Nghi thức ngoại giao | Nghiệp Vụ Ngoại Giao | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Nghi thức ngoại giao bao gồm các quy định về giao tiếp, ứng xử, trang phục, cách thức tổ chức các sự kiện và cuộc họp, cũng như các quy tắc về an ninh, văn hóa và tôn trọng giữa các quốc gia. Việc hiểu và tuân thủ nghi thức ngoại giao không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao mà còn là chìa khóa để thành công trong môi trường quốc tế.

lOMoARcPSD| 41487872
MỤC LỤC
PHẦN 1. DẪN NHẬP ..............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .........................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................................................5
7. Bố cục của tiểu luận .........................................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG ...............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CÁC TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................7
1.1 Ngoại giao ........................................................................................................................7
1.1.1 Định nghĩa .................................................................................................................7
1.1.2 Vai trò ........................................................................................................................8
1.2 Lễ tân ngoại giao ..........................................................................................................14
1.2.1 Định nghĩa ...............................................................................................................14
1.2.2 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao .....................................................................14
1.3 Nghi thức ngoại giao ....................................................................................................18
1.3.1 Định nghĩa ...............................................................................................................18
1.3.2 Các hình thức thăm cấp cao ....................................................................................18
1.3.3 Nghi thức đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp cao đến Việt Nam ...................20
1.3.4 Xu hướng đơn giản trong nghi thức ngoại giao ......................................................23
1.3.5 Các nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt .................................................................25
CHƯƠNG 2. NGHI THỨC NGOẠI GIAO GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM - HÀN QUỐC
QUA LỄ ĐÓN TỔNG THỐNG HÀN QUỐC MOON JAE-IN THĂM CẤP NHÀ NƯỚC
TỚI VIỆT NAM (22 - 24/03/2018) VÀ LỄ ĐÓN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN
PHÚC THĂM CẤP NHÀ NƯỚC TỚI ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (04 - 06/12/2022) ..........30
2.1 Đặc điểm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.................................................30
2.2 Nghi thức đón, tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thăm cấp Nhà nước tới Việt
Nam (22 24/03/2018) ........................................................................................................33
2.2.1 Đón tại sân bay ........................................................................................................33
2.2.2 Lễ đón chính thức ....................................................................................................35
2.2.3 Gặp hẹp và hội đàm .................................................................................................38
lOMoARcPSD| 41487872
2.2.4 Tiệc chiêu đãi cấp nhà nước ....................................................................................43
2.2.5 Các hoạt động khác của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến thăm cấp
nhà nước tới Việt Nam ......................................................................................................45
2.2.6 Tiễn tại sân bay........................................................................................................46
2.3 Nghi thức đón, tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Đại
Hàn Dân Quốc ( 04 – 06/12/2022) .....................................................................................47
2.3.1 Đón tại sân bay ........................................................................................................47
2.3.2 Lễ đón chính thức ....................................................................................................49
2.3.3 Hội đàm và họp báo.................................................................................................52
2.3.4 Tiệc chiêu đãi...........................................................................................................57
2.3.5 Các hoạt động khác của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm cấp nhà
nước tới Hàn Quốc ...........................................................................................................60
2.3.6 Tiễn tại sân bay........................................................................................................62
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUYẾN THĂM
65
3.1 Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ...........................65
3.2 Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ............................66
3.3 Thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc .........................68
KẾT LUẬN .............................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................73
lOMoARcPSD| 41487872
1.2.2 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao
a) Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau
Đó là tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau,
tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục, tập quán của nhau.
Những biểu tượng quốc gia gồm có:
- Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước;
- Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho một nước;
- Quốc ca (nhạc và lời) là bài hát chính thức của một nước, được hát trong những
dịp trọng đại;
- Quốc thiều là nhạc của Quốc ca;
- Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Những biểu tượng đó mang tính chất thiêng liêng vật tượng trưng cho chủ
quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng, chu đáo.
Mỗi nước quy định chính thức về mặt nhà nước vnghi thức ứng xử như thế
nào. dụ đối với Quốc kỳ, pháp lệnh nhà nước quy định nơi treo (công sở, quan, đại
diện ngoại giao nước ngoài), dịp nào (đón nguyên thủ quốc gia), kích thước, thái độ
công dân (chào cờ), xử lý quốc kỳ (cách kéo lên, hạ xuống, hủy cờ vũ, cờ tang…).
Mọi vi phạm bị đánh giá xúc phạm thể diện quốc gia, lòng tự trọng tự hào dân
tộc (viết sai quốc hiệu, kéo sai cờ, cử hành sai quốc ca quốc thiều, cờ, đốt cờ…) s
bị đáp lại một cách tương xứng (cần tìm hiểu và phân biệt động cơ sai phạm để có thái độ
đáp lại phù hợp). Mỹ nước bị cờ, đốt cờ nhiều nhất, kế đó Israel. (Võ Anh Tuấn,
2005, tr.51-53)
Những biểu tượng quốc gia Việt Nam
- Quốc hiệu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (2-7-1976).
lOMoARcPSD| 41487872
- Quốc kỳ: Điều 141 Hiến pháp m 1992 quy định “Quốc kỳ nước Cộng hòa
hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ,
giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
- Quốc huy: Theo Điều 142 Hiến pháp năm 1992: “Quốc huy nước Cộng hòa hội
chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, giữa ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh
bông lúa, dưới nửa bánh xe răng dòng chữ: Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
- Quốc ca: Theo Điều 143 Hiến pháp năm 1992: “Quốc ca nước Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”. (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.53-56)
Tôn trọng phong tục tập quán của nhau
Lễ tân ngoại giao cần tìm hiểu những đặc điểm dân tộc, văn hóa, tôn giáo của các
đối tác để ứng xử đúng nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau”. Cần hết sức chú ý những trường
hợp nhạy cảm về chính trị (giữa Trung Quốc Đài Loan), về tôn giáo (đạo Hồi)... (Võ
Anh Tuấn, 2005, tr.57)
b) Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
Đây một nguyên tắc rất bản của pháp luật quốc tế, được ghi trong Hiến
Chương Liên Hợp Quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao:
Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi: “Liên Hợp Quốc được xây dựng trên
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên”.
