Nghiệp vụ sư phạm giảng viên Bài thu hoạch 2 môn Giáo Dục Đại Học Thế Giới Và Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

ấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phươngtiện và côngnghệ trong dạy học đại họcI. Khái niệm về phương tiện dạy học1. Khái niệm về phương tiện.Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhậnbằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu

Thông tin:
12 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghiệp vụ sư phạm giảng viên Bài thu hoạch 2 môn Giáo Dục Đại Học Thế Giới Và Việt Nam | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

ấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phươngtiện và côngnghệ trong dạy học đại họcI. Khái niệm về phương tiện dạy học1. Khái niệm về phương tiện.Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhậnbằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

41 21 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 48541417
Vấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phương tiện và công
nghệ trong dạy học đại học
I. Khái niệm về phương tiện dạy học
1. Khái niệm về phương tiện.
Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận
bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.
Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích
nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá
trình đạt mục đích đó. Phương tiện yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động.
Phượng tiện yếu tố được sự dụng càng sắc bén hữu hiệu thù năng suất, chất
lượng của hoạt động càng cao, làm cho mc đích trước càng dễ dàng được thực hiện.
2. Phương tiện dạy học (PTDH)
PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong qua trình dạy
học để đảm bảo cho đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện
phạm.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng
với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ
để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mc đích giáo dục. PTDH được bao gồm
tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy trò có
thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ nội dung của quá trình giáo dục huấn
luyện.
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị
dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng c máy móc…), những trang thiết bị, kỹ
thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt
động của giáo viên và học viên.
lOMoARcPSD| 48541417
PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học,
giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra
logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của để tạo nên sự phát triển những
phẩm chất nhân cách cho người học.
PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác
dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố
phương tiện được chúng ta quan tâm chgóc độ cách thức làm như thế nào làm
bằng gì? để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được
sử dụng trong dạy học như cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu
tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này II. Vai trò của phương tiện công
nghệ trong học tập
Ứng dụng các phương tiện và công nghệ trong giáo dục, đào tạo là việc sử dụng
những phát minh, thành tựu công nghệ vào hoạt động giảng dạy để đổi mới, cải tiến phương
pháp, công cụ và hình thức trong giảng dạy, học tập. Từ năm 2020 đến nay, dưới những tác
động của đại dịch Covid – 19, việc có thể duy trì hoạt động đào tạo, giảng dạy trên phạm vi
quốc gia ở tất cả các cấp học ngay trong đại dịch cũng chứng minh phần nào tầm quan trọng
của việc áp dụng các phương tiện công nghệ, sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến vào giảng
dạy, nghiên cứu đồng thời phương pháp này cũng sẽ trở thành một xu thế trong thời đại mới.
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại
số, đa phần mỗi người học đều sở hữu cho mình những sản phẩm công nghệ như máy tính xách
tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh dễ dàng kết nối internet. Thực trạng y cũng phần
nào ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền
thống, dần ơn tới không gian giáo dục mở, chủ động toàn cầu. Bên cạnh đó, ngày càng
nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy học tập được sinh động, thu t người học
hơn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động đào tạo.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống nói chung và trong lĩnh vực giáo dục
có những ưu điểm cần phải kể đến như:
lOMoARcPSD| 48541417
- Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục mở, giúp hoạt
động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn
Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều,
rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người
phát triển nhanh n về kiến thức, nhận thức duy. Chương trình giáo dục mở giúp con
người trao đổi và m kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải
tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua
đó người đọc có được cái nhìn phổ quát, có cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt
yếu, nguyên nhân u xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi duy, điều y
gián tiếp giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. Đi kèm với giáo dục mở
tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả họ
đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu
của nền giáo dục hiện đại.
- Thứ hai, người dạy và học dễ dàng thu thập, tổng hợp, lưu trữ được lượng kiến thức phong
phú đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Với giáo dục truyền thống, sinh viên tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình
ngồi nghe giảng viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung
cấp trực tuyến qua kết nối internet, chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả tra
cứu sau một click chuột. Công nghệ giúp truy cập tức thời tới các nguồn tri thức, từ kiến
thức phổ thông tới tri thức học thuật đều thể dễ dàng tìm kiếm áp dụng trong các quy
trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines)
như Google Search, Google Scholars, Google Books, các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus,
các mạng hội học thuật như Academia, Resarch Gates,… Trong giáo dục hiện đại, người
dạy người truyền thu kiến thức bản, cốt lõi, đóng vai trò người hướng dẫn người học
cách thức khai thác thông tin dồi dào, đa chiều từ Internet. Điều này đóng một vai trò to lớn
trong quá trình đổi mới giáo dục giúp nhân hóa học tập, rèn luyn, nâng cao tinh thần học
tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn, nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của mình.
- Thứ ba là mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập nghiên cứu linh động
lOMoARcPSD| 48541417
Người học thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho phù hợp với từng
cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có
thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không kết nối internet). Ứng dụng công
nghệ cho phép tất cả mọi người thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó (hội thảo, hội
nghị, họp,…) không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải cùng 1 quốc gia,
qua đó góp phần tạo ra một hội học tập rộng lớn đó, người học thể chủ động học
tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời.
