Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo (AI)
Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo (AI)
Môn: thương mại điệm tử căn bản
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
nghiệp 4.0. Trình bày một số ứng dụng của công nghệ Trí tThương Mại điện tử (Trường Đại học Thương mại) uệ nhân tạo trong lĩnh vực
Studocu n'est pas sponsorisé ou supporté par une université ou un lycée
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------🙠🙠🙠------
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo (AI) – một trong những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trình bày một số ứng dụng của công nghệ Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực bán lẻ điện tử
Lớp HP: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Mã Lớp HP: 2159PCOM0111
Nhóm: 1
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Huyền Trang
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 5
3. Những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 7
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI 9
1. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo 9
2. Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo 9
3. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI 11
4. Ứng dụng của công nghệ AI trong một số lĩnh vực/ngành 13
PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ 16
3. Retarget khách hàng mục tiêu (xác định khách hàng mục tiêu) 25
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới hiện đang có những bước chuyển mình rõ rệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đó là sự ra đời của những phát minh về xu hướng công nghệ: IoT, điện toán đám mây, Blockchains, công nghệ cảm biến, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo,... Khoa học, công nghệ trở thành một phần thiết yếu không chỉ trong hoạt động sản xuất mà trong cả đời sống của mỗi cá nhân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi cách khác là cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) đã tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề và người dân khắp năm châu, tạo tiền đề cho kinh tế số thực sự khởi sắc.
Một trong những xu hướng công nghệ mang tính đột phá nhất của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (viết tắt là AI). Hiện nay, AI được tin tưởng sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và dưới nhiều dạng khác nhau. Sự thuận tiện của trí thông minh nhân tạo khiến nó được áp dụng rộng rãi, làm thay một số công việc cho con người trong vô số các ngành nghề. Ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ. Trong thời đại kinh tế số, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trên nền tảng điện tử, lĩnh vực bán lẻ điện tử cũng vì thế mà ngày càng phát triển không ngừng.
Nhận thấy được hiện tượng này, nhóm 1 đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo (AI) – một trong những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trình bày một số ứng dụng của công nghệ Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực bán lẻ điện tử” . Qua đó, không chỉ để đánh giá xu hướng công nghệ này, mà còn làm rõ vai trò quan trọng của những ứng dụng cụ thể của AI trong lĩnh vực bán lẻ điện tử nói riêng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AI : Trí tuệ nhân tạo
IOT: Internet of things
VR: Virtual Reality - thực tế ảo
AR: Augmented Reality - Thực tế Tăng cường
TMĐT: Thương mại điện tử
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. 1. Khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( cách mạng công
nghiệp 4.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2.1. Lợi ích
- Công nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng.
Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữ liệu của họ trong thời gian thực (real time). Real time POS (Point of Sale) và dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinh doanh. Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp thời và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Tình trạng và vị trí của sản phẩm có thể theo dõi và kiểm soát được. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn và hàng tồn kho được quản lý tốt hơn.Cài đặt thiết bị được tự điều chỉnh dựa trên các vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện môi trường khác. Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng khách hàng. Thiết bị có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể được dự đoán chính xác.Dù loại hình kinh doanh là gì, công nghệ có thể kết nối khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất và sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.
- Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên.
- Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau:
⮚ Tăng năng suất và doanh thu:
Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm gia tăng hiệu quả, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận. Công nghiệp 4.0 là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp và tăng trưởng GDP của các quốc gia.
⮚ Tối ưu hóa quy trình sản xuất:
Các nhà máy thông, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh khác được kết nối với nhau thông qua một mạng lưới internet. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi máy và sự chậm trễ không lường trước. Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụ khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mô hình kinh doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới toàn cầu.
⮚ Phát triển công nghệ tăng tốc:
Công nghiệp 4.0 cung cấp một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có thể được phát triển hơn nữa. Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triển sử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và thậm chí cả cảm biến gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.
⮚ Dịch vụ khách hàng tốt hơn:
Công nghiệp 4.0 có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách hàng
2.2. Hạn chế
Tuy có nhiều ưu điểm và được coi là bước phát triển nhảy vọt của nhân loại nhưng cuộc cách mạng này cũng tồn tại nhiều hạn chế.
- Thứ nhất là nguy cơ bảo mật cá nhân và an ninh mạng. Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược. Mọi lĩnh vực của cách mạng công nghiệp 4.0 đều cần thu thập dữ liệu người dùng để có thể hoạt động tốt. Do vậy, thông tin cá nhân của chúng ta ngày càng có giá trị, dễ dàng trở thành mục tiêu cho bọn tin tặc, hacker, thậm chí là khủng bố. Chúng sẽ dùng mọi cách để tấn công các máy chủ dữ liệu hoặc máy tính cá nhân của chúng ta để đánh cắp những dữ liệu đó. Vì vậy, cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ bảo mật dữ liệu cá nhân và an ninh mạng vô cùng lớn.
- Thứ hai,cách mạng công nghiệp 4.0 có thể gây ra tình trạng thất nghiệp, đòi hỏi người lao động cần phải nâng cao trình độ để có thể tồn tại trong xã hội. Lao động tay chân sẽ từng bước bị thay thế hoàn toàn bởi công nghệ và robot. Ngay đến cả những công việc tỉ mỉ, phức tạp nhất thì robot vẫn có thể làm được. Vì vậy mà sẽ có rất nhiều lao động mất việc làm. Quan trọng hơn, tình trạng này không diễn ra ở một nhà máy cụ thể nào mà là trên quy mô toàn quốc, toàn thế giới.
Hơn nữa, số lượng công việc con người có thể làm sẽ bị giới hạn lại, chỉ còn lại những việc có yêu cầu chất lượng khắt khe, đòi hỏi trình độ lao động cao. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa. Vì vậy, dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
- Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị - xã hội.Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng triệu người mất việc sẽ dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu chính phủ các nước không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ có thể dẫn đến bạo loạn hoặc đụng độ vũ lực.
Ngoài ra, nếu chính phủ các nước không nắm bắt được tình hình, thay đổi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, có thể dẫn đến sự bất công. Các doanh nghiệp không thể phát triển được, không kiếm được tiền và dẫn đến phá sản. Từ đó, đất nước cũng mất đi nguồn lực kinh tế, tụt hậu và nghèo nàn.
Tóm lại, tuy còn tồn tại những hạn chế như trên, nhìn chung Công nghiệp 4.0 cho phép chuỗi giá trị thông minh và tích hợp kỹ thuật số cung cấp các khả năng gần như vô hạn. Các giải pháp Công nghiệp 4.0 giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, năng suất, chất lượng sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, sử dụng tài sản, thời gian tiếp thị, nhanh nhẹn, an toàn nơi làm việc và bền vững môi trường.
3. Những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đánh dấu sự ra đời của nhiều xu hướng công nghệ nổi bật đã tạo ra những đột phá, thay đổi cách sống và làm việc của con người. Chúng nhanh chóng gây ra tiếng vang và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 xu hướng công nghệ tiêu biểu nhất.
