Nghị luận xã hội về vấn đề: Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định | Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo

Nghị luận Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định là tài liệu học tập được biên soạn chi tiết, nhằm giúp các bạn học sinh học tốt môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn tham khảo!

A. Dàn ý Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết
định.
I. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề cần bàn luận:
- Nghề nghiệp là công việc mang lại cho con người thu nhập, được xã hội
công nhận và tạo ra những giá trị cho cộng đồng.
- Không phải sở thích hay năng khiếu nào cũng thphát triển theo
hướng nghiêm túc để trở thành sự nghiệp.
- Nghề nghiệp vai trò cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con
người, gắn bó với chúng ta lâu dài, ảnh hưởng đến bản thân ta những
người xung quanh.
- Việc lựa chọn là vấn đề quan trọng của đời người.
2. Phân tích, bàn luận về vấn đề:
a. Chọn nghề nghiệp theo định ớng của cha mẹ:
- Ưu điểm:
+ Xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
+ Người trẻ không cần quá lo lắng khi ra trường sự hậu thuẫn từ phía
gia đình.
+ Ý kiến của cha mẹ góp phần định hướng cho con cái, tránh trường hợp
mơ mộng viển vông.
- Mặt trái chiều:
+ Con cái nguy trở thành những kẻ thụ động, lại nếu người lớn
quá bao bọc.
+ Làm việc thiếu đam mê, bản thân người trẻ sẽ cảm thấy chán nản, nhụt
chí.
b. Chọn nghề nghiệp theo quyết định của bản thân:
- Ưu điểm:
+ Rèn luyện cho người trẻ sự độc lập, tự chủ.
+ Cho con người hội sống hết mình với đam mê, đem lại hứng khởi
trong cuông việc.
+ Thể hiện sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho con cái
- Mặt trái chiều:
+ Người trẻ phải tự trang bcho mình năng sống, thái độ, tài chính
tâm lí vững vàng để đối mặt với khó khăn.
+ Xác định chính xác niềm đam mê, tránh “Đứng núi này trông núi nọ”.
c. Khẳng định lại vấn đề đưa ra giải pháp:
- Các lựa chọn đều những tính hai mặt nên ta nên cân nhắc giữa nhu
cầu thị trường cùng đam mê và năng lực của bản thân.
- Rèn luyện cho bản thân kiến thức, kĩ năng, thái độ lòng dũng cảm, ý chí
kiên cường khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp.
III. Kết bài
B. Văn mẫu Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình
quyết định
1. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết định mu
1
một câu i rất nổi tiếng: Hãy chọn một công việc bạn yêu thích
bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời”. Còn điều
hạnh phúc hơn khi ta được làm điều mình yêu yêu điều mình làm?
Thế nhưng hiện thực cuộc sống không bao giờ dễ dàng như vậy. Đứng
trước ngưỡng cửa cuộc đời, người trẻ thường băn khoăn nên nghe theo sự
sắp đặt của cha mẹ hay tự mình lựa chọn nghề nghiệp.
Nghề nghiệp công việc mang lại cho chúng ta thu nhập, được hội
công nhận, kiến tạo những giá trị cho cộng đồng. Ai ng những thú
vui, sở thích nhưng không phải niềm yêu thích nào cũng có thể phát triển
theo hướng nghiêm túc để trở thành sự nghiệp. Nghề nghiệp có vai trò
cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con người, gắn bó với chúng ta lâu
dài, ảnh hưởng đến bản thân ta những người xung quanh. Việc lựa chọn
giữa thuận theo sự định hướng, sắp xếp của cha mhay tự mình quyết
định nghề nghiệp là vấn đề muôn thưở trong xã hội.
Từ xưa, dân gian ta đã câu: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Câu i
này đã phần nào thể hiện sức ảnh hưởng cũng như “quyền uycủa các bậc
phụ huynh đối với con cái. Khi hội phát triển hơn thì tưởng của
những người làm cha, làm mẹ cũng trở nên cởi mở hơn. Tuy nhiên, khi
các bạn trẻ bước vào giai đoạn lập nghiệp, nhiều bậc cha mvẫn muốn
con cái đi theo con đường mình đã định hướng từ trước. Không ít
trường hợp cha mẹ bằng lòng cho phép người con sống tự do, được theo
đuổi sở thích nhưng đến mt thời điểm sẽ phải quay vnối nghiệp gia
đình hoặc làm việc ở một nơi cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có những ông bố,
mẹ - những do như tài chính gia đình hay quan niệm về ngh
nghiệp của bản thân mà chỉ muốn con cái làm những công việc nhất định.
Về mặt bản chất, tất cả những điều trên đều xuất phát từ tình yêu thương
sự lo lắng mà cha mẹ dành cho con. Không bậc phụ huynh nào lại muốn
con cái phải rời xa gia đình, làm việc vất vả sống thiếu thốn. Về phía
các bạn trẻ, việc tuân theo định hướng của cha mẹ sẽ đem lại không ít lợi
ích. Ta bớt đi nỗi lo về việc loay hoay trên thị trường lao động nhờ có sự
hậu thuẫn từ phía gia đình. Không chỉ vậy, trong trường hợp người trẻ vẫn
đang mông lung, không tìm ra được hướng đi thích hợp, xoay vần với
những lý tưởng viển vông thì sự định hướng của cha mẹ chính là thứ đưa
chúng ta trở về với thực tế.
Bên cạnh nhiều lợi ích thì việc thuận theo ý kiến của cha mẹ luôn tiềm ẩn
nhiều nguy rủi ro. Con người luôn những thể độc lập. Thanh thiếu
niên dễ dàng trở thành những kẻ thụ động, ỷ lại, ngạo mạn nếu người lớn
quá bao bọc, luôn “dọn đường” trước cho mọi bước đi của con. Ngoài ra,
thiếu đi niềm yêu thích với công việc, bản thân người trẻ sẽ cảm thấy chán
nản, nhụt chí, áp lực và sớm bỏ cuộc.
Tương tự, việc tự mình quyết định nghề nghiệp cũng mang tính hai chiều.
Tự quyết định tương lai của bản thân chính là cách để ta chứng tỏ sự độc
lập, chủ động trước mặt cha mẹ. Tuổi trẻ tươi đẹp ngắn ngủi, nếu ta
không sống trọn vẹn với ước mơ của mình thì về sau sẽ hối hận vô cùng.
