Nghiên cứu khoa học pháp lý - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Trước khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu đều phảixây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu chính là một kế hoạchtiến hành nghiên cứu được trình bày trên văn bản, một cách nhìn khác thì đềcương nghiên cứu như bản thiết kế của một ngôi nhà. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT HP VÀ LUẬT HC
Học phần:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ (SLF80001)
Chủ đề 1: Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào quá trình xây
dựng bản thuyết minh đề cương cho đề tài luận văn thạc sĩ dự kiến của anh/chị.
Trước khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu đều phải
xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu chính là một kế hoạch
tiến hành nghiên cứu được trình bày trên văn bản, một cách nhìn khác thì đề
cương nghiên cứu như bản thiết kế của một ngôi nhà. Chính vì vậy, muốn có
được một nghiên cứu tốt thì phải xây dựng cho được một đề cương nghiên cứu
tốt. Và một trong những phần quan trọng nhất của đề cương nghiên cứu là
phương pháp nghiên cứu. Quá trình vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa
học vào xây dựng bản đề cương cho đề tài luận văn thạc sĩ được coi là yếu tố
cốt lõi của việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học bậc sau đại học
này, chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp nghiên cứu
khoa học vào quá trình xây dựng bản thuyết minh đề cương cho đề tài luận
văn thạc sĩ dự kiến của anh/chị” là đề tài tiểu luận học phần phương pháp
nghiên cứu khoa học pháp lý.
1. Một số vấn đề chung về khoa học, nghiên cứu khoa học và phương
pháp nghiên cứu khoa học pháp lý 1.1. Khoa học
Khoa học (science) được định nghĩa bởi Luật Khoa học và Công nghệ
năm 2013 là: “hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”. Như vậy, có thể nói, khoa học là
hệ thống tri thức (hiểu biết) của con người về hiện thực khách quan. Khoa học
chính là sự phản ánh của con người về hiện thực khách quan. Hiện thực ấy có
thể là các hiện tượng thuộc về tự nhiên (mưa, bão, sấm, chớp, lũ, lụt, nóng ấm
toàn cầu, biến đổi khí hậu, lở đất, sóng thần v.v.) hoặc hiện tượng xã hội (tội 1
phạm, bạo lực gia đình, hoạt động kinh doanh, tổ chức sự kiện, vui chơi, giải trí,
bạo loạn, cách mạng v.v.) hoặc các hiện tượng gắn bởi bản thân mỗi con người.
Khi nói tới khoa học, rất cần phân biệt “tri thức khoa học” với “tri thức
thông thường”. Tri thức khoa học không nhất thiết đồng nhất với tri thức thông
thường (commonsense knowledge). Tri thức thông thường có khi “đúng”, có khi
“sai”. Tuy nhiên, tri thức khoa học là tri thức được phát hiện thông qua một quy
trình nghiên cứu, phát hiện, kiểm chứng theo những chuẩn mực nhất định. Quá
trình ấy chính là hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, tri thức khoa học
thường là sản phẩm chọn lọc công phu của các nhà khoa học.
Khi tìm hiểu về “khoa học”, thường người ta hay nhắc tới “công nghệ”.
Công nghệ được Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 định nghĩa là “giải
pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.” Thông thường, có thể
hiểu rằng, công nghệ chính là sự ứng dụng của tri thức khoa học vào các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Không có tri thức khoa học làm nền, hoạt động sáng
tạo công nghệ sẽ rất khó được thực hiện. Ngày nay, khi nói tới công nghệ, người
ta thường nói tới các phát minh, sáng chế. Đây là những giải pháp được áp dụng
rộng rãi trong các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, được bảo hộ pháp lý bởi
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
các phát minh, sáng chế được thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
1.2. Nghiên cứu khoa học
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 định nghĩa “Nghiên cứu khoa
học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật,
hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.
Người ta thường phân hoạt động nghiên cứu khoa học thành 2 loại là
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản, theo Luật Khoa
học và Công nghệ năm 2013 là “hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.” Nghiên cứu 2
ứng dụng, theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 là “hoạt động nghiên
cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới
công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.”
