Nghị luận về tác phẩm văn học (truyện thơ) | Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo

Nghị luận về tác phẩm văn học (truyện thơ) là bài viết chi tiết, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu để củng cố kiến thức. Mời các bạn tham khảo! Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn trong quá trình học.

Ngh lun v tác phm Nàng m
“Nàng Ờm - chàng Bồng Hương” là truyện thơ tiêu biểu của dân tộc
Mường. Tác phẩm có nội dung ý nghĩa, hình thức thể hiện độc đáo, thể
hiện được lối tư duy phóng khoáng, giàu hình ảnh của người miền núi.
Về mặt nội dung, tác phẩm đề cao tình yêu, sự tự do và khát khao hạnh
phúc chân chính của con người. Qua lời kể của nàng Ờm người con
gái trong cuộc tình ấy, ta có thể thấu hiểu được hoàn cảnh, sự thủy
chung của con người khi yêu và những rào cản xã hội khắt khe.
Các cố, các mẹ ơi!
Hôm nay trăng sáng đẹp trời
Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết
Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay
Trong những gian nhà lớn giữa núi rừng tĩnh mịch, mọi người quây quần
bên bếp lửa hồng để cùng nghe những câu chuyện xa xưa về bản, về
mường. Linh hồn nàng Ờm tự lên tiếng kể về số phận của mình vào một
đêm trăng sáng đã tạo cho câu chuyện màu sắc huyền bí, thiêng liêng.
Câu chuyện của nàng chính là “kiếp khốn”, “kiếp khổ” - bi kịch tình yêu
bị đẳng cấp xã hội, khoảng cách giàu - nghèo ngăn cấm.
Cái chuyện con Ờm
Trên núi Làn Ai
Quê nhà Ờm đất Cành Nành
Làng Ca Da, mường Kỳ Ống
Để các mẹ suy đi nghĩ lại
thương cho cái kiếp con người
Các mẹ sống trên đời
Đừng chê người ăn ngón
Đoạn thơ là lời nàng Ờm tự giới thiệu về mình. Quê nàng ở Cành Nành,
làng Ca Da, mường Kỳ Ống. Cành Nanh, Ca Da, Kỳ Ống đều là các địa
danh thuộc miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa - nơi cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc Mường. Những chi tiết khác về gia cảnh của nàng Ờm
nằm trong những phần khác của truyện thơ. Ngược lại với chàng Bồng
Hương có hoàn cảnh nghèo khổ thì Ờm sinh ra trong gia đình giàu có
nên cha mẹ rất nghiêm khắc và khuôn phép. Ờm và Bồng Hương đã biết
nhau từ nhỏ. Lớn lên, họ yêu nhau và có ước mơ hạnh phúc giản dị, chân
thành:
Ăn chung một gian
Uống nước chung một máng
Xỉa răng chung một ống
Chết hay sống cùng trọn một đời.
Bất hạnh thay, biến cố ập đến. Tình yêu sâu nặng của họ bị xã hội và gia
đình phản đối. Ờm và Bồng Hương đã cùng nhau bỏ trốn lên núi Làn Ai.
Những tháng ngày ở Làn Ai, hai người sống rất hạnh phúc. Khi sống
cùng nhau, Bồng Hương làm việc không ngơi tay, Ờm cũng cũng làm
lụng chẳng ngừng nghỉ. Buổi sáng nàng chăn lợn, chăn gà, buổi chiều lại
đi cấy. Điều này cho thấy ý thức vun vén cho tình yêu, sự cần cù,
nghiêm túc xây dựng cuộc sống của hai người. Bồng Hương đã tính đến
chuyện sẽ cùng người yêu bỏ sang mường khác sinh sống. Nhưng vì sợ
quyền cha, phép mẹ sẽ tìm đến hành hạ hai người lần nữa nên Ờm đã ăn
lá ngón để kết liễu đời mình, giữ trọn lời thề tình yêu. Bồng Hương cũng
ra đi theo người yêu. Thế nên, Ờm mới nói rằng: Các mẹ sống trên
đời/Đừng chê người ăn ngón”. Hành động ăn lá ngón là để chứng minh
và bảo toàn cho tình yêu và danh dự, không phải một hành động bộc
phát. Chỉ có nàng mới có thể thấu hiểu được chính hoàn cảnh và nỗi đau
của mình khi ấy để đi đến quyết định đau đớn.