3.1. AI (Artificial Intelligence):
Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người lập trình tạo ra cho máy tính, robot, hay các máy móc có các thành phần tính toán điện tử nhằm làm cho máy có những khả năng của trí tuệ và trí thông minh của con người, tiêu biểu như biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, biết học và tự thích nghi,… Các ứng dụng cụ thể của AI bao gồm nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, dịch thuật, xe tự lái, thiết bị bay không người lái,…
3.2. IoT (Internet of Things):
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác giúp cho các thiết bị này có thể thu thập, xử lý và truyền tải các dữ liệu thông tin. Ví dụ tiêu biểu của IoT là hệ thống cửa tự động, Internet công nghiệp cho tới nhà thông minh, thành phố thông minh,…
3.3. Blockchain:
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là hệ thống cơ sở dữ liệu dạng khối cho phép người dùng lưu trữ và truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Các ứng dụng của Blockchain bao gồm hợp đồng thông minh, điện toán đám mây phi tập trung, hệ thống lưới điện vi mô,…
3.4. VR (Virtual Reality):
Thực tế ảo là thuật ngữ miêu tả một môi trường giả lập được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác. VR hiện đang được ứng dụng trong các lĩnh vực giải trí, y tế, giáo dục, quân sự, thám hiểm không gian,…
3.5. AR (Augmented reality):
Công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR, mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa. AR là sự kết hợp của thế giới thật với thông tin ảo, chứ không hề tách riêng biệt giữa thế giới ảo và thực như VR. Công nghệ AR bổ sung những chi tiết ảo được tạo bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để tăng cường sự trải nghiệm. Nó có thể hỗ trợ tương tác với những nội dung ảo ngay trong đời thực như chạm vào, tóm lấy,… Điển hình trò chơi Pokemon Go là một minh chứng rõ nhất. Ngoài ra AR còn được ứng dụng trong mua sắm, tiếp thị, bản đồ hay cả các dịch vụ hẹn hò,…
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI
1. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo
Năm 1950, nhà toán học Alan Turing lần đầu tiên đưa ra phép thử Turing (Phép thử Turing là bài kiểm tra khả năng thể hiện hành vi trí tuệ của máy tính).
Cùng năm đó, giáo sư Isaac Asimov giới thiệu “Ba định luật Robot nổi tiếng”.
Năm 1951, chương trình máy tính AI đầu tiên được tạo ra.
Năm 1955, chương trình chơi game tự động đầu tiên ra đời.
Năm 1959, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thành lập Phòng thí nghiệm AI.
Năm 1961, robot lắp đặt công nghiệp đầu tiên trên thế giới được chế tạo.
Năm 1964, phiên bản thử nghiệm đầu tiên của một chương trình AI có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.
Năm 1965, chatbot đầu tiên có tên là Eliza được phát minh (Chatbot là chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên).
Năm 1974, phương tiện tự động đầu tiên được tạo ra tại Phòng thí nghiệm AI của Đại học Stanford.
Năm 1989, Đại học Carnegie Mellon phát triển phương tiện tự trị đầu tiên sử dụng mạng neuron nhân tạo.
Năm 1997, máy tính chơi cờ vua Deep Blue do IBM phát triển đánh bại nhà vô địch thế giới Garry Kasparov.
Năm 1999, Sony giới thiệu robot thông minh AIBO. Cùng năm đó, Phòng thí nghiệm AI của MIT lần đầu tiên phát triển robot có khả năng thể hiện cảm xúc.
Năm 2009, Google bắt đầu phát triển xe hơi tự lái.
Năm 2010, công nghệ AI của công ty Science có khả năng viết báo cáo.
Năm 2011, phần mềm AI Watson do IBM phát triển đánh bại nhà vô ddihcj trò chơi Jeopardy (chương trình đố vui kiến thức). Cùng năm đó, ba ứng dụng trợ lý ảo Siri, Google Now và Cortana trở nên phổ biến.
Năm 2015, tỷ phú Elon Musk cùng các CEO khác sáng lập startup phi lợi nhuận Open AI, có giá trị lên tới 1 tỷ USD.
Năm 2016, phần mềm AlphaGo do Google Deepmind phát triển đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới người Hàn Quốc. Cùng năm đó, Đại học Stanford phát hành Nghiên cứu 100 năm về AI.
2. Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI được chia làm 4 loại chính:
- Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine).
Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.
Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue – chương trình đã đánh bại kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. Tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ của những năm 90 mà Deep Blue của IBM không có ký ức cũng như không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên đây cũng được xem là một thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về AI của IBM.Bên cạnh đó, một sản phẩm khác của “gã khổng lồ” Google là AlphaGO được thiết kế để chơi cờ vây, tuy nhiên nó còn tồn tại những hạn chế giống như Deep Blue, đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu về AI nên còn nhiều hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi.
- Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế.
Công nghệ AI này khắc phục được những nhược điểm của của AI phản ứng, đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Đây được xem là một trong những thành công lớn khi ứng dụng thành công AI vào một số lĩnh vực và sản phẩm công nghệ như xe không người lái, máy bay drone hoặc những tàu ngầm hiện đại. Công nghệ AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.
Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe và tránh gây tai nạn giao thông.Các robot với trí tuệ nhân tạo đã được tạo ra ở nhiều nước có nền công nghệ phát triển trên thế giới, và lĩnh vực này vẫn không ngừng phát triển cao hơn nữa.
- Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo .
Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ đã đẩy sự phát triển của AI lên một tầm cao mới.
Một trong những minh chứng cho việc này là AI do Facebook tạo ra nhằm hỗ trợ giao tiếp kỹ thuật số được tốt hơn, tuy nhiên các AI này lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đội ngũ Facebook, chúng được lập trình để sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh, giúp con người có thể đọc hiểu được, tuy nhiên trong quá trình phát triển, những AI này đã cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ chậm phát triển và chúng đã tự tạo ra một ngôn ngữ mới dựa trên dữ liệu có sẵn. Các chuyên gia không thể giải mã được những ngôn ngữ này giữa các AI, vì vậy Facebook buộc phải cho dừng hoạt động để các AI này trước khi chúng bị mất kiểm soát bởi con người. Vì vậy hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi.
- Loại 4: Công nghệ tự nhận thức.
Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người, chúng có thể chia sẻ buồn vui với con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI. Tất nhiên đây là giai đoạn mà các nhà khoa học mong muốn, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự khả thi ở thời điểm hiện tại do con người vẫn chưa thể hoàn toàn kiểm soát được chúng.
Có lẽ công nghệ AI đang dừng lại ở giai đoạn 3, con người đang cố gắng để kiểm soát hoàn toàn công nghệ AI và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống.
3. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI
3.1. Ưu điểm:
⮚ Trí thông minh.
Chúng ta đều biết, AI là một loại trí tuệ nhân tạo biểu hiện trí tuệ
thông qua máy móc. Chúng có khả năng biểu đạt mọi suy nghĩ, hành động, nhận thức như một con người thực sự.Sau khi trải qua hàng loạt các quá trình nghiên cứu và phát triển, giờ đây, trí tuệ nhân tạo dường như có thể sánh ngang với con người. Chỉ cần để Artificial Intelligence trong một lĩnh vực nào đó, Chúng có khả năng bắt chước và thực hiện lại một cách thành thạo.Sự thông minh của trí tuệ nhân tạo AI đã quá rõ ràng. Ngay từ năm 1997 đại kiện tướng cờ vua người Nga – Garry Kasparov đã thu dưới “tay” của Deep Blue. Sự kiện này đã khiến cả giới chơi cờ lẫn thế giới chấn động.
⮚ Tự động hóa.
Có vẻ như con người luôn phải làm tất cả mọi việc. Dù từ nông
nghiệp cho đến công nghiệp, không đâu là không thấy dấu ấn của con người. Tuy nhiên, khi AI xuất hiện lại hoàn toàn khác. Trí tuệ nhân tạo có thể được “học tập” một lĩnh vực như đã lập trình. Sau đó, nó có thể tự điều hành mọi công việc. AI điều khiển các robot, người máy khác làm việc mà không cần sự điều hành của con người. Mọi thứ đều được tự động hóa.
⮚ Tính nhanh chóng và chuẩn xác
Như đã nói ở trên, một trong những ưu điểm của AI là tự động hóa. Đương nhiên, đi kèm với tự động hóa chính là sự nhanh nhạy.Nhờ vào những lập trình sẵn có của mình, trí tuệ nhân tạo có khả năng điều khiển các người máy khác làm việc một cách nhanh chóng và đảm bảo chính xác. Bởi người máy thì không cần nghỉ ngơi như con người.Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người.
