Người trả tiền trái phiếu | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Tạo dựng hình ảnh: Việc phát hành trái phiếu thành công có thể nâng cao uy tín của tổ chức trên thị trường tài chính. Lãi suất cố định: Các trái phiếu thường có lãi suất cố định, giúp người phát hành dự đoán được chi phí tài chính trong suốt thời gian trái phiếu còn hiệu lực. Huy động vốn: Giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh mà không cần phải nhượng bộ quyền sở hữu.

1. Ai trả tiền trái phiếu?
Tác giả: Hồ Quốc Tuấn
“Người mua trái phiếu liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát có được trả tiền không?”
Tôi được nhiều người hỏi như vậy sau khi có tin công bố bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn
Vạn Thịnh Phát, bị bắt; tương tự các câu hỏi trong trường hợp trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Câu trả lời của cơ quan chức năng trong cả hai trường hợp gần giống nhau. Ai phát hành người
đó trả tiền.
dụ, trong trường hợp gần đây, Công ty cổ phần tập đoàn đầu An Đông, thuộc "hệ sinh
thái" Vạn Thịnh Phát đã phát hành trái phiếu, khoảng 25 nghìn tỷ đồng, đáo hạn trong giai đoạn
2023-2024. Vậy, với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền là Công ty cổ phần tập
đoàn đầu tư An Đông.
Vấn đề ở đây là, người mua có thật sự hiểu rõ mình đã mua trái phiếu của ai, hợp đồng mua trái
phiếu là gì, và quan trọng hơn, họ đã được tư vấn như thế nào khi mua trái phiếu?
Lâm, làm trong ngành tài chính, chia sẻ rằng nhà anh người mua trái phiếu doanh nghiệp
phát hành riêng lẻ từ ngân hàng, do các nhân viên thân quen chuyên chăm sóc lâu năm vấn.
Người nhà Lâm chỉ biết đại loại trái phiếu do một công ty trụ sở rất to Nội phát hành,
lãi suất 12%, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng,phát hành để đầuvào những dự án
bất động sản tiềm năng ở Hà Nội.
Đây là một hợp đồng mua trái phiếu chứ không phải hợp đồng hợp tác đầu tư như trong trường
hợp "đầu tư trái phiếu" Tân Hoàng Minh. Nhưng rủi ro vẫn cao. Cách mà nhân viên tư vấn cũng
như cách "thẩm định" của người nhà Lâm quá ngây thơ: trụ sở to, đầu bất động sản, lãi suất
cao hơn gửi tiết kiệm.
Không có một phân tích cơ bản nào về đầu tư được đưa ra như khả năng trả nợ, tình hình tài chính của
công ty, khả năng thanh khoản của trái phiếu... Bởi vì người nhà Lâm không phải chuyên gia tài chính,
và người tư vấn bán trái phiếu có lẽ cũng không. Không phải nhân viên ngân hàng nào cũng là chuyên
gia tài chính có chuyên môn để tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Mối quan hệ đây rất đơn giản, người nhà Lâm tin vào nhân viên ngân hàng chăm sóc mình
bao lâu nay, còn nhân viên ngân hàng, vì áp lực doanh số và sự cám dỗ của khoản hoa hồng bán
trái phiếu (có thể lên 1-2%) mà tiến hành giao dịch.
Sợi dây tín nhiệm mong manh đó đang được nhiều ngân hàng và công ty chứng khoán lợi dụng để bán
trái phiếu kiếm tiền trung gian. Theo tổ chức dữ liệu tài chính FiinPro, dữ liệu của thị trường thứ cấp
cho thấy số lượng trái phiếu doanh nghiệp được nắm giữ bởi các nhân lên tới 32,6%, chủ yếu nhờ
vào các giao dịch mua trung gian với công ty chứng khoán. "Có thể thấy, thị trường đang tồn tại hiện
tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư
vào các trái phiếu doanh nghiệp như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao", FiinPro nhận
định trong báo cáo ngày 20/9 "Đánh giá tác động của Nghị định 65/2022/NĐ-CP".
Nhà đầu nhân tin vào nhân viên ngân hàng công ty chứng khoán vấn mua trái
phiếu, nhưng khi trái phiếu gặp rủi ro thì nhà đầu tư tự lo. Vậy trách nhiệm của những người
vấn đó ở đâu? Tiền hoa hồng thì lấy, nhưng không gánh trách nhiệm nào cả.
Anh, chuyên viên tư vấn tài chính cho khách hàng phải có bằng cấp tư vấn tài chính do cơ quan
quản lý Financial Conduct Authority (FCA) công nhận. Ngoài ra, các công ty trung gian tư vấn
sản phẩm tài chính cũng phải công khai các mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích với khách hàng,
chẳng hạn họ nhận được bao nhiêu phần trăm hoa hồng từ phí bán sản phẩm cho khách, hoặc họ
hưởng lợi khi bán được trái phiếu như thế nào. Quan trọng nhất, công ty còn phải lập một báo
cáo thể hiện sao họ đánh giá sản phẩm họ vấn cho khách hàng phù hợp với tình
trạng tài chính thông tin do khách hàng cung cấp, gọi báo cáo đánh giá mức độ phù hợp
của sản phẩm (suitability report).
Căn cứ vào đó, khi sự việc xảy ra, khách hàngthể khiếu kiện về việc không được tư vấn
đầy đủ, cũng như công ty thể đưa bằng chứng đã theo đúng quy trình. Quan trọng hơn,
những bằng chứng được lưu trữ như vậy cho phép cơ quan quản lý đánh giá có ai vi phạm trong
việc bán sản phẩm hay không và ra quy định xử phạt hợp lý.
Vì quy trình chặt chẽ như vậy, những nhà tư vấn tài chính ở Anh không dám nhắm mắt bán đại
sản phẩm cho khách hàng chỉ hoa hồng, vì nếu họ làm sai, họ có thể bị thu lại chứng chỉ
rất vất vả mới có được. Không có chứng chỉ thì không thể hành nghề.
Từ lâu câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu bất động sản chỉ tập trung nói về công ty
phát hành không đủ khả năng tài chính hay nhà đầu không chú ý tìm hiểu kỹ về sản phẩm. Vai trò
của nhà trung gian phân phối mới chính là tảng băng chìm rất quan trọng mà các cơ quan quản lý nước
ngoài nhận ra và xây dựng hẳn một bộ quy định rất dày để bảo vệ nhà đầu tư.
Việt Nam đã đến lúc nhìn ra câu chuyện này. không chỉ giới hạn trong chuyện bán trái
phiếu, mà còn liên quan đến bán bảo hiểm qua ngân hàng hay kênh chứng khoán. Sản phẩm tài
chính loại sản phẩm đòi hỏi kiến thức sự tận tụy với khách hàng, nó thể liên quan
đến những khoản tích lũy cả một đời người lao động.
Một người vấn mẫn cán sẽ không để khách hàng hoang mang tìm câu trả lời "ai trả tiền trái
phiếu" trên... tivi.
(Bài từ Vnexpress, ngày 10/10/2022)
Đọc thêm về trái phiếu của công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông:
https://tienphong.vn/ai-tra-tien-cho-nguoi-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ba-truong-my-lan-
post1476260.tpo?
fbclid=IwAR0NNICtqhVl4swbtvvv4uBQp4cqLc124aNJ6RZeKmvNeI0CrCPH6Li0Tik
2. Doanh nghiệp phát hành "gặp nạn", người mua trái phiếu đòi tiền ở đâu?
Hồng Minh
07:54 11/10/2022
Hàng ngàn người mua trái phiếu doanh nghiệp qua lời giới thiệu, bảo đảm của môi giới giờ không
biết đòi tiền ở đâu khi chủ doanh nghiệp bị bắt.
Doanh nghiệp phát hành "gặp nạn", người mua trái phiếu đòi tiền ở đâu?
Tòa nhà trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Office Building) tại Quận 1. Tp.HCM - cũng
nơi đặt văn phòng của SCB và Chứng khoán Tân Việt (Ảnh: Vạn Thịnh Phát)
Chị P.M.H (Nghệ An) cho biết chị mua 600 triệu tiền trái phiếu của một doanh nghiệp
đến giờ chị cũng không nhớ nổi tên, chỉ biết là doanh nghiệp đó rất “lớn uy tín”, lời của
vấn nhấn mạnh với chị. Người giới thiệu cho chị thông tin trái phiếu là nhân viên ngân hàng .
Khi đến văn phòng ngân hàng, nhân viên cho biết chỉthể giải quyết số tiền tiết kiệm của chị
(trị g 2 tỷ đồng) nếu muốn tất toán trước hạn, còn trái phiếu thì “chưa phương án giải
quyết”, vì chưa đến hạn thanh toán (đáo hạn).
Chị H. là một trong hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân đã bỏ tiền mua trái phiếu doanh nghiệp
qua lời chào mời của nhân viên các ngân hàng công ty chứng khoán. Với họ, trái phiếu
doanh nghiệp như một khoản tiết kiệm kỳ hạn, nhưng với lãi suất cao hơn. Họ cũng tin vào
thông tin của tư vấn viên, trái phiếu là của “một công ty lớn, uy tín”.
Thực tế việc công ty “lớn uy tín” là không đủ để đảm bảo an toàn cho những nhà đầu
nhân đã mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ai sẽ trả tiền?
Một câu hỏi được nhiều cá nhân mua trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông
- một doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc Tân Hoàng Minh quan tâm, là
nếu doanh nghiệp gặp khó khăn thì họ có thể “đòi” tiền từ ai.
Câu trả lời thực ra hết sức đơn giản: Từ doanh nghiệp phát hành, đây An Đông hay Tân
Hoàng Minh.
Các trung gian như Công ty chứng khoán hay Ngân hàng bán trái phiếu ra công chúng các
nhà đầu nhân, với bất kcam kết nào, thì họ vẫn không phải bên cuối cùng chịu trách
nhiệm thanh toán.
Báo cáo của FiinGroup cho thấy nhà đầu tư cá nhân nắm giữ tới gần 1/3 lượng trái phiếu doanh nghiệp
ở thị trường thứ cấp (thị trường mua đi bán lại trái phiếu sau phát hành), trong khi tỷ lệ này
thị trường sơ cấp chỉ là 10,11%. Việc các ngân hàng, công ty chứng khoán chào mời trái
phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư như chị H. là hết sức phổ biến.
Môi giới trái phiếu doanh nghiệp nghiệp vụ từng mang lại khoản doanh thu lớn cho công ty
chứng khoán và các ngân hàng. Đó là khoản hoa hồng mà các doanh nghiệp phát hành trái phiếu
trả cho họ, thông thường từ 1-2% giá trị trái phiếu chào bán được.
