cũng cố gắng vượt qua để hướng tới một
tương lai tốt đẹp hơn.
Biểu hiện tinh thần vượt khó học giỏi
Ý chí, bản lĩnh sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, những trở ngại trong cuộc
sống để chắp cánh ước mơ, đạt được những hoài bão, kỳ vọng của bản thân.
Họ không ngừng cố gắng, nỗ lực, rèn luyện, kiên trì với những việc mình làm, phấn
đấu để đạt những mục tiêu, kế hoạch dự định đã đặt ra.
Khi gặp thất bại, bị vấp ngã trên con đường chinh phục ước mơ, họ vẫn giữ vững
lòng tin, bản lĩnh vững vàng để bước tiếp không bao giờ đầu hàng và luôn cố gắng
học tập trau dồi tri thức, kỹ năng sống để tạo cho mình một hành trang vững chắc để
tự mình mở khóa cánh cửa thành công
Tinh thần tự giác, tự lập và biết tìm tòi học hỏi những anh chị, bạn bè giỏi hơn mình
để bổ sung vốn hiểu biết, kiến thức cho bản thân
Lợi ích, ý nghĩa của việc vượt khó, học giỏi
Giúp phát triển bản thân, có được cuộc sống tốt đẹp hơn,được xã hội nhìn nhận và
đánh giá theo chiều hướng tích cực hơn, thoát khỏi thực tại khó khăn, cực khổ hiện
tại và từ đó có thể thay đổi cuộc đời của chính họ, họ sẽ thành công. Chỉ có học tập
mới giúp ta thoát nghèo mà thôi.
Mỗi cá nhân ý thức, tự giác học tập nỗ lực phấn đấu học tập thật giỏi sẽ góp phần
quan trọng trong cuộc xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Những tinh thần vượt khó học giỏi sẽ truyền tải, lan tỏa khắp xã hội và được mọi
người tôn trọng, yêu quý ngưỡng mộ và hằng năm cũng có những tấm gương học
giỏi được các báo đài truyền thông trên internet để truyền đi những thông điệp quý
báu, để những người khác có hoàn cảnh tương tự nêu gương noi theo và tự biết
vươn lên và gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng tấm gương nghèo vượt khó học giỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, ra đi với hai
bàn tay trắng, điều kiện học tập thiếu thốn nhưng khi Người trở về với sự thông
minh, khả năng lãnh đạo tài giỏi, sự hiểu biết uyên thâm, vĩ đại của mình sau những
tháng năm bôn ba khắp các quốc gia để tự mình tìm ra con đường cứu nước, đưa
nước nhà giành lại nền độc lập, hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
Xuất hiện trong sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam giao lưu, cô bé Nguyễn Linh Chi,
quê ở Yên Bái được nhiều người chú ý và gọi bằng cái tên đặc biệt “Nick Vujicic”
Việt Nam. Ngay từ khi lọt lòng, bị ảnh hưởng của chất độc da cam, cô bé Linh Chi
sinh ra không có chân tay. Vượt lên trên nỗi đau và số phận nghiệt ngã, cùng tình
yêu thương của cha mẹ, mọi người trong gia đình, Linh Chi đã cố gắng để có thể tự
lập trong cuộc sống.
Trà My sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị, ngay từ bé Trà My đã từng phải
trải qua một ca đại phẫu thuật không thành công để lại biến chứng khiến đôi chân bị
bại liệt, chỉ có thể nằm một chỗ và ú ớ nói không thành lời. Không chịu buông xuôi,
sau thời gian dài tập luyện vất vả, sự cố gắng, động viên của người thân, cùng niềm
đam mê với tình yêu văn chương, giờ đây chị đã trở thành một nhà văn.
Phản đề
Bên cạnh những tấm gương nghèo vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống,
hướng tới một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn thì song song tồn tại
những người có đầy đủ điều kiện vật chất để học tập thì lại ham chơi đua đòi không
lo học hành.
Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học
mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu
cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời
của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng
buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện
nay.
Suy nghĩ bản thân về vấn đề nghị luận
Mỗi một tấm gương vượt khó mang đến cho chúng ta những bài học, những câu
chuyện khác nhau thúc đẩy, cổ vũ tinh thần, đó chính là sự lan tỏa về tinh thần tự
giác, cố gắng học giỏi mà tất cả chúng ta noi theo.
Không ai sinh ra đã ở vạch đích tốt đẹp cả, muốn được xã hội tôn trọng và có cuộc
sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần lựa chọn cho mình những con đường đúng đắn
nhất.
3. Kết bài
Kết luận vấn đề cần nghị luận: tấm gương nghèo vượt khó đồng thời rút ra bài học,
tự liên hệ bản thân.
5. Nghị luận về Những tấm gương vượt khó vươn
lên trong học tập mới nhất
Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để
vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương
sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người
được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm
thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước
mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây, em xin giới thiệu về hai tấm gương
học sinh nghèo học giỏi mà em biết.
Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc
nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là
con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị
bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó
chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở
nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số.
Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào
từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô
gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý
chí và nghị lực phi thường.
Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm
thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về
nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai
phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.
Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự
nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm
nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm
phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động
viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở
thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác
sĩ chuyên ngành Lão khoa.
Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh
lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ
đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học
vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà,
Hiếu phải cáng đáng cả.
Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ
đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được,
Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc
một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần.
Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ
luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc
nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải
nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học
bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và
bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên.
Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng
thiết tha của họ.
Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng học sinh nghèo học giỏi của cả nước.
Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại
không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rủ rê nhau ăn chơi, quậy phá gia
đình, xã hội. Nhìn vào những gương sáng như chị Gấm, như bạn Hiếu hoặc một số
bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên
hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?! Riêng em, em thấy mình cần phải cố
gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích
và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.
2. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11
Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: "Không
có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Thật
vậy, trong cuộc sống có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo Nguyễn
Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,... Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận,
khiến bao người phải cảm phục.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất.
Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách
mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba từ thuở
bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình
Chiểu đã khóc thật nhiều và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông trở nên
mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hôn ước với ông nay đã trở
mặt, bội tín.
Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác, như
vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy
đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc
thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân
tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bằng lòng yêu nước nồng
nàn, ông tích cực tham gia sáng tác những "vũ khí văn học" lợi hại để khích lệ tinh
thần chiến đấu của nhân dân.
Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu bằng những hứa hẹn
về việc chữa khỏi đôi mắt của ông và cho ông một cuộc sống giàu sang, sung
sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất, ông đã không nghiêng mình trước
những cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả
nước ta thời bấy giờ. Với những nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ
với mọi người rằng ông là người tàn chứ không phế.
Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, đã
trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả hai
tay khi mới bốn tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai cậu.
Không được may mắn như bao bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ nghe
lỏm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên cho phép Ký vào lớp. Cậu bắt
đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có những lúc đôi
chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng lên nhưng
vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,... Tất cả những điều đó vẫn không làm cậu học trò nhỏ
chùn bước. Cuối cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường, rồi của
quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đôi chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm xưa giờ
đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. Không những thế, thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký còn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống và làm
việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó, từng
bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình.
Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai
nạn hay bẩm sinh. Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao
người khác. Không ít người trong số họ đã buông xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp lực
tâm lý đối với những người bị tật nguyền là rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti về
khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và
xã hội.
Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những khiếm khuyết
của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng không đáng kể. Bức
tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới xung quanh như
bao người bình thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản lĩnh
bởi họ không muốn sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Từ gánh
nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành những công dân có ích, xóa đi
những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người khuyết tật. Khó khăn
đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số phận vì họ biết rằng:
"Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng". Những thành công
mà họ đạt được không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao
khó khăn, tủi cực,... Điều đó càng khiến chúng ta thêm khâm phục họ, những con
người không chịu thua số phận.
Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính
mình. Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại,
đối với một số người khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng.
Chúng ta chính là những con người may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa
vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình. Hơn nữa, khác hẳn họ, chúng ta được
sinh ra và lớn lên giữa thời bình, không thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự chúng
ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an
phận, tự để mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại
ngày nay. Có phải chúng ta vẫn học qua loa, đối phó mà không bận tâm rằng ngay
lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ lớp học, thèm được nghe cô giáo
giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình
quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại,
say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời.
Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi
thường đã gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối
vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập ngắn
Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ.
Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho
qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự
bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng
quý!
Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết
được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm
thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để
hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó
còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chật độc màu da cam, mất cả hai tay từ
khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi,
giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công
đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt
vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ,
hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác.
Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm
trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng không có nghĩa là lấy tất cả
của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin
như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính
tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức
mạnh ấy đã không phụ lòng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ.
Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì
vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp
chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một
cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi
ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối
với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an
bài trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến
sự có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn
đang từng ngày, từng phút, từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật
đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.
Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng, ưu
ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học
tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào ăn chơi hưởng thụ tỏ ra rất
tự hào khi thấy mình sành điệu . Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cuời nhạo vào
những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình
phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những
tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến
thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “ Trên đường
dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “. Trên vạn dặm, hãy biết
chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng,
cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
4. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập hay
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung
sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và
tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều
phía, có thể là do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc rủi ro... Nói chung, sự
khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ một nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi
người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác hị tuy không bằng người nhưng tâm hồn
của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Họ tự khẳng định mình là những con người
"tàn mà không phế". Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương
sáng cho mỗi chúng ta.
Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc
Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên
bằng nghị lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh
tay sau một lần bị ốm, nỗi đau thể xác không ghê gớm bằng nỗi khổ về tinh thần. Sự
thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác mặc cảm buồn luôn đè
nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ.
Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh của mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã
bỏ học và suốt ngày chỉ ru rú trong nhà, quyết không chịu ra ngoài. Một hôm, cô giáo
trường làng đến tận nhà gặp gỡ, trò chuyện và khuyên bảo. Cô cho rằng con người
ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô
động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của
Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm
trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép
kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của
người thân nhân lên gấp bội phần. Hơn ai hết thầy thấm thía sâu sắc ý nghĩa cuộc
sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về
tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh,lòng quyết tâm vươn lên để sống
cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật
này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân
là cả một sự vất vả, ở đó có sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã
vượt qua tất cả để trở thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương
mẫu trong giảng đường của trường đại học Tổng Hợp và sau này ra đời đã là người
thầy giáo mẫu mực cho bao thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được
như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi
tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chúng ta
thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một con người mà chúng ta hết lòng khâm
phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường Đại học : giao thông vận tải,
thương mại và Khoa công nghệ thông tin- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Câu chuyện
xảy ra đã lâu lắm rồi. Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất
ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc se máy đâm sầm
vào đằng sau, hất tung a xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày.
Khi tỉnh dậy, sức khỏe giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội
tạng, khuôn mặt biến dạng mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng như chấm hết với
người thanh niên này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng
với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh
từng bước trở lại với cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó
những con người muốn tự mình làm ra chính số phận chính mình này đã phải trả giá
bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa.
Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về
với anh sau bao đêm gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc
biệt sự, hòa nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào
mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, kỹ sư giao thông, kỹ sư
Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày
trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không
phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tật nguyền Bạch Đình Vinh đã thành công.
Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả
chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng
của mình cũng có nghĩa là chúng ta hoàn thiện chính bản thân mình.
Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với
anh. Một người con gái bé nhỏ, chân thành của xứ Huế đã đem lòng yêu mến và
cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn nhau cắt rốn để gắn bó với
anh trọn đời!