Không những thế, khi lựa chọn công việc mình yêu thích, ta sẽ m việc
với 100% năng suất đam mê. Ta khám phá ra những tiềm năng mới của
bản thân mà trước đây chưa từng được khai phá. Động lực nội tại, lòng tự
trọng, khát khao chinh phục sẽ là thứ giúp người trẻ vượt qua những khó
khăn, thất bại. Về phía các bậc cha mẹ, để con tự lựa chọn nghề nghiệp
cho thấy sự n trọng mà cha mdành cho con cái. Đúng như câu i: “Sứ
mạng của người mẹ không phải làm chỗ dựa cho con cái làm cho
chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”, cha mẹ cần giáo dục con tinh thần
tự chủ trong suy nghĩ hành động, biết đấu tranh chịu trách nhiệm
với những mình làm. Đồng nhất niềm hạnh phúc của mình với hạnh
phúc của con, cha mẹ sẽ thấu hiểu được con thay áp đặt, hạn chế tài
năng của con cái. Suy cho cùng, cha mẹ cũng chỉ đồng hành cùng con
trong một quãng cuộc đời, phần còn lại con phải tự ớc đi. Chàng trai
Đỗ Minh Thịnh tốt nghiệp Cử nhân ngành Luật nhưng đã gác lại tấm bằng
ấy để lên Đà Lạt, thực hiện ước mơ xây dựng trang trại nông nghiệp sạch.
Khi thổ lộ quyết định của mình, Thịnh đã nhận được sự phản đối gay gắt
từ cha mẹ. Không từ bỏ, Thịnh vẫn quyết tâm theo đuổi khát vọng. Trên
con đường làm nghề, anh gặp không ít trở ngại. Sự thành công ngày hôm
nay của trang trại chính câu trả lời ràng cho ước ngày đó của
Thịnh.
Tuy nhiên, không phải viễn cảnh nào vviệc theo đuổi ước mơ ng ngập
tràn hạnh phúc. Tự mình bước đi đồng nghĩa với việc bạn trẻ phải tự trang
bị cho mình các hành trang như kĩ năng sống, thái độ, tài chính,… Ta cần
chuẩn bị một tâm lí vững vàng đđối mặt với mọi khó khăn, sẵn sàng học
hỏi mọi điều từ hội chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
những bạn trẻ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức tiền bạc của gia đình
để đầu cho cái gọi “đam mê” nhưng lại không học tập m nghề
một cách nghiêm túc. Điều này rất đáng phê phán.
Như vậy, các lựa chọn đều những mặt ưu – khuyết điểm. Chúng ta nên
cân nhắc hoàn cảnh thực tế, năng lực của bản thân, xác định điều mình
yêu thích cùng lòng dũng cảm, ý chí kiên cường khi đứng trước ngưỡng
cửa nghnghiệp. Bởi lẽ, bạn nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay
không thì người tạo ra thành quả và trực tiếp nhận lại kết quả vẫn chính
là bạn.
Lỗ Tấn đã i: thực trên mặt đất vốn m đường, người ta đi
mãi thì thành đường thôi”. Đường đời muôn nẻo, lựa chọn nghnghiệp
phù hợp chính là cách để ta mưu cầu hạnh phúc cho mình.
2. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết đnh mu
2
Khoảng thời gian cuối cấp ba cũng lúc rất nhiều phụ huynh, học sinh
băn khoăn về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai. rất nhiều người
cho rằng nên nghe theo lời bố mẹ và những người đi trước. ng người
cho rằng nên chọn theo ý thích của bản thân. Vậy, ý kiến nào là đúng?
Việc chọn nghnghiệp trong tương lai một việc rất quan trọng.
quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này. thế, rất nhiều
người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước. Quan
niệm y cũng ưu điểm. Đó , bố mẹ những người đi trước là những
người từng trải, kinh nghiệm, họ s những định hướng tốt cho con
em mình. Tuy nhiên, nếu nđịnh hướng của gia đình phù hợp với nguyện
vọng khả năng của các bạn thì việc định hướng mới tác dụng tốt
nhất.
Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới
thể thành công. vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải
ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của c
con em mình. Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi
người, không chọn theo ý thích của mình. Hay những gia đình cố
gắng m đủ mọi cách cho con đi học đại học, các bạn ấy không hề
thích hoặc không có khả năng. lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các
bạn học sinh cũng một suy nghĩ rằng “Phải đi học đại học”. lẽ chính
điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” Việt Nam hiện nay.
Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn
lan. Kết quả tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày
càng đáng báo động.
Một số người thì cho rằng, nên chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào ý thích
của mình. Quan niệm này cũng ý đúng, vì nếu dựa vào ý thích, các bạn
sẽ có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tòi và sáng tạo.
Tuy nhiên, quan trọng nhất phải biết dựa vào khả năng của mình để
chọn, chkhông chỉ dựa vào ý thích. thể bạn rất thích ca hát, nhưng
bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi
không bao giờ được giải, thì bạn chnên coi ca hát niềm đam bên
cạnh ng việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát nghề
nghiệp trong tương lai.
Nhiều tấm gương bỏ học đại học vẫn thành công như Bill Gates,…,
nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn “trường đời”, họ học thông
qua trải nghiệm, qua cố gắng. vậy, điều quan trọng nhất bạn phải
biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường
đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi
người khác, cũng đừng quá quáng mà lao theo những thviển vông.
Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình.
3. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết đnh mu
3
Một ngôi nhà, đồ sộ hay nhỏ cũng cần nền móng vững chắc, kiên
cố. Một cây xanh, muốn trụ vững trước gió bão thì rễ phải ăn sâu vào lòng
đất mẹ. Mỗi người muốn cuộc sống tốt đẹp, phải có nghề nghiệp ổn
định. Càng ngày lựa chọn nghề nghiệp càng vấn đề thu hút sư quan lâm
của các bạn học sinh trung học phổ thông nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên,
Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?