- Thứ tư là vai trò trong việc thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân
Với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơ hội cho
người học có thể lựa chọn những vấn đề mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu, sở thích,
từ đó phát triển theo thế mạnh của từng người.
Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng. Chương trình học sẵn có, học
liệu mở phong phú khiến cho việc tra cứu dễ dàng sẽ gián tiếp thúc đẩy các cá nhân chủ động
trang bị thêm nhiều những kiến thức mới, lấp đầy những lỗ hổng, kích thích m tòi, khám phá
và sáng tạo. Bên cạnh đó, với công nghệ phù hợp, hấp dẫn nên dễ dàng gắn kết người học. Các
thiết bị nmáy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh kết nối Internet đều những
công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà hay bất cứ đâu ngay cả trên đường di chuyển. Do
đó, người học sẽ thoải mái tích cực hơn khi dùng các công cụ y để kết nối với bạn học,
thầy cô với nhà trường. Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp người học dễ dàng biểu thị
mối quan tâm, sự chú ý, những mong đợi thái độ tích cực với việc học, qua đó nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Thứ năm là vai trò trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong quản trị hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao khoa học công nghệ trong các trường đại học bao gồm các nội dụng cơ bản như:
Ứng dụng trong quản trị việc đăng ký và cấp mã số các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ;
Ứng dụng trong quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học của chthnghiên cứu khoa học;
Ứng dụng trong quản trị đầu ra của sản phẩm nghiên cứu khoa học; Ứng dụng trong quản trị
và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, các trường đại học, làm tốt việc ứng dụng công nghệ
lOMoARcPSD| 48541417
trong quản trị hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, sẽ góp phần nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người làm công tác nghiên
cứu khoa học, qua đó cũng nâng tầm vị thế, khẳng định được thương hiệu, y dựng được hình
ảnh của các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Thứ sáu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng
nhanh với công việc trong tương lai
Xu hướng giáo dục và đào tạo ngày nay là đào tạo đi đôi với sử dụng, dạy nghề đi đối
với hướng nghiệp ngày càng trở nên phbiến đối với các trường đại học trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Việc người học được tiếp cận những ứng dụng công nghệ ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹ năng thực hành, làm việc trong
môi trường công nghệ, khi ra trường sẽ sớm hòa nhập với môi trường m việc mới đòi hỏi
những kỹ năng cũng như hiểu biết nhất định về công nghệ. Trên thực tế không chỉ dừng kỹ
năng số, người học còn được rèn kỹ năng mềm, tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc
lập, thành thạo trong phối hợp sử dụng công nghệ nên nhanh chóng đáp ứng được những
đòi hỏi cấp thiết của thực hiễn thực hành nghề nghiệp. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện mở rộng hợp tác lao động. Việc hợp tác lao động trên thị trường, sẽ tạo
sự liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - người học, mang lại lợi ích cho tất cả các các
bên: Đối với người học, được cam kết tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Đối với nhà trường,
sẽ nâng cao thương hiệu, uy n và vị thế trên thị trường giáo dục, đồng thời ngày càng thu hút
được người học. Đối với doanh nghiệp, nh y sẽ giúp họ chđộng nguồn nhân lực được
đào tạo bài bản theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập hay nói cách khác việc
đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ nền
tảng để cung ứng được nguồn nhân lực dồi o chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường
hiện nay.
lOMoARcPSD| 48541417
Vấn đề 2: Hãy liệt kê các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và
lợi ích của các phn mm đó.
I. Khái niệm phần mềm dạy học
Phần mm dạy học là mt công cụ số được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ quá
trình giảng dạy và học tập thông qua các ứng dụng công nghệ hiện đại. Đây là sự kết
hợp giữa nội dung học tập (learning content), các phương pháp sư phạm (pedagogical
methods), và công nghệ để tạo ra môi trường học tập hiệu quả, sinh động và tương tác
cao. Phần mm dạy học có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ giáo
dục chính quy (như trường học, đại học) đến các hình thức học tập không chính quy (
như tự học hoặc đào tạo tại doanh nghiệp ).
II. Các phần mềm hiện nay đang sử dụng
1. Microsoft powerpoint
1.1. Khái niệm
Microsoft PowerPoint một ứng dụng phần mềm thuộc bộ Microsoft Office,
được thiết kế để tạo, chỉnh sửa trình bày bài thuyết trình. Được phát triển bởi
Microsoft Corporation, PowerPoint đã trở thành một công cụ mạnh mẽ phổ biến trong
nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến giáo dục và nghiên cứu.
Phần mềm này cho phép người sử dụng tạo các slide trình bày chuyên nghiệp với
hình ảnh, văn bản, đồ họa hiệu ứng chuyển động. Nó cung cấp nhiều tính năng linh
hoạt giúp người dùng thể hiện ý tưởng một cách sáng tạo dễ dàng. PowerPoint không
chỉ hỗ trợ việc tạo ra bài thuyết trình, mà còn giúp người sử dụng quản tổ chức
thông tin một cách hiệu quả.
Với giao diện đơn giản các công cụ đa dạng, Microsoft PowerPoint đã trở
thành công cụ ưu tiên để trình bày ý tưởng, báo cáo công việc, giao tiếp một cách
chuyên nghiệp trong nhiều tình huống khác nhau.