Mọi người chúng ta vẫn không quên chị Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn,
bán bánh mì ở Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ
đã tự mình ra thành phố để kiếm sống vì không muốn nhờ vả và sống dựa vào bất
cứ ai, kể cả người thân của mình. Ở nơi đất khách quê người, không thân thích mà
cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày
nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những
con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kỳ diệu nữa đã xảy ra, mà
chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình
đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội thể thao người
khuyết tật Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sức sống bất diệt
của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế.
| 1/12

Preview text:

Nghị luận về những tấm gương vượt
khó vươn lên trong học tập lớp 11

1. Dàn ý nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Đất nước ta có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Hiện tại có rất nhiều tấm
gương những em học sinh nghèo vượt khó học giỏi vượt qua số phận để hướng tới
một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Thân bài Giải thích
Không phải ai sinh ra trên cuộc đời này đều có đủ điều kiện vật chất, một cuộc sống
sa hoa, sống trong nhung lụa cả.
Nhiều hoàn cảnh trong thực tế cuộc sống hiện nay có nhiều người rất khó khăn, cực
khổ, thậm chí họ không được có hình hài cơ thể trọn vẹn như bao người khác.
Mặc cho hoàn cảnh khổ cực đến mình họ cũng cố gắng vượt qua để hướng tới một
tương lai tốt đẹp hơn.
Biểu hiện tinh thần vượt khó học giỏi
Ý chí, bản lĩnh sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, những trở ngại trong cuộc
sống để chắp cánh ước mơ, đạt được những hoài bão, kỳ vọng của bản thân.
Họ không ngừng cố gắng, nỗ lực, rèn luyện, kiên trì với những việc mình làm, phấn
đấu để đạt những mục tiêu, kế hoạch dự định đã đặt ra.
Khi gặp thất bại, bị vấp ngã trên con đường chinh phục ước mơ, họ vẫn giữ vững
lòng tin, bản lĩnh vững vàng để bước tiếp không bao giờ đầu hàng và luôn cố gắng
học tập trau dồi tri thức, kỹ năng sống để tạo cho mình một hành trang vững chắc để
tự mình mở khóa cánh cửa thành công
Tinh thần tự giác, tự lập và biết tìm tòi học hỏi những anh chị, bạn bè giỏi hơn mình
để bổ sung vốn hiểu biết, kiến thức cho bản thân
Lợi ích, ý nghĩa của việc vượt khó, học giỏi
Giúp phát triển bản thân, có được cuộc sống tốt đẹp hơn,được xã hội nhìn nhận và
đánh giá theo chiều hướng tích cực hơn, thoát khỏi thực tại khó khăn, cực khổ hiện
tại và từ đó có thể thay đổi cuộc đời của chính họ, họ sẽ thành công. Chỉ có học tập
mới giúp ta thoát nghèo mà thôi.
Mỗi cá nhân ý thức, tự giác học tập nỗ lực phấn đấu học tập thật giỏi sẽ góp phần
quan trọng trong cuộc xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Những tinh thần vượt khó học giỏi sẽ truyền tải, lan tỏa khắp xã hội và được mọi
người tôn trọng, yêu quý ngưỡng mộ và hằng năm cũng có những tấm gương học
giỏi được các báo đài truyền thông trên internet để truyền đi những thông điệp quý
báu, để những người khác có hoàn cảnh tương tự nêu gương noi theo và tự biết
vươn lên và gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng tấm gương nghèo vượt khó học giỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, ra đi với hai
bàn tay trắng, điều kiện học tập thiếu thốn nhưng khi Người trở về với sự thông
minh, khả năng lãnh đạo tài giỏi, sự hiểu biết uyên thâm, vĩ đại của mình sau những
tháng năm bôn ba khắp các quốc gia để tự mình tìm ra con đường cứu nước, đưa
nước nhà giành lại nền độc lập, hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
Xuất hiện trong sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam giao lưu, cô bé Nguyễn Linh Chi,
quê ở Yên Bái được nhiều người chú ý và gọi bằng cái tên đặc biệt “Nick Vujicic”
Việt Nam. Ngay từ khi lọt lòng, bị ảnh hưởng của chất độc da cam, cô bé Linh Chi
sinh ra không có chân tay. Vượt lên trên nỗi đau và số phận nghiệt ngã, cùng tình
yêu thương của cha mẹ, mọi người trong gia đình, Linh Chi đã cố gắng để có thể tự lập trong cuộc sống.