3.2. Nhược điểm:
Trí tuệ nhân tạo chính là việc áp dụng khoa học, kĩ thuật vào máy móc
giúp chúng có suy nghĩ, có khả năng học tập và lý luận. Máy móc sẽ giúp thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con người. Đi kèm với những lợi ích còn có những mặt trái mà chúng ta cần lưu tâm, sau đây là một số nhược điểm của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo.
⮚ Chi phí cao.
Việc tạo ra trí thông minh nhân tạo đòi hỏi chi phí rất lớn với những
loại máy móc phức tạp. Việc sửa chữa và bảo trì cũng đòi hỏi chi phí cao. Những chương trình cần được phân cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cho sự thay đổi của môi trường và những yêu cầu cải tiến máy móc. Không chỉ vậy, trong trường hợp có hỏng hóc nghiêm trọng, thủ tục khôi phục lại các mã và tái kích hoạt hệ thống cũng đòi hỏi một khoảng thời gian lớn và chi phí đắt đỏ.
⮚ Không có tính linh hoạt.
Trí thông minh là do tạo hóa mang lại cho mỗi người. Máy móc thì
không có bất kỳ cảm xúc hay tính đạo đức nào. Máy móc chỉ thực hiện những gì được lập trình sẵn và không thể đưa ra phán quyết đúng hay sai, thậm chí không thể đưa ra quyết định thực hiện nhiệm vụ nếu gặp phải những tình huống không quen thuộc. Khi đó chúng có thể hoạt động không đúng so với những gì được “ra lệnh” trước.
⮚ Không cải thiện nhờ vào kinh nghiệm.
Không giống như con người, trí tuệ nhân tạo không thể được cải thiện
bằng việc rút ra kinh nghiệm. Qua thời gian nó còn có thể bị hao mòn. Tuy lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu nhưng cách chúng có thể được sử dụng rất khác với con người. Máy móc khó có thể thay đổi phản ứng của chúng trước những sự thay đổi của môi trường. Trong thế giới của trí tuệ nhân tạo không có sự kết nối giữa trái tim với trái tim. Việc chăm sóc, quan tâm cũng không thể tìm thấy ở đây. Máy thông minh cũng không thể thay thế cho y tá bệnh viện chăm sóc bệnh nhân hay tiếng nói đầy hứa hẹn của bác sĩ.
⮚ Không có sáng tạo ban đầu.
Sáng tạo hay trí tưởng tượng không phải sở trường của trí tuệ nhân
tạo. Con người là trí thức với độ nhạy cảm cao. Ta có thể thấy, nghe, suy nghĩ và cảm nhận. Suy nghĩ của con người được hướng dẫn bởi những cảm xúc cái mà hoàn toàn thiếu với máy móc. Các khả năng trực quan vốn có của cong người khó có thể được nhân rộng.
⮚ Thất nghiệp.
Việc máy móc có thể thay thế con người có thể dẫn đến tình trạng thất
nghiệp quy mô lớn, trầm cảm, nghèo đói và các tệ nạn xã hội. Con người bị tước đoạt công việc, bị bỏ lại với thời gian trống rỗng. Nếu việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trở nên tràn lan, con người sẽ mất đi sức sáng tạo và trở nên lười biếng. Trí thông minh nhân tạo được sử dụng dưới bàn tay kẻ xấu chính là mối nguy hại với nhân loại nói chung. Nó có thể dẫn tới hủy diệt hàng loạt.
AI không chỉ cải thiện cách sống, cách nghĩ của chúng ta mà còn có
thể giúp chúng ta khám phá ra những chân trời mới. Con người ngày càng trở nên tốt hơn trong việc xác định mong muốn của mình và nhanh chóng biến chúng thành hiện thực. Mọi thứ sẽ diễn ra nhanh đến mức chúng ta không kịp nhận thấy những thay đổi nhỏ và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi mà nó mang lại cho chúng ta. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rõ những mặt trái của trí tuệ nhân tạo để có thể có những cách sử dụng tối ưu hơn.
4. Ứng dụng của công nghệ AI trong một số lĩnh vực/ngành.
- Trong ngành vận tải
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Vào năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công 50.000 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, trong tương lai, những chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận tải tốt nhất.
- Trong sản xuất.
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu hơn. Công nghệ AI có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc ra quyết định trong sản xuất.
- Trong y tế .
Ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế là máy bay thiết bị bay không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Thiết bị bay không người lái có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng đến 40% và vô cùng thích hợp để sử dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở.
Ví dụ, việc nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật với các chuyên gia nội soi của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, Liên Chi hội Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và các chuyên gia công nghệ thông tin đến từ các trường đại học, các doanh nghiệp trong nước với hy vọng trong thời gian không xa sẽ kết nối dữ liệu lớn trong lĩnh vực nội soi giữa các cơ sở y tế.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế nói chung và nội soi đường tiêu hóa nói riêng không chỉ phù hợp với xu thế hiện nay mà là hướng đi cần thiết trong y học góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tổn thương, tránh bỏ sót, tích hợp hệ thống báo cáo tự động, tiết kiệm nguồn nhân lực y tế còn đang thiếu hụt hiện nay. Hơn nữa, với bệnh lý của polyp đại tràng, phát hiện sớm sẽ giảm thiểu tỷ lệ ung thư đại tràng.
- Trong giáo dục .
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng
nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.
Trí tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện. Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để chỉnh sửa đáp án phù hợp. Công nghệ AI còn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học tập của học sinh.
- Trong ngân hàng.
Các ứng dụng di động thông minh có thể theo dõi hành vi của người dùng và cung cấp các đề xuất cá nhân hóa có giá trị cho họ. Các ứng dụng ngân hàng kết hợp công nghệ AI sẽ hiển thị các dịch vụ, ưu đãi và thông tin chi tiết dựa trên các mẫu tìm kiếm của người dùng. Do đó, các Mobile Banking App có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách tích hợp các chiến lược công nghệ AI.
Nhu cầu về loại Mobile Banking App sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, AI còn giúp ngân hàng quản lý tài sản. Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang “đi sâu” vào thế giới AI bằng cách sử dụng hệ thống thông minh, để giúp đưa ra quyết định đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu ngân hàng đầu tư. Chẳng hạn, UBS (Thụy Sĩ) hay ING (Hà Lan) đang ứng dụng hệ thống AI rà soát thị trường để thông báo cho các hệ thống giao dịch thuật toán của họ.
Ngoài ra, nhiều công ty dịch vụ tài chính đang cung cấp các nhà tư vấn robot nhằm giúp khách hàng của họ quản lý tốt hơn dòng tiền của họ. Thông qua cá nhân hóa, chatbots và mô hình khách hàng cụ thể, những robot tư vấn này có thể cung cấp những “tư vấn chất lượng cao” về các quyết định đầu tư và sẵn sàng cung cấp bất cứ khi nào khách hàng cần. Hiện nay, công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng đang tiếp tục chuyển đổi để cung cấp mức giá trị lớn hơn cho khách hàng, giảm rủi ro và tăng cơ hội làm công cụ tài chính cho nền kinh tế hiện đại của chúng ta. Trong kế toán và tài chính .
- Xử lý thanh toán/nhận tiền: Các hệ thống quản lý hóa đơn dựa trên AI hiện có đang giúp tài chính cho khách hàng thực hiện xử lý hóa đơn hiệu quả. Chuyển đổi kỹ thuật số trong kế toán và tài chính là không thể tin được. Các máy kỹ thuật số sử dụng AI đang học các mã kế toán phù hợp nhất cho mọi hóa đơn. Nhờ những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực tài chính.