Điều 47 Công ước Viên nhấn mạnh: “Trong khi thi hành những điều khoản của
Công ước nàysẽ không sự phân biệt đối xử giữa các nước”. (Võ Anh Tuấn, 2005,
tr.57-58)
Nguyên tắc này ghi nhận sự công bằng trong việc đối xử giữa các quốc gia với nhau
không phụ thuộc vào nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa,… của từng nước. Trong
hoạt động đối ngoại, tất cả các quốc gia đều những thực thể độc lập, chủ quyền
bình đẳng với nhau về mặt pháp lý chứ không phân biệt địa vị trên dưới, mạnh yếu giữa
lOMoARcPSD| 41487872
các quốc gia. Bởi lẽ, tất cả những yếu tố dùng để phân chia địa vị giữa các quốc gia như
chế độ chính trị, tiềm lực kinh tế, khả năng quốc phòng,… đều không phải những yếu
tố bất biến thể thay đổi theo thời gian. Nếu như sự phân biệt đối xử giữa các
nước dựa trên những yếu tố này thì khi chúng thay đổi, quy tắc đối xử đối với nước đó
cũng sẽ phải thay đổi theo. Hơn nữa, thể gây nên những sự rạn nứt trong quan hệ
các nước khi sự đối xcủa một nước với c nước khác nhau lại khác nhau, có thể gây
ảnh hưởng tới tình hình thế giới nói chung (Trung Dũng, 2016). Tuy nhiên, không nên
hiểu nguyên tắc bình đẳng một cách tuyệt đối trừu tượng. Lễ tân ngoại giao phải biết
vận dụng nguyên tắc này một ch khôn khéo, phù hợp thực tế tình hình cụ thể đòi hỏi
phải có cách ứng xử khác.
Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử thể hiện cụ thể nhất trong ngoại
giao đa phương, khi tổ chức những hội nghị quốc tế hoặc đón cùng một lúc nhiều đoàn
nước ngoài nhân những sự kiện trọng đại của nước mình: Ban tổ chức cần đối xử bình
đẳng về mặt lễ tân giữa các loại đoàn khách tham dự: lớn đông dân, nhỏ ít dân
(Công quốc Monaco rộng 2km2 với 29.972 dân - năm 2000), giàu (G7) nghèo (đang
phát triển), chế đchính trị - hội (xã hội chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, bản chủ
nghĩa. quân chủ hay cộng hòa…). (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.58)
Không phân biệt đối xvề dân tộc, văn hóa: Cần khắc phục tiềm thức phân biệt đối
xử về màu da (trắng, đen), tôn giáo, tự cao tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài,
nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam. (Võ
Anh Tuấn, 2005, tr.59)
c) Nguyên tắc có đi có lại
Nguyên tắc này hệ quả logic của 2 nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối
xử như thế nào thì bên kia quyền đáp lại như vậy, còn được gọi “quyền trả đũa”.
Nguyên tắc này được áp dụng trong những trường hợp mức độ ởng các quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao rộng hay hẹp. (Trung Dũng, 2016)
d) Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc
lOMoARcPSD| 41487872
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) Công ước quốc tế quy định đầy đủ
nhất các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Công ước Viên khẳng định mục đích của việc
ưu đãi, miễn trừ không để làm lợi cho các nhân tạo điều kiện thuận lợi để cho c
quan đại diện ngoại giao các nhà ngoại giao thực hiện hiệu quả các chức năng
của họ với cách đại diện cho ớc cử. Việc kết công ước này sẽ góp phần vào
việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước
hội khác nhau. nước đã tham gia ng ước Viên về quan hệ ngoại giao, ngày
23/8/1993 Nhà ớc ta đã ban hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam ”; ngày 30/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 73-CP quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh.
Các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ quy định tại Pháp lệnh có nghĩa
vụ:
- Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;
- Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào
mục đích trái với chức năng chính thức của mình. (Trung Dũng, 2016).
1.3.4 Xu hướng đơn giản trong nghi thức ngoại giao
Được hình thành từ nhiều thế kỷ trước đây, nghi lễ ngoại giao đặc biệt phức tạp, cầu kỳ
dưới chế độ phong kiến. Nhà nước phong kiến dựa vào thần quyền mặt tiêu cực lạc hậu
của một số học thuyết để đề cao nghi lễ, nhằm đảm bảo trật tự hội, củng cố quyền hành,
đồng thời phô trương sức mạnh sự giàu sang với nước ngoài. Nghi lễ ngoại giao áp dụng
hiện nay trong nhiều nước còn mang tính chất phong kiến. Một số nước bản theo chế độ
quân chủ vẫn còn duy tnhiều hình thức cầu kỳ, rườm của lễ nghi cung đình thuở trước.
Trong khi nghi lễ một snước bản phát triển đang từng bước đơn giản hơn, thiết thực
hơn thì nghi lễ nhiều nước nhỏ hoặc mới giành độc lập vẫn giữ lại nhiều tính chất phô
trương, hình thức của nghi lễ các đế quốc thống trị trước đây.
lOMoARcPSD| 41487872
Trước sự phát triển của quan hệ quốc tế, vấn đề đơn giản nghi lễ ngoại giao hiện nay
đang được đặt ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều quy định về nghi lễ ngoại giao được
hình thành trong thời gian trước kia, khi quan hệ ngoại giao những hoạt động quốc tế
ít hơn so với hiện nay. những nghi thức đề ra từ thời xa xưa, nay vẫn tồn tại hiệu
lực hầu như nguyên vẹn, mặc điều kiện cuộc sống ngày nay đã thay đổi. dụ, nghi thức
trình Thư ủy nhiệm của các đại diện ngoại giao được đề ra từ thời phong kiến với những cỗ
xe xa hoa, những trang phục lộng lẫy, có đội nhạc binh, có đơn vị danh dự...
biểu hiện cho sự giàu sang sức mạnh của những nước tham dự. Cho đến nay nhiều
nước những điều bản của nghi thức đó còn được giữ lại. ràng trong điều kiện
hiện nay nghi thức đó không phù hợp với ý nghĩa của sự kiện.