Nghiên cứu khoa học đã từng được thực hiện hàng ngàn năm trước. Các
nhà khoa học ở Athen đã từng phát hiện ra nhiều tri thức khoa học quan trọng,
nhất là các tri thức về toán học, thiên văn học. Chẳng hạn, định luật Pytago,
định luật acsimet v.v. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học gắn liền với sản xuất
công nghiệp và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sản xuất công nghiệp gắn liền với
sự ra đời của nền kinh tế thị trường, gắn liền với sự ra đời của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân).
1.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý có thể hiểu đó là những
phương pháp nghiên cứu khoa học được vận dụng vào hoạt động nghiên cứu
khoa học pháp lý. Nói cách khác, đó chính là cách thức tiến hành các công việc
nghiên cứu mà người làm công tác nghiên cứu cần phải thực hiện để thu thập
được những bằng chứng, dữ liệu, tìm ra những phát hiện, những tri thức mới đáng tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý thường được chia thành 2
nhóm phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đi vào
cụ thể, có thể nói tới 5 phương pháp cơ bản như: (1) phương pháp quan sát, mô
tả thực tế; (2) phương pháp thực nghiệm khoa học; (3) phương pháp điều tra
(phỏng vấn ngẫu nhiên, phỏng vấn sâu, điều tra theo mẫu v.v.); (4) phương pháp
nghiên cứu tình huống (case studies); (5) phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
(dữ liệu có sẵn, chẳng hạn các số liệu thống kê); (6) phương pháp so sánh (trong
lĩnh vực luật là phương pháp luật học so sánh). Trong quá trình xử lý dữ liệu
được thu thập (kể cả dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu thứ cấp), nhất là khi viết báo
cáo kết quả nghiên cứu, nhà nghiên cứu thường sử dụng các kỹ thuật xử lý dữ
liệu hoặc kỹ thuật tư duy (mà nhiều khi cũng được gọi là phương pháp nghiên 3
cứu) như: tổng hợp, phân tích, trừu tượng hóa, mô hình hóa, diễn dịch, quy nạp v.v.
Trong thực tế hiện nay, người làm nghiên cứu khoa học pháp lý có thể sử
dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau tùy theo đối tượng,
nội dung hay vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, để nhận diện
sâu sắc hơn bản chất của vấn đề, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp
phân tích, tổng hợp, mô hình hóa sẽ được sử dụng.
Khi nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, việc điều tra, khảo sát thực tiễn, thu
thập số liệu thống kê (hay còn gọi là phương pháp xã hội học) rất cần thiết được thực hiện.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, do sự giới hạn về thời gian, nguồn
lực nghiên cứu, người được giao thực hiện nghiên cứu không có điều kiện để tự
mình tiến hành tổng hợp, nghiên cứu toàn bộ các vấn đề mà phải sử dụng các
chuyên gia, người có am hiểu sâu về một số nội dung, khía cạnh được nghiên
cứu. Khi này, giới nghiên cứu thường gọi là phương pháp tham vấn ý kiến
chuyên gia hoặc trưng cầu ý kiến chuyên gia.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, sự tương tác giữa các hệ
thống pháp luật với nhau diễn ra khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh toàn cầu
hóa như hiện nay. Chính vì thế, phương pháp nghiên cứu luật học so sánh rất được coi trọng.
Về một số phương pháp nghiên cứu khoa học thường được sử dụng:
1.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phương pháp nhận thức về sự vật, hiện tượng bằng cách chia
sự vật, hiện tượng (mang tính toàn thể hay tổng thể) thành những phần, những
bộ phận, những chiều cạnh giản đơn hơn để nghiên cứu. Ví dụ, khi nghiên cứu
về mô hình tổng thể bộ máy nhà nước Việt Nam, người làm nghiên cứu khoa
học pháp lý thường chia nhỏ ra để nghiên cứu riêng về 4 bộ phận cơ bản: (1) cơ
quan lập pháp, (2) cơ quan hành pháp, (3) cơ quan tư pháp, và (4) bộ máy chính 4
quyền địa phương. Qua việc phân tích, làm rõ từng phần, từng bộ phận, tổng
hợp lại kết quả, xâu chuỗi, xâu nối lại, ta có bức tranh tổng thể về bộ máy nhà
nước. Phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học chính là việc ứng dụng
lối tư duy, chia việc khó thành nhiều việc dễ để thực hiện.