Trái phiếu được chào bán cho nhà đầu nhân thường được quảng cáo với những thuật ngữ
tài chính tương đối phức tạp do môi giới đưa ra.
Đơn cử với “cam kết mua lại bất kỳ lúc nào”. Trên thực tế, khi người mua cần bán lại trái phiếu
doanh nghiệp mình đang sở hữu, họ phải nhờ trung gian (ngân hàng hoặc công ty chứng khoán)
rao bán để tìm người có nhu cầu mua.
Trong tình hình hiện nay, hiếm có nhà đầu tư nào sẵn sàng cho việc đó. Tổ chức trung gian hay
tổ chức phát hành cũng không sẵn lòng mua lại, với lý do “chưa thu xếp được nguồn tiền”. Mới
đây, VKC Holdings, một công ty thuộc hệ sinh thái Louis Holdings vừa ra thông báo hoãn
thanh toán lãi trái phiếu do mất khả năng thanh toán. Louis Holding gắn liền tên tuổi với Chủ
tịch Đỗ Thành Nhân, người vừa bị bắt hồi tháng 4 vừa qua vì hành vi thao túng chứng khoán.
Trái phiếu doanh nghiệp khác tiền gửi tiết kiệm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong phát biểu sáng 10/10 khẳng định “tiền gửi của người dân
tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”.
Thực tế, khi người dân cầm chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, hay có tiền trong tài khoản đến xin
rút tiền, đều được đápng. Ngân hàng nhà nước cũng chuẩn bị nguồn tiền giúp SCB đáp ứng
nhu cầu rút tiền của người dân.
Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp là một loại giấy tờ ghi nhận việc doanh nghiệp vay tiền từ
các cá nhân, tổ chức với cam kết thanh toán gốc và lãi vào một thời điểm nhất định.
Trong thời gian từ c phát hành đến lúc đáo hạn, trái phiếu doanh nghiệp một hành trình
tương đối phức tạp. Những trái phiếu này thể được bán lại cho nhà đầu nhân không
chuyên hoặc nhà đầu tư tổ chức.
Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp những vấn đề nghiêm trọng như chủ doanh nghiệp bị
bắt, bị khởi tố hình sự… thì khả năng doanh nghiệp vỡ nợ, mất khả năng thanh toán rất cao.
Bởi khi đó họ không thể đảo nợ (phát hành các khoản nợ mới để thanh toán ncũ) cũng như
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị nghẽn lại.
Chính vì sự khác nhau cơ bản giữa các khoản tiền gửi ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp mà
lãi suất các khoản vay này chênh lệch nhau rõ rệt.
Với các khoản tiền gửi tiết kiệm, lãi suất nửa năm vừa qua thường dao động xung quanh
5-7%/năm tùy kỳ hạn. Trong khi đó lãi suất trái phiếu doanh nghiệp được chào bán thường từ
10%/năm trở lên, thậm chílúc lên tới 13%/năm. Về mặt nguyên tắc trên thị trường vốn, các
khoản vay càng rủi ro (khả năng vỡ nợ càng lớn), thì lãi suất càng cao.
thể thấy, trái phiếu kênh đầu mang lại lợi nhuận tốt hơn (do lãi suất cao hơn) nhưng
cũng rủi ro hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm. Nhà đầu nhân trong giai đoạn hiện nay do
vậy phải thận trọng xem kỹ các điều khoản trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Nếu vẫn yêu
thích trái phiếu doanh nghiệp, các quỹ đầu trái phiếu được vận hành chuyên nghiệp một
lựa chọn tốt nhờ tính hợp pháp và an toàn.
(Nguồn: https://markettimes.vn/doanh-nghiep-phat-hanh-gap-nan-nguoi-mua-trai-phieu-doi-
tien-o-dau-5567.html)
3. Góc khuất phát hành riêng lẻ: Trái phiếu “ba không, hai cao”
Th' Ba, 24/12/2019 08:32
(ĐTTCO) - Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp (DN) ở Trung Quốc đang lan rộng, trong đó
góc khuất đáng chú ý là phát hành riêng lẻ. Tình trạng này đưa ra một cảnh báo cho Việt Nam
trong bối cảnh Nghị định 163/2018/NÐ-CP đặt ra các chuẩn khá thông thoáng cho các hoạt động
phát hành riêng lẻ trái phiếu, bao gồm không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện có lãi năm liền kề
trước năm phát hành.
Bài học từ Trung Quốc
Theo số liệu từ Bloomberg, tính đến tháng 10-2019, tổng giá trị các trường hợp bị mất khả năng thanh
toán đạt 102,9 tỷ Nhân dân tệ (14,6 tỷ USD) và đang tiến gần đến mức 122 tỷ Nhân dân tệ. Khoảng 45
công ty đã vỡ nợ trái phiếu, trong khi cùng kỳ năm 2018 con số này là 40 công ty.
Điều đáng quan tâm ai thật sự mua các trái phiếu “ba không, hai cao” này. phát hành
riêng lẻ nên làm thống về người mua lẽ không dễ dàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất của Trung Quốc,
tình trạng vay nợ quá mức của DN nước này. Thương chiến Mỹ-Trung chỉ một chất xúc tác
khiến đổ vỡ diễn ra nhanh mạnh hơn. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là chính quyền
Trung ương của Trung Quốc đã chấp nhận quan điểm phải để một số công ty vay nợ quá mức
phá sản, chấp nhận tổn thất để thanh lọc nền kinh tế, giảm độ vay nợ của các công ty trong nền
kinh tế về mức chấp nhận được.
Điểm đáng chú ý trong tiến trình vỡ nợ trái phiếu DN ở Trung Quốc là ngày càng có nhiều công
ty Trung Quốc không thể thanh toán các khoản trái phiếu phát hành riêng lẻ đáo hạn trong năm
2019. Trong một bài phân tích vào tháng 9-2019, Bloomberg cho rằng những công ty phát hành
trái phiếu riêng lẻ không nhất thiết phải công bố thông tin, do đó khi bị áp lực về tài chính họ có
thể ưu tiên trả nợ trái phiếu niêm yết công khai trước.
Phần lớn các công ty không thể thanh toán trái phiếu phát hành riêng lẻ công ty không niêm yết, do
đó bản thân chất lượng công bố thông tin và chất lượng tài sản của công ty đã có vấn đề. Vì vậy không
lạ khi ước tính tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu phát hành riêng lẻ cao hơn 2,4 lần so với trái phiếu
phát hành đại chúng. Theo phân tích của Yang Hao, chuyên gia phân tích thị trường trái phiếu
của Nanjing Securities, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn đang nhu cầu lớn với trái phiếu
chính phủ và công tysở hữu Nhà nước, và đang tháo chạy ra khỏi các trái phiếu của công ty
tư nhân, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ của các công ty này.
Những trái phiếu “ba không, hai cao”
Điều quan trọng hơn, ai sẽ mua các trái phiếu phát hành riêng lẻ trong tương lai một câu hỏi
lớn. Liệu rồi người ta sẽ những phù phép để rồi sau một loạt các kỹ thuật tài chính thông
minh, tiền của ngân hàng hay những đợt phát hành trái phiếu minh bạch sẽ được quay lại những
trái phiếu phát hành riêng lẻ? Hay một số nhà đầu thiếu thông tin sẽ bị định hướng sai để
mua trái phiếu với lợi suất rất cao so với mặt bằng lãi suất trên thị trường?
Những mức lãi suất 14-15% của trái phiếu đã trở thành “bình thường”, khi con số lãi suất 20%
đã xuất hiện. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đã từng bình luận: “Hiện tại,
không ít DN đã phát hành trái phiếu riêng lẻ với mức lãi suất 14-15%”. Khi thị trường nghiễm
nhiên chấp nhận mức lãi suất 14-15% là bình thường, đó là sự bất thường.
Trái phiếu phát hành riêng lẻ Việt Nam hiện đang được phát hành với “ba không”: không minh
bạch, không xếp hạng tín nhiệm, không có tài sản đảm bảo có chất lượng thật sự. Đi kèm với nó
“hai cao”: lãi suất cao rủi ro vỡ nợ cao. Nhiều trái phiếu khi phát hành ghi tài sản
đảm bảo, nhưng xem lại thì tài sản đảm bảo là thế chấp bằng cổ phiếu của DN của mình hay DN
khác, hoặc quyền sử dụng đất sẽ hình thành trong tương lai. Độ đáng tin cậy tính pháp
phức tạp của các tài sản đảm bảo này là đáng lo ngại.
Đặt cược và chờ đợi?
Phải chăng với việc nhiều DN bất động sản chiếm hơn 34% lượng trái phiếu phát hành, Việt
Nam đang đặt cược độ ổn định của hệ thống tài chính bằng sự khỏe mạnh của thị trường bất
động sản vào các trái phiếu “ba không, hai cao” này?
Thực ra giải pháp thể đưa ra giải quyết vấn đề đây không khó, nhưng khó về mặt quan
điểm điều hành thực thi giải pháp. Muốn giải quyết vấn đề chỉ cần siết lại điều kiện phát
hành trái phiếu riêng lẻ nói riêng toàn bộ trái phiếu nói chung. Nhưng trong bối cảnh nguồn
vốn cho nền kinh tế ngày một hạn hẹp, liệu các n điều hành nền kinh tế muốn siết lại
nguồn cung vốn này cho nền kinh tế hay không?
Và với chuyện DN niêm yết vi phạm chuẩn mực công bố thông tin đầy rẫy mà tiền phạt đôi khi
chỉ chục triệu đồng, giải pháp tưởng chừng dễ này lại khi một giải pháp không khả thi.
Nói cách khác, nếu thiếu quyết tâm sự quyết liệt trong giám sát thị trường cũng như thiếu
công cụ chế tài DN hiệu quả, Việt Nam có lẽ chỉ có thể ngồi chờ “điều gì phải đến rồi sẽ đến”.
“Bong bóng” trái phiếu DN vỡ nợ thể không chỉ Trung Quốc, Mỹ thể cũng sẽ sớm đi vào con
đường này với những trái phiếu “ràng buộc lỏng” (covenant-lite), hiểu nôm na trái phiếu được phát
hành với những điều khoản bảo vệ nhà đầu “có cũng như không”. Một vài nhà phân tích ở Mỹ gọi
tình trạng này một tình trạng “bình thường mới” (new normal), khi nền kinh tế có quá nhiều DN đã
vay nợ ngập hơn đỉnh đầu trên thị trường tín dụng cho DN vay nợ cao (leveraged loans), với hơn 87%
trái phiếu được phát hành mới là các trái phiếu “ràng buộc lỏng”.
Nói vậy để thấy Việt Nam muốn chọn con đường nào, “an toàn, bền vững” hay kiểu “bình
thường mới” với những bài học gần nhất từ Trung Quốc, thì tùy vào tính toán của những nhà
điều hành về chi phí và lợi ích.
(Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/goc-khuat-phat-hanh-rieng-le-trai-phieu-ba-
khong-hai-cao-75419.html)
V trái phiếu Tân Hoàng Minh, nhà
đu tư chưa biết khi nào nhn li tin?
Sau đó Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng
Minh - và các cá nhân liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng
một số thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con gồm Công ty TNHH đầu bất
động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu & dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần
Cung Điện Mùa Đông để thực hiện hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu.
Từ việc phát hành trái phiếu gian dối, nhóm bị can đã huy động tiền trái quy định pháp luật của
nhiều nhà đầu tư.
Sau đó Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng
Minh - và các cá nhân liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng
một số thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con gồm Công ty TNHH đầu bất
động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu & dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần
Cung Điện Mùa Đông để thực hiện hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu.
Từ việc phát hành trái phiếu gian dối, nhóm bị can đã huy động tiền trái quy định pháp luật của
nhiều nhà đầu tư.
ân Hoàng Minh đã phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá
10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt
động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu. Nhà đầu tư được xác định là những
người đã mua và góp vốn đầu tư trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Cơ quan cảnh sát
điều tra Bộ Công an xác định những nhà đầu tư này là người bị hại trong vụ án.
Thủ đoạn gian dối của Tân Hoàng Minh còn thể hiện ở việc tập đoàn này đã tổ chức
mua phần lớn trái phiếu doanh nghiệp của các công ty con, sau đó bán lại cho nhà đầu
tư cá nhân thông qua hình thức ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư.
Bộ Tài chính cũng cho hay các công ty con của Tân Hoàng Minh như Công ty TNHH
đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện mùa đông, Công ty CP Đầu
tư và dịch vụ khách sạn Soleil đã cung cấp các báo cáo tài chính có thông tin giả mạo
(mặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán). Tài liệu về tài sản đảm bảo của trái
phiếu đã được thẩm định giá nhưng giá trị định giá không đúng giá trị tài sản.
Sau gần nửa năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán nhà nước hủy 9 đợt chào bán
trái phiếu trái phép trị giá 10.030 tỉ đồng của ba công ty con thuộc Tập đoàn Tân
Hoàng Minh, đến nay các nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn tiền.
Thời gian qua, đại diện Tân Hoàng Minh đã có nhiều cuộc làm việc với các nhà đầu
tư để đưa ra hướng giải quyết trong vụ 9 lô trái phiếu bi hủy. Nhưng cho đến nay,
Tân Hoàng Minh vẫn không thể cung cấp thông tin về lộ trình trả tiền cho nhà đầu tư
mặc dù doanh nghiệp này vẫn tin tưởng 100% tiền trái phiếu thu được từ nhà đầu tư
sẽ được hoàn trả./.
Tháng 4/2022, giới đầu tư chấn động khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết
định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và các tổ chức, đơn vị có liên
quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét
đối với Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, khi tiến hành điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên
quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên
thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cơ quan chức năng đã xác định sai phạm.
Cụ thể, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi
gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao
Việt (Công ty Ngôi Sao Việt), Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil (Công ty
Khách san Soleil), Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông (Công ty Cung Điện Mùa Đông) và
các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ
đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh
theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Căn cứ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 9 Luật Chứng
khoán quy định thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “đình chỉ, hủy bỏ liên quan
đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, ngày 3/4/2022, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK về việc hủy bỏ 9 đợt chào bán
trái phiếu riêng lẻ của 3 công ty nêu trên.
“Xé lẻ kỳ hạn” bằng sản phẩm phái sinh
Sau khi các quyết định trên được công bố, Tân Hoàng Minh đã lên tiếng khẳng định các đợt
phát hành trái phiếu của nhóm doanh nghiệp trên “đều được tư vấn phát hành, tư vấn định
giá và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng trình tự quy định bởi các công ty chứng khoán,
ngân hàng uy tín trên thị trường”, đồng thời dự kiến sẽ hoàn trả số tiền đầu tư cho khách
hàng nếu các hợp đồng đến hạn, còn với các hợp đồng chưa đến hạn thanh toán, tập đoàn
này sẽ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, làm việc với doanh nghiệp phát hành, ngân
hàng quản lý tài sản để xử lý và hoàn trả lại khách hàng.
Theo tiết lộ của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) – đơn vị tư vấn phát hành cho đợt
chào bán trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Chứng khoán
An Bình (ABS) – đơn vị tư vấn phát hành cho đợt chào bán trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng của
Công ty Khách sạn Soleil (cả 2 đợt phát hành này sau đó đều bị hủy), bên mua toàn bộ trái
phiếu của cả 2 đợt phát hành này chính là Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Điều đó có nghĩa là
chính tập đoàn mua toàn bộ trái phiếu do đơn vị thành viên phát hành.
Tìm hiểu được biết, sau khi Tân Hoàng Minh mua trái phiếu của chính đơn vị thành viên, tập
đoàn này đã tạo ra sản phẩm phái sinh của trái phiếu và bán cho các nhà đầu tư, đặc biệt là
nhà đầu tư cá nhân. Sản phẩm phái sinh này là “hợp đồng đầu tư trái phiếu”.
Tiếp cận hợp đồng mẫu của một trong các lô trái phiếu đã bị hủy thì được biết, Tân Hoàng
Minh đã thành lập riêng một đầu mối gọi là “Trung tâm Kinh doanh Trái phiếu” trực thuộc
tập đoàn và lãnh đạo của trung tâm này là người đại diện cho Tân Hoàng Minh ký kết các
hợp đồng đầu tư trái phiếu với khách hàng.
Điểm đáng chú ý là đây không phải hợp đồng mà Tân Hoàng Minh bán trái phiếu cho khách
hàng, mà chỉ là kiểu “hợp tác đầu tư”. Có nghĩa là trái chủ (bên sở hữu trái phiếu) vẫn là Tân
Hoàng Minh, còn nhà đầu tư (khách hàng) chỉ được phân chia lợi tức từ việc hợp tác đầu tư
với Tân Hoàng Minh.
Chính vì đây chỉ là sản phẩm phái sinh nên các điều kiện hưởng lợi tức khá linh hoạt.
Khách hàng có thể chọn kỳ hạn trả lãi 1 tháng/lần, 3 tháng/lần hoặc trả lãi vào cuối kỳ; có
thể chọn kỳ hạn hợp tác trong 1, 2, 3, 6, 9, 12 hoặc 24 tháng; mỗi lựa chọn lại có mức lãi
suất tương ứng, thường trong khoảng 7% - 12%/năm theo nguyên tắc kỳ hạn hợp tác càng
dài lãi suất càng cao.
Trong khi đó, các lô trái phiếu gốc lại có các điều kiện hưởng lợi tức kém linh hoạt hơn nhiều
các sản phẩm phái sinh nêu trên. Tiếp cận 7 lô trái phiếu gốc đã bị hủy, xét theo kỳ hạn trả
lãi, có tới 5 lô trái phiếu có kỳ hạn trả lãi 12 tháng/lần, 1 lô có kỳ hạn trả lãi 6 tháng/lần và 1 lô
có kỳ hạn trả lãi 3 tháng/lần. Xét theo kỳ hạn đầu tư, 2 lô có kỳ hạn 24 tháng, 3 lô có kỳ hạn
36 tháng, 1 lô có kỳ hạn 48 tháng và 1 lô có kỳ hạn lên tới 60 tháng. Xét theo lãi suất, 6 lô trái
phiếu có lãi suất cố định cho toàn bộ kỳ hạn thanh toán và 1 lô có lãi suất cố định cho 4 kỳ
thanh toán đầu tiên.
Dân trong nghề gọi phương thức trên là “xé lẻ kỳ hạn”.
“Hấp lực” của thị trường trái phiếu
Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, chuyên viên kinh doanh trái phiếu của một công ty
chứng khoán giấu tên cho biết các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ thường phải
có một/một vài đơn vị là nhà đầu tư chuyên nghiệp đã “quen mặt” đứng ra để mua toàn bộ
trái phiếu, vừa là nhằm đảm bảo thương vụ phát hành hoàn thành trong thời hạn cho phép,
vừa là nhằm tạo ra cơ hội để tiếp tục phân phối trái phiếu sau khi phát hành, có thể qua
phương thức bán trực tiếp cho nhà đầu tư chuyên nghiệp theo đúng quy định của Luật
Chứng khoán hoặc bán sản phẩm phái sinh như “hợp đồng hợp tác đầu tư” (vì luật chỉ cho
phép nhà đầu tư chuyên nghiệp sở hữu trái phiếu riêng lẻ). Trường hợp của Tân Hoàng
Minh khá táo bạo khi mua trái phiếu của chính đơn vị thành viên.
Đáng chú ý, tình hình kinh doanh của các đơn vị thành viên này không mấy khả quan. Như
với Công ty Ngôi Sao Việt, lũy kế giai đoạn 2016 – 2020 lỗ tới hơn 700 tỷ đồng, nặng nhất là
vào năm 2020 với mức lỗ kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng. Hoặc như Công ty Cung Điện Mùa Đông
trong giai đoạn 2016 – 2020 chưa có năm nào có lãi. Còn với Công ty Khách sạn Soleil, chỉ
riêng năm 2020 đã lỗ 135 tỷ đồng, đánh bay toàn bộ lợi nhuận lũy kế và đưa khoản mục này
xuống mức âm 68,8 tỷ đồng. Những thông tin chi tiết như vậy không phải nhà đầu tư nào
cũng nắm được, nhất là các nhà đầu tư cá nhân không chuyên.
Dường như đã lường trước được rủi ro các nhà đầu tư không chuyên có thể thiếu hiểu biết
khi tham gia “hợp đồng đầu tư trái phiếu”, hợp đồng của Tân Hoàng Minh có riêng điều
khoản: “Nhà đầu tư xác nhận rằng: a. Nhà đầu tư có hiểu biết, kinh nghiệm về hợp tác đầu
tư, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; nhà đầu tư nhận thức được các rủi ro có thể có đối với
đầu tư vào trái phiếu; có đủ khả năng để đánh giá lợi ích và rủi ro của việc mua trái phiếu và
chấp nhận các rủi ro đó. b. Nhà đầu tư đã có đủ thông tin và tài liệu về tổ chức phát hành và
trái phiếu có liên quan mà nhà đầu tư cho là cần thiết và thích hợp để đưa ra quyết định đầu
tư vào trái phiếu và đã hài lòng với thông tin nhận được”.
Không khó để hiểu vì sao Tân Hoàng Minh cũng như nhiều doanh nghiệp lựa chọn kênh
trái phiếu để huy động vốn dù quá trình bán trái phiếu cũng như các sản phẩm phái sinh từ
trái phiếu không phải dễ dàng. Nguyên nhân đầu tiên là họ khó tiếp cận vốn từ kênh ngân
hàng.
