












Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA THƯƠNG MẠI
-----------oOo -----------
BÁO CÁO NHÓM CUỐI KỲ
TÊN HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU MARKETING ỨNG DỤNG
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 233_71MRKT40493_09
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA
CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO ĐẾN HÀNH VI MUA
SẮM BỐC ĐỒNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG NHÓM: TOMATOES
GVHD: ThS. VŨ VĂN HẢI
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2024 DANH SÁCH NHÓM MSSV Họ và Tên Đánh giá 2273401150362 Đổ Thị Lệ Hằng 2273401150055 Nguyễn Thị Lan Anh 2273401150526 Trương Phước Ka Ka 2273401150728 Nguyễn Ngọc Mai 2273401150814 Huỳnh Trần Tuyết Ngân 2273401150841 Nguyễn Thị Xuân Nghi 2273401150864 Lâm Thị Bích Ngọc 2273401151236 Nguyễn Hoàng Thanh Thanh 2273401151377 Nguyễn Hoàng Anh Thư
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. CÁC LÝ THUYẾT NỀN
1.1. Lý thuyết động cơ (Motivational theory)
Lý thuyết động cơ được xem là nền tảng cho việc giải thích các hành vi con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ. Trong nghiên cứu này, lý thuyết động cơ xã hội của
Murray (1938) và thuyết động cơ học hỏi dựa vào nhu cầu của McClelland (1953) được áp
dụng để giải thích cho việc hình thành khái niệm động cơ mua sắm và mô hình nghiên cứu.
Thuyết động cơ xã hội của Murray và thuyết động cơ học hỏi của McClelland đều đưa ra ba
nhu cầu: (I) Thành đạt là tìm cách vươn lên dẫn đầu, tranh đấu vì sự thành công và chịu
trách nhiệm giải quyết vấn đề; (II) Hoà nhập thúc đẩy con người kết bạn, trở thành thành
viên của các nhóm và liên kết với những người khác vì hiện nay, một nhu cầu đang gia tăng
là xu hướng chọn bạn/đối tác để có sự thoải mái hơn là để thành công trong công việc; (III)
Quyền lực là ước muốn có được và thực thi quyền kiểm soát đối với những người khác. Các
nhà nghiên cứu sau này cũng đưa những động cơ mua sắm tương ứng. Cụ thể, Joannis
(1993) phân làm ba loại: (I) Động cơ hưởng thụ nhằm thỏa mãn sự vui thích như ăn uống,
giải trí, du lịch, vui chơi…v.v, (II) Động cơ vì người khác nhằm làm việc tốt, việc thiện hoặc
tặng quà cho ai đó, và (III) Động cơ tự thể hiện nhằm thể hiện cho mọi người biết mình là ai,
đẳng cấp, địa vị xã hội như thế nào. Theo nghiên cứu của Baker và cộng sự (2011), trong
bối cảnh mua sắm tại trung tâm thương mại, có hai loại động cơ mua sắm chính là kiểm soát
mua sắm và sự quen thuộc trong mua sắm. Trong những năm gần đây, động cơ mua sắm
được thể hiện rất nhiều qua động cơ về kinh tế, thuận tiện, hưởng thụ và thực dụng.
1.2. Lý thuyết phản ứng kích thích (Stimulus Organism-Response - SOR)
Để hiểu rõ quá trình tác động của động cơ lên hành vi con người, nghiên cứu này sử
dụng mô hình lý thuyết SOR được đề xuất bởi Mehrabian và Russell (1974), dựa trên tâm lý
học về môi trường để giải thích một cách khoa học về hành vi người tiêu dùng. Mô hình
SOR (Hình 1) mô tả sự liên kết giữa các yếu tố đầu vào (kích thích), quá trình (chủ thể), đầu
ra (phản hồi), và giả định sự nhận thức của một cá nhân về môi trường (bối cảnh) ảnh hưởng
đến sự trải nghiệm, cuối cùng tác động đến các phản ứng hành vi 15,16. Mô hình SOR đã Trang 3
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
chia các phản ứng với những kích thích thành hai loại là: (1) Tiếp cận (bao gồm các hành
động tích cực, chẳng hạn như: Mong muốn khám phá, sự gắn kết với thương hiệu hoặc hành
vi mua ngẫu hứng); hoặc (2) né tránh (tức là không mong muốn thực hiện các hành động
tích cực). Hơn nữa, mô hình SOR cũng đề nghị các trải nghiệm về mặt nhận thức và cảm
xúc đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự kích thích và phản ứng hành vi. Dựa
vào những lập luận trên, nghiên cứu này phát triển và kiểm định một mô hình SOR mở rộng
để dự đoán hành vi của người tiêu dùng tiềm năng trong môi trường bán lẻ tại Việt Nam
bằng việc khám phá mối liên kết giữa sự kích thích (động cơ kiểm soát, thân mật và sĩ diện),
quá trình (các xu hướng mua sắm), và phản hồi (ý định mua sắm).