Xu hướng chung hiện nay cải tiến nghi thức lễ tân theo ớng đơn giản hơn, bỏ
bớt phần phô trương hình thức, tốn kém và không có nội dung, giữ lại phần thiết thực cần
thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ biểu hiện sự tôn
trọng lẫn nhau trong giao thiệp quốc tế. Những năm gần đây, nhiều nước đã đơn giản
nghi thức ltân, đặc biệt trong việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, bỏ bớt c nghi
thức hào nhoáng, tốn kém, làm phức tạp chuyến thăm, làm mất nhiều thì giờ của lãnh đạo
nhân dân. Cuộc họp cấp cao các ớc nhóm G7 đầu tháng 7 năm 1993 Tokyo cũng
đã quyết định giảm bớt phần lễ nghi, thủ tục về số nhân viên các phái đoàn kể từ hội nghị
tới ở Italia.
Trong nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia, nhiều nước đã bỏ lệ cho đội máy bay
phản lực ra biên giới hộ tống chuyên của khách, bỏ lệ bắn đại bác chào mừng, bỏ lệ
mời đoàn ngoại giao tham dự đón tiễn chiêu đãi. Trong nghi thức đón Thủ ớng
chính phủ, một số nước đã bỏ lệ cử quốc thiều duyệt đội danh dự. Xu hướng đơn giản
cũng được thể hiện trong việc không tổ chức lễ đón tuyển chính thức các đoàn cấp cao
sân bay làm trung tâm thành phố. Liên trước đây Nga (hiện nay), lễ đón
chính thức Nguyên thủ quốc gia được tổ chức tại Cung điện Kremlin, Mỹ tại vườn
hồng phía nam Nhà Trắng, Trung Quốc lễ đón chính thức Nguyên thủ quốc gia Thủ
tướng Chính phủ đều tổ chức ở quảng trường Đại Lễ đường, ở Ấn Độ trước dinh Tổng
lOMoARcPSD| 41487872
thống, Indonesia trong dinh Độc Lập v.v... Những năm gần đây nhiều nước tổ chức lễ
đón với nghi thức trọng thể, còn lễ tiễn làm rất đơn giản.
Việc huy động quần chúng tham gia đón tiễn tổ chức mít tinh chào mừng ngày
càng hạn chế. Việc tổ chức chiêu đãi trao tặng phẩm ngày càng đơn giản tiết kiệm.
Tặng phẩm, nếu thường vật lưu niệm rất giản dị, tính dân tộc. Nhìn chung trong
công tác đón tiếp các đoàn khách quốc tế các nước ngày càng chú ý vấn đề tiết kiệm.
nước quy định thời gian tối đa cho các cuộc thăm chính thức, kể cả cuộc thăm cấp
Nguyên thủ quốc gia. Có nước quy định có thành viên tối đa của các đoàn được nước chủ
nhà đài thọ. Nếu đòan đi với số lượng đông hơn thì đối với số người đi quá đoàn phải tự
đài thọ. Đoàn cũng phải tự đài thọ phí tổn trong những ngày ở quá thời gian.
Xu ớng đơn giản cũng thể hiện cả vấn đề trang phục trong hoạt động đối
ngoại. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tập quán mặc đồng phục ngoại giao được
giảm nhiều. Những ớc mới thành lập không đề ra đồng phục ngoại giao xu hướng
chung mặc thường phục trong mọi trường hợp ngày càng phbiến. Hiện nay, trong
hoạt động đối ngoại, trừ một ít lễ tiết quy định về lễ phục nhất những nước quân
chủ, còn ngoài ra tập quán cho phép ăn mặc ơng đối thoải mái, không quá câu nệ về
màu sắc, không nhất thiết trong mọi hoạt động quần và áo phải đồng màu. Một vài trường
hợp trước đây đòi hỏi màu đen thì nay cũng có thể thay thế bằng màu sẫm, kể ctrong lễ
tang. (Chế Cương, 1993, tr.21 -22)
1.3.5 Các nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt
a) Lễ tân ngoại giao “phá cách” Cuba dành cho Việt Nam
Theo thông lệ quốc tế, lễ tân ngoại giao ngày càng giản tiện, giữ lại những chi tiết
chính để tiết kiệm thời gian, tránh rườm rà. Trong xu thế đó, lễ n ngoại giao Việt Nam
Cuba cũng không ngoại lệ, vẫn đúng theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn gần gũi, thân
tình với những tình huống phá cách thú vị.
Từng nhiều năm gắn với đất nước Cuba thực hiện nhiệm vụ ngoại giao tại
đây, Đại sứ Phạm Tiến Tư, là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba được chứng
lOMoARcPSD| 41487872
kiến nhiều câu chuyện thú vị trong nghi lễ ngoại giao của ớc bạn. Trong nghi thức lễ
tân ngoại giao Cuba dành cho Việt Nam những điều vượt lên trên nghi thức ngoại
giao thông thường, đó là sự “phá cách”.