- Kiểm toán: Số hóa trong quy trình kiểm toán nâng cao mức độ bảomật. Sử dụng trình theo dõi kỹ thuật số, kiểm toán viên có thể theo dõi từng tệp được truy cập. Thay vì tìm kiếm tất cả các tài liệu giấy, các tệp kỹ thuật số có thể dễ dàng thực hiện công việc kiểm toán. Do đó, quá trình số hóa trong kiểm toán cung cấp độ chính xác của kiểm toán được cải thiện. Do đó, trí tuệ nhân tạo trong kế toán và kiểm toán giúp ghi lại mọi giao dịch tài chính của công ty. Kiểm toán do AI cung cấp hiệu quả và hoàn hảo hơn.
Trong logistics .
-Dự đoán nhu cầu: Một trong những khía cạnh thay đổi cuộc chơi nhất của AI trong lĩnh vực Logistics là khả năng dự đoán nhu cầu, tối ưu hóa các tuyến giao hàng và quản lý mạng lưới. Khả năng đo lường khách quan các yếu tố dẫn đến hiệu quả giúp dự đoán nhu cầu của nó chính xác. Dự đoán không phải là việc chỉ diễn ra một lần, nó cũng có thể dự đoán xu hướng dựa trên các biến số khác nhau như thời tiết, doanh số bán hàng theo thời gian thực và các yếu tố khác.
-Có thể dự đoán số lượng bán hàng dự kiến từ một khu vực cụ thể hoặc số lượng xe tải giao hàng cần thiết sẽ giúp ích cho nhóm lập kế hoạch chuỗi cung ứng và vận tải. Sử dụng IoT (Internet of Things – Internet Vạn Vật), nó cũng có thể xác định khi nào một chiếc xe cần được bảo dưỡng hoặc một dịch vụ cụ thể để không xảy ra sự cố trong quá trình giao hàng.
-Hỗ trợ giao hàng chặng cuối (Last-mile delivery): Mục tiêu của giao hàng chặng cuối là đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh nhất có thể. Khi một đơn đặt hàng được đặt, cần có một hệ thống để đảm bảo rằng sản phẩm được gửi qua đúng nơi, được đóng gói đúng cách, và khoảng thời gian giao hàng được thông báo cho khách hàng, … AI làm cho việc này trở nên cực kỳ suôn sẻ bằng cách quản lý các điểm dữ liệu khác nhau và phân công người điều hành cũng như dự đoán thời gian để đơn hàng cuối cùng đến tay khách hàng. Trên thực tế, máy bay không người lái AI cũng đã được sử dụng ở một số nơi trên thế giới như một phần của giao hàng chặng cuối.
● Trong nông nghiệp .
-Thiết bị phân tích dự báo thời tiết: Với sự thay đổi của điều kiện khí hậu và ô nhiễm ngày càng gia tăng, nông dân rất khó xác định thời điểm thích hợp để gieo hạt. Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, nông dân có thể phân tích điều kiện thời tiết bằng cách sử dụng dự báo thời tiết giúp họ lập kế hoạch loại cây trồng có thể được trồng và khi nào thì nên gieo hạt.
-Phân tích sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái: Trong kỹ thuật này, máy bay không người lái thu thập dữ liệu từ các trường và sau đó dữ liệu được chuyển qua ổ USB từ máy bay không người lái đến máy tính và được các chuyên gia phân tích.Các chuyên gia sử dụng các thuật toán để phân tích các hình ảnh thu được và cung cấp một báo cáo chi tiết có chứa tình trạng hiện tại của trang trại. Nó giúp nông dân xác định sâu bệnh và vi khuẩn, giúp nông dân sử dụng kịp thời các biện pháp kiểm soát dịch hại và các phương pháp khác để thực hiện các hành động cần thiết.
PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ
❖ Vai trò, lợi ích chung của công nghệ AI trong lĩnh vực bán lẻ:
Công nghệ AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo) phát triển đã tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành bán lẻ, nó khiến cho các cửa hàng hoặc đơn vị bán lẻ truyền thống phải nhanh chóng nhập cuộc để theo kịp cuộc chơi và nâng cao lợi thế cạnh tranh khi mà bán hàng đa kênh online đang phát triển từng ngày từng giờ. Và chính trí tuệ thông minh nhân tạo vừa hỗ trợ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng vừa tăng doanh thu hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ. Hơn cả thế, AI còn giúp phát hiện xu thế đang tiên phong, phân tích hành vi khách hàng để định hướng cho sự phát triển của cửa hàng.
Một số lợi ích khi dùng trợ lý ảo là:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí
Bởi, sự phức tạp của hệ thống điện thoại truyền thống khiến nhiều nhân viên trở nên chán nản và áp lực. Từ khi áp dụng tính năng trợ lý ảo, công việc trở nên đơn giản hoá. Đặc biệt là người quản lý cũng ít tốn thời gian cho việc đánh giá cuộc gọi và đối chiếu với nhiều tiêu chuẩn. Tất cả dữ liệu được nhập vào DashBoard. Một hệ thống với giao diện cực kì ưa thích. Bao gồm tổng hợp thời gian cuộc gọi thành công, khách hàng giữ máy bao lâu, có vấn đề nào phát sinh,… Những điều trên, tạo một không gian làm việc thoải mái, có hệ thống trong nhân sự. Song song với đó là chi phí hoàn toàn được cắt giảm.
- Đánh giá chất lượng có tính tổng quan
Sau những cuộc gọi là những người phân tích chất lượng cuộc gọi vào cuối tháng. Trước đây, họ khá mệt mỏi với những con số phức tạp và số lượng quá nhiều. Do đó, họ thường chọn vài cuộc gọi ngẫu nhiên để phân tích. Điều đó làm việc đánh giá không có tính tổng quan. Và thật tuyệt khi có trợ lý ảo xuất hiện, hệ thống phân tích và thống kê toàn bộ cuộc gọi đến và đi trong mỗi ngày. Nên bảng phân tích đánh giá cuối tháng luôn có sự toàn diện.
- Giám sát được giọng nói tổng đài viên
Đây là vấn đề thường gặp khi có quá nhiều giọng miền khác nhau khi trao đổi. Về tông giọng, giới tính, ngữ điệu hay cách truyền tải nội dung. Giờ đây, giọng nói không còn là vấn đề với trợ lý ảo nữa. Vì hệ thống được tích hợp nhiều giọng miền khác nhau và thống nhất với cách diễn đạt thông tin rõ ràng, đầy đủ và thân thiện.
Đảm bảo đem lại sự hài lòng nhất đến với khách hàng chúng ta.
- Lượt tương tác với khách hàng cao
Với tính năng linh hoạt giờ giấc 24/7/365, không giới hạn địa điểm cuộc gọi. Trợ lý ảo cho phép nhận và trả các cuộc gọi bất kỳ lúc nào mà không tính phụ phí. Chính nhờ lợi ích nổi trội này, mà việc chăm sóc khách hàng trở nên chu đáo, nhiệt tình và tạo tính chuyên nghiệp hơn. Không những thế, dù xử lý nhiều cuộc gọi hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc gọi. Trợ lý ảo tạo thương hiệu riêng cho doanh nghiệp với tinh thần chăm sóc khách hàng tốt nhất. Chúng sẽ không để khách hàng chờ đợi như gọi điện truyền thống trước đây nữa. Bất cứ vấn đề cuộc gọi đi – đến sẽ được giải quyết ngay trong thời gian đó. ● Tăng chỉ số ROI doanh nghiệp
Tổng đài ảo cải thiện được hiệu suất làm việc của bộ máy tổng. Đồng thời, chi phí vận hành doanh nghiệp cũng giảm đi đáng kể, hệ thống nhân sự trở nên trật tự hơn. Từ đó, nâng cao năng suất cuộc gọi, tăng chỉ số ROI (chỉ số doanh thu trên chi phí) cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lợi nhuận dồi dào và khả năng hoàn vốn đầu tư hệ thống lên đến 100%.