1.2. Ứng dụng của PowerPoint trong dạy học
lOMoARcPSD| 48541417
Tạo bài giảng điện tử sinh động: Giáo viên thể dùng PowerPoint để tạo ra
những bài giảng tính hình ảnh, video, âm thanh, giúp bài học trở nên sáng tạo và trực
quan hơn.
Hỗ trợ trình chiếu thảo luận: Trong quá trình dạy học, PowerPoint cho phép
trình chiếu các slide theo tựa đề, giúp học sinh theo dõi bài dễ dàng và có thể thực hiện
các buổi thảo luận, đánh giá ngay trên lớp.
Làm bài kiểm tra tương tác: PowerPoint được sử dụng để thiết kế các bài trắc
nghiệm, quiz tương tác nhờ vào tính năng hyperlink hoặc những đánh dấu đáp án.
1.3. Lợi ích của PowerPoint trong dạy học
Nâng cao hiệu quả trình bày: PowerPoint giúp giáo viên tổ chức nội dung bài học
một cách khoa học, dễ hiểu. Nhờ vào các công cụ như template, font chữ đẹp, các hiệu
ứng chuyển đổi, bài giảng trở nên sinh động và trực quan.
Tăng tính hữu quả tương tác: Thay chỉ dạy thuyết khô khan, PowerPoint
tăng tính tương tác nhờ các tính năng như chèn video, hình ảnh, âm thanh, giúp học sinh
tham gia tích cực hơn.
Tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu suất: Sử dụng PowerPoint giúp giáo viên
chuẩn bị bài giảng nhanh chóng, dễ dàng cập nhật nội dung khi cần thiết.
Phù hợp với nhiều phong cách dạy học: PowerPoint thể tích hợp với nhiều
phong cách dạy học khác nhau, từ dạy lớp truyền thống đến dạy học trực tuyến.
Khích lệ tinh thần học tập: Nhờ skết hợp nhiều phương tiện họn trong bài giảng,
học sinh có động lực học tập tích cực và ham thích khám phá hơn.
1.4. Kết luận
lOMoARcPSD| 48541417
PowerPoint là một công cụ không thể thiếu trong dạy học hiện đại. Nhờ vào khả
năng tích hợp đa phương tiện, giáo viên có thể tối ưu hoá quá tnh truyền đạt kiến thức,
khích lệ tinh thần học tập nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Việc áp dụng
PowerPoint trong giảng dạy là một xu hướng tất yếu để đảm bảo giáo dục bắt nhịp với
thời đại số hóa.
2. PHẦN MỀM ZOOM
2.1. Giới thiệu phần mềm Zoom
Zoom là một nền tảng họp trực tuyến phổ biến được phát triển bởi Zoom Video
Communications. Với khả năng tổ chức các buổi họp, lớp học trực tuyến, hội thảo,
sự kiện ảo, Zoom đã trở thành công cụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt
từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra.
2.2. Ứng dụng của Zoom trong dạy học
Tổ chức lớp học trực tuyến: Giáo viên thể giảng dạy từ xa, kết nối với học sinh
ở mọi nơi. - Tích hợp tính năng chia sẻ màn hình, video, và tài liệu giúp bài giảng sinh
động hơn.
Hỗ trợ học tập tương tác: Công cụ bảng trắng (Whiteboard) để giáo viên ghi chú,
minh họa bài giảng. - Chức năng "Raise Hand" cho phép học sinh đặt câu hỏi mà không
làm gián đoạn lớp học.
Ghi hình bài giảng: Zoom cho phép ghi lại buổi học để học sinh vắng mặt có thể
xem lại hoặc làm tài liệu ôn tập.
Chia nhóm thảo luận: Tính năng Breakout Rooms giúp chia lớp thành các nhóm
nhỏ để thảo luận, thực hành.
lOMoARcPSD| 48541417
Tổ chức hội thảo, tập huấn: Zoom hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo giáo dục, tập
huấn cho giáo viên hoặc học sinh.
2.3. Lợi ích của Zoom trong dạy học
Tiện lợi tiết kiệm thời gian: Học sinh giáo viên không cần phải di chuyển, giảm
chi phí đi lại. - Phù hợp với lịch trình linh hoạt của cả giáo viên và học sinh.
Tiếp cận giáo dục toàn cầu: Kết nối học sinh và giáo viên ở các quốc gia khác
nhau, mở rộng cơ hội học tập. - Hỗ trợ học sinh tại các khu vực khó tiếp cận trường
học truyền thống.
Nâng cao hiệu quả học tập: Các công cụ trực quan và khả năng tương tác giúp tăng
sự hứng thú và tiếp thu bài giảng. - Việc ghi hình bài giảng cho phép học sinh ôn tập
bất kỳ lúc nào.
Hỗ trợ giáo dục nhân hóa: Giáo viên có thể dễ dàng tổ chức các buổi học 1:1 hoặc
nhóm nhỏ để hỗ trợ từng học sinh.
Phù hợp với mọi cấp học và ngành học: Zoom không giới hạn đối tượng sử dụng, từ
mẫu giáo, trung học, đại học đến các khóa học kỹ năng.
Đối phó với tình huống khẩn cấp: Trong các đợt thiên tai, dịch bệnh, Zoom đảm bảo
quá trình học tập không bị gián đoạn.