Sau nghi thức đón chính thức tại Cung Cách mạng, duyệt đội danh dự, đặt vòng hoa
tại tượng đài José Marti thì bao giờ Lãnh đạo Cuba cũng đến thăm nơi nghỉ của đoàn Việt
Nam rất thân tình trao đổi những vấn đề cần thiết. Việt Nam Cuba mối quan hệ
hết sức đặc biệt nhờ những điểm tương đồng có tính chất lịch sử. Hai dân tộc có cùng quá
trình lịch sử kiên cường chống giặc ngoại xâm để giành độc lập dân tộc, đều những vị
lãnh tụ tầm cỡ quốc tế đứng đầu, như José Marti, Fidel Castro của Cuba hay như Hồ
Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyên Giáp của Việt Nam có chung tưởng y dựng
nhà nước hội chủ nghĩa. thế trong nghi thức lễ tân ngoại giao Cuba dành
cho Việt Nam có những điều vượt lên trên nghi thức ngoại giao thông thường.
Thời điểm năm 1966, khi Việt Nam đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có
hai đoàn Việt Nam sang thăm Cuba. Đoàn thnhất do ông Hoàng Quốc Việt - Ủy viên
thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách vấn đề vận động quốc tế ủng hộ cho cuộc kháng chiến
cứu nước của Việt Nam dẫn đầu. Chủ tịch Fidel đã đón tiếp đoàn cùng trang trọng
thân tình theo đúng thông lệ. Tuy nhiên, tới đoàn thứ hai do Anh hùng Đinh Núp dẫn đầu
sang thăm Cuba, ông Fidel đã không chỉ tiếp Anh hùng Núp n trực tiếp lái xe đưa
người anh hùng của Việt Nam đi thăm các sở, lực lượng trang. Cuba, người dân
rất đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong nhà mỗi người dân, ảnh lãnh tụ quốc tế
như Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin thường treo ng với ảnh Chtịch Hồ Chí Minh
hay những anh hùng khác của Việt Nam như Nguyễn Văn Trỗi, Đinh Núp… Điều đó nói
lên rằng, người dân Cuba không chỉ đề cao những vị nguyên thủ quốc gia tầm cỡ quốc tế
mà còn rất trân quý những người anh hùng cách mạng.
Năm 1979, nhân Hội nghị lần thứ 6 của Phong trào Không liên kết họp tại Cuba,
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Cuba. Hai nhà nh đạo đã
nhiều cuộc trò chuyện tại nơi của Thủ ớng hay nơi làm việc riêng của Chủ tịch,
liên quan đến việc giúp đỡ Campuchia (sau khi chế độ diệt chủng Pol Pot bị lật đổ) trở
lOMoARcPSD| 41487872
thành thành viên của Phong trào Không liên kết. Sau đó, Đoàn đi thăm bốn nước Mỹ
Latinh Mexico, Nicaragua, Panama Jamaica. Khi tiễn Thủ tướng Phạm Văn Đồng
ra tận sân bay, Chủ tịch Fidel nói: “Tôi xin cử một nửa số bảo vệ kề cận đã phục vụ i
mấy chục năm nay đi cùng đoàn đđảm bảo an toàn cho đồng chí”. Hành động đó được
đánh giá là chưa từng có trong lịch sử lễ tân ngoại giao thế giới. (Thảo Uyên, 2020)
b) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Nghi thức lễ tân ngoại giao
chưa từng có tiền lệ
Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow, bắt đầu chuyến thăm
chính thức Liên bang Nga. Đây chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận
Bình ngay sau khi tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba. Về phía Nga,
đây là chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài ở cấp cao nhất đến Moscow kể từ khi ông
Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tháng 2/2022.
Đầu tiên, theo thông báo chính thức từ phía Nga, người ra đón Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại sân bay Vnukovo-2 Phó Thủ tướng Chính phủ Dmitry
Chernyshenko. Thông thường, Nga không coi trọng nghi thức đón tại sân bay, trừ khi
yêu cầu từ đối tác. Đối với người Nga, nội dung hội đàm thỏa thuận được kết mới
ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, khi đối tác của Nga yêu cầu được đón tại sân bay thì
Điện Kremlin cũng sẽ đáp ứng, nhưng người được cử ra đón thường là Thứ trưởng Ngoại
giao phtrách khu vực liên hệ trực tiếp với nước đối tác. Lần đón tiếp này, Phó Thủ
tướng Chernyshenko được cử ra đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong thành
phần đón tiếp còn Thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực châu Á Andrei Rudenko,
Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov. Thành phần đoàn đón đông đủ cấp cao
như vậy cho thấy Moscow rất đề cao chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Thứ hai, vị trí nguyên thủ nước ngoài đứng chào quốc kỳ được bố trí ngay gần phía
chân cầu thang máy bay. Tấm thảm đỏ để đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng
rộng khoảng 3m (thông thường 1m hoặc 1,5m). Đây đều là những ưu tiên đặc biệt về
lễ tân, chưa từng có tiền lệ mà phía Nga thực hiện để chào đón ông Tập Cận Bình.