Tổng hợp là quá trình ngược lại của hoạt động phân tích. Tuy nhiên, về
bản chất, tổng hợp là bước kế tiếp của phương pháp phân tích. Sau khi đã có tri
thức riêng lẻ về từng mảnh, từng bộ phận, sự xâu nối, kết hợp các tri thức riêng
lẻ thành kiến thức tổng thể chính là phương pháp tổng hợp trong nghiên cứu
khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng.
Chính vì vậy, có thể nói, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt
chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói
chung và nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng.
1.3.2. Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu
các đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các
mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang
nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
Cơ sở logic của phương pháp mô hình hóa là phép loại suy. Phương pháp
mô hình hóa cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý
niệm (tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối
tượng thực) để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra
khi người nghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thực tế.
Phương pháp mô hình hóa xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ
thống (tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ
có tính quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ,
liên hệ đó của các yếu tố cấu thành hệ thống – đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực. 5
Dùng phương pháp mô hình hóa giúp người nghiên cứu dự báo, dự đoán,
đánh giá các tác động của các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống.Ví dụ: sử
dụng phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu trúc không gian, các bộ
phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh, suy ra
cấu trúc của đối tượng gốc như: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế bào, sa bàn….
1.3.3. Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học
Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học pháp lý hiện nay, đánh giá thực tiễn
vận hành của pháp luật trong đời sống là chủ đề rất quan trọng. Công việc này
có thể thực hiện bằng việc tham vấn ý kiến chuyên gia, những người đã nhiều
năm theo dõi, quan sát về lĩnh vực mà người được giao nhiệm vụ nghiên cứu
tìm hiểu. Tuy nhiên, kể cả việc tham vấn ý kiến chuyên gia như vậy cũng khó
thu được thông tin đầy đủ và toàn diện. Chính vì thế, phương pháp điều tra,
khảo sát xã hội học rất được coi trọng.
Việc điều tra, khảo sát xã hội học đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, kỹ thuật để
thực hiện. Điều trước tiên là phải xác định được phạm vi, nội dung, đối tượng
điều tra, khảo sát. Đây chính là những người có được thông tin mà người nghiên
cứu đang cần được tiếp cận. Chẳng hạn, nếu chúng ta được giao nhiệm vụ đánh
giá thực tiễn thi hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010 bằng việc điều tra,
khảo sát thực tiễn, khi xác định đối tượng điều tra, khảo sát phải bao gồm các
nhóm đối tượng cơ bản sau đây:
– Cán bộ trực tiếp tổ chức thực thi Luật: cán bộ các cơ quan y tế, nông
nghiệp và phát triển nông thôn, công thương ở các cấp.
– Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp phải chấp hành Luật
an toàn thực phẩm: ví dụ cơ sở thức ăn đường phố, nhà hàng v.v.
– Người dân với tư cách là người tiêu dùng thực phẩm.
Việc chọn địa bàn điều tra, khảo sát cũng rất quan trọng. Yêu cầu chính
khi chọn địa bàn điều tra, khảo sát là phải xem địa bàn ấy có đối tượng được
điều tra, khảo sát có nhiều thông tin cần thu thập hay không. Thêm vào đó, phải 6
làm sao địa bàn được chọn mang tính đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung, Nam,
có đại diện của đô thị, nông thôn và miền núi (thậm chí là vùng biển, hải đảo).
Ví dụ: khi điều tra, khảo sát về thực tiễn thi hành Luật an toàn thực phẩm, số
tỉnh, thành phố được chọn làm địa bàn điều tra thường là 9 tỉnh để bảo đảm tính đại diện.