Trà My sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị, ngay từ bé Trà My đã từng phải
trải qua một ca đại phẫu thuật không thành công để lại biến chứng khiến đôi chân bị
bại liệt, chỉ có thể nằm một chỗ và ú ớ nói không thành lời. Không chịu buông xuôi,
sau thời gian dài tập luyện vất vả, sự cố gắng, động viên của người thân, cùng niềm
đam mê với tình yêu văn chương, giờ đây chị đã trở thành một nhà văn. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương nghèo vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống,
hướng tới một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn thì song song tồn tại
những người có đầy đủ điều kiện vật chất để học tập thì lại ham chơi đua đòi không lo học hành.
Thế nhưng, hiện nay một số bộ phận nhỏ học sinh thanh thiếu niên coi nhẹ việc học
mà hay lơ là, bỏ bê, chán học không có định hướng tương lai rõ ràng để phấn đấu
cho sự phát triển, nâng cao trình độ và không có trách nhiệm sự nghiệp, cuộc đời
của riêng mình. Thái độ học tập chểnh mảng, suy nghĩ sai lệch là thực trạng đáng
buồn và cần có những biện pháp để cải thiện tình trạng lười học của học sinh hiện nay.
Suy nghĩ bản thân về vấn đề nghị luận
Mỗi một tấm gương vượt khó mang đến cho chúng ta những bài học, những câu
chuyện khác nhau thúc đẩy, cổ vũ tinh thần, đó chính là sự lan tỏa về tinh thần tự
giác, cố gắng học giỏi mà tất cả chúng ta noi theo.
Không ai sinh ra đã ở vạch đích tốt đẹp cả, muốn được xã hội tôn trọng và có cuộc
sống tốt đẹp hơn, chúng ta cần lựa chọn cho mình những con đường đúng đắn nhất. 3. Kết bài
Kết luận vấn đề cần nghị luận: tấm gương nghèo vượt khó đồng thời rút ra bài học, tự liên hệ bản thân.
5. Nghị luận về Những tấm gương vượt khó vươn
lên trong học tập mới nhất

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để
vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương
sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người
được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm
thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước
mơ, khát vọng cháy bỏng của mình. Sau đây, em xin giới thiệu về hai tấm gương
học sinh nghèo học giỏi mà em biết.
Nhắc đến cái tên Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai đậu ba trường đại học” chắc
nhiều người còn nhớ vì cách đây vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là
con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị
bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó
chi dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở
nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị là mấy đứa em còn nhỏ.
Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày đi bán vé số.
Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào
từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong lần áo ướt. Nhìn cô
gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý
chí và nghị lực phi thường.
Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm
thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về
nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhỏ. Khách mua khoai
phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.
Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất là các môn tự
nhiên. Cái tin chị Gấm thi đậu liền ba trường đại học không chỉ làm chấn động xóm
nghèo mà còn chấn động thành phố và cả nước. Rất nhiều người xúc động, khâm
phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động
viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thỏa mãn ước mơ trở
thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ, chị đã tốt nghiệp và là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.