lOMoARcPSD| 41487872
Thứ ba, và quan trọng nhất, người đầu tiên đón ông Tập Cận Bình ngay chân cầu thang
máy bay được giới truyền thông coi là “nhân vật bí ẩn”, bởi người này đeo khẩu trang,
đứng quay lưng về phía máy quay và nói chuyện gần như trực tiếp bằng tiếng Trung với
ông Tập Cận Bình không thông qua phiên dịch ngay khi lãnh đạo Trung Quốc bước
xuống bậc cuối cùng của cầu thang máy bay. Nhiều người cho rằng nhân vật bí ẩn này
không phải ai khác mà là Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Anton Vaino. Chánh Văn
phòng Phủ Tổng thống là người bao quát toàn bộ lĩnh vực đối nội, đối ngoại của n
nước, chưa kể, người này đặc biệt thân cận và tin cẩn đối với Tổng thống Putin. (Vy
Anh, 2023)
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487872 MỤC LỤC
PHẦN 1. DẪN NHẬP ..............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .........................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ....................................................................5
7. Bố cục của tiểu luận .........................................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG ...............................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CÁC TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................7
1.1 Ngoại giao ........................................................................................................................7
1.1.1 Định nghĩa .................................................................................................................7
1.1.2 Vai trò ........................................................................................................................8
1.2 Lễ tân ngoại giao ..........................................................................................................14
1.2.1 Định nghĩa ...............................................................................................................14
1.2.2 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao .....................................................................14
1.3 Nghi thức ngoại giao ....................................................................................................18
1.3.1 Định nghĩa ...............................................................................................................18
1.3.2 Các hình thức thăm cấp cao ....................................................................................18
1.3.3 Nghi thức đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm cấp cao đến Việt Nam ...................20
1.3.4 Xu hướng đơn giản trong nghi thức ngoại giao ......................................................23
1.3.5 Các nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt .................................................................25
CHƯƠNG 2. NGHI THỨC NGOẠI GIAO GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM - HÀN QUỐC
QUA LỄ ĐÓN TỔNG THỐNG HÀN QUỐC MOON JAE-IN THĂM CẤP NHÀ NƯỚC
TỚI VIỆT NAM (22 - 24/03/2018) VÀ LỄ ĐÓN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN
PHÚC THĂM CẤP NHÀ NƯỚC TỚI ĐẠI HÀN DÂN QUỐC (04 - 06/12/2022) ..........30
2.1 Đặc điểm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.................................................30
2.2 Nghi thức đón, tiếp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In thăm cấp Nhà nước tới Việt
Nam (22 – 24/03/2018) ........................................................................................................33
2.2.1 Đón tại sân bay ........................................................................................................33
2.2.2 Lễ đón chính thức ....................................................................................................35
2.2.3 Gặp hẹp và hội đàm .................................................................................................38 lOMoAR cPSD| 41487872
2.2.4 Tiệc chiêu đãi cấp nhà nước ....................................................................................43
2.2.5 Các hoạt động khác của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến thăm cấp
nhà nước tới Việt Nam ......................................................................................................45
2.2.6 Tiễn tại sân bay........................................................................................................46
2.3 Nghi thức đón, tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Đại
Hàn Dân Quốc ( 04 – 06/12/2022) .....................................................................................47
2.3.1 Đón tại sân bay ........................................................................................................47
2.3.2 Lễ đón chính thức ....................................................................................................49
2.3.3 Hội đàm và họp báo.................................................................................................52
2.3.4 Tiệc chiêu đãi...........................................................................................................57
2.3.5 Các hoạt động khác của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm cấp nhà
nước tới Hàn Quốc ...........................................................................................................60
2.3.6 Tiễn tại sân bay........................................................................................................62
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUYẾN THĂM 65
3.1 Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ...........................65
3.2 Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ............................66
3.3 Thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc .........................68
KẾT LUẬN .............................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................73 lOMoAR cPSD| 41487872
1.2.2 Các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao
a) Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau
Đó là tôn trọng những gì là biểu trưng cho độc lập, chủ quyền quốc gia của nhau,
tôn trọng những đại diện quốc gia của nhau, tôn trọng phong tục, tập quán của nhau.
Những biểu tượng quốc gia gồm có:
- Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước;
- Quốc kỳ là cờ tượng trưng cho một nước;
- Quốc ca (nhạc và lời) là bài hát chính thức của một nước, được hát trong những dịp trọng đại;
- Quốc thiều là nhạc của Quốc ca;
- Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho một nước.
Những biểu tượng đó mang tính chất thiêng liêng vì là vật tượng trưng cho chủ
quyền quốc gia, tự hào dân tộc, cần được xử lý hết sức trân trọng, chu đáo.
Mỗi nước có quy định chính thức về mặt nhà nước về nghi thức ứng xử như thế
nào. Ví dụ đối với Quốc kỳ, pháp lệnh nhà nước quy định nơi treo (công sở, cơ quan, đại
diện ngoại giao ở nước ngoài), dịp nào (đón nguyên thủ quốc gia), kích thước, thái độ
công dân (chào cờ), xử lý quốc kỳ (cách kéo lên, hạ xuống, hủy cờ vũ, cờ tang…).
Mọi vi phạm bị đánh giá là xúc phạm thể diện quốc gia, lòng tự trọng và tự hào dân
tộc (viết sai quốc hiệu, kéo sai cờ, cử hành sai quốc ca – quốc thiều, xé cờ, đốt cờ…) sẽ
bị đáp lại một cách tương xứng (cần tìm hiểu và phân biệt động cơ sai phạm để có thái độ
đáp lại phù hợp). Mỹ là nước bị xé cờ, đốt cờ nhiều nhất, kế đó là Israel. (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.51-53)
Những biểu tượng quốc gia Việt Nam
- Quốc hiệu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-7-1976). lOMoAR cPSD| 41487872
- Quốc kỳ: Điều 141 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở
giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
- Quốc huy: Theo Điều 142 Hiến pháp năm 1992: “Quốc huy nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có
bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Quốc ca: Theo Điều 143 Hiến pháp năm 1992: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”. (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.53-56)
Tôn trọng phong tục tập quán của nhau
Lễ tân ngoại giao cần tìm hiểu những đặc điểm dân tộc, văn hóa, tôn giáo của các
đối tác để ứng xử đúng nguyên tắc “tôn trọng lẫn nhau”. Cần hết sức chú ý những trường
hợp nhạy cảm về chính trị (giữa Trung Quốc và Đài Loan), về tôn giáo (đạo Hồi)... (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.57)
b) Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
Đây là một nguyên tắc rất cơ bản của pháp luật quốc tế, được ghi rõ trong Hiến
Chương Liên Hợp Quốc và Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao:
Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc có ghi: “Liên Hợp Quốc được xây dựng trên
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên”.