Với học sinh cuối cấp, giây phút cầm trên tay tập hồ sơ đăng tuyển sinh
lẽ giây phút hồi hộp nhất. Gần như lần đầu tiên trong đời, chúng ta
được phải quyết định một việc hệ trọng- mt việc nh hưởng lâu dài
đến tương lai của chính bản thân. Việc thi trường nào đồng nghĩa với việc
sau này chúng ta m nghề gì? Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư xây dựng, nhà thiết
kế thời trang, hoạ hay đơn thuần một công nhân khí, một nhân
viên văn phòng…?. Phân vân nét tâm dễ hiểu hầu hết các bạn học
sinh thời điểm này. Vậy ta nên nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay đăng
kí theo sở thích của cá nhân mình?
Định hướng nghề nghiệp cho con cái luôn vấn đề được các đấng sinh
thành quan tâm bởi cha mẹ nào cũng muốn con mình được một công
việc ổn định, thu nhập cao đạt nhiều thành ng. vậy, trong quá trình
chọn nghề, phụ huynh đã hướng con đến với một số ngành họ cho
tốt nhất.
Nguyên nhân của việc này thể trong mắt cha mẹ, các con chưa va
chạm nhiều với cuộc sống, còn non nớt nên cần sự định hướng ngành học
đến từ người lớn. Bên cạnh đó, một số người lại mong muốn con nối
nghiệp gia đình hoặc thực hiện giấc mơ còn dang dở của họ.
Điều này đôi khi lại khiến các bạn học sinh cảm thấy áp lực vì phải gồng
mình thực hiện những cha mẹ muốn. Đã nhiều trường hợp các bạn
chọn nghề theo ý gia đình nhưng lại đánh mất động lực học tập, thậm chí
bỏ ngang khiến mọi việc vừa dở dang vừa tốn công sức tiền của. Tuy
nhiên, không thế chúng ta bỏ qua hoàn toàn những ý kiến, quan
điểm của phụ huynh, do đây những điều đã được đúc kết qua nhiều
năm kinh nghiệm m việc của họ. Đôi khi đó lại những lời khuyên hữu
ích giúp bạn có thể xem xét và chọn được ngành học phù hợp với mình.
Sự phát triển của kinh tế trong những năm gần đây đã làm đất nước thay
đổi toàn diện, điều kiện học tập, nghiên cứu cho sinh viên không ngừng
được cải thiện. Thanh niên Việt Nam không chỉ cần cù, chăm chỉ mà còn
rất năng động, nhạy bén, dũng cảm chủ động trước mọi hoàn cảnh. Họ
hội thử thách mình trong những lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Họ
dám phiêu lưu với sự lựa chọn của mình, bất chấp sự lựa chọn ấy th
chưa mang đến họ thành công ngay lập tức. Hơn nữa, cũng như thanh niên
các nước trên thế giới, họ có tham vọng chính đáng là được làm giàu cho
chính bản thân đất nước. Những ngành nghề phù hợp với xu thế phát
triển chung của thời đại chắc chắn sẽ giúp họ thực hiện được tham vọng
đó. Tất nhiên, trước khi đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp nào bất
cứ ai cũng sẽ phải cân nhắc rất nhiều điều.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa một trăm phần trăm các bạn học sinh
cuối cấp đều ý thức về vấn đề đó. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh
trung học phổ thông thờ ơ với chính tương lai của mình. Họ không cho
rằng mình chọn trường nào, học nghề quan trọng. Họ không đưa ra
được những tiêu chí để định lựa nghề nghiệp cho bản thân.
Như vậy, ththấy lựa chọn theo hướng nào cũng đều mặt ưu
điểm và khuyết điểm của nó. Quan trọng bạn phải người hiểu nhất
năng lực của bản thân, hiểu niềm đam mê của mình định hướng
để bạn thực hiện công việc đó như thế nào. Trả lời được những câu hỏi
này cùng với việc tham khảo thêm ý kiến của bmẹ lẽ bạn sẽ đưa ra
được quyết định đúng đắn nhất cho tương lai.
4. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết đnh mu
4
Mười m tuổi, một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao lớn trong
cuộc sống, nơi bạn bắt đầu tự đi trên con đường của mình. Quyết định về
lựa chọn nghề nghiệp tại độ tuổi này không chỉ một quyết định về sự
nghiệp, còn một hành trình m kiếm về bản thân mục tiêu cuộc
sống.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ sự kết nối toàn cầu, quá trình
chọn nghề nghiệp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, vấn đề lớn là làm thế
nào để định hình một hướng đi phù hợp trong bối cảnh này. Hệ thống giáo
dục truyền thống vẫn chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức
đào tạo đại học, trong khi giáo dục nghề nghiệp thường bị xem nhẹ.
Làm thế nào để giáo dục nghề nghiệp trở thành một phần quan trọng trong
hành trình lựa chọn nghề của thanh niên? Điều này đặt ra một thách thức
lớn khi chỉ khoảng 30% học sinh ý thức về sự lựa chọn nghề của
mình, trong khi số còn lại thường hồ dựa vào quyết định của gia
đình và xã hội.
Chắp cánh cho sự phát triển này sự chủ động tích cực của thanh niên.
Việc chọn nghề không chviệc học một ngành cụ thể sau đó tìm
kiếm việc m, một quá trình linh hoạt sáng tạo. Bạn hoàn toàn
thể tự m kiếm cho mình một con đường phù hợp với hoàn cảnh
nhân mà không bị ràng buộc bởi chính ngành nghề bạn học.
Đa dạng a học vụ, không nhất thiết phải học đại học, sự đồng thời
học và m việc có thể những hướng đi có thể đem lại thành công. Việc
tìm hiểu và mày mò trong quá trình lựa chọn nghề cũng là một phần quan
trọng để phát triển bản thân và xác định đúng hướng đi.
Hãy để sự phát triển ng nghệ không chỉ một công cụ hỗ trợ, mà
một nguồn động viên cho cuộc sống của bạn. y tránh lệ thuộc hoàn toàn
vào ng nghệ giữ cho sự chđộng sáng tạo của bạn. Quan trọng
hơn, đừng để bất kỳ ai quyết định thay bạn về việc học hay m gì. y
tự mình định rõ hướng đi của mình để có một nghề nghiệp mang lại niềm
hạnh phúc và ý nghĩa.
5. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết đnh mu
5
một triết rất phổ biến trong hội, đó "Hãy chọn công việc
bạn đam mê, và bạn sẽ không bao giờ phải làm một ngày nào trong cuộc
đời." Sự hạnh phúc thực sự đến khi chúng ta có cơ hội theo đuổi đam mê
của mình yêu công việc mình đang làm. Tuy nhiên, thực tế cuộc
sống thường không đơn giản như vậy. Khi đứng trước ngã rẽ của cuộc
đời, người trẻ thường đối mặt với quyết định quan trọng: liệu họ nên lắng
nghe lời khuyên từ cha mẹ chọn nghtheo sự sắp đặt của họ, hay tự
lựa chọn đam mê cá nhân của mình.
Nghề nghiệp không chỉ nguồn thu nhập còn cách chúng ta góp
phần vào hội và tạo ra giá trị. Mỗi người đều những sở thích và đam
riêng, nhưng không phải tất cả đều thể trở thành ngh nghiệp
nghiêm túc. Lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống
nhân và mối quan hệ xã hội của chúng ta. Quyết định giữa việc theo đuổi
sự sắp đặt từ cha mẹ hay tự lựa chọn nghề nghiệp một thách thức lớn
mà mỗi người trẻ đều phải đối mặt.
Truyền thống Việt Nam một câu tục ngữ: "Cha mđặt đâu con ngồi
đấy." Tuy nhiên, theo thời gian, quan điểm này đã trở nên linh hoạt hơn.
Khi bước vào thế giới chuyên nghiệp, nhiều cha mẹ vẫn muốn con cái
theo đuổi con đường họ đã chọn trước đó. Sự phản đối thể xuất phát
từ tình yêu thương lo lắng, nhưng đôi khi cũng thể làm cho thanh
thiếu niên trở nên phụ thuộc và thiếu sự tự chủ. Tình cảm giữa cha mẹ và
con cái đòi hỏi sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau, nơi con cái thể tự lựa
chọn con đường mà họ cảm thấy đúng đắn.
Mặc dù việc nghe theo lời khuyên của cha mẹ có thể mang lại sự ổn định
và htrợ, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Con người là cá thể độc lập,
sự tự lập thgiúp thanh thiếu niên trở nên chủ động tự tin. Tuy
nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với những khó
khăn và áp lực của cuộc sống. Việc lựa chọn con đường nghề nghiệp
không chỉ quyết định về ng việc, mà còn hành trang về kỹ năng
sống, thái độ, và tâm lý mạnh mẽ để vượt qua mọi thách thức.
Tự lựa chọn nghề nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích. Điều này là cơ hội
để thanh thiếu niên thể hiện sự độc lập chủ động trước cha mẹ. Việc
theo đuổi đam mê cá nhân giúp họ sống trọn vẹn với bản thân và hối hận
ít hơn trong ơng lai. Thậm chí, khi làm việc với niềm đam mê, họ sẽ m
thấy động lực nội tại, ng tự trọng, và khát khao chinh phục những thách
thức. Tuy nhiên, để thành công, họ cũng cần chuẩn bị tâm lý mạnh mẽ và
sẵn sàng đối mặt với những khó khăn.
Cuối cùng, quá trình lựa chọn nghề nghiệp mt hành trình đầy thách
thức và ý nghĩa. Chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh, năng lực,
đam mê của bản thân. Quan trọng nhất, ng dũng cảm ý chí kiên
cường yếu tố quyết định sự thành công trong mi quyết định. Bất kể
người trẻ lựa chọn nghe theo lời khuyên của cha m hay tự quyết định con
đường của mình, họ những người chịu trách nhiệm trực tiếp chịu trải
nghiệm kết quả của quyết định đó.
Như lời của Lỗ Tấn: "Trên mặt đất, không đường, người ta đi mãi thì
thành đường." Điều quan trọng là chúng ta tự tạo ra con đường của mình,
định hình tương lai và mưu cầu hạnh phúc trong sự nghiệp của mình.
6. Chn la ngh nghip: nghe theo cha m hay t mình quyết đnh mu
6
Khi bước vào giai đoạn cuối cấp ba, không ít phụ huynh học sinh đối
mặt với khả năng chọn nghề nghiệp cho tương lai. Đây là một quyết định
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hành trình cuộc sống. nhiều quan điểm
xoay quanh vấn đề này, một số người tin rằng việc nghe theo lời khuyên
của bố mnhững người đi trước quan trọng. Họ những lợi ích đặc
biệt, nhưng liệu quan điểm này có đúng không?
Chọn nghề nghiệp một quá trình quyết định phức tạp, đặt ra nhiều thách
thức. tác động sâu sắc đến tương lai của chúng ta. Một số người cho
rằng việc nghe theo lời khuyên từ gia đình những người kinh nghiệm
quan trọng. Họ quan điểm rằng những người này thể cung cấp
hướng dẫn tốt, dựa trên những kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, quan điểm
này chỉ đúng khi định hướng gia đình phù hợp với ước và khả năng
của cá nhân.
Ngày nay, có xu hướng mà nhiều gia đình và phụ huynh đặt quá nhiều áp
lực và quan tâm vào việc con phải học đại học. Điều này thường dẫn đến
việc chọn ngành theo các tiêu chí "hot", điểm cao mà không quan tâm đến
đam mê và khả năng nhân của học sinh. Nhiều bạn trẻ lựa chọn con
đường nghề nghiệp dựa trên áp lực hội và ý kiến của người khác, không
chú ý đến sở thích cá nhân. Điều này có thể dẫn đến tình trạng "thừa thầy
thiếu thợ" và mối lo ngại về thất nghiệp ngày càng tăng.
Một số người lại nhấn mạnh rằng quan trọng nhất phải chọn nghề dựa
trên đam nhân. Điều này ý đúng, vì khi học theo đuổi đam mê,
người ta động lực cao sẵn lòng đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên,
quan trọng nhất phải kết hợp đam mê với khả năng hiểu về bản
thân.
những tấm gương thành công như Bill Gates đã chọn con đường khác,
bỏ học đại học vẫn đạt được thành công. Tuy nhiên, điều này đi kèm
với những đau đớn khó khăn khôn lường. vậy, quan trọng nhất
phải biết mình muốn đi đâu, động lực sẵn sàng cố gắng. Tương
lai không nên bị định đoạt bởi người khác, nhưng cũng không nên mù
quáng theo đuổi những ước không thực tế. Sự sáng tạo sự tự chủ
sẽ là chìa khóa mở ra một tương lai tốt đẹp.
| 1/17

Preview text:

A. Dàn ý Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định. I. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận. II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề cần bàn luận:
- Nghề nghiệp là công việc mang lại cho con người thu nhập, được xã hội
công nhận và tạo ra những giá trị cho cộng đồng.