Một số ứng dụng của AI trong lĩnh vực bán lẻ điện tử.
1. Trợ lý ảo :
- Khái niệm:
Trợ lý ảo là phần mềm được xây dựng dựa trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI). Nó được các các hãng công nghệ tích hợp sâu vào trong hệ điều hành với mục đích chính là hỗ trợ người dùng thiết bị thực hiện các thao tác dễ dàng hơn thông qua giọng nói của chính họ. Hiện nay có những trợ lý ảo cực kì nổi tiếng là Google Assistant, Siri của Apple, Bixby của Samsung và Alexa của Amazon.
- Vai trò của trợ lý ảo trong lĩnh vực bán lẻ
Khi hình thức “tự phục vụ” đang trở nên phổ biến trong mảng dịch vụ bán lẻ, phần lớn tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp sẽ được thực hiện bởi các trợ lý ảo thông minh. Trên thực tế, doanh nghiệp đang dần nhận thấy sự hài lòng cũng như niềm tin của khách hàng đang ngày một gia tăng mạnh mẽ sau sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo này.
Trợ lý ảo là phần mở rộng cho nguồn nhân lực, cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng 24/7 qua nhiều kênh khác nhau, từ điện thoại cho tới website, tin nhắn SMS, và các ứng dụng nhắn tin. Được phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo cùng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiên tiến, các trợ lý ảo có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp bán lẻ và tăng thu nhập ròng.
Theo ông Callan Schebella, Phó Giám đốc Sản phẩm Five9, giờ đây, hình thức “tự phục vụ” đã bước qua giai đoạn bùng phát thuở đầu, và đang trên đà trở thành mô hình dịch vụ khách hàng được ưa chuộng khắp nơi.
Theo Gartner, 85% tương tác với khách hàng sẽ hoạt động dưới dạng “tự phục vụ” trong năm 2022. Đặc biệt, 70% trong số đó sẽ bắt đầu với giao diện giọng nói vào năm 2023. Như vậy, Trợ lý ảo giọng nói sẽ sớm trở thành công cụ phổ biến xuyên suốt mảng dịch vụ khách hàng.Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, doanh thu mua sắm bằng giọng nói của Mỹ đạt khoảng 2,1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2018, tức chưa đến 0,5% tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến ở trong năm ngoái. Tuy nhiên, công ty tư vấn OC&C Consulting dự báo doanh thu mua sắm bằng giọng nói ở Mỹ sẽ tăng lên 40 tỉ đô la vào năm 2022 và sẽ có đến 62% người Mỹ sở hữu loa thông minh sẽ sử dụng nó để mua thực phẩm và các mặt hàng khác.Theo kết quả cuộc khảo sát 1.002 người thuộc thế hệ thiên niên kỷ (tuổi từ 2237) ở Mỹ hồi tháng 1-2019 do trang web CouponFollow thực hiện, có 45% nói rằng họ sử dụng trợ lý ảo giọng nói khi mua sắm bao gồm cả tìm kiếm sản phẩm và xem đánh giá sản phẩm
Một ứng dụng rõ nhất của trợ lý ảo trong lĩnh vực bán lẻ điện tử là trợ lý mua sắm ảo. Trợ lý mua sắm ảo được thiết lập nhằm giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua sắm các sản phẩm trên các trang bán lẻ điện tử. Trợ lý mua sắm ảo giúp người dùng ghi nhớ giá cả của sản phẩm nhằm tránh được những bẫy "giảm giá ảo", so sánh giá sản phẩm, tự động tìm mã giảm giá, đưa ra các nhận định về sản phẩm giúp người dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua hay không mua và nhiều lợi ích khác.
Sau hơn 1 năm đầy thách thức bởi đại dịch Covid-19, 55% doanh nghiệp bắt đầu tương tác với khách hàng nhiều hơn, và các tương tác đang dần trở nên phức tạp, tuy nhiên các công nghệ hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi phải sử dụng công nghệ cũ như IVR cũ rích., mất thời gian.
Chính vì lẽ đó, 42% các doanh nghiệp đang bắt đầu ứng dụng công nghệ để cải thiện khả năng tự phục vụ của họ, điều mà vốn chỉ có các doanh nghiệp lớn thực hiện. Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên và Nhận diện giọng nói đã góp phần giảm giá thành, chu kỳ phát triển công nghệ cũng như yêu cầu cần thuê chuyên gia công nghệ từ bên thứ ba, từ đó giúp việc triển khai công nghệ cao trở nên khả thi hơn cho mọi doanh nghiệp từ khắp các lĩnh vực.
● Ví dụ: trợ lý ảo của Amazon, Alexa.
Amazon được Jeff Bezos thành lập vào ngày 5 tháng 7 năm 1994, tại Bellevue, Washington. Công ty ban đầu kinh doanh như một nhà phân phối trực tuyến sách nhưng sau đó mở rộng thêm để bán đồ điện tử, phần mềm, trò chơi video, may mặc, đồ nội thất, thực phẩm, đồ chơi và trang sức. Năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Vào năm 2017, Amazon đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự hiện diện của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2018, Bezos tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon Prime, đã có trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới Alexa gần đây nổi tiếng là một trong những tiếng nói nổi bật trong lĩnh vực thương mại, được tích hợp thành công vào các sản phẩm của Amazon cũng như các sản phẩm của nhà sản xuất khác. Amazon Alexa, hay được gọi tắt là Alexa, là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon, đầu tiên nó được sử dụng cho Amazon Echo và loa thông minh Amazon Echo Dot được phát triển bởi Amazon Lab126. Nó có khả năng tương tác bằng giọng nói, chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát postcast, đọc sách, và cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao và các thông tin hiện tại như tin tức. Alexa cũng có thể làm việc như một hệ thống điều khiển nhà tự động bằng cách điều khiển các thiết bị thông minh khác. Người sử dụng có thể nâng cấp khả năng của Alexa bằng cách cài đặt những “kỹ năng” (một chức năng bổ sung được phát triển bởi nhà cung cấp khác, thường được gọi là các ứng dụng, ví dụ ứng dụng thời tiết và tính năng âm thanh).
Bằng cách sử dụng Alexa trên thiết bị Echo của Amazon, khách hàng khám phá các buổi biểu diễn địa phương vào cuối tuần thông qua StubHub, thu xếp vận chuyển đến và từ sự kiện Uber hoặc đặt bữa tối từ sự kiện Domino’s (theo dõi trạng thái đơn hàng trong thời gian thực tế). Tại Amazon, khách hàng có thể sử dụng Alexa để tìm kiếm, mua hàng chỉ bằng giọng nói. Ví dụ: một khách hàng sẽ nói “Alexa, đặt hàng” và tên của sản phẩm họ muốn mua. Alexa kiểm tra lịch sử mua hàng được lưu trữ của người mua và đề xuất các sản phẩm dựa trên dữ liệu trước đó. Nếu dữ liệu trong quá khứ không hiển thị các đơn đặt hàng trước đó như hiện tại, thì Alexa đề xuất các sản phẩm “Lựa chọn của Amazon” trước. Alexa thông báo giá của sản phẩm và hỏi người mua có muốn mua sản phẩm đó không. Nếu có, Alexa đặt hàng; nếu câu trả lời là không, Alexa có thể đề xuất các tùy chọn khác.
Những trợ lý ảo này có tác động tương đối đến ngành bán lẻ điện tử. Nó giúp cải thiện chất lượng mua sắm của người tiêu dùng đồng thời tối ưu hóa tài nguyên cho người tiêu dùng bằng cách tiết kiệm thời gian, chi phí, ... Hiện nay TMĐT đã và đang phát triển trở thành phương thức mua bán tiêu chuẩn, những công ty đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu AI có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu, giúp tăng trải nghiệm khách hàng và tăng lợi nhuận công ty. Không chỉ vậy, AI trong TMĐT sẽ tác động đến các giao dịch, giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng. Nắm bắt cơ hội ứng dụng AI, các doanh nghiệp đã triển khai và hợp tác với các công ty đối tác, nhằm hợp nhất năng lực về AI, từ đó tạo ra các giải pháp tối ưu hơn.