Việc xác định số lượng đối tượng được điều tra, khảo sát là rất cần thiết.
Trước một thực tiễn, do đối tượng được điều tra, khảo sát có nhận thức khác
nhau nên nếu số lượng đối tượng điều tra, khảo sát quá ít, kết quả điều tra, khảo
sát sẽ khó bảo đảm được tính đại diện. Trong thực tiễn làm việc tại Viện Khoa
học pháp lý, số lượng đối tượng được điều tra, khảo sát sẽ tùy theo yêu cầu,
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, với các cuộc điều tra, khảo sát có quy
mô toàn quốc, số đối tượng được điều tra, khảo sát thường xoay quanh mức từ 3 tới 5 ngàn đối tượng.
Để thu thập được thông tin từ quá trình điều tra, khảo sát xã hội học,
người làm công tác điều tra, khảo sát thường sử dụng 3 cách thức sau:
– Phỏng vấn đối tượng điều tra, khảo sát thông qua phiếu hỏi (phiếu
thông thường hoặc phiếu phỏng vấn sâu).
– Tiến hành tọa đàm, trao đổi với các đối tượng được khảo sát.
– Thu thập số liệu thống kê, dữ liệu chính thống từ các cơ quan quản lý
nhà nước, các tổ chức có dữ liệu, số liệu.
1.3.4. Phương pháp luật học so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra điểm giống và khác của pháp luật
giữa các quốc gia khác nhau chưa đủ để trở thành phương pháp luật học so sánh
mặc dù phương pháp luật học so sánh thường sử dụng kỹ thuật so sánh, đối chiếu này.
Phương pháp luật học so sánh đòi hỏi nghiên cứu, giải thích sự phát sinh,
phát triển, biến đổi của các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, các
thiết chế pháp luật trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử của quốc
gia được chọn lựa để so sánh, từ đó hiểu rõ giá trị, vai trò, ý nghĩa của các quy 7
phạm, chế định hoặc thiết chế đó. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc ấy, việc so sánh
và phát hiện điểm giống và khác, cùng với sự giải thích căn nguyên của những
sự giống và khác đó mới có ý nghĩa.
Ngoài ra, phương pháp luật học so sánh còn quan tâm tới hiện tượng tiếp
nhận, lan tỏa, khuếch tán pháp luật nước ngoài (legal diffusion) hoặc cấy ghép
pháp luật, khi các quốc gia có sự học hỏi, tham khảo lẫn nhau để hoàn thiện
pháp luật của quốc gia mình.
2. Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào quá trình xây
dựng bản thuyết minh đề cương cho đề tài luận văn thạc sĩ dự kiến
2.1. Đề tài luận văn thạc sĩ dự kiến và tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong khuôn khổ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính,
tác giả lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ dự kiến của mình: “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thực tiễn tại quận Tây Hồ - TP Hà Nội”
trên cơ sở một số luận giải về tính cấp thiết của đề tài dưới đây:
Từ xa xưa, các bậc tiền nhân đã có câu “Tấc đất tấc vàng” để thể hiện giá
trị to lớn của đất đai trong đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường
như nước ta hiện nay, thì đất lại ngày càng có giá trị; nên một bộ phận đáng kể
người sử dụng đất sẵn sàng vi phạm pháp luật đất đai để có được lợi nhuận. Do
đó, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai để có được lợi
nhuận. Do đó, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai nói
chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng ngày càng
đóng vai trò quan trọng và trở nên cấp thiết. Thời gian qua đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này và đã đóng góp một số giải pháp để
hoàn thiện chế định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai cho thấy hiệu quả của việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này còn chưa đáp ứng được sự kỳ
vọng, mong muốn của xã hội. Nhiều vụ vi phạm pháp luật đất đai được phát
hiện nhưng được xử phạt với chế tài còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, giáo dục
người vi phạm nên vô hình chung đã gây ra tình trạng khinh nhờn, coi thường 8
pháp luật và sự rối ren trong quản lý đất đai. Đây là lý do cần phải tiếp tục có sự
nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm nhận diện những tồn tại,
bất cập và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thi hành chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Quận Tây Hồ (cũng là nơi hiện đang cư trú của tác giả) được xác định là
trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24
km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân,
Xuân La, Phú Thượng. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía Tây giáp quận Bắc
Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía Nam giáp quận Ba Đình; Phía Bắc giáp huyện
Đông Anh. Được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số
69/CP của Chính phủ. Từ thời điểm thành lập đến nay, tốc độ phát triển kinh tế