Điều 47 Công ước Viên nhấn mạnh: “Trong khi thi hành những điều khoản của
Công ước này… sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa các nước”. (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.57-58)
Nguyên tắc này ghi nhận sự công bằng trong việc đối xử giữa các quốc gia với nhau
mà không phụ thuộc vào nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa,… của từng nước. Trong
hoạt động đối ngoại, tất cả các quốc gia đều là những thực thể độc lập, có chủ quyền và
bình đẳng với nhau về mặt pháp lý chứ không phân biệt địa vị trên dưới, mạnh yếu giữa lOMoAR cPSD| 41487872
các quốc gia. Bởi lẽ, tất cả những yếu tố dùng để phân chia địa vị giữa các quốc gia như
chế độ chính trị, tiềm lực kinh tế, khả năng quốc phòng,… đều không phải là những yếu
tố bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian. Nếu như có sự phân biệt đối xử giữa các
nước dựa trên những yếu tố này thì khi chúng thay đổi, quy tắc đối xử đối với nước đó
cũng sẽ phải thay đổi theo. Hơn nữa, nó có thể gây nên những sự rạn nứt trong quan hệ
các nước khi sự đối xử của một nước với các nước khác nhau lại khác nhau, có thể gây
ảnh hưởng tới tình hình thế giới nói chung (Trung Dũng, 2016). Tuy nhiên, không nên
hiểu nguyên tắc bình đẳng một cách tuyệt đối và trừu tượng. Lễ tân ngoại giao phải biết
vận dụng nguyên tắc này một cách khôn khéo, phù hợp thực tế tình hình cụ thể đòi hỏi
phải có cách ứng xử khác.
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử thể hiện cụ thể nhất trong ngoại
giao đa phương, khi tổ chức những hội nghị quốc tế hoặc đón cùng một lúc nhiều đoàn
nước ngoài nhân những sự kiện trọng đại của nước mình: Ban tổ chức cần đối xử bình
đẳng về mặt lễ tân giữa các loại đoàn khách tham dự: lớn và đông dân, nhỏ và ít dân
(Công quốc Monaco rộng 2km2 với 29.972 dân - năm 2000), giàu (G7) và nghèo (đang
phát triển), chế độ chính trị - xã hội (xã hội chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, tư bản chủ
nghĩa. quân chủ hay cộng hòa…). (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.58)
Không phân biệt đối xử về dân tộc, văn hóa: Cần khắc phục tiềm thức phân biệt đối
xử về màu da (trắng, đen), tôn giáo, tự cao và tự ti dân tộc, lịch sự với khách nước ngoài,
nhưng không ngần ngại uốn nắn ăn mặc, cử chỉ trái thuần phong mỹ tục Việt Nam. (Võ Anh Tuấn, 2005, tr.59)
c) Nguyên tắc có đi có lại
Nguyên tắc này là hệ quả logic của 2 nguyên tắc trên, hàm ý rằng khi một bên đối
xử như thế nào thì bên kia có quyền đáp lại như vậy, còn được gọi là “quyền trả đũa”.
Nguyên tắc này được áp dụng trong những trường hợp mức độ hưởng các quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao rộng hay hẹp. (Trung Dũng, 2016)
d) Kết hợp luật pháp quốc tế với quy định quốc gia và truyền thống dân tộc lOMoAR cPSD| 41487872
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) là Công ước quốc tế quy định đầy đủ
nhất các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Công ước Viên khẳng định mục đích của việc
ưu đãi, miễn trừ không để làm lợi cho các cá nhân mà tạo điều kiện thuận lợi để cho các
cơ quan đại diện ngoại giao và các nhà ngoại giao thực hiện có hiệu quả các chức năng
của họ với tư cách là đại diện cho nước cử. Việc ký kết công ước này sẽ góp phần vào
việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước và
xã hội khác nhau. Là nước đã tham gia Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, ngày
23/8/1993 Nhà nước ta đã ban hành “ Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam ”; ngày 30/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 73-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh.
Các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ quy định tại Pháp lệnh có nghĩa vụ:
- Tôn trọng luật pháp và phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;
- Không được sử dụng trụ sở của cơ quan và nhà ở của các thành viên cơ quan vào
mục đích trái với chức năng chính thức của mình. (Trung Dũng, 2016).
1.3.4 Xu hướng đơn giản trong nghi thức ngoại giao
Được hình thành từ nhiều thế kỷ trước đây, nghi lễ ngoại giao đặc biệt phức tạp, cầu kỳ
dưới chế độ phong kiến. Nhà nước phong kiến dựa vào thần quyền và mặt tiêu cực lạc hậu
của một số học thuyết để đề cao nghi lễ, nhằm đảm bảo trật tự xã hội, củng cố quyền hành,
đồng thời phô trương sức mạnh và sự giàu sang với nước ngoài. Nghi lễ ngoại giao áp dụng
hiện nay trong nhiều nước còn mang tính chất phong kiến. Một số nước tư bản theo chế độ
quân chủ vẫn còn duy trì nhiều hình thức cầu kỳ, rườm rà của lễ nghi cung đình thuở trước.
Trong khi nghi lễ ở một số nước tư bản phát triển đang từng bước đơn giản hơn, thiết thực
hơn thì nghi lễ ở nhiều nước nhỏ hoặc mới giành độc lập vẫn giữ lại nhiều tính chất phô
trương, hình thức của nghi lễ các đế quốc thống trị trước đây. lOMoAR cPSD| 41487872
Trước sự phát triển của quan hệ quốc tế, vấn đề đơn giản nghi lễ ngoại giao hiện nay
đang được đặt ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều quy định về nghi lễ ngoại giao được
hình thành trong thời gian trước kia, khi mà quan hệ ngoại giao và những hoạt động quốc tế
ít hơn so với hiện nay. Có những nghi thức đề ra từ thời xa xưa, nay vẫn tồn tại và có hiệu
lực hầu như nguyên vẹn, mặc dù điều kiện cuộc sống ngày nay đã thay đổi. Ví dụ, nghi thức
trình Thư ủy nhiệm của các đại diện ngoại giao được đề ra từ thời phong kiến với những cỗ
xe xa hoa, những trang phục lộng lẫy, có đội nhạc binh, có đơn vị danh dự...
biểu hiện cho sự giàu sang và sức mạnh của những nước tham dự. Cho đến nay ở nhiều
nước những điều cơ bản của nghi thức đó còn được giữ lại. Rõ ràng là trong điều kiện
hiện nay nghi thức đó không phù hợp với ý nghĩa của sự kiện.
