Nghiên cứu du lịch bền vững - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Nghiên cứu du lịch bền vững - Quản trị dịch vụ du lịch | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (QTDVDLVLH)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm DLBV
- DLBV là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà
vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
- DLBV là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được sự phát
triển trong một thời gian, giai đoạn không xác định.
- DLBV được hiểu là sự bảo tồn cơ sở tài nguyên với mục đích phát triển và
mở rộng theo hướng tốt hơn trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng những nguồn
tài nguyên sẽ được bền vững trên đầy đủ các khía cạnh: sinh thái, kinh tế, văn hóa và xã hội. 2.
Biểu hiện của phát triển DLBV 1.
Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình xây dựng
quy hoạch lập kế hoạch triển khai và quản lý các nguồn tài nguyên. 2.
Xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi
trường trong quá trình phát triển du lịch. 3.
Việc xây dựng báo cáo và thực hiện đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch. 4.
Khả năng đáp ứng về các điều kiện cơ sở hạ tầng ( hệ thống giao
thông, cấp, thoát và xử lý nước thải, hệ thống cung cấp năng lượng). 5.
Các chính sách đặc biệt để bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch, đặc
biệt đối với các tài nguyên không tái tạo, dễ bị phá huỷ. 6.
Tính ổn định về chế độ chính trị, mức độ an toàn cho du khách trong
khu vực phát triển du lịch. 7.
Sự thoả mãn khi được đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 8.
Sự phong phú và tính đặc sắc của tài nguyên du lịch (nhân văn và tự nhiên). 9.
Khả năng phục hồi tài nguyên du lịch, bao gồm khả năng tự phục hồi
và khả năng phục hồi của tài nguyên nhờ tác động của con người. 10.
Tính ổn định và mức độ mở rộng của thị trường nguồn, đặc biệt các
thị trường trọng điểm có khả năng chi trả cao, lưu ý dài ngày. 11.
Mức độ kiểm soát của cộng đồng các tác động đến tài nguyên và môi trường. 12.
Khả năng kiểm soát các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến sự thoả
mãn nhu cầu của du khách. 3.
Dấu hiệu nhận biết về phát triển DLBV 1. Kinh tế 2. Tài nguyên môi trường 3. Xã hội 4. Dấu hiệu khác II.
SỰ PHÁT TRIỂN DLBV TẠI SAPA 1.
Giới thiệu về Sapa
- Lịch sử: Sa Pa là nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại
phát âm là SaPả hay SaPá tức “bãi cát” do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi
đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
- Vị trí địa lý: Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam.
- Thị trấn Sapa các thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km.
- Sapa với diện tích khoảng 678,6 km2 là nơi sinh sống chủ yếu của các dân
tộc Mông, Dao, Tày, giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa.
- Nằm ở độ cao khoảng 1500 m khí hậu của Sapa mang đến cho du khách
giống như bạn đang được đặt chân đến một vùng đất ôn đới với nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 18 độ C.
- Tài nguyên: Nơi đây phát triển du lịch rất mạnh mẽ, sở hữu bầu không khí
trong lành cùng với đó là phong cảnh thiên nhiên phong phú. Chính vì vậy, Sapa
đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai.
Những thửa ruộng bậc thang ngoạn mục mang đậm nét văn hoá của người dân Việt Nam.
Hình ảnh khung cảnh hùng vỹ của núi rừng với dãy Hoàng Liên Sơn,
những quả đồi đang đứng sững sờ trước vùng núi Tây Bắc.
Nổi tiếng với đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.
Tận hưởng bốn mùa trong một ngày tại Sapa.
- Văn hóa - xã hội:
Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa rất đặc sắc, còn in đậm nhiều yếu tố tín
ngưỡng cổ. Lễ hội diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng.
Nổi bật trong nghệ thuật tạo hình dân gian của các dân tộc ở Sa Pa là
nghệ thuật trang trí trên trang phục.Vì Sa Pa có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh
và kéo dài nên trang phục của bà con nơi đây cũng mang những nét đặc trưng
riêng. Người Dao, Xá Phó ưa trang phục có gam màu nóng nổi trội; Trang phục
ngày thường của người Mông chủ yếu là màu chàm sẫm.