2. Chatbot
Nhiều nhà bán lẻ Thương mại điện tử trở nên tinh vi hơn với khả năng của AI trong việc tiếp cận và thu hút sự chú ý đang dần phổ biến và được gọi là “Conversational commerce” (Thương mại điện tử trên nền tảng di động, tích hợp khả năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp…).
Trong ngành Thương mại điện tử, đó là sự kết hợp của hình ảnh, giọng nói, bài viết và dự đoán. Nhu cầu của người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng nên các nhà bán lẻ phải vật lộn để theo kịp. Nếu các thương hiệu muốn tồn tại thì đây là một trong những chiến lược kinh doanh cần phải ưu tiên thực hiện. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thông qua ứng dụng ‘chatbot’ chỉ là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện trong kỷ nguyên conversational commerce. Vậy, Chatbot Là Gì?
2.1. Khái niệm Chatbot
Chatbot là một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp con người quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật.
Để dễ hình dung, có thể coi chatbot như một tư vấn viên/trợ lý ảo giải đáp những thắc mắc cho người dùng hoặc chăm sóc khách hàng trên môi trường internet.
2.2. Các tác động của ứng dụng Chatbot đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ điện tử
Thứ nhất, Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
Khách hàng không có sự kiên nhẫn, đặc biệt là trong 60s đầu tiên khi họ đặt câu hỏi cho một cửa hàng. Chatbot trên các sàn thương mại điện tử đóng vai trò như người chăm sóc "khoảng thời gian vàng" này, nó phản hồi ngay lập tức khi khách hàng tương tác.
Không tốn thời gian chờ đợi, không phán xét, luôn trong trạng thái thân thiện, gần gũi, cung cấp thông tin minh bạch, điều hướng khách hàng đến nơi họ muốn chatbot đem đến những trải nghiệm mua sắm hiện đại, thông minh và cực kỳ dễ chịu cho khách hàng.
Theo nghiên cứu "Khảo sát hỗ trợ khách hàng tiêu dùng" của HubSpot, các khách hàng thường thiếu kiên nhẫn nếu sau 10 phút không nhận được trả lời từ người bán, với 90% số người được hỏi cho biết "phản hồi ngay lập tức" là điều đầu tiên quyết định việc họ có mua hàng không. Nhờ tích hợp AI, các chatbot có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời chính xác cho khách hàng.
Đương nhiên phần mềm chat không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nhưng nó rút ngắn thời gian trực chat, giảm đến 29% chi phí nhân sự và quy trình chuyển giao dữ liệu giữa các bộ phận.
Ví dụ, dựa trên các lựa chọn khách hàng, chatbot có thể chuyển khách ấy đến bộ phận nhân viên kinh doanh của khu vực ấy. Càng rút ngắn thời gian và nhanh gọn thao tác, càng khiến khách hàng cảm thấy sự chuyên nghiệp, tận tâm và sẵn sàng trung thành với dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai, Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Có rất nhiều yếu tố để khách hàng quyết định gắn bó với cửa hàng của bạn trong rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một sàn thương mại điện tử. Có thể vì chất lượng sản phẩm, giá cả, yếu tố địa lý, hay đơn giản là họ hài lòng với thái độ trả lời của bạn.
Khách hàng trực tuyến đánh giá rất cao những cảm nhận của họ khi tương tác mua hàng. Một phần mềm chatbot phản hồi ngay trong 1 phút, gọi tên của họ thân mật, hay đơn giản nhớ được những gì bạn đã từng tương tác - đây đã đủ để "ghi điểm" trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc đến thương hiệu của bạn rồi.
Chatbot không chỉ chăm sóc, hỗ trợ sử dụng, hỗ trợ kết nối giải quyết khiếu nại mà còn là "đại sứ" cho các chương trình tri ân, tặng quà, khuyến khích mua hàng, kêu gọi tích điểm. Vì nó đem đến những thông tin có lợi cho khách hàng nên họ luôn háo hức, sẵn sàng click mở tin nhắn bất cứ lúc nào.
Có thể thấy, muốn xây dựng lòng trung thành của khách hàng trên các sàn thương mại điện tử thì chatbot là công cụ hiệu quả nhất.
Thứ ba, Thúc đẩy thu hút khách hàng qua phương tiện truyền thông xã hội
Những con số "biết nói" về hành vi người tiêu dùng trên các mạng xã hội là cơ sở để chúng ta nhận thấy: Chatbot đang trở thành "nữ hoàng thân thiện" trên các sàn thương mại điện tử. Khách hàng ngày nay dành đến 1/2 thời gian họ có cho việc truy cập internet, lướt các tài khoản mạng xã hội và mua sắm trực tuyến.
Cũng vì vậy, các doanh nghiệp đang ngày càng đầu tư cho tiếp thị đa kênh - đặc biệt là các kênh truyền thông online. Thế hệ khách hàng thời đại số có nhu cầu giao tiếp hơn với doanh nghiệp, đặc biệt là trao đổi trực tiếp qua tin nhắn về sản phẩm, giá cả, vận chuyển, ưu đãi,... Tuy nhiên, không phải khách nào khi nhắn tin cũng sẽ chốt đơn ngày, vì vậy họ ngại giao tiếp với nhân viên thực.
Thay vào đó, họ thích tự tìm đến các tài khoản mạng xã hội của cửa hàng, tự mình ngắm các sản phẩm, chat với bot trả lời tự động - "nhân viên ảo" có thể trả lời họ 24/7, không phán xét, không chờ đợi.
Có đến 85% đơn đặt hàng được đến từ các trang mạng xã hội - đặc biệt là Facebook. Chỉ tính riêng trên nền tảng hùng mạnh này đã có hơn 100.000 chatbot đang hoạt động ngày đêm, sức xử lý đơn hàng chỉ tính trong tích tắc.
Nếu bạn đang kinh doanh online trên các trang mạng xã hội thì không tích hợp chatbot là điều hối tiếc nhất trong sự nghiệp của bạn! Từ các trang mạng xã hội này, chatbot dẫn khách vào đúng gian hàng của bạn, giúp họ không bị lạc giữa hàng trăm nghìn gian hàng tương tự nhau và “vô tình” ủng hộ cho đối thủ của bạn.
Chatbot giúp doanh nghiệp giảm đi thời gian, công sức trả lời hàng chục câu hỏi giống nhau, phản hồi hàng nghìn người cùng một lúc. Nó như một nhân viên bán hàng thực thụ: Chào đón khách - Tư vấn - Đưa khách đến gian hàng/sản phẩm họ muốn - Tiếp tục thuyết phục khách hàng - Hướng dẫn họ chốt đơn ngay tại chat.
Tinh gọn và thân thiện - chatbot là "gương mặt đại diện" thu hút khách hàng cho doanh nghiệp trên các kênh truyền thông xã hội.
- Thứ tư, Thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu là tài nguyên xương máu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số. Với số lượng giao dịch tính theo giây của các sàn thương mại điện tử, có hàng triệu data được thu thập thông qua chatbot, bởi nó là điểm tiếp xúc tự động với khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ dừng ở thu thập lịch sử tương tác, các chatbot đang ghi nhận tự động thông tin liên lạc, các câu hỏi của khách hàng và tạo dựng một hồ sơ chân dung chi tiết, đa chiều về mỗi cá nhân. Phần mềm chatbot hiện nay đều được tích hợp thêm công cụ mini CRM nhằm lưu trữ, bảo mật tối đa các thông tin này.