2.4. Kết luận
Phần mm Zoom là công cụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục hiện đại, giúp
kết nối giáo viên và học sinh hiệu quả hơn. Dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng với
các tính năng nổi bật và lợi ích vượt trội, Zoom đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Phần mềm Learning Management System (LMS)
3.1. Giới thiệu về Learning Management System (LMS)
Learning Management System (LMS) phần mềm quản học tập trực tuyến,
giúp tổ chức, triển khai, quản các chương trình học tập một cách tối ưu. LMS cung
lOMoARcPSD| 48541417
cấp nền tảng để giáo viên tạo nội dung học tập, quản lý học sinh, và theo dõi quá trình
học tập.
3.2. Ứng dụng của LMS trong dạy học
Hỗ trợ giáo viên
- Tạo nội dung học tập: LMS cho phép giáo viên thiết kế bài
giảng địa hình, video, bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận.
- Quản lý học sinh: LMS lưu trữ thông tin cá nhân, lịch sử học
tập, và kết quả học tập của học sinh.
- Tự động hoá các tác vụ: LMS giúp giảm thời gian chấm điểm
và tổng hợp kết quả.
Hỗ trợ học sinh
- Tiếp cận nội dung mọi mọi lúc, mọii: Học sinh thtruy
cập bài giảng, tài liệu và bài tập từ xa qua máy tính hoặc thiết bị di động.
- Tăng tương tác: Học sinh thể tham gia các diễn đàn trực
tuyến, lớp học đồng bộ, hoặc trao đổi với giáo viên qua các công cụ như
chat, email.
- Theo dõi qtrình học tập: Học sinh thể kiểm tra tiến độ
học tập của mình qua báo cáo tự động.
Quản lý và điều hành
- Phân phối tài nguyên: LMS hỗ trợ nhà quản theo dõi hiệu
quả sử dụng tài nguyên.
- Tùy chỉnh và mở rộng: Các LMS hiện đại hỗ trợ tích hợp với
các hệ thống khác như CRM, ERP để đơn giản hoá quá trình quản lý.
3.3. Lợi ích của LMS trong dạy học
lOMoARcPSD| 48541417
Tiết kiệm thời gian và chi phí: LMS giúp giảm chi phí in ấn tài liệu, giảng dạy
tại lớp, và di chuyển. Tính năng tự động hoá giảm khối lượng công việc tay cho giáo
viên và nhà quản lý.
Tăng cường hiệu quả học tập: LMS tăng tính linh hoạt trong việc học tập như học
nhà, học theo nhóm. Các tính năng gamification như huy hiệu, bảng xếp hạng kích
thích động lực học tập.
Cộng đồng học tập: LMS tạo ra các công đồng trực tuyến, nơi học sinh giáo
viên trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
3.4. Kết luận
Phần mềm Learning Management System đang trở thành công cụ hữu hiệu trong lĩnh
vực giáo dục nhờ khả năng quản tốt, tăng hiệu quả học tập, giảm thiểu chi phí.
Việc ứng dụng LMS một cách hiệu quả sẽ đồng góp đáng kể vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
4. Phần mềm dạy học trò chơi Kahoot
4.1. Giới thiệu về Kahoot
Kahoot là một nền tảng dạy học tương tác dựa trên trò chơi, được thiết kế để hỗ
trợ quá trình dạy và học theo hướng sáng tạo, gây hứng thú cho người tham gia. Kahoot
cho phép giáo viên tạo các bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm, và bài học tương tác trong
thời gian thực.
4.2. Ứng dụng của Kahoot trong dạy học
Tạo bài giảng tương tác: Kahoot cho phép giáo viên tạo bài giảng dưới dạng câu
hỏi trắc nghiệm, câu đố vui, hoặc điền khuyết. Các câu hỏi được minh họa bằng hình
ảnh, video, hoặc âm thanh, giúp bài giảng sinh động và thu hút học sinh.
Hỗ trợ đánh giá trong quá trình dạy học: Kahoot cho phép giáo viên đánh giá hiệu
quả học tập ngay trong buổi học qua các câu hỏi kiểm tra. Kết quả được hiển thị ngay
lập tức, giúp giáo viên biết được học sinh hiểu bài đến đâu và cần hỗ trợ điều chỉnh gì.
lOMoARcPSD| 48541417
Tổ chức hoạt động nhóm: Kahoot cung cấp chức năng cho phép nhiều người chơi
tham gia, rất thích hợp với các hoạt động nhóm trong lớp học. Học sinh thể chơi
riêng lẻ hoặc theo đội nhóm, từ đó phát triển kỹ năng hợp tác.
Tăng tương tác và sáng tạo: Giáo viên có thể giao bài tập yêu cầu học sinh tự tạo
Kahoot cho bài học hoặc dự án nhóm, khuyến khích tính sáng tạo và nâng cao kỹ năng
tư duy phê phán.
4.3. Lợi ích của Kahoot trong dạy học
Tăng hứng thú học tập: Hình thức tchơi gây hứng thú khuyến khích học sinh
tham gia học tập. Kahoot giúp giảm căng thẳng trong giờ học và tăng sự tương tác giữa
giáo viên và học sinh.
nhân hoá quá trình học: Kahoot cho phép từng học sinh tham gia trả lời theo
nhịp độ địa phương, giúp giáo viên nắm bắt khả năng của từng em.
Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả: Các bài kiểm tra và câu hỏi trả lời nhanh
giúp đánh giá hiệu quả ngay lập tức, giảm thiểu thời gian chắm điểm thủ công.