Hình 1: Mô hình lý thuyết kích thích phản ứng SOR
1.3. Hành vi mua sắm bốc đồng (Impulsive Buying Behavior)
Mua hàng bốc đồng đã trở thành tâm điểm của cuộc thảo luận trong lĩnh vực tiêu
dùng vào những năm 1940. Stern (1962) đã định nghĩa “mua hàng bốc đồng thường được
coi là đồng nghĩa với việc mua hàng không có kế hoạch”. Kollat & Willett (1969) mô tả
hành vi mua hàng bốc đồng là hành vi mua hàng bất ngờ, được thực hiện mà không có kế
hoạch trước khi bước vào một cửa hàng bán lẻ. Rook & Gardner (1993) đã định nghĩa mua
sắm bốc đồng là một hành vi không có kế hoạch liên quan đến việc ra quyết định nhanh
chóng và xu hướng mua sản phẩm ngay lập tức. Như vậy, mua hàng bốc đồng theo quan
điểm truyền thống được định nghĩa đơn giản là mua hàng không có kế hoạch. Tuy nhiên,
định nghĩa này đã bị chỉ trích ở chỗ hành vi “không có kế hoạch” không nhất thiết là “bốc
đồng” (Rook & Gardner, 1993).
Rook (1987) đã đưa ra một định nghĩa toàn diện về mua sắm bốc đồng, bao gồm ba
đặc điểm chính: Mua hàng không có kế hoạch, khó kiểm soát và có liên quan đến cảm xúc:
“Mua hàng bốc đồng xảy ra khi người tiêu dùng trải qua một trải nghiệm đột ngột, thường Trang 4
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
mạnh mẽ và dai dẳng để thúc giục mua một cái gì đó ngay lập tức. Stern (1962) đã đề xuất
phân loại hành vi mua hàng bốc đồng thành 4 loại: (1) Mua hàng bốc đồng thuần túy là hành
vi mua sắm bốc đồng nhằm tìm kiếm cảm giác mới lạ, phá vỡ phong cách mua sắm thông
thường; (2) Mua hàng bốc đồng gợi nhớ, xảy ra khi kiến thức được ghi nhớ về hàng hóa
“thúc đẩy” hành động mua hàng; (3) Mua hàng bốc đồng gợi ý, xảy ra khi khách hàng lần
đầu tiên nhìn thấy hàng hóa và hình thành nhu cầu về nó, mặc dù họ không có kiến thức
trước về sản phẩm; (4) Mua hàng bốc đồng có kế hoạch, xảy ra khi người mua đăng nhập
vào trang web với một số ý định mua hàng từ trước, nhưng lại có động cơ thực hiện các giao
dịch mua khác dựa trên các ưu đãi, chi phí thấp hoặc mong muốn mới phát sinh.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm bốc đồng
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua bốc đồng được chia thành hai loại chính: các
nhân tố ngoại sinh và các nhân tố nội sinh (Iyer & cộng sự, 2020)
Xét về các nhân tố ngoại sinh, bầu không khí của cửa hàng, quảng cáo, hình thức sản
phẩm và giá cả có thể tác động đến hành vi mua hàng bốc đồng (Mohan & cộng sự, 2013).
Xét về nhân tố nội sinh, đặc điểm người tiêu dùng, động cơ, cảm xúc, giới tính và
tuổi tác ảnh hưởng đến hành vi mua hàng bốc đồng (Amos & cộng sự, 2014).