Với những dữ liệu này, cửa hàng có thể phân tích và thấu hiểu hơn tâm lý, hành vi khách hàng. Từ đó đưa ra hướng điều chỉnh cho các luồng trải nghiệm, tổ chức các chương trình kích thích hành vi nhằm tăng lợi nhuận gấp 2-3 lần.
- Thứ năm, Tích hợp hệ thống chatbot vào giỏ hàng, giảm tỷ lệ giỏ hàng bị bỏ quên
Khi hệ thống chatbot đã được tích hợp với giỏ hàng của công ty, nó hoạt động với tất cả các cửa hàng dựa trên nền tảng này. Ứng dụng chatbot của công ty hỗ trợ càng nhiều giỏ hàng thì càng có nhiều khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, các hệ thống tích hợp với giỏ hàng để truy xuất thông tin như chi tiết sản phẩm, số lượng và các điều khoản giao hàng mà chatbots sử dụng để cung cấp câu trả lời chính xác cho khách hàng.
Hơn thế nữa, công cụ chatbot là một phương pháp để giữ chân khách hàng một cách tinh tế. Có đến 23% khách hàng sẽ bỏ quên giỏ hàng nếu quá trình thanh toán phải đăng ký, thao tác nhiều bước.
Nhưng với chatbot, khách hàng có thể trực tiếp tạo lập đơn hàng ngay trên chatbot mà không mất thời gian tạo tài khoản.
- Chatbot là trợ lý mua sắm cá nhân ảo đắc lực cho các sàn thương mại điện tử. Cửa hàng sử dụng chatbot nhắc nhở theo lịch nhằm kêu gọi khách hàng quay trở lại giao dịch. Tính năng gửi tin nhắn hàng loạt và cá nhân hóa trải nghiệm đã giúp 87% khách hàng quay trở lại tương tác với chatbot.
- Kích thích khách hàng với những "phần quà": gửi các voucher giảm giá, coupon miễn phí, đếm ngược thời gian đơn hàng được nhận ưu đãi , thông báo chương trình lấp đầy giỏ hàng với giá cực lời,...Đây cũng là một cách “thúc giục” dễ chịu, đánh vào tâm lý ham lợi để đưa khách hàng trở về chu trình mua sắm.
2.3. Ví dụ về việc sử dụng ứng dụng Chatbot
Tập đoàn bán lẻ khổng lồ H&M (Thụy Điển) là thương hiêụ
thời trang của Thụy Điển nổi tiếng trên toàn thế giới. H&M viết tắt của Hennes &
Mauritz; hiện nay gồm có 6 thương hiệu độc lập: H&M, COS, Monki, Weekday,
Cheap Monday và Other Stories. H&M và các hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 5,000 cửa hàng, tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên tính đến thời điểm .
H&M mở rộng sàn thương mại điện tử sang Đông Nam Á đẩy
mạnh tư vấn và giải quyết đơn hàng trực tuyến cho khách hàng trên các kênh thương mại điện tử, sử dụng chatbot để tăng tỷ lệ chốt đơn và chăm sóc khách hàng. H&M xây dựng một chatbot tên Kik thông minh, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng khéo léo thông qua việc đặt các câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng nhằm đưa ra những gợi ý mua hàng khả thi nhất. Họ điều chỉnh việc trình bày sản phẩm trên chatbot, giảm thời lượng chờ đợi và kích thích bán chéo thành công. Thời gian giao hàng ngắn hơn, sản phẩm gợi ý phù hợp cho từng cá nhân, qua đó tăng doanh số bán ra.
- Thương hiệu may mặc và phụ kiện của Mỹ Tommy Hilfiger: Thương hiệu Tommy Hilfiger do nhà thiết kế cùng tên sáng lập năm 1985 với các dòng sản phẩm như: quần áo, trang phục thể thao, đồ Jeans, giày, túi xách, nước hoa, đồng hồ và mắt kính phục vụ cho giới trẻ nam nữ. Với ba màu sắc truyền thống là đỏ, trắng, và xanh dương đậm, Tommy Hilfiger đã trở thành một biểu tượng thương hiệu thời trang của Mỹ. Tommy Hilfiger mang đến phong cách thời trang cao cấp, chất lượng và giá trị cho người tiêu dùng trên toàn thế giới dưới 2 nhãn hiệu Tommy Hilfiger và Hilfiger Denim.
Thương hiệu trên đã tung ra một chatbot trên Facebook Messenger của họ. Chatbot yêu cầu người dùng chọn một danh mục từ tư vấn phong cách, duyệt và giao diện hậu trường buổi trình diễn thời trang. Nó có các tính năng xử lý ngôn ngữ khác nhau.
Nó xác định mục đích đằng sau một từ khóa đã nhập và đưa ra các giải pháp cho phù hợp. Chatbot cũng giúp người dùng xem qua danh mục sản phẩm và làm cho việc xem qua danh mục sản phẩm một cách thuận tiện.
- Shopee: Shopee là nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á và Đài Loan. Ra mắt năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.
Là một sàn thương mại điện tử lớn nhất nhì hiện nay, Shopee thu hút hàng triệu doanh nghiệp, nhà bán lẻ đăng ký bán hàng. Việc sử dụng chatbot Shopee sẽ các nhà bán lẻ trực tuyến linh động quản lý bán hàng, điều khiển từ xa và giảm tối đa chi phí. Hiện tại, Doopage và Sotalink được đánh giá là hai phần mềm chatbot “đáng đồng tiền” nhất, tương thích hiệu quả với Shopee.
Sotalink: Đây là phần mềm công cụ chatbot được Shopee hỗ trợ thiết lập. Vì vậy độ an toàn và tin cậy là tuyệt đối.
Sota là phần mềm thu hút khách hàng đã “rời bỏ” shop khiến khách quay trở lại. Chatbot Sotalink hỗ trợ người dùng nhắn tin tự động đến khách hàng thông qua 2 hình thức tin nhắn chủ yếu:
- Nhắn tin đồng loạt đến tất cả khách hàng hoặc đến những khách hàng đã từng inbox mà chưa tạo đơn để remarketing sản phẩm, dịch vụ. Tạo hiệu ứng quan tâm và kích thích nhu cầu mua hàng của khách.
- Nhắn tin tự động đến khách hàng theo form soạn trước để xác nhận đơn hàng sau khi khách tạo đơn xong. Mục đích để tăng uy tín doanh nghiệp, tạo sự thiện cảm cho khách hàng.
Bên cạnh Sotalink, thì Doopage chính là phần mềm chatbot được sử dụng nhiều nhất trên Shopee hiện nay. Phần mềm này có các tính năng cơ bản sau:
- Tính năng quản lý bán hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quản lý sản phẩm, quản lý thông tin khách hàng, chính sách giá, quản lý đơn hàng, quản lý doanh số nhân viên bán hàng…
- Tích hợp hỗ trợ giao vận với các nhà vận chuyển lớn tại Việt Nam như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, VNpost, Viettel… Đây cũng là những đơn vị giao nhận được sử dụng nhiều nhất trên Shopee hiện nay
- Tính năng chatbot tự động hóa các hoạt động: Chăm sóc khách hàng sau mua, tư vấn báo giá khách hàng, chốt đơn tự động. Tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng tại shop, giữ chân khách hàng lâu hơn. Từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi
- Tích hợp bán hàng đa kênh trên 1 phần mềm duy nhất: Facebook, Zalo, Shopee, Sendo, Email, Call…
Riêng với chatbot, thì Doopage được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với Sotalink. Chatbot Doopage có thể ngay lập tức gửi báo giá hoặc thông tin sản phẩm đến khách hàng khi khách hàng comment hoặc inbox hỏi về sản phẩm. Chính nhờ điều này, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ có thể bán hàng mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải trực page liên tục.