- Không phải sở thích hay năng khiếu nào cũng có thể phát triển theo
hướng nghiêm túc để trở thành sự nghiệp.
- Nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con
người, gắn bó với chúng ta lâu dài, ảnh hưởng đến bản thân ta và những người xung quanh.
- Việc lựa chọn là vấn đề quan trọng của đời người.
2. Phân tích, bàn luận về vấn đề:
a. Chọn nghề nghiệp theo định hướng của cha mẹ: - Ưu điểm:
+ Xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
+ Người trẻ không cần quá lo lắng khi ra trường vì có sự hậu thuẫn từ phía gia đình.
+ Ý kiến của cha mẹ góp phần định hướng cho con cái, tránh trường hợp mơ mộng viển vông. - Mặt trái chiều:
+ Con cái có nguy cơ trở thành những kẻ thụ động, ỷ lại nếu người lớn quá bao bọc.
+ Làm việc thiếu đam mê, bản thân người trẻ sẽ cảm thấy chán nản, nhụt chí.
b. Chọn nghề nghiệp theo quyết định của bản thân: - Ưu điểm:
+ Rèn luyện cho người trẻ sự độc lập, tự chủ.
+ Cho con người cơ hội sống hết mình với đam mê, đem lại hứng khởi trong cuông việc.
+ Thể hiện sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho con cái - Mặt trái chiều:
+ Người trẻ phải tự trang bị cho mình kĩ năng sống, thái độ, tài chính và
tâm lí vững vàng để đối mặt với khó khăn.
+ Xác định chính xác niềm đam mê, tránh “Đứng núi này trông núi nọ”.
c. Khẳng định lại vấn đề và đưa ra giải pháp:
- Các lựa chọn đều có những tính hai mặt nên ta nên cân nhắc giữa nhu
cầu thị trường cùng đam mê và năng lực của bản thân.
- Rèn luyện cho bản thân kiến thức, kĩ năng, thái độ lòng dũng cảm, ý chí
kiên cường khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. III. Kết bài
B. Văn mẫu Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định
1. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 1
Có một câu nói rất nổi tiếng: “Hãy chọn một công việc bạn yêu thích và
bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời”. Còn điều gì
hạnh phúc hơn là khi ta được làm điều mình yêu và yêu điều mình làm?
Thế nhưng hiện thực cuộc sống không bao giờ dễ dàng như vậy. Đứng
trước ngưỡng cửa cuộc đời, người trẻ thường băn khoăn nên nghe theo sự
sắp đặt của cha mẹ hay tự mình lựa chọn nghề nghiệp.
Nghề nghiệp là công việc mang lại cho chúng ta thu nhập, được xã hội
công nhận, và kiến tạo những giá trị cho cộng đồng. Ai cũng có những thú
vui, sở thích nhưng không phải niềm yêu thích nào cũng có thể phát triển
theo hướng nghiêm túc để trở thành sự nghiệp. Nghề nghiệp có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con người, gắn bó với chúng ta lâu
dài, ảnh hưởng đến bản thân ta và những người xung quanh. Việc lựa chọn
giữa thuận theo sự định hướng, sắp xếp của cha mẹ hay tự mình quyết
định nghề nghiệp là vấn đề muôn thưở trong xã hội.
Từ xưa, dân gian ta đã có câu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Câu nói
này đã phần nào thể hiện sức ảnh hưởng cũng như “quyền uy” của các bậc
phụ huynh đối với con cái. Khi xã hội phát triển hơn thì tư tưởng của
những người làm cha, làm mẹ cũng trở nên cởi mở hơn. Tuy nhiên, khi
các bạn trẻ bước vào giai đoạn lập nghiệp, nhiều bậc cha mẹ vẫn muốn
con cái đi theo con đường mà mình đã định hướng từ trước. Không ít
trường hợp cha mẹ bằng lòng cho phép người con sống tự do, được theo
đuổi sở thích nhưng đến một thời điểm sẽ phải quay về nối nghiệp gia
đình hoặc làm việc ở một nơi cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có những ông bố,
bà mẹ - vì những lí do như tài chính gia đình hay quan niệm về nghề
nghiệp của bản thân mà chỉ muốn con cái làm những công việc nhất định.
Về mặt bản chất, tất cả những điều trên đều xuất phát từ tình yêu thương
và sự lo lắng mà cha mẹ dành cho con. Không bậc phụ huynh nào lại muốn
con cái phải rời xa gia đình, làm việc vất vả và sống thiếu thốn. Về phía
các bạn trẻ, việc tuân theo định hướng của cha mẹ sẽ đem lại không ít lợi
ích. Ta bớt đi nỗi lo về việc loay hoay trên thị trường lao động nhờ có sự
hậu thuẫn từ phía gia đình. Không chỉ vậy, trong trường hợp người trẻ vẫn
đang mông lung, không tìm ra được hướng đi thích hợp, xoay vần với
những lý tưởng viển vông thì sự định hướng của cha mẹ chính là thứ đưa
chúng ta trở về với thực tế.
Bên cạnh nhiều lợi ích thì việc thuận theo ý kiến của cha mẹ luôn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ rủi ro. Con người luôn là những cá thể độc lập. Thanh thiếu
niên dễ dàng trở thành những kẻ thụ động, ỷ lại, ngạo mạn nếu người lớn
quá bao bọc, luôn “dọn đường” trước cho mọi bước đi của con. Ngoài ra,
thiếu đi niềm yêu thích với công việc, bản thân người trẻ sẽ cảm thấy chán
nản, nhụt chí, áp lực và sớm bỏ cuộc.
Tương tự, việc tự mình quyết định nghề nghiệp cũng mang tính hai chiều.
Tự quyết định tương lai của bản thân chính là cách để ta chứng tỏ sự độc
lập, chủ động trước mặt cha mẹ. Tuổi trẻ tươi đẹp và ngắn ngủi, nếu ta
không sống trọn vẹn với ước mơ của mình thì về sau sẽ hối hận vô cùng.
