Người ngồi đợi trước hiên nhà | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Người vợ trong văn bản khiến tôi cảm thấy trân trọng và cảm phục. Nhân vật mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy sinh, tấm lòng thủy chung son sắc.
Chủ đề: Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ)
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà
Câu 1. Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?
Người vợ trong văn bản khiến tôi cảm thấy trân trọng và cảm phục. Nhân
vật mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy
sinh, tấm lòng thủy chung son sắc.
Câu 2. Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy
nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.
- Niềm khao khát đoàn tụ được thể hiện qua việc dì Bảy chờ đợi dượng Bảy từ chiến trường trở về. - Một số chi tiết như:
Suốt hai mươi năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không
lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài
hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần
đầu đến nhà tôi xin trú quân.
Dì Bảy tôi lại ngồi mỏi mắt nhìn ra đường cái.
Câu 3. Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng
đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng
cách kể hoặc viết lại. - Ý kiến: Rồi/Chưa
- Câu chuyện về những: Tối 6-3-2023, Như chưa hề có cuộc chia ly số 162 với
chủ đề “Con trốn đây sao chẳng thấy ai tìm?” kể về trường hợp xúc động của
ông Lê Tấn Chơi phải trải qua gần tròn nửa thế kỷ mới tìm gặp được gia đình. …
* Tóm tắt văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà:
Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính - dì Bảy. Dượng Bảy
và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết.
Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia
đình. Thỉnh thoảng, một bức thư mang tin tức của dượng đến đã đáp lại nỗi
mong chờ của dì. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ
ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin
trú quân. Những ngày sau đó, gia đình “tôi” háo hức trong niềm vui chờ đợi.
Hai cậu của “tôi” lần lượt trở về, mà dượng Bảy vẫn không có tin tức. Mãi sau
này mới nhận được giấy báo tử, Dượng Bảy đã ngã xuống trong trận đánh ở
Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Đến khi hòa bình lặp lại, dì Bảy đã qua
tuổi bốn mươi. Có người vẫn để ý đến, nhưng lòng dì đã không còn rung động.
Năm nay, dì Bảy đã tròn tám mươi tuổi, vẫn một mình ngồi đợi Tết.