Như vậy, chatbot trở thành công cụ hoàn hảo cho các nhà bán lẻ (trên các sàn thương mại điện tử) để họ tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao trải nghiệm người dùng.
3. Retarget khách hàng mục tiêu (xác định khách hàng mục tiêu)
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.
Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu? Khi doanh nghiệp xác định rõ ràng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, họ sẽ tập trung hơn vào việc kết nối với chỉ một nhóm khách hàng này thôi. Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing, nhờ vào đó việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và chỉ tập trung vào đối tượng này trở nên dễ dàng hơn.
Thế nhưng, theo Conversica, có ít nhất 33% khách hàng tiềm năng chưa được nhóm bán hàng quan tâm. Điều này có nghĩa là những người mua tiềm năng đủ điều kiện trước quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn lại thường bị bỏ qua (fall through the inevitable cracks).
Hơn hết, nhiều doanh nghiệp quá tải và khó quản lý dữ liệu khách hàng nhưng công ty lại không thể làm gì hoặc làm được rất ít. Nhưng với AI, các công ty có thể dựa vào dữ liệu lớn (Big data) để phân loại khách hàng vào các nhóm khác nhau dựa trên thông tin nhân khẩu học, sản phẩm từng mua, hành vi ngoại tuyến và lịch sử duyệt web trực tuyến. Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được tích hợp với các hệ thống POS để tìm ra mối tương quan giữa khách hàng, sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của từng tập khách hàng.Và các chuyên gia marketing có thể xác định được thời điểm mà khách hàng sẽ trải qua những sự kiện lớn trong cuộc sống – thời gian mà họ có thể sẽ thay đổi thói quen mua sắm của mình. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định để chiều chỉnh chiến lược giá, chiến lược sản phẩm (lựa chọn sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế cho phù hợp), tăng cường liên kết bán. Đây là một nguồn lợi nhuận đáng kinh ngạc mà sự hiểu biết mà có thể được sử dụng để nâng cao chu trình bán hàng.
Ví dụ, một số doanh nghiệp hiện đang sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt để quan sát thời gian khách hàng ở trong cửa hàng. Điều này có nghĩa nếu khách hàng dành một khoảng thời gian đủ lâu bên cạnh một sản phẩm, ví dụ như iPod, thông tin này sẽ được lưu trữ để sử dụng cho những lần ghé thăm tiếp theo của họ.
Khi AI phát triển, công ty chào hàng các ưu đãi đặc biệt của sản phẩm trên máy tính khách hàng dựa trên thời gian khách hàng ở tại cửa hàng. Qua đó, các nhà bán lẻ đa kênh bắt đầu đạt được tiến bộ trong khả năng tiếp thị lại cho khách hàng. Ví dụ, Target đã sử dụng hoạt động mua bán của khách hàng để gửi thư quảng cáo sản phẩm em bé cho những phụ nữ mà họ dự đoán sẽ có thai.
4. Robot tự động
Về khái niệm thì ta có thể hiểu đơn giản Robot tự động là Robot tự hoạt động, thường nói gọn là robot tự động hoặc robot tự hành, là robot thực hiện các nhiệm vụ với hành vi có mức độ tự chủ cao. Sự can thiệp của con người đến hoạt động của nó là ít hoặc rất ít.
Đặc biệt trong ngành TMĐT, có thể nói robot là động lực của ngành trong tương lai. Với sự thay đổi thường xuyên cùng với đó là sự phát triển chóng mặt của công nghệ thì ta có thể thấy việc những cỗ máy đang dần thay thế con người không có gì là mới lạ. Cùng với đó là nhu cầu về TMĐT ngày một lớn thêm, nhân lực không đủ thì việc có thêm những robot tự động không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề lao động mà còn đáp ứng được nhu cầu to lớn của người tiêu dùng.
Những Robot tự động này có thể được sử dụng trong nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ, thay vì chúng ta cần thuê nhiều nhân công để có thể sắp xếp một lượng lớn hàng hóa trong kho mà đi kèm với đó là rủi ro nếu như 1 vài nhân công không đáp ứng được công việc sẽ khiến cho cả chuỗi hoạt động sẽ đình trệ. Thì thay vào đó ta sẽ sử dụng những Robot tự động được lập trình sẵn như là xe tự hành AGV, hay như là công nghệ đóng gói tự động CMC được cả 2 ông lớn trong ngành là Amazon lẫn Walmart sử dụng. Việc áp dụng những con robot tự động này sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhân công rất lớn đồng thời có thể chịu được áp lực công việc với cường độ cao mà không cần nghỉ ngơi từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Một ví dụ khác về lợi ích của Robot, trong hệ thống bốc xếp hàng hóa (loading dock), các giải pháp ứng dụng cảm biến thông minh cung cấp cho nhân viên và người quản lý thông tin về các chỉ số tải trọng chính như kích thước kiện hàng, số lượng kiện hàng được quét và bốc xếp mỗi giờ, mức độ tải của xe chở hàng, mật độ tải cũng như thời gian quay vòng cửa dock và năng suất nhân viên bốc xếp. Tính năng này giúp các doanh nghiệp có thể bốc xếp xe hàng theo cách hiệu quả nhất, đồng thời đảm bảo tải trọng tối đa có thể cho xe hàng vào thời điểm bốc xếp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể lấy hàng nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời giảm được số lượng phương tiện cần cho vận tải hàng hóa.
Với những công dụng rõ rệt như vậy, thì chúng cũng có những tác động không hề nhỏ đến ngành TMĐT đầy triển vọng này. Có những nhận định rằng chúng sẽ là động lực chính của TMĐT trong tương lai. Hay việc thiết lập hệ thống tự động hóa và sử dụng robot tự động là việc không thể thiết trong các doanh nghiệp và tập đoàn trong ngành TMĐT nếu muốn phát triển và cạnh tranh. “Sức mạnh, sự chính xác và nhanh nhẹn của rô-bốt có thể giúp đảm nhiệm nhiều công việc nặng nhọc, nguy hiểm và mang tính chất lặp lại. Nhờ đó, con người có thể tập trung vào các công việc phức tạp hơn”, phía Tiki nhận định.
Thực tế,chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng kỳ vọng của người bán và người mua về thương mại điện tử đang tăng cao trong hai yếu tố: tốc độ giao hàng nhanh và dịch vụ tin cậy. Trong khi việc phân loại hiện nay đa số được thực hiện thủ công (đây đang là nút cổ chai cho cả quá trình) thì ứng dụng công nghệ tự động sẽ giải quyết được khâu ách tắc này.
KẾT LUẬN
Có thể đánh giá được rằng, AI mang lại vô số lợi ích cho thương mại điện tử vì nó cho phép nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa và điều chỉnh chiến lược tiếp thị bên họ khi đang di chuyển. AI hiện đang đi đầu trong mục tiêu thay đổi nhanh trong chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên, thay đổi càng nhanh thì càng dễ xuất hiện nhiều rủi ro không phải là không có rủi ro. Vậy nên, AI có thể được sử dụng để góp phần tăng cường quyết định tiếp tục mở rộng của chủ thể doanh nghiệp. Hiện nay, các ứng dụng AI mới ngày được tạo ra nhiều hơn, đem lại nhiều thay đổi tích cực nhưng đôi khi cũng gặp những thách thức và khó khăn không nhỏ trong quy trình thực thi công việc trong thực tế.
Mặc dù vậy, chúng em tin rằng Trí tuệ nhân tạo trong Thương mại điện tử sẽ có những tác động lớn đến các giao dịch, như giữ chân khách hàng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và hơn thế nữa. AI đang dần thay đổi cách chúng ta mua và bán trực tuyến, trở thành động lực quan trọng cho sự chuyển mình của thương mại điện tử, vì vậy AI có triển vọng mở rộng và phát triển xa hơn nữa trong ngành này