Tấm gương thứ hai là bạn Nguyễn Ngọc Hiếu, cùng độ tuổi với em. Hiếu là học sinh
lớp 9 trường Phan Sào Nam. Hoàn cảnh gia đình Hiếu vô cùng khó khăn. Cha mẹ
đều mù lòa, phải kiếm sống qua ngày bằng nghề làm chổi và bàn chải. Hiếu vừa học
vừa giúp đỡ cha mẹ. Là con trai, lại là con một nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà,
Hiếu phải cáng đáng cả.
Ngày ngày, Hiếu đem chổi và bàn chải gửi các sạp tạp hóa nhờ bán hộ rồi tranh thủ
đi xách nước thuê cho các bà, các chị hàng cá, hàng rau. Số tiền dành dụm được,
Hiếu đưa cho mẹ phần lớn, phần còn lại để mua sách vở. Quanh năm, Hiếu chỉ mặc
một bộ quần áo cũ sờn và đi đôi dép đã khâu lại quai đến mấy lần.
Căn phòng thuê chỉ hơn hai chục mét vuông trong con hẻm nhỏ gần chợ Bàn Cờ
luôn gọn gàng, ngăn nắp nhờ tay Hiếu. Tuy chật chội nhưng Hiếu vẫn dành một góc
nhỏ cho mình để học bài, làm bài. Sức học của Hiếu, nhiều bạn học trong lớp phải
nể. Suốt mấy năm liền, Hiếu đều đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Quỹ dành cho học sinh nghèo hiếu học ở phường em đã cấp cho Hiếu một suất học
bổng. Hiếu hứa sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để không phụ lòng tin của cha mẹ và
bà con lối xóm. Ước mơ cháy bỏng của bạn ấy là sau này trở thành một phóng viên.
Hiếu sẽ viết về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo cùng với những nguyện vọng thiết tha của họ.
Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng học sinh nghèo học giỏi của cả nước.
Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại
không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rủ rê nhau ăn chơi, quậy phá gia
đình, xã hội. Nhìn vào những gương sáng như chị Gấm, như bạn Hiếu hoặc một số
bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên
hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?! Riêng em, em thấy mình cần phải cố
gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích
và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.
2. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11

Cuộc sống không phải luôn mỉm cười với bất kỳ ai. Một danh nhân đã nói: "Không
có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi". Thật
vậy, trong cuộc sống có biết bao tấm gương vượt lên số phận như thầy giáo Nguyễn
Ngọc Ký, thương binh Nguyễn Trọng Hợp,... Họ đã vượt lên và chiến thắng số phận,
khiến bao người phải cảm phục.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất.
Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách
mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Cậu bé Nguyễn Đình Chiểu mất ba từ thuở
bé, giờ đến tuổi trưởng thành mẹ lại ra đi. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình
Chiểu đã khóc thật nhiều và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông trở nên
mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút. Thế là gia đình vốn có hôn ước với ông nay đã trở mặt, bội tín.
Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác, như
vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy
đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc
thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân
tài cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, bằng lòng yêu nước nồng
nàn, ông tích cực tham gia sáng tác những "vũ khí văn học" lợi hại để khích lệ tinh
thần chiến đấu của nhân dân.
Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu bằng những hứa hẹn
về việc chữa khỏi đôi mắt của ông và cho ông một cuộc sống giàu sang, sung
sướng. Nhưng với ý chí kiên trung, bất khuất, ông đã không nghiêng mình trước
những cám dỗ ấy. Thế nên, ông trở thành nhà thơ tiêu biểu của Nam Bộ và của cả
nước ta thời bấy giờ. Với những nỗ lực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng tỏ
với mọi người rằng ông là người tàn chứ không phế.
Nguyễn Ngọc Ký, cái tên rất đỗi thân thuộc với nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, đã
trở thành biểu tượng của lòng quyết tâm và sự kiên trì. Cậu bé Ký bị bại liệt cả hai
tay khi mới bốn tuổi. Đôi cánh tay ấy buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai cậu.