Liên quan đến các yếu tố cảm xúc, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc mua
hàng bốc đồng có thể được thúc đẩy bởi các kích thích cảm xúc (Leverin & Liljander, 2006; Ahmed & cộng sự, 2020)
Nó có liên quan mật thiết đến những cảm xúc tiêu cực (Silvera & cộng sự, 2008)
Những cá nhân có nhiều triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm hơn có nhiều khả năng
biểu hiện mức độ bốc đồng cao hơn (Yu & cộng sự, 2020)
Bảng 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng bốc đồng của khách hàng Biến Nội dung
Nghiên cứu liên quan Nhân tố nội sinh
Người trẻ tuổi có khuynh hướng mua hàng bốc
đồng cao hơn người lớn tuổi và họ ít tự chủ hơn. Độ tuổi
Cụ thể, mua hàng bốc đồng diễn ra ở mức độ cao Wood (1998); Kacen và
hơn trong nhóm khách hàng từ 18 đến 39 tuổi và ở Lee (2002)
mức độ thấp hơn ở độ tuổi sau đó. Trang 5
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
Nữ giới có xu hướng mua hàng bốc đồng nhiều Giới tính Dittmar và cộng sự hơn nam giới. (1995)
Khả năng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết Yang và cộng sự (2011); Thu
định mua hàng của người tiêu dùng. Một người có Tinne (2011); Merugu và nhập
ngân sách hạn hẹp sẽ có ít xu hương mua hàng bốc Vaddadi (2017) đồng hơn. Tâm
Những cảm xúc tích cực và tiêu cực có thể lấn át Chang và cộng sự
trạng và suy nghĩ lý tính của người mua và khiến họ đưa ra (2011); Choudhary
cảm xúc những quyết định mua hàng đột ngột. (2014)
Mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác Saad & Metawie (2015); Lòng tự
từ việc có thể thỏa mãn được như cầu mua sắm Harmancioglu và cộng trọng
của bản thân, cũng là một động cơ thúc đẩy hành sự (2009) vi mua hàng bốc đồng.
Trình độ Trình độ học vấn là một nhân tố thúc đẩy người Yang và cộng sự (2011)
giáo dục tiêu dùng mua sắm một cách bốc đồng. Nhân tố ngoại sinh Chất lượng
Những yếu tố như thiết kế, mức đọ an toàn của Dawson & Kim (2009); website
website có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm. Wells và cộng sự (2018)
Quảng cáo là một công cụ hiệu quả để thu hút sự Quảng
chú ý của mọi người và chuyển đổi hành vi của họ Taush (2007); Abayi & cáo
một cách tích cực đối với các mặt hàng. Quảng
cáo thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Khoshtinat (2016)
ít nhất một lần trong đời. Khuyến
Các chương trình khuyến mãi là công cụ hiệu quả Yang và cộng sự (2011); mãi
nhằm kích thích khách hàng mua nhiều hàng hóa Merugu và Vaddadi
hoặc dịch vụ trong thời gian ngắn. (2017) Bình Chen & Li (2009); Tinne luận và
Các nhận xét về hàng hóa có thể khuyến khích (2011); Kem, Zhang và
đánh giá khách hàng mua các mặt hàng cụ thể. cộng sự (2018)
Nguồn: Nhóm Nghiên cứu tổng hợp, 2024
- Có 5 yếu tố dẫn bạn đến việc mua sắm bốc đồng:
Giá bán: Nhiều người có xu hướng mua sắm bốc đồng các mặt hàng có giá thấp hơn
là các mặt hàng giá cao, bởi khi mua sản phẩm giá rẻ họ có cảm giác sở hữu được nhiều món hàng. Trang 6
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
Chương trình khuyến mãi: Cụ thể như mua 3 tặng 1, giảm giá sập sàn 50-70% cho
hai sản phẩm, giảm giá trong thời gian giới hạn,… có thể dễ dàng khơi dậy động lực
mua hàng của mọi người.
Thời gian rảnh rỗi: Những người càng có nhiều thời gian rảnh trong ngày, thì họ
càng có nhiều khả năng mua sắm bốc đồng. Người ta thường nói, “rảnh rỗi sinh nông
nổi”, càng không có việc gì làm càng muốn kiếm ra chuyện để làm. Vừa hay, mua
sắm (đặc biệt là mua sắm online) là một công việc giết thời gian tuyệt vời.