Hỗ trợ giảng dạy trênh tuyến: Trong bối cảnh giáo dục trực tuyến phát triển,
Kahoot thể được sử dụng để duy trì tương tác giữa giờ học trải nghiệm học sinh
trong môi trường ảo.
4.4. Kết luận
Kahoot một công cụ hữu ích trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhờ khả
năng gây hứng thú khuyến khích học sinh tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần kết hợp
linh hoạt Kahoot với các phương pháp dạy học truyền thống để đạt hiệu quả tối ưu.
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48541417
Vấn đề 1: Hãy trình bày về phương tiện dạy học, vai trò của phương tiện và công
nghệ trong dạy học đại học I.
Khái niệm về phương tiện dạy học
1. Khái niệm về phương tiện.
Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận
bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.
Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích
nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá
trình đạt mục đích đó. Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động.
Phượng tiện là yếu tố được sự dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thù năng suất, chất
lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích trước càng dễ dàng được thực hiện.
2. Phương tiện dạy học (PTDH)
PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong qua trình dạy
học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng
với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ
để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. PTDH được bao gồm
tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có
thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị
dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ
thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt
động của giáo viên và học viên. lOMoAR cPSD| 48541417
PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học,
giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra
logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những
phẩm chất nhân cách cho người học.
PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác
dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố
phương tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm
bằng gì? để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được
sử dụng trong dạy học như là cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu
tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này II. Vai trò của phương tiện và công nghệ trong học tập
Ứng dụng các phương tiện và công nghệ trong giáo dục, đào tạo là việc sử dụng
những phát minh, thành tựu công nghệ vào hoạt động giảng dạy để đổi mới, cải tiến phương
pháp, công cụ và hình thức trong giảng dạy, học tập. Từ năm 2020 đến nay, dưới những tác
động của đại dịch Covid – 19, việc có thể duy trì hoạt động đào tạo, giảng dạy trên phạm vi
quốc gia ở tất cả các cấp học ngay trong đại dịch cũng chứng minh phần nào tầm quan trọng
của việc áp dụng các phương tiện công nghệ, sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến vào giảng
dạy, nghiên cứu đồng thời phương pháp này cũng sẽ trở thành một xu thế trong thời đại mới.
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại
số, đa phần mỗi người học đều sở hữu cho mình những sản phẩm công nghệ như máy tính xách
tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh dễ dàng kết nối internet. Thực trạng này cũng phần
nào ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền
thống, dần vươn tới không gian giáo dục mở, chủ động và toàn cầu. Bên cạnh đó, ngày càng
có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập được sinh động, thu hút người học
hơn, nâng cao hiệu quả trong hoạt động đào tạo.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống nói chung và trong lĩnh vực giáo dục
có những ưu điểm cần phải kể đến như: lOMoAR cPSD| 48541417
- Thứ nhất, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục mở, giúp hoạt
động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn
Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều,
rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người
phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy. Chương trình giáo dục mở giúp con
người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải
tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua
đó người đọc có được cái nhìn phổ quát, có cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt
yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này
gián tiếp giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. Đi kèm với giáo dục mở
là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở
đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu
của nền giáo dục hiện đại.
- Thứ hai, người dạy và học dễ dàng thu thập, tổng hợp, lưu trữ được lượng kiến thức phong
phú đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Với giáo dục truyền thống, sinh viên tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình
và ngồi nghe giảng viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung
cấp trực tuyến qua kết nối internet, chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả tra
cứu sau một cú click chuột. Công nghệ giúp truy cập tức thời tới các nguồn tri thức, từ kiến
thức phổ thông tới tri thức học thuật đều có thể dễ dàng tìm kiếm và áp dụng trong các quy
trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines)
như Google Search, Google Scholars, Google Books, các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus,
các mạng xã hội học thuật như Academia, Resarch Gates,… Trong giáo dục hiện đại, người
dạy là người truyền thu kiến thức cơ bản, cốt lõi, đóng vai trò là người hướng dẫn người học
cách thức khai thác thông tin dồi dào, đa chiều từ Internet. Điều này đóng một vai trò to lớn
trong quá trình đổi mới giáo dục giúp cá nhân hóa học tập, rèn luyện, nâng cao tinh thần học
tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn, nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của mình.
- Thứ ba là mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập nghiên cứu linh động lOMoAR cPSD| 48541417
Người học có thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợp với từng
cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có
thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không có kết nối internet). Ứng dụng công
nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó (hội thảo, hội
nghị, họp,…) mà không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải ở cùng 1 quốc gia,
qua đó góp phần tạo ra một xã hội học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học
tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời.
- Thứ tư là vai trò trong việc thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân
Với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơ hội cho
người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu, sở thích,
từ đó phát triển theo thế mạnh của từng người.
Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng. Chương trình học sẵn có, học
liệu mở phong phú khiến cho việc tra cứu dễ dàng sẽ gián tiếp thúc đẩy các cá nhân chủ động
trang bị thêm nhiều những kiến thức mới, lấp đầy những lỗ hổng, kích thích tìm tòi, khám phá
và sáng tạo. Bên cạnh đó, với công nghệ phù hợp, hấp dẫn nên dễ dàng gắn kết người học. Các
thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh có kết nối Internet đều là những
công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà hay bất cứ đâu ngay cả trên đường di chuyển. Do
đó, người học sẽ thoải mái và tích cực hơn khi dùng các công cụ này để kết nối với bạn học,
thầy cô và với nhà trường. Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp người học dễ dàng biểu thị
mối quan tâm, sự chú ý, những mong đợi và thái độ tích cực với việc học, qua đó nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Thứ năm là vai trò trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong quản trị hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao khoa học công nghệ trong các trường đại học bao gồm các nội dụng cơ bản như:
Ứng dụng trong quản trị việc đăng ký và cấp mã số các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ;
Ứng dụng trong quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học của chủ thể nghiên cứu khoa học;
Ứng dụng trong quản trị đầu ra của sản phẩm nghiên cứu khoa học; Ứng dụng trong quản trị
và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, các trường đại học, làm tốt việc ứng dụng công nghệ lOMoAR cPSD| 48541417
trong quản trị hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, sẽ góp phần nâng cao
chất lượng nghiên cứu khoa học và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người làm công tác nghiên
cứu khoa học, qua đó cũng nâng tầm vị thế, khẳng định được thương hiệu, xây dựng được hình
ảnh của các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Thứ sáu, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng
nhanh với công việc trong tương lai
Xu hướng giáo dục và đào tạo ngày nay là đào tạo đi đôi với sử dụng, dạy nghề đi đối
với hướng nghiệp ngày càng trở nên phổ biến đối với các trường đại học ở trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Việc người học được tiếp cận những ứng dụng công nghệ ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹ năng thực hành, làm việc trong
môi trường công nghệ, khi ra trường sẽ sớm hòa nhập với môi trường làm việc mới đòi hỏi
những kỹ năng cũng như hiểu biết nhất định về công nghệ. Trên thực tế không chỉ dừng ở kỹ
năng số, người học còn được rèn kỹ năng mềm, tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc
lập, và thành thạo trong phối hợp sử dụng công nghệ nên nhanh chóng đáp ứng được những
đòi hỏi cấp thiết của thực hiễn thực hành nghề nghiệp. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện mở rộng hợp tác lao động. Việc hợp tác lao động trên thị trường, sẽ tạo
sự liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - người học, mang lại lợi ích cho tất cả các các
bên: Đối với người học, được cam kết tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Đối với nhà trường,
sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín và vị thế trên thị trường giáo dục, đồng thời ngày càng thu hút
được người học. Đối với doanh nghiệp, mô hình này sẽ giúp họ chủ động nguồn nhân lực được
đào tạo bài bản theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp.
Như vậy, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập hay nói cách khác việc
đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ là nền
tảng để cung ứng được nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường hiện nay. lOMoAR cPSD| 48541417
Vấn đề 2: Hãy liệt kê các phần mềm hiện nay đang sử dụng, cho biết ứng dụng và
lợi ích của các phần mềm đó. I.
Khái niệm phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học là một công cụ số được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ quá
trình giảng dạy và học tập thông qua các ứng dụng công nghệ hiện đại. Đây là sự kết
hợp giữa nội dung học tập (learning content), các phương pháp sư phạm (pedagogical
methods), và công nghệ để tạo ra môi trường học tập hiệu quả, sinh động và tương tác
cao. Phần mềm dạy học có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, từ giáo
dục chính quy (như trường học, đại học) đến các hình thức học tập không chính quy (
như tự học hoặc đào tạo tại doanh nghiệp ). II.
Các phần mềm hiện nay đang sử dụng
1. Microsoft powerpoint 1.1. Khái niệm
Microsoft PowerPoint là một ứng dụng phần mềm thuộc bộ Microsoft Office,
được thiết kế để tạo, chỉnh sửa và trình bày bài thuyết trình. Được phát triển bởi
Microsoft Corporation, PowerPoint đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và phổ biến trong
nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến giáo dục và nghiên cứu.
Phần mềm này cho phép người sử dụng tạo các slide trình bày chuyên nghiệp với
hình ảnh, văn bản, đồ họa và hiệu ứng chuyển động. Nó cung cấp nhiều tính năng linh
hoạt giúp người dùng thể hiện ý tưởng một cách sáng tạo và dễ dàng. PowerPoint không
chỉ hỗ trợ việc tạo ra bài thuyết trình, mà còn giúp người sử dụng quản lý và tổ chức
thông tin một cách hiệu quả.
Với giao diện đơn giản và các công cụ đa dạng, Microsoft PowerPoint đã trở
thành công cụ ưu tiên để trình bày ý tưởng, báo cáo công việc, và giao tiếp một cách
chuyên nghiệp trong nhiều tình huống khác nhau.
1.2. Ứng dụng của PowerPoint trong dạy học lOMoAR cPSD| 48541417
Tạo bài giảng điện tử sinh động: Giáo viên có thể dùng PowerPoint để tạo ra
những bài giảng có tính hình ảnh, video, âm thanh, giúp bài học trở nên sáng tạo và trực quan hơn.
Hỗ trợ trình chiếu và thảo luận: Trong quá trình dạy học, PowerPoint cho phép
trình chiếu các slide theo tựa đề, giúp học sinh theo dõi bài dễ dàng và có thể thực hiện
các buổi thảo luận, đánh giá ngay trên lớp.