Xu hướng chung hiện nay là cải tiến nghi thức lễ tân theo hướng đơn giản hơn, bỏ
bớt phần phô trương hình thức, tốn kém và không có nội dung, giữ lại phần thiết thực cần
thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ và biểu hiện sự tôn
trọng lẫn nhau trong giao thiệp quốc tế. Những năm gần đây, nhiều nước đã đơn giản
nghi thức lễ tân, đặc biệt trong việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, bỏ bớt các nghi
thức hào nhoáng, tốn kém, làm phức tạp chuyến thăm, làm mất nhiều thì giờ của lãnh đạo
và nhân dân. Cuộc họp cấp cao các nước nhóm G7 đầu tháng 7 năm 1993 ở Tokyo cũng
đã quyết định giảm bớt phần lễ nghi, thủ tục về số nhân viên các phái đoàn kể từ hội nghị tới ở Italia.
Trong nghi thức đón Nguyên thủ quốc gia, nhiều nước đã bỏ lệ cho đội máy bay
phản lực ra biên giới hộ tống chuyên cơ của khách, bỏ lệ bắn đại bác chào mừng, bỏ lệ
mời đoàn ngoại giao tham dự đón tiễn và chiêu đãi. Trong nghi thức đón Thủ tướng
chính phủ, một số nước đã bỏ lệ cử quốc thiều và duyệt đội danh dự. Xu hướng đơn giản
cũng được thể hiện trong việc không tổ chức lễ đón tuyển chính thức các đoàn cấp cao ở
sân bay mà làm ở trung tâm thành phố. Ở Liên Xô trước đây và ở Nga (hiện nay), lễ đón
chính thức Nguyên thủ quốc gia được tổ chức tại Cung điện Kremlin, ở Mỹ tại vườn
hồng phía nam Nhà Trắng, ở Trung Quốc lễ đón chính thức Nguyên thủ quốc gia và Thủ
tướng Chính phủ đều tổ chức ở quảng trường Đại Lễ đường, ở Ấn Độ trước dinh Tổng lOMoAR cPSD| 41487872
thống, ở Indonesia trong dinh Độc Lập v.v... Những năm gần đây nhiều nước tổ chức lễ
đón với nghi thức trọng thể, còn lễ tiễn làm rất đơn giản.
Việc huy động quần chúng tham gia đón tiễn và tổ chức mít tinh chào mừng ngày
càng hạn chế. Việc tổ chức chiêu đãi và trao tặng phẩm ngày càng đơn giản và tiết kiệm.
Tặng phẩm, nếu có thường là vật lưu niệm rất giản dị, có tính dân tộc. Nhìn chung trong
công tác đón tiếp các đoàn khách quốc tế các nước ngày càng chú ý vấn đề tiết kiệm. Có
nước quy định thời gian tối đa cho các cuộc thăm chính thức, kể cả cuộc thăm cấp
Nguyên thủ quốc gia. Có nước quy định có thành viên tối đa của các đoàn được nước chủ
nhà đài thọ. Nếu đòan đi với số lượng đông hơn thì đối với số người đi quá đoàn phải tự
đài thọ. Đoàn cũng phải tự đài thọ phí tổn trong những ngày ở quá thời gian.
Xu hướng đơn giản cũng thể hiện ở cả ở vấn đề trang phục trong hoạt động đối
ngoại. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai tập quán mặc đồng phục ngoại giao được
giảm nhiều. Những nước mới thành lập không đề ra đồng phục ngoại giao và xu hướng
chung là mặc thường phục trong mọi trường hợp ngày càng phổ biến. Hiện nay, trong
hoạt động đối ngoại, trừ một ít lễ tiết có quy định về lễ phục nhất là ở những nước quân
chủ, còn ngoài ra tập quán cho phép ăn mặc tương đối thoải mái, không quá câu nệ về
màu sắc, không nhất thiết trong mọi hoạt động quần và áo phải đồng màu. Một vài trường
hợp trước đây đòi hỏi màu đen thì nay cũng có thể thay thế bằng màu sẫm, kể cả trong lễ
tang. (Chế Cương, 1993, tr.21 -22)
1.3.5 Các nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt
a) Lễ tân ngoại giao “phá cách” Cuba dành cho Việt Nam
Theo thông lệ quốc tế, lễ tân ngoại giao ngày càng giản tiện, giữ lại những chi tiết
chính để tiết kiệm thời gian, tránh rườm rà. Trong xu thế đó, lễ tân ngoại giao Việt Nam
– Cuba cũng không là ngoại lệ, vẫn đúng theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn gần gũi, thân
tình với những tình huống phá cách thú vị.
Từng có nhiều năm gắn bó với đất nước Cuba và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao tại
đây, Đại sứ Phạm Tiến Tư, là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba được chứng lOMoAR cPSD| 41487872
kiến nhiều câu chuyện thú vị trong nghi lễ ngoại giao của nước bạn. Trong nghi thức lễ
tân ngoại giao mà Cuba dành cho Việt Nam có những điều vượt lên trên nghi thức ngoại
giao thông thường, đó là sự “phá cách”.