Từ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến kinh tế vĩ mô lao đao, đến nay vẫn còn những
“ngân hàng 0 đồng” chưa thể xử lý, một số ngân hàng thương mại vẫn gánh lượng nợ xấu
khổng lồ, ngành ngân hàng ngày càng siết chặt hơn các quy định cho vay, nhất là cho vay
chủ đầu tư bất động sản. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát khá chặt tăng
trưởng tín dụng và mỗi năm cũng chỉ định hướng tăng khoảng dưới 15% nên các ngân hàng
lúc nào cũng cảm thấy “thèm thuồng”, rõ nhất là khi nhìn vào trường hợp của MB sẵn sàng
nhận chuyển giao bắt buộc “ngân hàng 0 đồng” để được ưu ái cấp hạn mức tăng trưởng tín
dụng cao. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro “hẹp cửa”
vay vốn ngân hàng.
Với riêng các doanh nghiệp bất động sản, nhu cầu vốn rất lớn là động lực thúc đẩy một số
“ông chủ” bất động sản hàng đầu đi thâu tóm ngân hàng. Khi chưa có tiềm lực, có doanh
nghiệp còn huy động vốn theo “hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Tóm lại, họ tìm mọi cách để
huy động vốn, trong đó, trái phiếu là kênh huy động vốn đầy “hấp lực” đối với doanh nghiệp.
“Hấp lực” lớn nhất của kênh trái phiếu đối với doanh nghiệp là khả năng tái cơ cấu nợ, hay
trong trường hợp tiêu cực gọi là “đảo nợ”. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như trái chủ
là ngân hàng, công ty quản lý quỹ hay công ty chứng khoán bởi các đơn vị này có khả năng
giám sát chặt dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích huy
động (tương tự như vay ngân hàng) nhưng như trường hợp Tân Hoàng Minh, tập đoàn này
chính là trái chủ của công ty thành viên thì việc giám sát dòng tiền gần như không còn ý
nghĩa. Đã như vậy, Tân Hoàng Minh còn “hợp tác đầu tư trái phiếu” với các nhà đầu tư
không chuyên thì các nhà đầu tư này càng không thể giám sát được dòng tiền của doanh
nghiệp.
Nhìn chung, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là
khá lỏng lẻo, thậm chí không khả thi với các nhà đầu tư không chuyên, nên đây trở thành
“lãnh địa màu mỡ” để các doanh nghiệp “vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ”, khiến rủi ro
ngày càng “phình to”.
Bên cạnh sức hấp dẫn từ việc tái cơ cấu nợ/đảo nợ, các điều kiện phát hành trái phiếu
không phải là khó đáp ứng, thậm chí những điều kiện căn bản nhất là bên mua trái phiếu
riêng lẻ phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể dễ dàng được “hóa giải” như
trường hợp hợp tác đầu tư của Tân Hoàng Minh, thậm chí có những nhà đầu tư không
chuyên thông qua một số cách thức là đã có thể đáp ứng được tiêu chí nhà đầu tư chuyên
nghiệp trong khi chính họ cũng không đủ hiểu biết, đủ “chuyên nghiệp”.
Trước những vấn đề nổi cộm trên thị trường trái phiếu, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu
chấn chỉnh hoạt động của thị trường này. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát
chặt chẽ diễn biễn thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối,
giao dịch và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện
hành.
Đồng thời chủ động rà soát khung khổ pháp luật, xây dựng các kịch bản ứng phó gắn với
việc triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định, phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà
đầu tư; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp các thông tin chính
thống về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát, công bố thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Về phía Bộ Tài chính, trong Chỉ thị về kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành,
đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành gần đây, Bộ trưởng yêu cầu phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ
của doanh nghiệp, chất lượng các thành phần hồ sơ cung cấp, đặc biệt là báo cáo tài chính,
tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu, hồ sơ về tài sản đảm bảo
để yêu cầu doanh nghiệp công bố lại thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trước
khi phát hành.
Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh mọi hành vi vi phạm, cố tình gian lận trở thành nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp để được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sẽ bị
xử phạt vi phạm theo quy định.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cảnh báo phải hết sức cẩn trọng với các hình thức
chào mời thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu" với các tổ chức (công ty chứng
khoán, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp khác) theo hình thức thỏa thuận dân sự không
được coi là chủ sở hữu trái phiếu hoặc theo các hình thức đầu tư khác không rõ ràng theo
quy định của pháp luật là hết sức rủi ro, dẫn đến việc có thể bị mất tiền và không được pháp
luật bảo vệ.
Đo lường tác động của “vụ nổ” Tân Hoàng Minh
“Vụ nổ” Tân Hoàng Minh có thể gây tác động đa chiều. Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là
nếu cơ quan quản lý siết các quy định phát hành trái phiếu thì có thể sẽ có nhiều doanh
nghiệp không đủ tiêu chuẩn để phát hành, từ đó không có nguồn tiền để tái cơ cấu nợ/đảo
nợ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Theo nhận định của hãng nghiên cứu FiinGroup, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ
chứng kiến sự suy giảm mạnh về quy mô nhưng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về chất. “Sự
kiện này cùng với các thay đổi chính sách đang diễn ra bao gồm Thông tư 16 của Ngân hàng
Nhà nước về quy định mua bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng và những thay đổi, bổ
sung dự kiến được đưa vào trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153 về phát hành riêng lẻ có thể
sẽ làm cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp giảm đáng kể về quy mô phát hành vào năm
2022”, hãng cho biết.
FiinGroup cho rằng sự suy giảm này có khả năng sẽ diễn ra rõ nhất đối với hoạt động phát
hành riêng lẻ, cũng như đối với các công ty chưa đại chúng hoặc các công ty dự án được lập
ra để huy động vốn triển khai dự án với mức độ công bố và chất lượng thông tin còn nhiều
hạn chế. Trong khi đó, các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, không phải là các công ty
được lập ra để huy động vốn, nhất là các công ty niêm yết vốn có sự minh bạch tốt hơn, vẫn
sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát hành trái phiếu.
Trái ngược với sự chậm lại của hoạt động phát hành riêng lẻ, hoạt động chào bán trái
phiếu ra công chúng sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô, nhất là từ các doanh nghiệp có hồ
sơ kinh doanh tốt và chủ động minh bạch hồ sơ tín dụng trên thị trường.
Về rủi ro, FiinGroup nhấn mạnh vấn đề quan trọng hiện nay là áp lực trả nợ trái phiếu đến
hạn trong 2 - 3 năm tới đây. Quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động
sản
mức khoảng 189 nghìn tỷ vào cuối năm 2021 và số liệu của FiinGroup chỉ ra rằng 73%
giá trị này sẽ có điểm rơi đáo hạn vào giai đoạn 2022 – 2024.
“Điều này không chỉ tạo áp lực trả nợ lớn hơn cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối
cảnh dần hồi phục sau Covid-19 và trước những thay đổi pháp lý cũng như những sự kiện
gần đây, mà theo chúng tôi còn tác động đến rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có
cam kết mua lại trái phiếu, chính là các định chế tài chính như công ty chứng khoán và ngân
hàng. Ngoài ra, áp lực trả nợ này có thể tác động đến rủi ro của thị trường cổ phiếu do cổ
phiếu được cầm cố để làm đảm bảo cho trái phiếu hoặc được cầm cố để lấy nguồn mua trái
phiếu chất lượng thấp hoặc có vấn đề như các cơ quan quản lý đã chỉ ra”, phía FiinGroup
nêu quan điểm.
Để hạn chế phản ứng tiêu cực dây chuyền, FiinGroup cho rằng cần khư trú các đơn vị được
phát hiện là vi phạm và các vấn đề có liên quan để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư cá nhân,
giúp tránh tạo ra những tác động tiêu cực mang đến hiệu ứng “domino” trên thị trường trái
phiếu. Việc này cũng tránh được các ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng và sự tác động
mang tính lan truyền lan sang cả thị trường chứng khoán.
Thận trọng với tư vấn hợp đồng
hợp tác đầu tư
TTO - Trong khi sự việc của Tân Hoàng Minh vẫn chưa đến hồi kết thì gần
đây xuất hiện hàng loạt kiểu mời gọi "hợp tác" nếu thiếu kinh nghiệm,
rất có thể "nhà đầu tư" sẽ gặp bất lợi sau này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng hợp đồng hợp tác đầu
tư không được quy định bởi Luật chứng khoán mà bằng Luật dân sự. Do đó,
nhà đầu tư tham gia sản phẩm này phải hết sức cân nhắc, thận trọng.
Hỏi kỹ mới thấy... sợ
Kể với Tuổi Trẻ, chị T.T.N. (Hà Nội) cho hay chị là khách hàng VIP của
một ngân hàng và lâu nay chị được một nhân viên tên G. chăm sóc.
Hôm 25-4, chị N. được nhân viên này thông báo khoản tiết kiệm chị gửi
tại ngân hàng sắp tất toán nên mời đầu tư vào dự án của công ty X.
Theo nhân viên này, đây là sản phẩm hợp tác đầu tư giữa nhà đầu tư và
công ty Y. Vốn được công ty này huy động cho các dự án ở Hà Nội,
một số nơi khác... và được bảo lãnh chi trả, bồi thường và bồi hoàn thiệt
hại bởi công ty X. Ngoài lãi suất lên đến 12%/năm, số tiền tối thiểu mà
nhà đầu tư có thể tham gia là 1 triệu đồng, chỉ cần tải app để đầu tư...
"Họ chỉ nói đến những ưu đãi vượt trội của sản phẩm so với gửi tiết
kiệm ngân hàng. Tuy nhiên khi tôi hỏi về trách nhiệm của ngân hàng
như thế nào đối với nhà đầu tư trong trường hợp trái phiếu xảy ra rủi
ro thì nhân viên này mới cho biết là người của một công ty tài chính.
Nếu có thế thật thì thông tin tiết kiệm của tôi cũng bị khai thác rồi
sao?" - chị N. đặt câu hỏi.
Hơn nữa, cũng theo chị T.T.N., sản phẩm chị được giới thiệu trên
không phải trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), chỉ hợp tác đầu
tư nên nếu rót tiền vào thì chị không phải là trái chủ.
Ưu thế hơn cả trái phiếu?
Nghe chuyện chị T.T.N. nói trên, chúng tôi cũng vào vai người nhu cầu
mua TPDN và liên hệ T. - người giới thiệu là nhân viên của công ty Y.
Sau khi ngỏ ý, T. giới thiệu phân phối 4 trái phiếu. Theo tìm
hiểu, nhiều đơn vị hỗ trợ để các trái phiếu này phát nh đều có
dây mơ rễ má.