Làm bài kiểm tra tương tác: PowerPoint được sử dụng để thiết kế các bài trắc
nghiệm, quiz tương tác nhờ vào tính năng hyperlink hoặc những đánh dấu đáp án.
1.3. Lợi ích của PowerPoint trong dạy học
Nâng cao hiệu quả trình bày: PowerPoint giúp giáo viên tổ chức nội dung bài học
một cách khoa học, dễ hiểu. Nhờ vào các công cụ như template, font chữ đẹp, các hiệu
ứng chuyển đổi, bài giảng trở nên sinh động và trực quan.
Tăng tính hữu quả tương tác: Thay vì chỉ dạy lý thuyết khô khan, PowerPoint
tăng tính tương tác nhờ các tính năng như chèn video, hình ảnh, âm thanh, giúp học sinh tham gia tích cực hơn.
Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất: Sử dụng PowerPoint giúp giáo viên
chuẩn bị bài giảng nhanh chóng, dễ dàng cập nhật nội dung khi cần thiết.
Phù hợp với nhiều phong cách dạy học: PowerPoint có thể tích hợp với nhiều
phong cách dạy học khác nhau, từ dạy lớp truyền thống đến dạy học trực tuyến.
Khích lệ tinh thần học tập: Nhờ sự kết hợp nhiều phương tiện họn trong bài giảng,
học sinh có động lực học tập tích cực và ham thích khám phá hơn. 1.4. Kết luận lOMoAR cPSD| 48541417
PowerPoint là một công cụ không thể thiếu trong dạy học hiện đại. Nhờ vào khả
năng tích hợp đa phương tiện, giáo viên có thể tối ưu hoá quá trình truyền đạt kiến thức,
khích lệ tinh thần học tập và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Việc áp dụng
PowerPoint trong giảng dạy là một xu hướng tất yếu để đảm bảo giáo dục bắt nhịp với thời đại số hóa. 2. PHẦN MỀM ZOOM
2.1. Giới thiệu phần mềm Zoom
Zoom là một nền tảng họp trực tuyến phổ biến được phát triển bởi Zoom Video
Communications. Với khả năng tổ chức các buổi họp, lớp học trực tuyến, hội thảo, và
sự kiện ảo, Zoom đã trở thành công cụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là
từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra.
2.2. Ứng dụng của Zoom trong dạy học
Tổ chức lớp học trực tuyến: Giáo viên có thể giảng dạy từ xa, kết nối với học sinh
ở mọi nơi. - Tích hợp tính năng chia sẻ màn hình, video, và tài liệu giúp bài giảng sinh động hơn.
Hỗ trợ học tập tương tác: Công cụ bảng trắng (Whiteboard) để giáo viên ghi chú,
minh họa bài giảng. - Chức năng "Raise Hand" cho phép học sinh đặt câu hỏi mà không
làm gián đoạn lớp học.
Ghi hình bài giảng: Zoom cho phép ghi lại buổi học để học sinh vắng mặt có thể
xem lại hoặc làm tài liệu ôn tập.
Chia nhóm thảo luận: Tính năng Breakout Rooms giúp chia lớp thành các nhóm
nhỏ để thảo luận, thực hành. lOMoAR cPSD| 48541417
Tổ chức hội thảo, tập huấn: Zoom hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo giáo dục, tập
huấn cho giáo viên hoặc học sinh.
2.3. Lợi ích của Zoom trong dạy học
Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Học sinh và giáo viên không cần phải di chuyển, giảm
chi phí đi lại. - Phù hợp với lịch trình linh hoạt của cả giáo viên và học sinh.
Tiếp cận giáo dục toàn cầu: Kết nối học sinh và giáo viên ở các quốc gia khác
nhau, mở rộng cơ hội học tập. - Hỗ trợ học sinh tại các khu vực khó tiếp cận trường học truyền thống.
Nâng cao hiệu quả học tập: Các công cụ trực quan và khả năng tương tác giúp tăng
sự hứng thú và tiếp thu bài giảng. - Việc ghi hình bài giảng cho phép học sinh ôn tập bất kỳ lúc nào.
Hỗ trợ giáo dục cá nhân hóa: Giáo viên có thể dễ dàng tổ chức các buổi học 1:1 hoặc
nhóm nhỏ để hỗ trợ từng học sinh.
Phù hợp với mọi cấp học và ngành học: Zoom không giới hạn đối tượng sử dụng, từ
mẫu giáo, trung học, đại học đến các khóa học kỹ năng.
Đối phó với tình huống khẩn cấp: Trong các đợt thiên tai, dịch bệnh, Zoom đảm bảo
quá trình học tập không bị gián đoạn. 2.4. Kết luận
Phần mềm Zoom là công cụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục hiện đại, giúp
kết nối giáo viên và học sinh hiệu quả hơn. Dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng với
các tính năng nổi bật và lợi ích vượt trội, Zoom đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Phần mềm Learning Management System (LMS)
3.1. Giới thiệu về Learning Management System (LMS)
Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý học tập trực tuyến,
giúp tổ chức, triển khai, và quản lý các chương trình học tập một cách tối ưu. LMS cung lOMoAR cPSD| 48541417
cấp nền tảng để giáo viên tạo nội dung học tập, quản lý học sinh, và theo dõi quá trình học tập.