Nghệ thuật trang trí được thể hiện đậm nét ở nghệ thuật tranh cắt giấy
của người Mông trên bàn thờ thầy cúng. Bàn thờ thầy cúng phản ánh cả thế giới
âm binh thu nhỏ của người Mông gồm 3 tầng: Tầng trên trời có hình mặt trăng,
mặt trời, các vì tinh tú và các hình chim mầu trắng đang bay. Tầng giữa là thế giới
mặt đất có con người, ngựa, gà cặp đôi. Thế giới dưới nước là hình các âm binh
tượng trưng bằng hình các con cá cặp đôi. Tranh cắt giấy của người Mông sinh động và tả thực.
Người Xá Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có
nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm.
Người Mông có nghề rèn đúc.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.
Thanh niên tìm bạn tại các phiên chợ, đi đến các bản xa vào các đêm
trăng sáng để hát hò, thổi kèn, sáo, ca múa. Đám cưới được mọi người tham dự
như một ngày hội. Ma chay của mỗi dân tộc có quy cách riêng đã có từ lâu đời, tùy
thuộc vào văn hóa phong tục của từng dân tộc. 2.
Dấu hiệu nhận biết DLBV 3. Biểu hiện DLBV Về kinh tế:
- Du lịch phát triển đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Sa Pa, cho phép đa
dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập mang tính bền vững cho cộng đồng dân cư
địa phương. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2018 đạt hơn 4.000 tỉ đồng với 2,4
triệu lượt khách. Thông qua thu nhập từ du lịch trực tiếp hay gián tiếp, nhiều gia
đình người Kinh và dân tộc thiểu số ngày càng có một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về
vật chất lẫn tinh thần.
- Du lịch mang lại nguồn thu cho huyện Sa Pa bằng việc thu thuế, phí tham
quan và một số nguồn thu khác. Đồng thời du lịch cũng mang lại cơ hội để tăng
nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Du lịch phát
triển cũng đã giải quyết được vấn đề lớn về việc làm tại Sa Pa. Năm 2017 có 5.800
người tham gia làm du lịch và thu nhập bình quân là 5,7 triệu đồng/người/tháng,
trong đó số lượng người dân tộc thiểu số tham gia làm du lịch khoảng hơn 2.000 người.
- Tại hội thảo quốc tế về giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn diễn ra ở Sa Pa, các chuyên gia đưa ra mức độ hài lòng của du khách tại Sa
Pa khá cao-92%. Sa Pa cũng được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn
nhất Đông Nam Á, Top 8 điểm đến hàng đầu Việt Nam.
Về tài nguyên môi trường:
- Về môi trường, phát triển du lịch hiện nay cũng đã thay đổi được thói quen
sử dụng nhiên liệu của người dân địa phương. Thay vì chặt cây, phá hủy môi
trường sinh thái làm củi thì hiện nay phần lớn đã chuyển sang dùng gas hoặc điện
để đun nấu và sưởi ấm.
- Hiện tại, khảo sát địa bàn Sa Pa, ngoài khu du lịch Sun World Fansipan
Legend và khách sạn Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel được đầu tư hiện
đại, đồng bộ với bản sắc riêng thì hệ thống dịch vụ du lịch, giải trí tại Sa Pa bao
gồm dịch vụ ăn uống, lưu trú, xông hơi, massage… tập trung chủ yếu tại các cơ sở
đơn lẻ. Thống kê cho thấy, hiện Sa Pa có 571 cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch với tổng
số 6.786 phòng, 13.642 giường; 275 nhà hàng lớn, nhỏ, 64 nhà hàng trong các
khách sạn. Rất ít dự án bất động sản cung cấp các dịch vụ du lịch như vui chơi giải
trí, mua sắm cao cấp… được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, đặc biệt tại trung tâm thị
trấn – nơi luôn có lượng khách lưu trú đông đảo.
- Trong năm 2021, Sa Pa sẽ xây dựng hai điểm du lịch cô •ng đồng theo tiêu
chuẩn ASEAN gắn với đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số: xã Mường Hoa và Tả
Phìn gắn với văn hóa dân tộc Dao, Mông; đầu tư xây dựng một tuyến trekking (du
lịch dã ngoại bằng hình thức đi bộ) kiểu mẫu dọc suối Mường Hoa phục vụ trải
nghiệm của khách du lịch; đầu tư và phát triển thương hiệu sản phẩm Thổ cẩm Sa
Pa thành quà tặng lưu niệm thay thế cho các sản phẩm thổ cẩm công nghiệp không
có nguồn gốc xuất xứ tại Sa Pa nhằm vinh danh sản phẩm truyền thống, tạo việc
làm và thu nhập bền vững...