Không những thế, khi lựa chọn công việc mình yêu thích, ta sẽ làm việc
với 100% năng suất và đam mê. Ta khám phá ra những tiềm năng mới của
bản thân mà trước đây chưa từng được khai phá. Động lực nội tại, lòng tự
trọng, khát khao chinh phục sẽ là thứ giúp người trẻ vượt qua những khó
khăn, thất bại. Về phía các bậc cha mẹ, để con tự lựa chọn nghề nghiệp
cho thấy sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho con cái. Đúng như câu nói: “Sứ
mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho
chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”, cha mẹ cần giáo dục con tinh thần
tự chủ trong suy nghĩ và hành động, biết đấu tranh và chịu trách nhiệm
với những gì mình làm. Đồng nhất niềm hạnh phúc của mình với hạnh
phúc của con, cha mẹ sẽ thấu hiểu được con thay vì áp đặt, hạn chế tài
năng của con cái. Suy cho cùng, cha mẹ cũng chỉ đồng hành cùng con
trong một quãng cuộc đời, phần còn lại con phải tự bước đi. Chàng trai
Đỗ Minh Thịnh tốt nghiệp Cử nhân ngành Luật nhưng đã gác lại tấm bằng
ấy để lên Đà Lạt, thực hiện ước mơ xây dựng trang trại nông nghiệp sạch.
Khi thổ lộ quyết định của mình, Thịnh đã nhận được sự phản đối gay gắt
từ cha mẹ. Không từ bỏ, Thịnh vẫn quyết tâm theo đuổi khát vọng. Trên
con đường làm nghề, anh gặp không ít trở ngại. Sự thành công ngày hôm
nay của trang trại chính là câu trả lời rõ ràng cho ước mơ ngày đó của Thịnh.
Tuy nhiên, không phải viễn cảnh nào về việc theo đuổi ước mơ cũng ngập
tràn hạnh phúc. Tự mình bước đi đồng nghĩa với việc bạn trẻ phải tự trang
bị cho mình các hành trang như kĩ năng sống, thái độ, tài chính,… Ta cần
chuẩn bị một tâm lí vững vàng để đối mặt với mọi khó khăn, sẵn sàng học
hỏi mọi điều từ xã hội và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Có
những bạn trẻ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của gia đình
để đầu tư cho cái gọi là “đam mê” nhưng lại không học tập và làm nghề
một cách nghiêm túc. Điều này rất đáng phê phán.
Như vậy, các lựa chọn đều có những mặt ưu – khuyết điểm. Chúng ta nên
cân nhắc hoàn cảnh thực tế, năng lực của bản thân, xác định điều mình
yêu thích cùng lòng dũng cảm, ý chí kiên cường khi đứng trước ngưỡng
cửa nghề nghiệp. Bởi lẽ, dù bạn nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay
không thì người tạo ra thành quả và trực tiếp nhận lại kết quả vẫn chính là bạn.
Lỗ Tấn đã nói: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi
mãi thì thành đường thôi”. Đường đời muôn nẻo, lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp chính là cách để ta mưu cầu hạnh phúc cho mình.
2. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 2
Khoảng thời gian cuối cấp ba cũng là lúc rất nhiều phụ huynh, học sinh
băn khoăn về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai. Có rất nhiều người
cho rằng nên nghe theo lời bố mẹ và những người đi trước. Cũng có người
cho rằng nên chọn theo ý thích của bản thân. Vậy, ý kiến nào là đúng?
Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là một việc rất quan trọng. Nó
quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này. Vì thế, rất nhiều
người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước. Quan
niệm này cũng có ưu điểm. Đó là, bố mẹ và những người đi trước là những
người từng trải, có kinh nghiệm, họ sẽ có những định hướng tốt cho con
em mình. Tuy nhiên, nếu như định hướng của gia đình phù hợp với nguyện
vọng và khả năng của các bạn thì việc định hướng mới có tác dụng tốt nhất.
Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới
có thể thành công. Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải
là ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các
con em mình. Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi
người, mà không chọn theo ý thích của mình. Hay có những gia đình cố
gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các bạn ấy không hề
thích hoặc không có khả năng. Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các
bạn học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải đi học đại học”. Có lẽ chính
điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay.
Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn
lan. Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động.
Một số người thì cho rằng, nên chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào ý thích
của mình. Quan niệm này cũng có ý đúng, vì nếu dựa vào ý thích, các bạn
sẽ có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tòi và sáng tạo.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải biết dựa vào khả năng của mình để
chọn, chứ không chỉ dựa vào ý thích. Có thể bạn rất thích ca hát, nhưng
bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi
không bao giờ được giải, thì bạn chỉ nên coi ca hát là niềm đam mê bên
cạnh công việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát là nghề nghiệp trong tương lai.
Nhiều tấm gương bỏ học đại học mà vẫn thành công như Bill Gates,…,
nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn ở “trường đời”, họ học thông
qua trải nghiệm, qua cố gắng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải
biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường
đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi
người khác, cũng đừng quá mù quáng mà lao theo những thứ viển vông.
Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình.
3. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 3
Một ngôi nhà, dù đồ sộ hay bé nhỏ cũng cần nền móng vững chắc, kiên
cố. Một cây xanh, muốn trụ vững trước gió bão thì rễ phải ăn sâu vào lòng
đất mẹ. Mỗi người muốn có cuộc sống tốt đẹp, phải có nghề nghiệp ổn
định. Càng ngày lựa chọn nghề nghiệp càng là vấn đề thu hút sư quan lâm
của các bạn học sinh trung học phổ thông và nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên,
Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?
Với học sinh cuối cấp, giây phút cầm trên tay tập hồ sơ đăng kí tuyển sinh
có lẽ là giây phút hồi hộp nhất. Gần như lần đầu tiên trong đời, chúng ta
được và phải quyết định một việc hệ trọng- một việc có ảnh hưởng lâu dài
đến tương lai của chính bản thân. Việc thi trường nào đồng nghĩa với việc
sau này chúng ta làm nghề gì? Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư xây dựng, nhà thiết
kế thời trang, hoạ sĩ hay đơn thuần là một công nhân cơ khí, một nhân
viên văn phòng…?. Phân vân là nét tâm lí dễ hiểu ở hầu hết các bạn học
sinh thời điểm này. Vậy ta nên nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay đăng
kí theo sở thích của cá nhân mình?