Trạng thái cảm xúc: Những người đang có tâm trạng không vui như căng thẳng
trong công việc, cảm thấy cần an ủi hoặc cảm thấy lo lắng chán nản sẽ dễ có khả năng
mua sắm bốc đồng cao hơn để họ cải thiện tâm trạng, khiến bản thân vui vẻ ngay lập tức.
Livestream: Khi xem livestream, chúng ta dễ bị ảnh hưởng hơn là mua sắm trực
tuyến thông thường vì khi này người bán hàng có thể tương tác trực tiếp, trả lời các
câu hỏi, tung ra nhiều chương trình khuyến mãi ngắn hạn để tạo cảm giác cấp bách,
khan hiếm nhằm thúc đẩy người xem đưa ra quyết định “chốt đơn” nhanh chóng.
2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM BỐC ĐỒNG
2.1. Lý thuyết động cơ Maslow (Maslow’s Hierarchy Of Needs)
Lý thuyết động cơ của Maslow cố gắng giải thích tại sao trong những thời gian khác
nhau con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Theo Maslow có nhiều nhu
cầu cùng tồn tại trong một cá thể. Chúng cạnh tranh với nhau trong việc thỏa mãn, tạo ra
những xung đột làm phức tạp thêm cho quá trình ra quyết định mua Con người sẽ cố gắng
thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng và sau khi thoả mãn nhu cầu đó không còn
là động lực thúc đẩy hiện tại nữa và nhu cầu quan trọng kế tiếp lại trở thành động lực của hành động.
2.2. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM - Technology Acceptance Model)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) được phát triển
từ mô hình hành động hợp lý và hành vi dự định bởi (Davis, 1989) để dự đoán việc chấp
nhận các dịch vụ, hệ thống công nghệ thông tin. Mục đích của mô hình này là dự đoán khả Trang 7
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
năng chấp nhận của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm
cho nó được người dùng chấp nhận. Mô hình này gợi ý rằng khả năng chấp nhận của một hệ
thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính: tính hữu ích được cảm nhận và tính dễ
sử dụng được cảm nhận.
Theo TAM, ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “cảm nhận về tính hữu ích” và “cảm
nhận về việc dễ sử dụng” (Davis & cộng sự, 1989). Cảm nhận về tính hữu ích là “mức độ
mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của
họ” và cảm nhận về việc dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ
thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” (Davis, 1989, 320). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến,
cảm nhận về tính hữu ích đề cập đến mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng mua sắm trực
tuyến sẽ tăng cường hiệu quả của họ trong việc mua sắm (Shih, 2004) và cảm nhận về việc
dễ sử dụng là mức độ mà ở đó người tiêu dùng tin rằng họ không cần phải nỗ lực, từ đó dẫn
đến tiêu dùng bốc đồng.
3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Vì công nghệ VR có tính nhập vai cao, được áp dụng trong bối cảnh mua sắm. Là
công nghệ mới nên trải nghiệm mua sắm trực tuyến thông qua thực tế ảo VR của người dùng
là rất đáng quan tâm. Theo mô hình chấp nhận công nghệ và các kết quả thực nghiệm được
trình bày bởi Jiang và Benbasat và Koufaris, tính hữu ích được nhận thức theo lần lượt và Trang 8
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
tăng ý định tái sử dụng môi trường mua sắm. Trong bối ảnh mua sắm trực tuyến, một số
nghiên cứu đã chỉ chúng tôi đưa ra giả thuyết sau:
H1. Nhận thức về sự hữu ích (Perceived Usefulness) của công nghệ thực tế ảo (VR
shopping) có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Một trong những tính năng quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại của công
nghệ VR là tính tương tác. Tính tương tác đề cập đến mức độ mà người dùng có thể thay đổi
hình thức và nội dung của một môi trường trung gian trong thời gian thực (Steuer, 1992).