Nàng Ờm không hận thù, ghét bỏ mà vẫn mong cho những người ở lại
sống lâu trăm năm”, “thêm trăm ngàn tuổi”, “nên bố nên mẹ”, “giàu
sang”. Ờm vẫn trân trọng và thương nhớ quê hương, mong ước được
quay về giãi bày tình yêu và nỗi khổ đau cho mọi người thấu tỏ, thương
xót. Nàng Ờm mong rằng sẽ không có đôi lứa nào phải ti, phải đau
giống như nàng. Thế nhưng, Làn Ai cùng tình yêu với chàng Bồng
Hương đã níu chân nàng ở lại ngọn núi:
Nhưng em không về, con đợi
Nếu em không về, con lợn mong
bới rẫy bông
Lợn ăn rỗng phá ha
Đoạn trích kết thúc bằng lời mời gọi mọi người lên thăm núi Làn Ai và
khẳng định nghĩa tình con người làm nên nghĩa tình cho sông núi.
Về nghệ thuật, tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình
cùng lối nói giàu hình ảnh, phép điệp, ngôn giữ có nhịp điệu, giản dị và
trong sáng, lời thơ có nhiều vế đối nhau cân xứng.
Như vậy, truyện thơ “Nàng Ờm chàng Bồng ơng” có nội dung sâu
sắc, giàu tính nhân văn và được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc
sắc. Tác phẩm xứng đáng được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong thời đại
hiện nay.
Ngh lun v tác phm Lc Vân Tiên
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ
văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì
truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt
Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.
Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất
nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn
vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp
trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân
vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý
tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu
nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt
với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà
nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh
thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.
Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình
Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát
vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn
Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến
nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.
Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng
nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ
“nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè
thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau
mình…”.
Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một
không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được
những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn
tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục
Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân
dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.
Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà
còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu
tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng ngh
thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra
đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.
Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan
tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm
truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng
đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của
nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.
Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền
thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn
xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh
hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…
Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là
truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh
thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội
thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn
lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những
hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như:
học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và
những người hoạt động trong hoạt động du lịch…
Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các
tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện
thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã
đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn
thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi
anh hùng...”.
| 1/6

Preview text:

Nghị luận về tác phẩm Nàng Ờm
“Nàng Ờm - chàng Bồng Hương” là truyện thơ tiêu biểu của dân tộc
Mường. Tác phẩm có nội dung ý nghĩa, hình thức thể hiện độc đáo, thể
hiện được lối tư duy phóng khoáng, giàu hình ảnh của người miền núi.
Về mặt nội dung, tác phẩm đề cao tình yêu, sự tự do và khát khao hạnh
phúc chân chính của con người. Qua lời kể của nàng Ờm – người con
gái trong cuộc tình ấy, ta có thể thấu hiểu được hoàn cảnh, sự thủy
chung của con người khi yêu và những rào cản xã hội khắt khe.
Các cố, các mẹ ơi!
Hôm nay trăng sáng đẹp trời
Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết
Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay
Trong những gian nhà lớn giữa núi rừng tĩnh mịch, mọi người quây quần
bên bếp lửa hồng để cùng nghe những câu chuyện xa xưa về bản, về
mường. Linh hồn nàng Ờm tự lên tiếng kể về số phận của mình vào một
đêm trăng sáng đã tạo cho câu chuyện màu sắc huyền bí, thiêng liêng.
Câu chuyện của nàng chính là “kiếp khốn”, “kiếp khổ” - bi kịch tình yêu
bị đẳng cấp xã hội, khoảng cách giàu - nghèo ngăn cấm. Cái chuyện con Ờm Trên núi Làn Ai
Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành
Làng Ca Da, mường Kỳ Ống
Để các mẹ suy đi nghĩ lại
Mà thương cho cái kiếp con người
Các mẹ sống trên đời
Đừng chê người ăn ngón
Đoạn thơ là lời nàng Ờm tự giới thiệu về mình. Quê nàng ở Cành Nành,
làng Ca Da, mường Kỳ Ống. Cành Nanh, Ca Da, Kỳ Ống đều là các địa
danh thuộc miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa - nơi cư trú của nhiều
đồng bào dân tộc Mường. Những chi tiết khác về gia cảnh của nàng Ờm
nằm trong những phần khác của truyện thơ. Ngược lại với chàng Bồng
Hương có hoàn cảnh nghèo khổ thì Ờm sinh ra trong gia đình giàu có
nên cha mẹ rất nghiêm khắc và khuôn phép. Ờm và Bồng Hương đã biết
nhau từ nhỏ. Lớn lên, họ yêu nhau và có ước mơ hạnh phúc giản dị, chân thành: Ăn chung một gian
Uống nước chung một máng
Xỉa răng chung một ống
Chết hay sống cùng trọn một đời.