Chẳng hạn công ty chứng khoán Z làm đại lý quản lý tài sản bảo đảm, đại
lý đăng ký và làm cả đại diện người sở hữu trái phiếu. Toàn bộ tiền liên
quan sẽ được gửi về tài khoản được mở tại một ngân hàng thương mại.
Với các trường hợp không phải là trái chủ, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng
định khi xảy ra rủi ro, nhà đầu tư không thể bắt buộc doanh nghiệp phát
hành trái phiếu bồi thường thiệt hại.
Theom hiểu, sau khi vụ việc trái phiếu Tân Hoàng Minh bị hủy, nhiều
người cũng phát hiện bản thân không phải trái chủ, chỉ "nhà đầu
tư" để được hưởng lãi hơn 11%/năm.
(Nguồn: https://tuoitre.vn/than-trong-voi-tu-van-hop-dong-hop-tac-dau-
tu-20220426075404666.htm )
Hàng triệu tỷ đồng huy động từ trái phiếu đi về đâu?
Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ trái phiếu DN đang lưu hành trên thị
trường đã lên tới gần mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Thế
nhưng, đường đi của dòng tiền này vẫn là một bí ẩn, bởi không cơ quan, tổ
chức nào có thể giám sát. Bơm tiền cho DN vay vốn, hàng vạn nhà đầu tư
không biết tài sản của mình đang được DN sử dụng vào mục đích gì.
Ngay cả trong 2 năm (2020-2021) xảy ra đại dịch COVID-19, số lượng dự án bất
động sản được cấp phép mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, song các DN vẫn phát
hành lượng trái phiếu với số lượng lớn. Riêng năm 2021, lượng trái phiếu mà
các DN bất động sản phát hành lên tới 9 tỷ USD, cao gấp 3 lần lượng huy động
được năm trước đó.
Sang năm 2022, từ câu chuyện trái phiếu của Tân Hoàng Minh, các DN đã thu
hẹp con đường huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Một lãnh đạo DN địa ốc
Hà Nội đang làm dự án tại Gia Lâm xin giấu tên cho biết, bản chất trái phiếu DN
không sai nhưng trong bối cảnh thị trường khát vốn, ngân hàng hạn chế cho
vay, chủ đầu tư tìm đủ mọi cách huy động vốn. Đây là một kênh huy động tốt
nhưng thị trường thì trắng đen lẫn lộn vì không ai quản lý.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, nhóm DN bất động sản chỉ phát hành trái
phiếu DN riêng lẻ đạt giá trị hơn 47.000 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng giá trị
trái phiếu phát hành, xếp thứ hai sau lĩnh vực ngân hàng (với lãi suất
trung bình khoảng 10,2%). Cụ thể, Cty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa
ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu DN riêng lẻ vào ngày
17/5/2022; Công ty Hội An Invest cũng phát hành một số đợt riêng lẻ
trong tháng 5, huy động 300 tỷ đồng… Cty CP tập đoàn đầu tư địa ốc
Nova phát hành trái phiếu huy động lượng vốn nhiều nhất: 9.857 tỷ đồng;
Cty CP đầu tư và phát triển Eagle Side huy động 3.930 tỷ đồng.
“Các DN bất động sản có rất nhiều bài học từ những dự án chủ đầu tư huy
động vốn. Có những DN phát hành trái phiếu huy động vốn xong rồi đem tiền
đi đâu làm thì không ai biết. Khi DN không thể trả lãi, bàn giao nhà cho
nhà đầu tư, mọi việc mới vỡ lẽ. Từ câu chuyện của các DN vừa bị “sàng lọc”
thể coi đây cũng tín hiệu tốt cho thị trường nhà đầu phải trả bằng
một bài học đắt giá”, vị này nói.
Bát nháo thị trường trái phiếu doanh
nghiệp: Trái phiếu… đắng
TP - Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gõ
cửa khắp cơ quan chức năng, mòn mỏi chờ ngày tất toán. Trong khi đó, cuối năm 2022 và
năm 2023, một lượng lớn TPDN đáo hạn, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ
gặp khó để trả nợ TPDN.
Đổ gia sản vào TPDN, mòn mỏi đi đòi tiền
Là một trong hơn 7.000 nhà đầu tư đã mua TPDN của Tập đoàn Tân Hoàng Minh (TPDN thuộc
9 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ), ông N.V.T (Hà Nội) mang đơn
cầu cứu cửa khắp quan chức năng để mong nhận lại tiền. Ông T cho biết, hơn 1 tỷ đồng
mua TPDN Tân Hoàng Minh tiền cả gia đình ông dành dụm để kinh doanh. Năm 2021, dịch
COVID-19 bùng phát, cách ly hội khiến hoạt động kinh doanh ngưng trệ, ông T mua TPDN
thời hạn 1 năm và dự kiến tất toán vào tháng 7/2022. Thế nhưng tháng 4/2022, Tập đoàn Tân
Hoàng Minh vướng vụ án. Đến nay, toàn bộ vốn làm ăn vẫn bị “treo” khiến ông T phải bỏ luôn
việc kinh doanh.
Nhà đầu tư TPDN Tân Hoàng Minh căng băng rôn mong sớm nhận lại tiền đầu tư
kê trên thị trường thứ cấp, sau khi mua trái phiếu, công ty chứng khoán chủ yếu bán lại cho nhà
đầu tư cá nhân khiến lượng nắm giữ của cá nhân tăng lên mức 32,6%.
(Nguồn: https://tienphong.vn/bat-nhao-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-trai-phieu-dang-
post1471607.tpo )
| 1/18

Preview text:


1. Ai trả tiền trái phiếu?
Tác giả: Hồ Quốc Tuấn
“Người mua trái phiếu liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát có được trả tiền không?”
Tôi được nhiều người hỏi như vậy sau khi có tin công bố bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn
Vạn Thịnh Phát, bị bắt; tương tự các câu hỏi trong trường hợp trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Câu trả lời của cơ quan chức năng trong cả hai trường hợp gần giống nhau. Ai phát hành người đó trả tiền.
Ví dụ, trong trường hợp gần đây, Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông, thuộc "hệ sinh
thái" Vạn Thịnh Phát đã phát hành trái phiếu, khoảng 25 nghìn tỷ đồng, đáo hạn trong giai đoạn
2023-2024. Vậy, với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông.
Vấn đề ở đây là, người mua có thật sự hiểu rõ mình đã mua trái phiếu của ai, hợp đồng mua trái
phiếu là gì, và quan trọng hơn, họ đã được tư vấn như thế nào khi mua trái phiếu?
Lâm, làm trong ngành tài chính, chia sẻ rằng nhà anh có người mua trái phiếu doanh nghiệp
phát hành riêng lẻ từ ngân hàng, do các nhân viên thân quen chuyên chăm sóc lâu năm tư vấn.
Người nhà Lâm chỉ biết đại loại trái phiếu do một công ty có trụ sở rất to ở Hà Nội phát hành,
lãi suất 12%, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, và phát hành để đầu tư vào những dự án
bất động sản tiềm năng ở Hà Nội.
Đây là một hợp đồng mua trái phiếu chứ không phải hợp đồng hợp tác đầu tư như trong trường
hợp "đầu tư trái phiếu" Tân Hoàng Minh. Nhưng rủi ro vẫn cao. Cách mà nhân viên tư vấn cũng
như cách "thẩm định" của người nhà Lâm quá ngây thơ: trụ sở to, đầu tư bất động sản, lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm.
Không có một phân tích cơ bản nào về đầu tư được đưa ra như khả năng trả nợ, tình hình tài chính của
công ty, khả năng thanh khoản của trái phiếu... Bởi vì người nhà Lâm không phải chuyên gia tài chính,
và người tư vấn bán trái phiếu có lẽ cũng không. Không phải nhân viên ngân hàng nào cũng là chuyên
gia tài chính có chuyên môn để tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Mối quan hệ ở đây rất đơn giản, người nhà Lâm tin vào nhân viên ngân hàng chăm sóc mình
bao lâu nay, còn nhân viên ngân hàng, vì áp lực doanh số và sự cám dỗ của khoản hoa hồng bán
trái phiếu (có thể lên 1-2%) mà tiến hành giao dịch.
Sợi dây tín nhiệm mong manh đó đang được nhiều ngân hàng và công ty chứng khoán lợi dụng để bán
trái phiếu kiếm tiền trung gian. Theo tổ chức dữ liệu tài chính FiinPro, dữ liệu của thị trường thứ cấp
cho thấy số lượng trái phiếu doanh nghiệp được nắm giữ bởi các cá nhân lên tới 32,6%, chủ yếu nhờ
vào các giao dịch mua trung gian với công ty chứng khoán. "Có thể thấy, thị trường đang tồn tại hiện
tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư
vào các lô trái phiếu doanh nghiệp như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao", FiinPro nhận
định trong báo cáo ngày 20/9 "Đánh giá tác động của Nghị định 65/2022/NĐ-CP".
Nhà đầu tư cá nhân tin vào nhân viên ngân hàng và công ty chứng khoán tư vấn mà mua trái
phiếu, nhưng khi trái phiếu gặp rủi ro thì nhà đầu tư tự lo. Vậy trách nhiệm của những người tư
vấn đó ở đâu? Tiền hoa hồng thì lấy, nhưng không gánh trách nhiệm nào cả.
Ở Anh, chuyên viên tư vấn tài chính cho khách hàng phải có bằng cấp tư vấn tài chính do cơ quan
quản lý Financial Conduct Authority (FCA) công nhận. Ngoài ra, các công ty trung gian tư vấn
sản phẩm tài chính cũng phải công khai rõ các mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích với khách hàng,
chẳng hạn họ nhận được bao nhiêu phần trăm hoa hồng từ phí bán sản phẩm cho khách, hoặc họ
hưởng lợi khi bán được trái phiếu như thế nào. Quan trọng nhất, công ty còn phải lập một báo
cáo thể hiện rõ vì sao họ đánh giá sản phẩm mà họ tư vấn cho khách hàng là phù hợp với tình
trạng tài chính và thông tin do khách hàng cung cấp, gọi là báo cáo đánh giá mức độ phù hợp
của sản phẩm (suitability report).
Căn cứ vào đó, khi có sự việc xảy ra, khách hàng có thể khiếu kiện về việc không được tư vấn
đầy đủ, cũng như công ty có thể đưa bằng chứng đã theo đúng quy trình. Quan trọng hơn,
những bằng chứng được lưu trữ như vậy cho phép cơ quan quản lý đánh giá có ai vi phạm trong
việc bán sản phẩm hay không và ra quy định xử phạt hợp lý.
Vì quy trình chặt chẽ như vậy, những nhà tư vấn tài chính ở Anh không dám nhắm mắt bán đại
sản phẩm cho khách hàng chỉ vì hoa hồng, vì nếu họ làm sai, họ có thể bị thu lại chứng chỉ mà
rất vất vả mới có được. Không có chứng chỉ thì không thể hành nghề.