Ngày nay, cùng với những tiến bộ trong các thiết bị tương tác, các nền tảng VR ngày càng
nổi bật hơn trong việc thúc đẩy tính tương tác của người dùng khi trải nghiệm các đối tượng
ảo theo cách tự nhiên và thực tế hơn. Ngoài ra, theo Lim và Ayyagari (2018), tính tương tác
là một kích thích môi trường quan trọng cho phép khách hàng chủ động trải nghiệm, thao tác
hoặc điều chỉnh thông tin sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Do đó, tính tương tác có một
mối liên hệ tích cực đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thông qua hi
công nghệ thực tế ảo. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố tương tác như
video review sản phẩm, livestream của KOLs (Key Opinion Leaders) và KOCs (Key
Opinion Consumers) cũng như các chương trình khuyến mãi và voucher có thể thúc đẩy
hành vi mua sắm bốc đồng. Cụ thể, các yếu tố tương tác này tạo ra một môi trường mua sắm
hấp dẫn và kích thích, khiến người tiêu dùng dễ dàng bị cuốn hút và đưa ra quyết định mua
hàng mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Trong một nghiên cứu về các trang web mua sắm hàng
xa xỉ, Beuckels và Hudders (2016) đã chứng minh rằng tính tương tác hình ảnh nâng cao có
liên quan tích cực đến nhận thức về sản phẩm. Hơn nữa, bằng cách kiểm tra công nghệ thử
đồ ảo, Pantano et al. (2017) đã phát hiện rằng “tính tương tác đáng kể tạo điều kiện thuận lợi
cho cảm nhận về sự dễ sử dụng và sự thích thú của người tiêu dùng.” Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết dưới đây:
H2. Tính tương tác (Interactivity) có tác động đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến
thông qua công nghệ thực tế ảo (VR shopping).
Vividness được định nghĩa là "sự giàu có biểu diễn của môi trường trung gian" hoặc
"cách mà nó trình bày thông tin đến các giác quan" (Steuer, 1992). Khái niệm này bao gồm
hai chiều: Chiều rộng và chiều sâu của thông tin trong phương tiện. Chiều sâu là chất lượng
hoặc độ phân giải của việc trình bày đối tượng, trong khi chiều rộng đề cập đến số lượng Trang 9
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
chiều giác quan được trình bày (ví dụ như màu sắc, âm thanh, đồ họa). Sự sống động tác
động vào hành vi mua hàng bốc đồng vì sự trải nghiệm đó ảnh hưởng trực tiếp đến cẩm xúc
của khách hàng. Tính tương tác với sản phẩm sẽ cao hơn, gây ấn tượng tốt hơn khi người
tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm. Một trải nghiệm sống động và chân thực có thể giúp người
tiêu dùng hiểu rõ hơn về các tính năng và ưu điểm của sản phẩm, từ đó tăng khả năng quyết
định mua hàng. Do vậy, giả thuyết dưới đây được đề xuất:
H3: Sự sống động (Vividness) ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm mua sắm trực
tuyến thông qua công nghệ thực tế ảo (VR shopping).
Hiện nay, các nhà bán lẻ trực tuyến nỗ lực rất nhiều để mang đến những trải nghiệm
vui tươi nhằm giữ chân khách hàng với các thương hiệu thông qua các tương tác qua công
nghệ trung gian, chẳng hạn như các nền tảng mua sắm VR. Nhiều học giả cho rằng các cửa
hàng mua sắm ảo với khả năng đắm chìm cao tạo ra mức độ vui tươi cao hơn so với các cửa
hàng vật lý (Lee & Chung, 2008; Peukert et al., 2019). Theo quan điểm của các học giả về
hệ thống thông tin (IS), tính vui tươi được định nghĩa là mức độ mà việc sử dụng công nghệ
được cảm nhận là thú vị và dễ chịu. Ngoài ra, tính vui tươi trong việc mua sắm cũng làm cho
quyết định mua hàng nhanh chóng hơn khi người tiêu dùng cảm thấy vui vẻ và thoải mái, họ
có thể dễ dàng hơn trong việc ra quyết định mua hàng mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
Các yếu tố vui tươi có thể kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn dự định ban đầu vì
họ bị cuốn vào trải nghiệm thú vị. Vậy nên, tác giả đã đưa ra giả thuyết sau:
H4: Tính vui tươi (Playfulness) ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm mua sắm trực
tuyến thông qua công nghệ thực tế ảo (VR shopping).