Bất hạnh thay, biến cố ập đến. Tình yêu sâu nặng của họ bị xã hội và gia
đình phản đối. Ờm và Bồng Hương đã cùng nhau bỏ trốn lên núi Làn Ai.
Những tháng ngày ở Làn Ai, hai người sống rất hạnh phúc. Khi sống
cùng nhau, Bồng Hương làm việc không ngơi tay, Ờm cũng cũng làm
lụng chẳng ngừng nghỉ. Buổi sáng nàng chăn lợn, chăn gà, buổi chiều lại
đi cấy. Điều này cho thấy ý thức vun vén cho tình yêu, sự cần cù,
nghiêm túc xây dựng cuộc sống của hai người. Bồng Hương đã tính đến
chuyện sẽ cùng người yêu bỏ sang mường khác sinh sống. Nhưng vì sợ
quyền cha, phép mẹ sẽ tìm đến hành hạ hai người lần nữa nên Ờm đã ăn
lá ngón để kết liễu đời mình, giữ trọn lời thề tình yêu. Bồng Hương cũng
ra đi theo người yêu. Thế nên, Ờm mới nói rằng: “Các mẹ sống trên
đời/Đừng chê người ăn ngón”. Hành động ăn lá ngón là để chứng minh
và bảo toàn cho tình yêu và danh dự, không phải một hành động bộc
phát. Chỉ có nàng mới có thể thấu hiểu được chính hoàn cảnh và nỗi đau
của mình khi ấy để đi đến quyết định đau đớn.
Nàng Ờm không hận thù, ghét bỏ mà vẫn mong cho những người ở lại
sống lâu trăm năm”, “thêm trăm ngàn tuổi”, “nên bố nên mẹ”, “giàu
sang”. Ờm vẫn trân trọng và thương nhớ quê hương, mong ước được
quay về giãi bày tình yêu và nỗi khổ đau cho mọi người thấu tỏ, thương
xót. Nàng Ờm mong rằng sẽ không có đôi lứa nào phải tủi, phải đau
giống như nàng. Thế nhưng, Làn Ai cùng tình yêu với chàng Bồng
Hương đã níu chân nàng ở lại ngọn núi:
Nhưng em không về, con gà nó đợi
Nếu em không về, con lợn nó mong
Gà nó bới rẫy bông
Lợn ăn rỗng phá ha
Đoạn trích kết thúc bằng lời mời gọi mọi người lên thăm núi Làn Ai và
khẳng định nghĩa tình con người làm nên nghĩa tình cho sông núi.
Về nghệ thuật, tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình
cùng lối nói giàu hình ảnh, phép điệp, ngôn giữ có nhịp điệu, giản dị và
trong sáng, lời thơ có nhiều vế đối nhau cân xứng.
Như vậy, truyện thơ “Nàng Ờm – chàng Bồng Hương” có nội dung sâu
sắc, giàu tính nhân văn và được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc
sắc. Tác phẩm xứng đáng được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong thời đại hiện nay.
Nghị luận về tác phẩm Lục Vân Tiên
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ
văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì
truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt
Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.
Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất
nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn
vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp
trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân
vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý
tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu
nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt
với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà
nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh
thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.
Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình
Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát
vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn
Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến
nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.
Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng
nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ
“nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè
thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.
Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một
không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được
những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn
tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục
Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân
dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.
Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà
còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu
tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ
thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra
đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.
Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan
tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm
truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng
đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của
nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.
Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền
thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn
xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh
hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…
Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là
truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh nhiều tỉnh
thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội
thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn
lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những
hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như:
học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và
những người hoạt động trong hoạt động du lịch…
Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các
tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện
thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã
đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn
thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng...”.