Từ lâu câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu bất động sản chỉ tập trung nói về công ty
phát hành không đủ khả năng tài chính hay nhà đầu tư không chú ý tìm hiểu kỹ về sản phẩm. Vai trò
của nhà trung gian phân phối mới chính là tảng băng chìm rất quan trọng mà các cơ quan quản lý nước
ngoài nhận ra và xây dựng hẳn một bộ quy định rất dày để bảo vệ nhà đầu tư.
Việt Nam đã đến lúc nhìn ra câu chuyện này. Nó không chỉ giới hạn trong chuyện bán trái
phiếu, mà còn liên quan đến bán bảo hiểm qua ngân hàng hay kênh chứng khoán. Sản phẩm tài
chính là loại sản phẩm đòi hỏi kiến thức và sự tận tụy với khách hàng, vì nó có thể liên quan
đến những khoản tích lũy cả một đời người lao động.
Một người tư vấn mẫn cán sẽ không để khách hàng hoang mang tìm câu trả lời "ai trả tiền trái phiếu" trên... tivi.
(Bài từ Vnexpress, ngày 10/10/2022)
Đọc thêm về trái phiếu của công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông:
https://tienphong.vn/ai-tra-tien-cho-nguoi-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ba-truong-my-lan- post1476260.tpo?
fbclid=IwAR0NNICtqhVl4swbtvvv4uBQp4cqLc124aNJ6RZeKmvNeI0CrCPH6Li0Tik
2. Doanh nghiệp phát hành "gặp nạn", người mua trái phiếu đòi tiền ở đâu? Hồng Minh 07:54 11/10/2022
Hàng ngàn người mua trái phiếu doanh nghiệp qua lời giới thiệu, bảo đảm của môi giới giờ không
biết đòi tiền ở đâu khi chủ doanh nghiệp bị bắt.
Doanh nghiệp phát hành "gặp nạn", người mua trái phiếu đòi tiền ở đâu?
Tòa nhà trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Office Building) tại Quận 1. Tp.HCM - cũng là
nơi đặt văn phòng của SCB và Chứng khoán Tân Việt (Ảnh: Vạn Thịnh Phát)
Chị P.M.H (Nghệ An) cho biết chị mua 600 triệu tiền trái phiếu mà của một doanh nghiệp mà
đến giờ chị cũng không nhớ nổi tên, chỉ biết là doanh nghiệp đó rất “lớn và uy tín”, lời của tư
vấn nhấn mạnh với chị. Người giới thiệu cho chị thông tin trái phiếu là nhân viên ngân hàng .
Khi đến văn phòng ngân hàng, nhân viên cho biết chỉ có thể giải quyết số tiền tiết kiệm của chị
(trị giá 2 tỷ đồng) nếu muốn tất toán trước hạn, còn trái phiếu thì “chưa có phương án giải
quyết”, vì chưa đến hạn thanh toán (đáo hạn).
Chị H. là một trong hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân đã bỏ tiền mua trái phiếu doanh nghiệp
qua lời chào mời của nhân viên các ngân hàng và công ty chứng khoán. Với họ, trái phiếu
doanh nghiệp như một khoản tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng với lãi suất cao hơn. Họ cũng tin vào
thông tin của tư vấn viên, trái phiếu là của “một công ty lớn, uy tín”.
Thực tế việc công ty “lớn và uy tín” là không đủ để đảm bảo an toàn cho những nhà đầu tư cá
nhân đã mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ai sẽ trả tiền?
Một câu hỏi được nhiều cá nhân mua trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông
- một doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc Tân Hoàng Minh quan tâm, là
nếu doanh nghiệp gặp khó khăn thì họ có thể “đòi” tiền từ ai.
Câu trả lời thực ra hết sức đơn giản: Từ doanh nghiệp phát hành, ở đây là An Đông hay Tân Hoàng Minh.
Các trung gian như Công ty chứng khoán hay Ngân hàng bán trái phiếu ra công chúng là các
nhà đầu tư cá nhân, với bất kỳ cam kết nào, thì họ vẫn không phải là bên cuối cùng chịu trách nhiệm thanh toán.
Báo cáo của FiinGroup cho thấy nhà đầu tư cá nhân nắm giữ tới gần 1/3 lượng trái phiếu doanh nghiệp
ở thị trường thứ cấp (thị trường mua đi bán lại trái phiếu sau phát hành), trong khi tỷ lệ này
ở thị trường sơ cấp chỉ là 10,11%. Việc các ngân hàng, công ty chứng khoán chào mời trái
phiếu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư cá nhân nghiệp dư như chị H. là hết sức phổ biến.
Môi giới trái phiếu doanh nghiệp là nghiệp vụ từng mang lại khoản doanh thu lớn cho công ty
chứng khoán và các ngân hàng. Đó là khoản hoa hồng mà các doanh nghiệp phát hành trái phiếu
trả cho họ, thông thường từ 1-2% giá trị trái phiếu chào bán được.
Trái phiếu được chào bán cho nhà đầu tư cá nhân thường được quảng cáo với những thuật ngữ
tài chính tương đối phức tạp do môi giới đưa ra.
Đơn cử với “cam kết mua lại bất kỳ lúc nào”. Trên thực tế, khi người mua cần bán lại trái phiếu
doanh nghiệp mình đang sở hữu, họ phải nhờ trung gian (ngân hàng hoặc công ty chứng khoán)
rao bán để tìm người có nhu cầu mua.
Trong tình hình hiện nay, hiếm có nhà đầu tư nào sẵn sàng cho việc đó. Tổ chức trung gian hay
tổ chức phát hành cũng không sẵn lòng mua lại, với lý do “chưa thu xếp được nguồn tiền”. Mới
đây, VKC Holdings, một công ty thuộc hệ sinh thái Louis Holdings vừa ra thông báo hoãn
thanh toán lãi trái phiếu do mất khả năng thanh toán. Louis Holding gắn liền tên tuổi với Chủ
tịch Đỗ Thành Nhân, người vừa bị bắt hồi tháng 4 vừa qua vì hành vi thao túng chứng khoán.
Trái phiếu doanh nghiệp khác tiền gửi tiết kiệm
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong phát biểu sáng 10/10 khẳng định “tiền gửi của người dân
tại ngân hàng đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp”.
Thực tế, khi người dân cầm chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, hay có tiền trong tài khoản đến xin
rút tiền, đều được đáp ứng. Ngân hàng nhà nước cũng chuẩn bị nguồn tiền giúp SCB đáp ứng
nhu cầu rút tiền của người dân.
Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp là một loại giấy tờ ghi nhận việc doanh nghiệp vay tiền từ
các cá nhân, tổ chức với cam kết thanh toán gốc và lãi vào một thời điểm nhất định.
Trong thời gian từ lúc phát hành đến lúc đáo hạn, trái phiếu doanh nghiệp có một hành trình
tương đối phức tạp. Những trái phiếu này có thể được bán lại cho nhà đầu tư cá nhân không
chuyên hoặc nhà đầu tư tổ chức.
Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp những vấn đề nghiêm trọng như chủ doanh nghiệp bị
bắt, bị khởi tố hình sự… thì khả năng doanh nghiệp vỡ nợ, mất khả năng thanh toán là rất cao.
Bởi khi đó họ không thể đảo nợ (phát hành các khoản nợ mới để thanh toán nợ cũ) cũng như
dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị nghẽn lại.
Chính vì sự khác nhau cơ bản giữa các khoản tiền gửi ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp mà
lãi suất các khoản vay này chênh lệch nhau rõ rệt.
Với các khoản tiền gửi tiết kiệm, lãi suất nửa năm vừa qua thường dao động xung quanh
5-7%/năm tùy kỳ hạn. Trong khi đó lãi suất trái phiếu doanh nghiệp được chào bán thường từ
10%/năm trở lên, thậm chí có lúc lên tới 13%/năm. Về mặt nguyên tắc trên thị trường vốn, các
khoản vay càng rủi ro (khả năng vỡ nợ càng lớn), thì lãi suất càng cao.
Có thể thấy, trái phiếu là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận tốt hơn (do lãi suất cao hơn) nhưng
cũng rủi ro hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn hiện nay do
vậy phải thận trọng xem kỹ các điều khoản trái phiếu trước khi quyết định đầu tư. Nếu vẫn yêu
thích trái phiếu doanh nghiệp, các quỹ đầu tư trái phiếu được vận hành chuyên nghiệp là một
lựa chọn tốt nhờ tính hợp pháp và an toàn. (Nguồn:
https://markettimes.vn/doanh-nghiep-phat-hanh-gap-nan-nguoi-mua-trai-phieu-doi- tien-o-dau-5567.html)
3. Góc khuất phát hành riêng lẻ: Trái phiếu “ba không, hai cao”
Th' Ba, 24/12/2019 08:32
(ĐTTCO) - Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp (DN) ở Trung Quốc đang lan rộng, trong đó
góc khuất đáng chú ý là phát hành riêng lẻ. Tình trạng này đưa ra một cảnh báo cho Việt Nam
trong bối cảnh Nghị định 163/2018/NÐ-CP đặt ra các chuẩn khá thông thoáng cho các hoạt động
phát hành riêng lẻ trái phiếu, bao gồm không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện có lãi năm liền kề trước năm phát hành.
Bài học từ Trung Quốc
Theo số liệu từ Bloomberg, tính đến tháng 10-2019, tổng giá trị các trường hợp bị mất khả năng thanh
toán đạt 102,9 tỷ Nhân dân tệ (14,6 tỷ USD) và đang tiến gần đến mức 122 tỷ Nhân dân tệ. Khoảng 45
công ty đã vỡ nợ trái phiếu, trong khi cùng kỳ năm 2018 con số này là 40 công ty.
Điều đáng quan tâm là ai thật sự mua các trái phiếu “ba không, hai cao” này. Vì phát hành
riêng lẻ nên làm thống kê về người mua có lẽ không dễ dàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất của Trung Quốc, và
tình trạng vay nợ quá mức của DN nước này. Thương chiến Mỹ-Trung chỉ là một chất xúc tác
khiến đổ vỡ diễn ra nhanh và mạnh hơn. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là chính quyền
Trung ương của Trung Quốc đã chấp nhận quan điểm phải để một số công ty vay nợ quá mức
phá sản, chấp nhận tổn thất để thanh lọc nền kinh tế, giảm độ vay nợ của các công ty trong nền
kinh tế về mức chấp nhận được.