của Tây Hồ năm sau luôn cao hơn năm trước, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
được xây dựng đồng bộ làm thay đổi bộ mặt đô thị. Kinh tế phát triển kéo theo
giá đất ngày càng tăng, đây là một nguyên nhân khách quan dẫn đến việc vi
phạm pháp luật đất đai. Mặc dù chính quyền quận Tây Hồ đã áp dụng đồng bộ
nhiều biện pháp để phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
(trong đó có vi phạm hành chính về đất đai) song số lượng và tính chất mức độ
của các hành vi vi phạm hành chính đất đai vẫn không có dấu hiệu giảm. Vì vậy,
đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan, có hệ thống về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Tây Hồ hiện nay.
2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học dự kiến sử dụng
Khi thực hiện đề tài này, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; 9
- Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh…
được sử dụng khi nghiên cứu các nội dung lý luận về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai (cụ thể như khái niệm, nội dung và cấu thành xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai);
- Phương pháp tổng hợp – thống kê, phương pháp so sánh…được sử dụng
khi nghiên cứu về tình hình nghiên cứu đề tài hiện nay và thực trạng pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực tiễn thi hành tại
quận Tây Hồ - TP. Hà Nội (gồm có số lượng vi phạm hành chính về đất đai và
hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận Tây Hồ);
- Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp liệt kê,…
được sử dụng khi nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu lực về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai từ thực
tiễn thi hành tại quận Tây Hồ - TP. Hà Nội.
2.3. Đề cương cho đề tài luận văn thạc sĩ dự kiến
Đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Thực tiễn
tại quận Tây Hồ - TP Hà Nội” MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Những kết quả nghiên cứu đạt được
7. Kết cấu của Luận văn
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.2. Nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai 10
1.2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.2.2. Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.2.3. Biện pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai (Khắc phục hậu quả)
1.3. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.3.1. Vi phạm hành chính và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.3.2. Hình thức và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1.3.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả đi kèm xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN TÂY HỒ
2.1. Thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ
2.1.1. Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ
2.1.1.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở quận Tây Hồ
2.1.1.2. Quy định về trình tự thủ tục xử phạt
2.1.2. Quy định về hình thức xử phạt
2.1.3. Thống kê các vụ việc và kết quả xử phạt vi phạm hành chính tại quận Tây Hồ
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và những bài học về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại quận Tây Hồ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO
HIỆU LỰC VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN TÂY HỒ - TP. HÀ NỘI 11
3.1. Phương hướng để nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại quận Tây Hồ
3.2. Giải pháp để nâng cao hiểu lực xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai tại quận Tây Hồ
3.2.1. Thực hiện tốt việc công bố công khai và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
3.2.3. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp cơ
sở và các cán bộ chuyên ngành khi để xảy ra tình trạng vi phạm hành chính, vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ./. 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2015), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;
2. Nguyễn Huy Tài, Nguyễn Bảo Vệ (2019), Phương pháp nghiên cứu
khoa học, https://voer.edu.vn/c/phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/d257fbec;
3. Đỗ Minh Khôi (Chủ biên) (2020), Phương pháp, quy trình và kỹ thuật
nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp lý, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh;
4. GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn (2020), Cẩm nang nghiên cứu khoa học –
Từ ý tưởng đến công bố, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh;
5. GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn (2018), Đi vào nghiên cứu khoa học, Nxb
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 13