Không được may mắn như bao bạn khác, cậu bé chỉ dám đứng bên cửa sổ nghe
lỏm cô giáo giảng bài. Cô giáo thương tình quá nên cho phép Ký vào lớp. Cậu bắt
đầu những chuỗi ngày luyện tập gian khổ: luyện viết bằng chân. Có những lúc đôi
chân co quắp lại, đau điếng vì bị chuột rút, những ngón chân sưng phồng lên nhưng
vẫn phải kẹp chặt mẩu bút,... Tất cả những điều đó vẫn không làm cậu học trò nhỏ
chùn bước. Cuối cùng, cậu đạt được giải Vở sạch chữ đẹp của trường, rồi của
quận. Thật đáng nể! Nhờ chính đôi chân và lòng quyết tâm, cậu bé Ký năm xưa giờ
đã vào được đại học và trở thành nhà giáo ưu tú. Không những thế, thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký còn sáng tác những chín đầu sách văn học. Mỗi ngày sống và làm
việc, thầy giáo Ký đã dùng đôi chân thay đôi tay với bao nhọc nhằn, gian khó, từng
bước viết nên huyền thoại về cuộc đời mình.
Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Họ bất hạnh vì bệnh tật, tai
nạn hay bẩm sinh. Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao
người khác. Không ít người trong số họ đã buông xuôi, tuyệt vọng. Quả thật, áp lực
tâm lý đối với những người bị tật nguyền là rất lớn. Đó là những mặc cảm, tự ti về
khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, những người vượt lên được số phận chỉ cho rằng những khiếm khuyết
của mình khiến mình đặc biệt hơn những người khác nhưng không đáng kể. Bức
tường mặc cảm không tài nào ngăn được họ hòa nhập với thế giới xung quanh như
bao người bình thường khác. Họ phấn đấu, nỗ lực hết mình để chứng tỏ bản lĩnh
bởi họ không muốn sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Từ gánh
nặng của xã hội, họ gắng sức phấn đấu, trở thành những công dân có ích, xóa đi
những khoảng cách, rào cản giữa người bình thường và người khuyết tật. Khó khăn
đấy, vất vả đấy nhưng họ vẫn gắng hết mình chiến thắng số phận vì họ biết rằng:
"Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng". Những thành công
mà họ đạt được không dễ dàng, mà ẩn chứa trong đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao
khó khăn, tủi cực,... Điều đó càng khiến chúng ta thêm khâm phục họ, những con
người không chịu thua số phận.
Tấm gương sáng ngời của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính
mình. Cuộc sống đối với một số người là muôn vàn gian lao, thử thách. Ngược lại,
đối với một số người khác, cuộc sống như tấm thảm nhung êm ái trải đầy hoa hồng.
Chúng ta chính là những con người may mắn ấy. Chúng ta còn được sống giữa
vòng tay ấm áp, yêu thương của gia đình. Hơn nữa, khác hẳn họ, chúng ta được
sinh ra và lớn lên giữa thời bình, không thiếu thốn về kinh tế. Nhưng thật sự chúng
ta đã biết quý trọng cuộc sống ấy chưa? Thật đáng tiếc nếu chúng ta sống quá an
phận, tự để mình mờ nhạt và chìm vào quên lãng giữa cuộc sống xã hội hiện đại
ngày nay. Có phải chúng ta vẫn học qua loa, đối phó mà không bận tâm rằng ngay
lúc ấy có biết bao cô cậu bé đứng bên cửa sổ lớp học, thèm được nghe cô giáo
giảng bài. Qua những tấm gương vượt qua số phận, chúng ta chợt cảm thấy mình
quá bé nhỏ, tầm thường. Chúng ta học tập ở họ không chỉ ở lòng kiên trì, nhẫn nại,
say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời.
Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi
thường đã gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối
vươn ra ánh sáng, họ đã vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập ngắn

Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ.
Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho
qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự
bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!
Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết
được, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm
thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để
hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó
còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân của chật độc màu da cam, mất cả hai tay từ
khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi,
giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công
đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt
vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ,
hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác.