Điểm đáng chú ý trong tiến trình vỡ nợ trái phiếu DN ở Trung Quốc là ngày càng có nhiều công
ty Trung Quốc không thể thanh toán các khoản trái phiếu phát hành riêng lẻ đáo hạn trong năm
2019. Trong một bài phân tích vào tháng 9-2019, Bloomberg cho rằng những công ty phát hành
trái phiếu riêng lẻ không nhất thiết phải công bố thông tin, do đó khi bị áp lực về tài chính họ có
thể ưu tiên trả nợ trái phiếu niêm yết công khai trước.
Phần lớn các công ty không thể thanh toán trái phiếu phát hành riêng lẻ là công ty không niêm yết, do
đó bản thân chất lượng công bố thông tin và chất lượng tài sản của công ty đã có vấn đề. Vì vậy không
lạ khi ước tính tỷ lệ vỡ nợ của trái phiếu phát hành riêng lẻ cao hơn 2,4 lần so với trái phiếu
phát hành đại chúng. Theo phân tích của Yang Hao, chuyên gia phân tích thị trường trái phiếu
của Nanjing Securities, các nhà đầu tư ở Trung Quốc vẫn đang có nhu cầu lớn với trái phiếu
chính phủ và công ty có sở hữu Nhà nước, và đang tháo chạy ra khỏi các trái phiếu của công ty
tư nhân, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ của các công ty này.
Những trái phiếu “ba không, hai cao”
Điều quan trọng hơn, ai sẽ mua các trái phiếu phát hành riêng lẻ trong tương lai là một câu hỏi
lớn. Liệu rồi người ta sẽ có những phù phép gì để rồi sau một loạt các kỹ thuật tài chính thông
minh, tiền của ngân hàng hay những đợt phát hành trái phiếu minh bạch sẽ được quay lại những
trái phiếu phát hành riêng lẻ? Hay là một số nhà đầu tư thiếu thông tin sẽ bị định hướng sai để
mua trái phiếu với lợi suất rất cao so với mặt bằng lãi suất trên thị trường?
Những mức lãi suất 14-15% của trái phiếu đã trở thành “bình thường”, khi con số lãi suất 20%
đã xuất hiện. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đã từng bình luận: “Hiện tại,
không ít DN đã phát hành trái phiếu riêng lẻ với mức lãi suất 14-15%”. Khi thị trường nghiễm
nhiên chấp nhận mức lãi suất 14-15% là bình thường, đó là sự bất thường.
Trái phiếu phát hành riêng lẻ Việt Nam hiện đang được phát hành với “ba không”: không minh
bạch, không xếp hạng tín nhiệm, không có tài sản đảm bảo có chất lượng thật sự. Đi kèm với nó
là “hai cao”: lãi suất cao và rủi ro vỡ nợ cao. Nhiều trái phiếu khi phát hành ghi là có tài sản
đảm bảo, nhưng xem lại thì tài sản đảm bảo là thế chấp bằng cổ phiếu của DN của mình hay DN
khác, hoặc quyền sử dụng đất sẽ hình thành trong tương lai. Độ đáng tin cậy và tính pháp lý
phức tạp của các tài sản đảm bảo này là đáng lo ngại.
Đặt cược và chờ đợi?
Phải chăng với việc nhiều DN bất động sản chiếm hơn 34% lượng trái phiếu phát hành, Việt
Nam đang đặt cược độ ổn định của hệ thống tài chính bằng sự khỏe mạnh của thị trường bất
động sản vào các trái phiếu “ba không, hai cao” này?
Thực ra giải pháp có thể đưa ra giải quyết vấn đề ở đây không khó, nhưng khó là về mặt quan
điểm điều hành và thực thi giải pháp. Muốn giải quyết vấn đề chỉ cần siết lại điều kiện phát
hành trái phiếu riêng lẻ nói riêng và toàn bộ trái phiếu nói chung. Nhưng trong bối cảnh nguồn
vốn cho nền kinh tế ngày một hạn hẹp, liệu các nhà điều hành nền kinh tế có muốn siết lại
nguồn cung vốn này cho nền kinh tế hay không?
Và với chuyện DN niêm yết vi phạm chuẩn mực công bố thông tin đầy rẫy mà tiền phạt đôi khi
chỉ là chục triệu đồng, giải pháp tưởng chừng dễ này lại có khi là một giải pháp không khả thi.
Nói cách khác, nếu thiếu quyết tâm và sự quyết liệt trong giám sát thị trường cũng như thiếu
công cụ chế tài DN hiệu quả, Việt Nam có lẽ chỉ có thể ngồi chờ “điều gì phải đến rồi sẽ đến”.
“Bong bóng” trái phiếu DN vỡ nợ có thể không chỉ ở Trung Quốc, Mỹ có thể cũng sẽ sớm đi vào con
đường này với những trái phiếu “ràng buộc lỏng” (covenant-lite), hiểu nôm na là trái phiếu được phát
hành với những điều khoản bảo vệ nhà đầu tư “có cũng như không”. Một vài nhà phân tích ở Mỹ gọi
tình trạng này là một tình trạng “bình thường mới” (new normal), khi nền kinh tế có quá nhiều DN đã
vay nợ ngập hơn đỉnh đầu trên thị trường tín dụng cho DN vay nợ cao (leveraged loans), với hơn 87%
trái phiếu được phát hành mới là các trái phiếu “ràng buộc lỏng”.
Nói vậy để thấy Việt Nam muốn chọn con đường nào, “an toàn, bền vững” hay kiểu “bình
thường mới” với những bài học gần nhất từ Trung Quốc, thì tùy vào tính toán của những nhà
điều hành về chi phí và lợi ích.
(Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/goc-khuat-phat-hanh-rieng-le-trai-phieu-ba- khong-hai-cao-75419.html)
Vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh, nhà
đầu tư chưa biết khi nào nhận lại tiền?
Sau đó Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng
Minh - và các cá nhân liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng
và một số thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con gồm Công ty TNHH đầu tư bất
động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần
Cung Điện Mùa Đông để thực hiện hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu.
Từ việc phát hành trái phiếu gian dối, nhóm bị can đã huy động tiền trái quy định pháp luật của nhiều nhà đầu tư.
Sau đó Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng
Minh - và các cá nhân liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng
và một số thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con gồm Công ty TNHH đầu tư bất
động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu tư & dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần
Cung Điện Mùa Đông để thực hiện hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu.
Từ việc phát hành trái phiếu gian dối, nhóm bị can đã huy động tiền trái quy định pháp luật của nhiều nhà đầu tư.
ân Hoàng Minh đã phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá
10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt
động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu. Nhà đầu tư được xác định là những
người đã mua và góp vốn đầu tư trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Cơ quan cảnh sát
điều tra Bộ Công an xác định những nhà đầu tư này là người bị hại trong vụ án.
Thủ đoạn gian dối của Tân Hoàng Minh còn thể hiện ở việc tập đoàn này đã tổ chức
mua phần lớn trái phiếu doanh nghiệp của các công ty con, sau đó bán lại cho nhà đầu
tư cá nhân thông qua hình thức ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư.
Bộ Tài chính cũng cho hay các công ty con của Tân Hoàng Minh như Công ty TNHH
đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện mùa đông, Công ty CP Đầu
tư và dịch vụ khách sạn Soleil đã cung cấp các báo cáo tài chính có thông tin giả mạo
(mặc dù báo cáo tài chính đã được kiểm toán). Tài liệu về tài sản đảm bảo của trái
phiếu đã được thẩm định giá nhưng giá trị định giá không đúng giá trị tài sản.
Sau gần nửa năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán nhà nước hủy 9 đợt chào bán
trái phiếu trái phép trị giá 10.030 tỉ đồng của ba công ty con thuộc Tập đoàn Tân
Hoàng Minh, đến nay các nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn tiền.
Thời gian qua, đại diện Tân Hoàng Minh đã có nhiều cuộc làm việc với các nhà đầu
tư để đưa ra hướng giải quyết trong vụ 9 lô trái phiếu bi hủy. Nhưng cho đến nay,
Tân Hoàng Minh vẫn không thể cung cấp thông tin về lộ trình trả tiền cho nhà đầu tư
mặc dù doanh nghiệp này vẫn tin tưởng 100% tiền trái phiếu thu được từ nhà đầu tư sẽ được hoàn trả./.
Tháng 4/2022, giới đầu tư chấn động khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết
định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và các tổ chức, đơn vị có liên
quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét
đối với Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, khi tiến hành điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên
quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên
thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cơ quan chức năng đã xác định sai phạm.
Cụ thể, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi
gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao
Việt (Công ty Ngôi Sao Việt), Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil (Công ty
Khách san Soleil), Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông (Công ty Cung Điện Mùa Đông) và
các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ
đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh
theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Căn cứ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 9 Luật Chứng
khoán quy định thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “đình chỉ, hủy bỏ liên quan
đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, ngày 3/4/2022, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK về việc hủy bỏ 9 đợt chào bán
trái phiếu riêng lẻ của 3 công ty nêu trên.
“Xé lẻ kỳ hạn” bằng sản phẩm phái sinh
Sau khi các quyết định trên được công bố, Tân Hoàng Minh đã lên tiếng khẳng định các đợt
phát hành trái phiếu của nhóm doanh nghiệp trên “đều được tư vấn phát hành, tư vấn định
giá và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng trình tự quy định bởi các công ty chứng khoán,
ngân hàng uy tín trên thị trường”, đồng thời dự kiến sẽ hoàn trả số tiền đầu tư cho khách
hàng nếu các hợp đồng đến hạn, còn với các hợp đồng chưa đến hạn thanh toán, tập đoàn
này sẽ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, làm việc với doanh nghiệp phát hành, ngân
hàng quản lý tài sản để xử lý và hoàn trả lại khách hàng.
Theo tiết lộ của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) – đơn vị tư vấn phát hành cho đợt
chào bán trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty Chứng khoán
An Bình (ABS) – đơn vị tư vấn phát hành cho đợt chào bán trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng của
Công ty Khách sạn Soleil (cả 2 đợt phát hành này sau đó đều bị hủy), bên mua toàn bộ trái
phiếu của cả 2 đợt phát hành này chính là Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Điều đó có nghĩa là
chính tập đoàn mua toàn bộ trái phiếu do đơn vị thành viên phát hành.
Tìm hiểu được biết, sau khi Tân Hoàng Minh mua trái phiếu của chính đơn vị thành viên, tập
đoàn này đã tạo ra sản phẩm phái sinh của trái phiếu và bán cho các nhà đầu tư, đặc biệt là
nhà đầu tư cá nhân. Sản phẩm phái sinh này là “hợp đồng đầu tư trái phiếu”.
Tiếp cận hợp đồng mẫu của một trong các lô trái phiếu đã bị hủy thì được biết, Tân Hoàng
Minh đã thành lập riêng một đầu mối gọi là “Trung tâm Kinh doanh Trái phiếu” trực thuộc
tập đoàn và lãnh đạo của trung tâm này là người đại diện cho Tân Hoàng Minh ký kết các
hợp đồng đầu tư trái phiếu với khách hàng.