Định hướng nghề nghiệp cho con cái luôn là vấn đề được các đấng sinh
thành quan tâm bởi cha mẹ nào cũng muốn con mình có được một công
việc ổn định, thu nhập cao và đạt nhiều thành công. Vì vậy, trong quá trình
chọn nghề, phụ huynh đã hướng con đến với một số ngành mà họ cho là tốt nhất.
Nguyên nhân của việc này có thể vì trong mắt cha mẹ, các con chưa va
chạm nhiều với cuộc sống, còn non nớt nên cần sự định hướng ngành học
đến từ người lớn. Bên cạnh đó, một số người lại mong muốn con nối
nghiệp gia đình hoặc thực hiện giấc mơ còn dang dở của họ.
Điều này đôi khi lại khiến các bạn học sinh cảm thấy áp lực vì phải gồng
mình thực hiện những gì cha mẹ muốn. Đã có nhiều trường hợp các bạn
chọn nghề theo ý gia đình nhưng lại đánh mất động lực học tập, thậm chí
bỏ ngang khiến mọi việc vừa dở dang vừa tốn công sức và tiền của. Tuy
nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ qua hoàn toàn những ý kiến, quan
điểm của phụ huynh, lý do vì đây là những điều đã được đúc kết qua nhiều
năm kinh nghiệm làm việc của họ. Đôi khi đó lại là những lời khuyên hữu
ích giúp bạn có thể xem xét và chọn được ngành học phù hợp với mình.
Sự phát triển của kinh tế trong những năm gần đây đã làm đất nước thay
đổi toàn diện, điều kiện học tập, nghiên cứu cho sinh viên không ngừng
được cải thiện. Thanh niên Việt Nam không chỉ cần cù, chăm chỉ mà còn
rất năng động, nhạy bén, dũng cảm chủ động trước mọi hoàn cảnh. Họ có
cơ hội thử thách mình trong những lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Họ
dám phiêu lưu với sự lựa chọn của mình, bất chấp sự lựa chọn ấy có thể
chưa mang đến họ thành công ngay lập tức. Hơn nữa, cũng như thanh niên
các nước trên thế giới, họ có tham vọng chính đáng là được làm giàu cho
chính bản thân và đất nước. Những ngành nghề phù hợp với xu thế phát
triển chung của thời đại chắc chắn sẽ giúp họ thực hiện được tham vọng
đó. Tất nhiên, trước khi đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp nào bất
cứ ai cũng sẽ phải cân nhắc rất nhiều điều.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa một trăm phần trăm các bạn học sinh
cuối cấp đều có ý thức về vấn đề đó. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh
trung học phổ thông thờ ơ với chính tương lai của mình. Họ không cho
rằng mình chọn trường nào, học nghề gì là quan trọng. Họ không đưa ra
được những tiêu chí để định lựa nghề nghiệp cho bản thân.
Như vậy, có thể thấy dù lựa chọn theo hướng nào cũng đều có mặt ưu
điểm và khuyết điểm của nó. Quan trọng là bạn phải là người hiểu rõ nhất
năng lực của bản thân, hiểu niềm đam mê của mình là gì và định hướng
để bạn thực hiện công việc đó như thế nào. Trả lời được những câu hỏi
này cùng với việc tham khảo thêm ý kiến của bố mẹ có lẽ bạn sẽ đưa ra
được quyết định đúng đắn nhất cho tương lai.
4. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 4
Mười tám tuổi, một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao lớn trong
cuộc sống, nơi bạn bắt đầu tự đi trên con đường của mình. Quyết định về
lựa chọn nghề nghiệp tại độ tuổi này không chỉ là một quyết định về sự
nghiệp, mà còn là một hành trình tìm kiếm về bản thân và mục tiêu cuộc sống.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự kết nối toàn cầu, quá trình
chọn nghề nghiệp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, vấn đề lớn là làm thế
nào để định hình một hướng đi phù hợp trong bối cảnh này. Hệ thống giáo
dục truyền thống vẫn chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức và
đào tạo đại học, trong khi giáo dục nghề nghiệp thường bị xem nhẹ.
Làm thế nào để giáo dục nghề nghiệp trở thành một phần quan trọng trong
hành trình lựa chọn nghề của thanh niên? Điều này đặt ra một thách thức
lớn khi chỉ có khoảng 30% học sinh có ý thức về sự lựa chọn nghề của
mình, trong khi số còn lại thường mơ hồ và dựa vào quyết định của gia đình và xã hội.
Chắp cánh cho sự phát triển này là sự chủ động và tích cực của thanh niên.
Việc chọn nghề không chỉ là việc học một ngành cụ thể và sau đó tìm
kiếm việc làm, mà là một quá trình linh hoạt và sáng tạo. Bạn hoàn toàn
có thể tự tìm kiếm cho mình một con đường phù hợp với hoàn cảnh cá
nhân mà không bị ràng buộc bởi chính ngành nghề bạn học.
Đa dạng hóa học vụ, không nhất thiết phải học đại học, và sự đồng thời
học và làm việc có thể là những hướng đi có thể đem lại thành công. Việc
tìm hiểu và mày mò trong quá trình lựa chọn nghề cũng là một phần quan
trọng để phát triển bản thân và xác định đúng hướng đi.
Hãy để sự phát triển công nghệ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà là
một nguồn động viên cho cuộc sống của bạn. Hãy tránh lệ thuộc hoàn toàn
vào công nghệ và giữ cho sự chủ động và sáng tạo của bạn. Quan trọng
hơn, đừng để bất kỳ ai quyết định thay bạn về việc học hay làm gì. Hãy
tự mình định rõ hướng đi của mình để có một nghề nghiệp mang lại niềm hạnh phúc và ý nghĩa.
5. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 5
Có một triết lý rất phổ biến trong xã hội, đó là "Hãy chọn công việc mà
bạn đam mê, và bạn sẽ không bao giờ phải làm một ngày nào trong cuộc
đời." Sự hạnh phúc thực sự đến khi chúng ta có cơ hội theo đuổi đam mê
của mình và yêu công việc mà mình đang làm. Tuy nhiên, thực tế cuộc
sống thường không đơn giản như vậy. Khi đứng trước ngã rẽ của cuộc
đời, người trẻ thường đối mặt với quyết định quan trọng: liệu họ nên lắng
nghe lời khuyên từ cha mẹ và chọn nghề theo sự sắp đặt của họ, hay tự
lựa chọn đam mê cá nhân của mình.
Nghề nghiệp không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là cách chúng ta góp
phần vào xã hội và tạo ra giá trị. Mỗi người đều có những sở thích và đam
mê riêng, nhưng không phải tất cả đều có thể trở thành nghề nghiệp
nghiêm túc. Lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống cá
nhân và mối quan hệ xã hội của chúng ta. Quyết định giữa việc theo đuổi
sự sắp đặt từ cha mẹ hay tự lựa chọn nghề nghiệp là một thách thức lớn
mà mỗi người trẻ đều phải đối mặt.
Truyền thống Việt Nam có một câu tục ngữ: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy." Tuy nhiên, theo thời gian, quan điểm này đã trở nên linh hoạt hơn.
Khi bước vào thế giới chuyên nghiệp, nhiều cha mẹ vẫn muốn con cái
theo đuổi con đường mà họ đã chọn trước đó. Sự phản đối có thể xuất phát
từ tình yêu thương và lo lắng, nhưng đôi khi nó cũng có thể làm cho thanh
thiếu niên trở nên phụ thuộc và thiếu sự tự chủ. Tình cảm giữa cha mẹ và
con cái đòi hỏi sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nơi con cái có thể tự lựa
chọn con đường mà họ cảm thấy đúng đắn.
Mặc dù việc nghe theo lời khuyên của cha mẹ có thể mang lại sự ổn định
và hỗ trợ, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Con người là cá thể độc lập,
và sự tự lập có thể giúp thanh thiếu niên trở nên chủ động và tự tin. Tuy
nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với những khó
khăn và áp lực của cuộc sống. Việc lựa chọn con đường nghề nghiệp
không chỉ là quyết định về công việc, mà còn là hành trang về kỹ năng
sống, thái độ, và tâm lý mạnh mẽ để vượt qua mọi thách thức.
Tự lựa chọn nghề nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích. Điều này là cơ hội
để thanh thiếu niên thể hiện sự độc lập và chủ động trước cha mẹ. Việc
theo đuổi đam mê cá nhân giúp họ sống trọn vẹn với bản thân và hối hận
ít hơn trong tương lai. Thậm chí, khi làm việc với niềm đam mê, họ sẽ tìm
thấy động lực nội tại, lòng tự trọng, và khát khao chinh phục những thách
thức. Tuy nhiên, để thành công, họ cũng cần chuẩn bị tâm lý mạnh mẽ và
sẵn sàng đối mặt với những khó khăn.
Cuối cùng, quá trình lựa chọn nghề nghiệp là một hành trình đầy thách
thức và ý nghĩa. Chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh, năng lực,
và đam mê của bản thân. Quan trọng nhất, lòng dũng cảm và ý chí kiên
cường là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi quyết định. Bất kể
người trẻ lựa chọn nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay tự quyết định con
đường của mình, họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp và chịu trải
nghiệm kết quả của quyết định đó.
Như lời của Lỗ Tấn: "Trên mặt đất, không có đường, người ta đi mãi thì
thành đường." Điều quan trọng là chúng ta tự tạo ra con đường của mình,
định hình tương lai và mưu cầu hạnh phúc trong sự nghiệp của mình.
6. Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định mẫu 6
Khi bước vào giai đoạn cuối cấp ba, không ít phụ huynh và học sinh đối
mặt với khả năng chọn nghề nghiệp cho tương lai. Đây là một quyết định
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hành trình cuộc sống. Có nhiều quan điểm
xoay quanh vấn đề này, một số người tin rằng việc nghe theo lời khuyên
của bố mẹ và những người đi trước là quan trọng. Họ có những lợi ích đặc
biệt, nhưng liệu quan điểm này có đúng không?
Chọn nghề nghiệp là một quá trình quyết định phức tạp, đặt ra nhiều thách
thức. Nó tác động sâu sắc đến tương lai của chúng ta. Một số người cho
rằng việc nghe theo lời khuyên từ gia đình và những người có kinh nghiệm
là quan trọng. Họ có quan điểm rằng những người này có thể cung cấp
hướng dẫn tốt, dựa trên những kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, quan điểm
này chỉ đúng khi định hướng gia đình phù hợp với ước mơ và khả năng của cá nhân.
Ngày nay, có xu hướng mà nhiều gia đình và phụ huynh đặt quá nhiều áp
lực và quan tâm vào việc con phải học đại học. Điều này thường dẫn đến
việc chọn ngành theo các tiêu chí "hot", điểm cao mà không quan tâm đến
đam mê và khả năng cá nhân của học sinh. Nhiều bạn trẻ lựa chọn con
đường nghề nghiệp dựa trên áp lực xã hội và ý kiến của người khác, không
chú ý đến sở thích cá nhân. Điều này có thể dẫn đến tình trạng "thừa thầy
thiếu thợ" và mối lo ngại về thất nghiệp ngày càng tăng.
Một số người lại nhấn mạnh rằng quan trọng nhất là phải chọn nghề dựa
trên đam mê cá nhân. Điều này có ý đúng, vì khi học theo đuổi đam mê,
người ta có động lực cao và sẵn lòng đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên,
quan trọng nhất là phải kết hợp đam mê với khả năng và hiểu rõ về bản thân.
Có những tấm gương thành công như Bill Gates đã chọn con đường khác,
bỏ học đại học và vẫn đạt được thành công. Tuy nhiên, điều này đi kèm
với những đau đớn và khó khăn khôn lường. Vì vậy, quan trọng nhất là
phải biết rõ mình muốn đi đâu, có động lực và sẵn sàng cố gắng. Tương
lai không nên bị định đoạt bởi người khác, nhưng cũng không nên mù
quáng theo đuổi những ước mơ không thực tế. Sự sáng tạo và sự tự chủ
sẽ là chìa khóa mở ra một tương lai tốt đẹp.