H5: Mua sắm trực tuyến thông qua công nghệ thực tế ảo (VR shopping) có tác dộng
mạnh mẽ đến hành vi mua sắm bốc đồng (Impulsive buying behavior). Trang 10
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09
PHẦN II: XÂY DỰNG THANG ĐO NGHIÊN CỨU ST Mã hóa Thang đo T
Nhận thức về tính hữu ích 1 HI1
Tôi thấy có lợi khi sử dụng công nghệ VR để đánh giá sản phẩm. 2 HI2
VR giúp tôi làm quen được với sản phẩm. 3 HI3
Sử dụng VR giúp tôi tìm được nhiều sản phẩm mới hơn.
VR mang đến cho tôi những trải nghiệm thư giãn và giải tỏa căng 4 HI4 thẳng. Tính tương tác
Khi sử dụng VR, tôi cảm thấy mình như được tương tác trực tiếp với 1 TT1 sản phẩm. 2 TT2
Đồ họa của VR rất linh hoạt và có thể phản hồi tôi nhanh chóng. 3 TT3
Mua sắm bằng VR khiến tôi cảm giác như đang ở một thế giới khác. Sự sống động 1 SD1
VR giúp tôi lấy thông tin sản phẩm qua nhiều giác quan khác nhau. 2 SD2
VR luôn tràn ngập sản phẩm gây hứng thú cho giác quan của tôi. Tính vui tươi
Khi mua sắm bằng VR, tôi thấy bất ngờ và thích thú với những hiệu 1 VT1 ứng âm thanh - hình ảnh. 2 VT2
Sử dụng công nghệ VR khiến tôi cảm thấy vui vẻ và lạc quan. 3 VT3
Sẽ rất thú vị khi tôi được khám phá các chức năng của VR. 4 VT4
Tôi thích trải nghiệm mua sắm bằng các trò chơi công nghệ VR.
Tôi thích mua sắm bằng VR vì mục đích giải trí của nó, chứ không chỉ 5 VT5
vì những món đồ tôi có thể mua.
Hành vi mua sắm bốc đồng 1 BD1
Tôi thấy mình mua sắm như một cách để tạo niềm vui cho bản thân.
Tôi mua một sản phẩm vì thấy thích món đồ đó mà người quen sử 2 BD2 dụng. 3 BD3
Tôi thường mua sắm mà không có kế hoạch. 4 BD4
Tôi mua sản phẩm vì giá rẻ nhưng không thực sự cần nó.
Nếu một sản phẩm được giảm giá khủng thì tôi sẽ chốt đơn ngay dù 5 BD5
không có ý định mua nó ngay từ đầu. Trang 11
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09 Trang 12
Tiểu luận cuối kỳ Nhóm: TOMATOES
Lớp: 233_71MRKT40493_09 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mehrabian, A. & Russell, J.A. (1974), An approach to environmental psychology, The MIT Press.
[2] Iyer, G., Blut, M., Xiao, S.H. & Grewal, D. (2020), ‘Impulse buying: a meta-analytic
review’, Journal of the Academy of Marketing Science, 48(3), 384-404.
[3] Mohan, G., Sivakumaran, B. & Sharma, P. (2013), ‘Impact of store environment on
impulse buying behavior’, European Journal of Marketing, 47(10), 1711-1732
[4] Amos, C., Holmes, G. & Keneson, W. (2014), ‘A meta-analysis of consumer impulse
buying’, Journal of Retailing and Consumer Services, 21(2), 86-97.
[5] Ahmed, R.R, Streimikiene, D., Rolle, J.A. & Duc, P.A. (2020), ‘The COVID-19
pandemic and theantecedants for the impulse buying behavior of US citizens’, Journal of Competitiveness, 12(3), 5-27
[6] Silvera, D.H., Lavack, A.M. & Kropp, F. (2008), ‘Impulse buying: the role of affect,
social influence, and subjective wellbeing’, Journal of Consumer Marketing, 25(1), 23-33.
[7] Yu, Y.J., Yu, Y.J. & Lin, L.G. (2020), ‘Anxiety and depression aggravate impulsiveness:
The mediating and moderating role of cognitive flexibility’, Psychol. Health Med, 25, 25-36. Trang 13