Sau nghi thức đón chính thức tại Cung Cách mạng, duyệt đội danh dự, đặt vòng hoa
tại tượng đài José Marti thì bao giờ Lãnh đạo Cuba cũng đến thăm nơi nghỉ của đoàn Việt
Nam rất thân tình và trao đổi những vấn đề cần thiết. Việt Nam và Cuba có mối quan hệ
hết sức đặc biệt nhờ những điểm tương đồng có tính chất lịch sử. Hai dân tộc có cùng quá
trình lịch sử kiên cường chống giặc ngoại xâm để giành độc lập dân tộc, đều có những vị
lãnh tụ có tầm cỡ quốc tế đứng đầu, như José Marti, Fidel Castro của Cuba hay như Hồ
Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có chung lý tưởng xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế mà trong nghi thức lễ tân ngoại giao mà Cuba dành
cho Việt Nam có những điều vượt lên trên nghi thức ngoại giao thông thường.
Thời điểm năm 1966, khi Việt Nam đang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có
hai đoàn Việt Nam sang thăm Cuba. Đoàn thứ nhất do ông Hoàng Quốc Việt - Ủy viên
thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách vấn đề vận động quốc tế ủng hộ cho cuộc kháng chiến
cứu nước của Việt Nam dẫn đầu. Chủ tịch Fidel đã đón tiếp đoàn vô cùng trang trọng và
thân tình theo đúng thông lệ. Tuy nhiên, tới đoàn thứ hai do Anh hùng Đinh Núp dẫn đầu
sang thăm Cuba, ông Fidel đã không chỉ tiếp Anh hùng Núp mà còn trực tiếp lái xe đưa
người anh hùng của Việt Nam đi thăm các cơ sở, lực lượng vũ trang. Ở Cuba, người dân
rất đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong nhà mỗi người dân, ảnh lãnh tụ quốc tế
như Karl Marx, Friedrich Engels, Lenin thường treo cùng với ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh
hay những anh hùng khác của Việt Nam như Nguyễn Văn Trỗi, Đinh Núp… Điều đó nói
lên rằng, người dân Cuba không chỉ đề cao những vị nguyên thủ quốc gia tầm cỡ quốc tế
mà còn rất trân quý những người anh hùng cách mạng.
Năm 1979, nhân Hội nghị lần thứ 6 của Phong trào Không liên kết họp tại Cuba,
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Cuba. Hai nhà lãnh đạo đã
có nhiều cuộc trò chuyện tại nơi ở của Thủ tướng hay nơi làm việc riêng của Chủ tịch,
liên quan đến việc giúp đỡ Campuchia (sau khi chế độ diệt chủng Pol Pot bị lật đổ) trở lOMoAR cPSD| 41487872
thành thành viên của Phong trào Không liên kết. Sau đó, Đoàn đi thăm bốn nước Mỹ
Latinh là Mexico, Nicaragua, Panama và Jamaica. Khi tiễn Thủ tướng Phạm Văn Đồng
ra tận sân bay, Chủ tịch Fidel nói: “Tôi xin cử một nửa số bảo vệ kề cận đã phục vụ tôi
mấy chục năm nay đi cùng đoàn để đảm bảo an toàn cho đồng chí”. Hành động đó được
đánh giá là chưa từng có trong lịch sử lễ tân ngoại giao thế giới. (Thảo Uyên, 2020)
b) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Nghi thức lễ tân ngoại giao
chưa từng có tiền lệ
Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Moscow, bắt đầu chuyến thăm
chính thức Liên bang Nga. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận
Bình ngay sau khi tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ ba. Về phía Nga,
đây là chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài ở cấp cao nhất đến Moscow kể từ khi ông
Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tháng 2/2022.
Đầu tiên, theo thông báo chính thức từ phía Nga, người ra đón Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại sân bay Vnukovo-2 là Phó Thủ tướng Chính phủ Dmitry
Chernyshenko. Thông thường, Nga không coi trọng nghi thức đón tại sân bay, trừ khi có
yêu cầu từ đối tác. Đối với người Nga, nội dung hội đàm và thỏa thuận được ký kết mới
là ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên, khi đối tác của Nga có yêu cầu được đón tại sân bay thì
Điện Kremlin cũng sẽ đáp ứng, nhưng người được cử ra đón thường là Thứ trưởng Ngoại
giao phụ trách khu vực có liên hệ trực tiếp với nước đối tác. Lần đón tiếp này, Phó Thủ
tướng Chernyshenko được cử ra đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong thành
phần đón tiếp còn có Thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực châu Á Andrei Rudenko,
Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Morgulov. Thành phần đoàn đón đông đủ và ở cấp cao
như vậy cho thấy Moscow rất đề cao chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Thứ hai, vị trí nguyên thủ nước ngoài đứng chào quốc kỳ được bố trí ngay gần phía
chân cầu thang máy bay. Tấm thảm đỏ để đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng
rộng khoảng 3m (thông thường là 1m hoặc 1,5m). Đây đều là những ưu tiên đặc biệt về
lễ tân, chưa từng có tiền lệ mà phía Nga thực hiện để chào đón ông Tập Cận Bình. lOMoAR cPSD| 41487872
Thứ ba, và quan trọng nhất, người đầu tiên đón ông Tập Cận Bình ngay chân cầu thang
máy bay được giới truyền thông coi là “nhân vật bí ẩn”, bởi người này đeo khẩu trang,
đứng quay lưng về phía máy quay và nói chuyện gần như trực tiếp bằng tiếng Trung với
ông Tập Cận Bình không thông qua phiên dịch ngay khi lãnh đạo Trung Quốc bước
xuống bậc cuối cùng của cầu thang máy bay. Nhiều người cho rằng nhân vật bí ẩn này
không phải ai khác mà là Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Anton Vaino. Chánh Văn
phòng Phủ Tổng thống là người bao quát toàn bộ lĩnh vực đối nội, đối ngoại của nhà
nước, chưa kể, người này đặc biệt thân cận và tin cẩn đối với Tổng thống Putin. (Vy Anh, 2023)