3.2. Ứng dụng của LMS trong dạy học Hỗ trợ giáo viên -
Tạo nội dung học tập: LMS cho phép giáo viên thiết kế bài
giảng địa hình, video, bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. -
Quản lý học sinh: LMS lưu trữ thông tin cá nhân, lịch sử học
tập, và kết quả học tập của học sinh. -
Tự động hoá các tác vụ: LMS giúp giảm thời gian chấm điểm và tổng hợp kết quả. Hỗ trợ học sinh -
Tiếp cận nội dung mọi mọi lúc, mọi nơi: Học sinh có thể truy
cập bài giảng, tài liệu và bài tập từ xa qua máy tính hoặc thiết bị di động. -
Tăng tương tác: Học sinh có thể tham gia các diễn đàn trực
tuyến, lớp học đồng bộ, hoặc trao đổi với giáo viên qua các công cụ như chat, email. -
Theo dõi quá trình học tập: Học sinh có thể kiểm tra tiến độ
học tập của mình qua báo cáo tự động. Quản lý và điều hành -
Phân phối tài nguyên: LMS hỗ trợ nhà quản lý theo dõi hiệu
quả sử dụng tài nguyên. -
Tùy chỉnh và mở rộng: Các LMS hiện đại hỗ trợ tích hợp với
các hệ thống khác như CRM, ERP để đơn giản hoá quá trình quản lý.
3.3. Lợi ích của LMS trong dạy học lOMoAR cPSD| 48541417
Tiết kiệm thời gian và chi phí: LMS giúp giảm chi phí in ấn tài liệu, giảng dạy
tại lớp, và di chuyển. Tính năng tự động hoá giảm khối lượng công việc tay cho giáo viên và nhà quản lý.
Tăng cường hiệu quả học tập: LMS tăng tính linh hoạt trong việc học tập như học
ở nhà, học theo nhóm. Các tính năng gamification như huy hiệu, bảng xếp hạng kích
thích động lực học tập.
Cộng đồng học tập: LMS tạo ra các công đồng trực tuyến, nơi học sinh và giáo
viên trao đổi và học hỏi lẫn nhau. 3.4. Kết luận
Phần mềm Learning Management System đang trở thành công cụ hữu hiệu trong lĩnh
vực giáo dục nhờ khả năng quản lý tốt, tăng hiệu quả học tập, và giảm thiểu chi phí.
Việc ứng dụng LMS một cách hiệu quả sẽ đồng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Phần mềm dạy học trò chơi Kahoot
4.1. Giới thiệu về Kahoot
Kahoot là một nền tảng dạy học tương tác dựa trên trò chơi, được thiết kế để hỗ
trợ quá trình dạy và học theo hướng sáng tạo, gây hứng thú cho người tham gia. Kahoot
cho phép giáo viên tạo các bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm, và bài học tương tác trong thời gian thực.
4.2. Ứng dụng của Kahoot trong dạy học
Tạo bài giảng tương tác: Kahoot cho phép giáo viên tạo bài giảng dưới dạng câu
hỏi trắc nghiệm, câu đố vui, hoặc điền khuyết. Các câu hỏi được minh họa bằng hình
ảnh, video, hoặc âm thanh, giúp bài giảng sinh động và thu hút học sinh.
Hỗ trợ đánh giá trong quá trình dạy học: Kahoot cho phép giáo viên đánh giá hiệu
quả học tập ngay trong buổi học qua các câu hỏi kiểm tra. Kết quả được hiển thị ngay
lập tức, giúp giáo viên biết được học sinh hiểu bài đến đâu và cần hỗ trợ điều chỉnh gì. lOMoAR cPSD| 48541417
Tổ chức hoạt động nhóm: Kahoot cung cấp chức năng cho phép nhiều người chơi
tham gia, rất thích hợp với các hoạt động nhóm trong lớp học. Học sinh có thể chơi
riêng lẻ hoặc theo đội nhóm, từ đó phát triển kỹ năng hợp tác.
Tăng tương tác và sáng tạo: Giáo viên có thể giao bài tập yêu cầu học sinh tự tạo
Kahoot cho bài học hoặc dự án nhóm, khuyến khích tính sáng tạo và nâng cao kỹ năng tư duy phê phán.
4.3. Lợi ích của Kahoot trong dạy học
Tăng hứng thú học tập: Hình thức trò chơi gây hứng thú và khuyến khích học sinh
tham gia học tập. Kahoot giúp giảm căng thẳng trong giờ học và tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Cá nhân hoá quá trình học: Kahoot cho phép từng học sinh tham gia trả lời theo
nhịp độ địa phương, giúp giáo viên nắm bắt khả năng của từng em.
Tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả: Các bài kiểm tra và câu hỏi trả lời nhanh
giúp đánh giá hiệu quả ngay lập tức, giảm thiểu thời gian chắm điểm thủ công.
Hỗ trợ giảng dạy trênh tuyến: Trong bối cảnh giáo dục trực tuyến phát triển,
Kahoot có thể được sử dụng để duy trì tương tác giữa giờ học và trải nghiệm học sinh trong môi trường ảo. 4.4. Kết luận
Kahoot là một công cụ hữu ích trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhờ khả
năng gây hứng thú và khuyến khích học sinh tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần kết hợp
linh hoạt Kahoot với các phương pháp dạy học truyền thống để đạt hiệu quả tối ưu.