- Sa Pa cũng sẽ đầu tư hình thành các điểm tham quan du lịch mới trên địa
bàn: Đồi chè Ô Long (Công ty Lợi Sơn Điền); Khu hoa quả sơn (Trung tâm nghiên
cứu và phát triển cây ôn đới), Vườn dược liệu (Viện nghiên cứu và phát triển dược
liệu); Rừng trúc (Tả Phìn); Thác yên ngựa (Mường Hoa); trải nghiệm văn hóa và
thiên nhiên Ngũ Chỉ Sơn (xã Ngũ Chỉ Sơn), điểm du lịch xã Mường Bo, Tu Viện
Tả Phìn (Hàm Rồng, Tả Phìn). Về xã hội: -
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLBV
Để du lịch phát triển thực sự bền vững, trong thời gian tới, Sa Pa cần tiếp tục
thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, về quy hoạch du lịch: Sa Pa đã công bố quy hoạch chung xây
dựng đô thị du lịch đến năm 2030. Huyện Sa Pa phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng,
chỉnh trang đô thị, chú trọng thu hút đầu tư các dự án từ nhiều thành phần kinh tế
để phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ, nâng cấp và phát triển các
điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo
chiều hướng chất lượng cao.
Thứ hai, cần nghiên cứu để có phương pháp quản lý hiệu quả, tạo điều
kiện tốt nhất đối với khách đi du lịch tại bản, làng dân tộc, phù hợp với qui định và
xu thế phát triển chung của ngành du lịch. Dân tộc thiểu số cùng lối sống và văn
hoá của họ cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút khách du lịch nước ngoài tới Sa Pa.
Thứ ba, giải pháp về quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du
lịch chất lượng cao.
+ Cần cụ thể hóa các tiêu chí phát triển du lịch bền vững, có các nhóm
chuyên gia của Trung ương về tận địa phương tư vấn cách làm du lịch hiệu quả và
đặc biệt xin cơ chế chính sách đặc thù cho phát triển khu du lịch quốc gia Sapa.
+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch, thực hiện gắn văn
minh đô thị và văn minh du lịch. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong
quản lý du lịch; gắn việc xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch cộng đồng.
Thứ tư, Xây dựng các cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư, quản lý nhà nước.
+ Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch
cộng đồng, kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có đủ uy tín, đủ năng lực, đảm bảo hiệu quả
xã hội, trong đó người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch phải được hưởng
lợi nhiều nhất (gắn với vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo..)
+ Xây dựng đề án thành lập các ban quản lý du lịch cộng đồng tại các khu,
điểm du lịch phát triển dưới sự quản lý của chính quyền địa phương và có sự tham
gia giám sát của người dân.
Thứ năm, Chủ động hội nhập và tăng cường liên kết, hợp tác phát triển:
Đẩy mạnh liên kết phát triển vùng và tiểu vùng cho phát triển du lịch. Đây được
coi là một trong những vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề đói nghèo, tăng trưởng
kinh tế. Sapa tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế để xây dựng các sản phẩm du lịch
đặc thù nhưng cũng rất cần phải được bảo tồn và gìn giữ. Trong quá trình đầu tư
phát triển, cần coi trọng các giá trị làm nên tính đă •c thù này để có định hướng phát triển phù hợp.
Thứ sáu, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội
về phát triển du lịch bền vững: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát
triển du lịch cộng đồng của Đảng, Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại
chúng; tổ chức các hoạt động cổ động trực quan, lưu động tới mọi địa bàn để nhân
dân trong huyện, tỉnh được biết và đồng lòng nhất trí làm theo. Tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi
trường, giữ gìn cảnh quan tự nhiên, an ninh trật tự và thực hiện ứng xử văn minh trong du lịch.
Thứ bảy, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Sa Pa:
Công tác tuyên truyền quảng bá phải đạt được mục đích đưa hình ảnh về cảnh quan
thiên nhiên, khí hậu và con người Sa Pa đến du khách trong và ngoài nước. Phải
luôn đổi mới các loại hình sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, trong đó, đặc
biệt chú trọng du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá.
Thứ tám, Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của
Sapa: Sapa cần tập trung xây dựng hệ thống các sản phẩm đặc thù, riêng biệt, cần
phải có quy hoạch cụ thể du lịch đối với từng vùng phù hợp, điều đó khiến việc
chuyên môn hóa trong từng khâu phục vụ được tốt hơn, tránh trường hợp hộ nào
cũng có thể làm đủ các dịch vụ dẫn tới chất lượng phục vụ du khách không được tốt.
Thứ chín, Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với
phát triển du lịch.