Không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm
trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nhưng không có nghĩa là lấy tất cả
của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin
như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính
tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiếp thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức
mạnh ấy đã không phụ lòng những người thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ.
Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì
vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp
chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một
cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi
ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối
với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an
bài trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến
sự có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn
đang từng ngày, từng phút, từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật
đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.
Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng, ưu
ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học
tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào ăn chơi hưởng thụ tỏ ra rất
tự hào khi thấy mình sành điệu . Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cuời nhạo vào
những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình
phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những
tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến
thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “ Trên đường
dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “. Trên vạn dặm, hãy biết
chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng,
cuộc đời này đã có gương mặt của ta.
4. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương
vượt khó vươn lên trong học tập hay

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung
sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và
tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều
phía, có thể là do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc rủi ro... Nói chung, sự
khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ một nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi
người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác hị tuy không bằng người nhưng tâm hồn
của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Họ tự khẳng định mình là những con người
"tàn mà không phế". Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.
Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc
Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên
bằng nghị lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh
tay sau một lần bị ốm, nỗi đau thể xác không ghê gớm bằng nỗi khổ về tinh thần. Sự
thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác mặc cảm buồn luôn đè
nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ.
Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh của mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã
bỏ học và suốt ngày chỉ ru rú trong nhà, quyết không chịu ra ngoài. Một hôm, cô giáo
trường làng đến tận nhà gặp gỡ, trò chuyện và khuyên bảo. Cô cho rằng con người
ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô
động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của
Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm
trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép
kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của
người thân nhân lên gấp bội phần. Hơn ai hết thầy thấm thía sâu sắc ý nghĩa cuộc
sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về
tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh,lòng quyết tâm vươn lên để sống
cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật
này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân
là cả một sự vất vả, ở đó có sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã
vượt qua tất cả để trở thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương
mẫu trong giảng đường của trường đại học Tổng Hợp và sau này ra đời đã là người
thầy giáo mẫu mực cho bao thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được
như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi
tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chúng ta
thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.
Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một con người mà chúng ta hết lòng khâm
phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường Đại học : giao thông vận tải,
thương mại và Khoa công nghệ thông tin- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Câu chuyện
xảy ra đã lâu lắm rồi. Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất
ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc se máy đâm sầm
vào đằng sau, hất tung a xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày.
Khi tỉnh dậy, sức khỏe giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội
tạng, khuôn mặt biến dạng mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng như chấm hết với
người thanh niên này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng
với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh
từng bước trở lại với cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó
những con người muốn tự mình làm ra chính số phận chính mình này đã phải trả giá
bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa.
Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về
với anh sau bao đêm gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc
biệt sự, hòa nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào
mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, kỹ sư giao thông, kỹ sư
Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày
trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không
phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tật nguyền Bạch Đình Vinh đã thành công.
Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả
chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng
của mình cũng có nghĩa là chúng ta hoàn thiện chính bản thân mình.
Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với
anh. Một người con gái bé nhỏ, chân thành của xứ Huế đã đem lòng yêu mến và
cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn nhau cắt rốn để gắn bó với anh trọn đời!
Mọi người chúng ta vẫn không quên chị Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn,
bán bánh mì ở Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ
đã tự mình ra thành phố để kiếm sống vì không muốn nhờ vả và sống dựa vào bất
cứ ai, kể cả người thân của mình. Ở nơi đất khách quê người, không thân thích mà
cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày
nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những
con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kỳ diệu nữa đã xảy ra, mà
chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình
đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội thể thao người
khuyết tật Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sức sống bất diệt
của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế.
Document Outline

  • Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11
    • 1. Dàn ý nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học
    • 5. Nghị luận về Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập mới nhất
    • 2. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập lớp 11
    • 3. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ngắn
    • 4. Nghị luận về một vấn đề xã hội những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập hay