Điểm đáng chú ý là đây không phải hợp đồng mà Tân Hoàng Minh bán trái phiếu cho khách
hàng, mà chỉ là kiểu “hợp tác đầu tư”. Có nghĩa là trái chủ (bên sở hữu trái phiếu) vẫn là Tân
Hoàng Minh, còn nhà đầu tư (khách hàng) chỉ được phân chia lợi tức từ việc hợp tác đầu tư với Tân Hoàng Minh.
Chính vì đây chỉ là sản phẩm phái sinh nên các điều kiện hưởng lợi tức khá linh hoạt.
Khách hàng có thể chọn kỳ hạn trả lãi 1 tháng/lần, 3 tháng/lần hoặc trả lãi vào cuối kỳ; có
thể chọn kỳ hạn hợp tác trong 1, 2, 3, 6, 9, 12 hoặc 24 tháng; mỗi lựa chọn lại có mức lãi
suất tương ứng, thường trong khoảng 7% - 12%/năm theo nguyên tắc kỳ hạn hợp tác càng dài lãi suất càng cao.
Trong khi đó, các lô trái phiếu gốc lại có các điều kiện hưởng lợi tức kém linh hoạt hơn nhiều
các sản phẩm phái sinh nêu trên. Tiếp cận 7 lô trái phiếu gốc đã bị hủy, xét theo kỳ hạn trả
lãi, có tới 5 lô trái phiếu có kỳ hạn trả lãi 12 tháng/lần, 1 lô có kỳ hạn trả lãi 6 tháng/lần và 1 lô
có kỳ hạn trả lãi 3 tháng/lần. Xét theo kỳ hạn đầu tư, 2 lô có kỳ hạn 24 tháng, 3 lô có kỳ hạn
36 tháng, 1 lô có kỳ hạn 48 tháng và 1 lô có kỳ hạn lên tới 60 tháng. Xét theo lãi suất, 6 lô trái
phiếu có lãi suất cố định cho toàn bộ kỳ hạn thanh toán và 1 lô có lãi suất cố định cho 4 kỳ thanh toán đầu tiên.
Dân trong nghề gọi phương thức trên là “xé lẻ kỳ hạn”.
“Hấp lực” của thị trường trái phiếu
Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, chuyên viên kinh doanh trái phiếu của một công ty
chứng khoán giấu tên cho biết các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ thường phải
có một/một vài đơn vị là nhà đầu tư chuyên nghiệp đã “quen mặt” đứng ra để mua toàn bộ
trái phiếu, vừa là nhằm đảm bảo thương vụ phát hành hoàn thành trong thời hạn cho phép,
vừa là nhằm tạo ra cơ hội để tiếp tục phân phối trái phiếu sau khi phát hành, có thể qua
phương thức bán trực tiếp cho nhà đầu tư chuyên nghiệp theo đúng quy định của Luật
Chứng khoán hoặc bán sản phẩm phái sinh như “hợp đồng hợp tác đầu tư” (vì luật chỉ cho
phép nhà đầu tư chuyên nghiệp sở hữu trái phiếu riêng lẻ). Trường hợp của Tân Hoàng
Minh khá táo bạo khi mua trái phiếu của chính đơn vị thành viên.
Đáng chú ý, tình hình kinh doanh của các đơn vị thành viên này không mấy khả quan. Như
với Công ty Ngôi Sao Việt, lũy kế giai đoạn 2016 – 2020 lỗ tới hơn 700 tỷ đồng, nặng nhất là
vào năm 2020 với mức lỗ kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng. Hoặc như Công ty Cung Điện Mùa Đông
trong giai đoạn 2016 – 2020 chưa có năm nào có lãi. Còn với Công ty Khách sạn Soleil, chỉ
riêng năm 2020 đã lỗ 135 tỷ đồng, đánh bay toàn bộ lợi nhuận lũy kế và đưa khoản mục này
xuống mức âm 68,8 tỷ đồng. Những thông tin chi tiết như vậy không phải nhà đầu tư nào
cũng nắm được, nhất là các nhà đầu tư cá nhân không chuyên.
Dường như đã lường trước được rủi ro các nhà đầu tư không chuyên có thể thiếu hiểu biết
khi tham gia “hợp đồng đầu tư trái phiếu”, hợp đồng của Tân Hoàng Minh có riêng điều
khoản: “Nhà đầu tư xác nhận rằng: a. Nhà đầu tư có hiểu biết, kinh nghiệm về hợp tác đầu
tư, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; nhà đầu tư nhận thức được các rủi ro có thể có đối với

đầu tư vào trái phiếu; có đủ khả năng để đánh giá lợi ích và rủi ro của việc mua trái phiếu và
chấp nhận các rủi ro đó. b. Nhà đầu tư đã có đủ thông tin và tài liệu về tổ chức phát hành và
trái phiếu có liên quan mà nhà đầu tư cho là cần thiết và thích hợp để đưa ra quyết định đầu
tư vào trái phiếu và đã hài lòng với thông tin nhận được”.
Không khó để hiểu vì sao Tân Hoàng Minh cũng như nhiều doanh nghiệp lựa chọn kênh
trái phiếu để huy động vốn dù quá trình bán trái phiếu cũng như các sản phẩm phái sinh từ
trái phiếu không phải dễ dàng. Nguyên nhân đầu tiên là họ khó tiếp cận vốn từ kênh ngân hàng.
Từ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến kinh tế vĩ mô lao đao, đến nay vẫn còn những
“ngân hàng 0 đồng” chưa thể xử lý, một số ngân hàng thương mại vẫn gánh lượng nợ xấu
khổng lồ, ngành ngân hàng ngày càng siết chặt hơn các quy định cho vay, nhất là cho vay
chủ đầu tư bất động sản. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát khá chặt tăng
trưởng tín dụng và mỗi năm cũng chỉ định hướng tăng khoảng dưới 15% nên các ngân hàng
lúc nào cũng cảm thấy “thèm thuồng”, rõ nhất là khi nhìn vào trường hợp của MB sẵn sàng
nhận chuyển giao bắt buộc “ngân hàng 0 đồng” để được ưu ái cấp hạn mức tăng trưởng tín
dụng cao. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro “hẹp cửa” vay vốn ngân hàng.
Với riêng các doanh nghiệp bất động sản, nhu cầu vốn rất lớn là động lực thúc đẩy một số
“ông chủ” bất động sản hàng đầu đi thâu tóm ngân hàng. Khi chưa có tiềm lực, có doanh
nghiệp còn huy động vốn theo “hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Tóm lại, họ tìm mọi cách để
huy động vốn, trong đó, trái phiếu là kênh huy động vốn đầy “hấp lực” đối với doanh nghiệp.
“Hấp lực” lớn nhất của kênh trái phiếu đối với doanh nghiệp là khả năng tái cơ cấu nợ, hay
trong trường hợp tiêu cực gọi là “đảo nợ”. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như trái chủ
là ngân hàng, công ty quản lý quỹ hay công ty chứng khoán bởi các đơn vị này có khả năng
giám sát chặt dòng tiền của doanh nghiệp, đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích huy
động (tương tự như vay ngân hàng) nhưng như trường hợp Tân Hoàng Minh, tập đoàn này
chính là trái chủ của công ty thành viên thì việc giám sát dòng tiền gần như không còn ý
nghĩa. Đã như vậy, Tân Hoàng Minh còn “hợp tác đầu tư trái phiếu” với các nhà đầu tư
không chuyên thì các nhà đầu tư này càng không thể giám sát được dòng tiền của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp là
khá lỏng lẻo, thậm chí không khả thi với các nhà đầu tư không chuyên, nên đây trở thành
“lãnh địa màu mỡ” để các doanh nghiệp “vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ”, khiến rủi ro ngày càng “phình to”.
Bên cạnh sức hấp dẫn từ việc tái cơ cấu nợ/đảo nợ, các điều kiện phát hành trái phiếu
không phải là khó đáp ứng, thậm chí những điều kiện căn bản nhất là bên mua trái phiếu
riêng lẻ phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng có thể dễ dàng được “hóa giải” như
trường hợp hợp tác đầu tư của Tân Hoàng Minh, thậm chí có những nhà đầu tư không
chuyên thông qua một số cách thức là đã có thể đáp ứng được tiêu chí nhà đầu tư chuyên
nghiệp trong khi chính họ cũng không đủ hiểu biết, đủ “chuyên nghiệp”.
Trước những vấn đề nổi cộm trên thị trường trái phiếu, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu
chấn chỉnh hoạt động của thị trường này. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát
chặt chẽ diễn biễn thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối,
giao dịch và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Đồng thời chủ động rà soát khung khổ pháp luật, xây dựng các kịch bản ứng phó gắn với
việc triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định, phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà
đầu tư; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp các thông tin chính
thống về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát, công bố thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Về phía Bộ Tài chính, trong Chỉ thị về kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành,
đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành gần đây, Bộ trưởng yêu cầu phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ
của doanh nghiệp, chất lượng các thành phần hồ sơ cung cấp, đặc biệt là báo cáo tài chính,
tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu, hồ sơ về tài sản đảm bảo
để yêu cầu doanh nghiệp công bố lại thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trước khi phát hành.
Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh mọi hành vi vi phạm, cố tình gian lận trở thành nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp để được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sẽ bị
xử phạt vi phạm theo quy định.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cảnh báo phải hết sức cẩn trọng với các hình thức
chào mời thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu" với các tổ chức (công ty chứng
khoán, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp khác) theo hình thức thỏa thuận dân sự không
được coi là chủ sở hữu trái phiếu hoặc theo các hình thức đầu tư khác không rõ ràng theo
quy định của pháp luật là hết sức rủi ro, dẫn đến việc có thể bị mất tiền và không được pháp luật bảo vệ.
Đo lường tác động của “vụ nổ” Tân Hoàng Minh
“Vụ nổ” Tân Hoàng Minh có thể gây tác động đa chiều. Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là
nếu cơ quan quản lý siết các quy định phát hành trái phiếu thì có thể sẽ có nhiều doanh
nghiệp không đủ tiêu chuẩn để phát hành, từ đó không có nguồn tiền để tái cơ cấu nợ/đảo
nợ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Theo nhận định của hãng nghiên cứu Fi nGroup, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ
chứng kiến sự suy giảm mạnh về quy mô nhưng sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về chất. “Sự
kiện này cùng với các thay đổi chính sách đang diễn ra bao gồm Thông tư 16 của Ngân hàng
Nhà nước về quy định mua bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng và những thay đổi, bổ
sung dự kiến được đưa vào trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153 về phát hành riêng lẻ có thể
sẽ làm cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp giảm đáng kể về quy mô phát hành vào năm 2022”, hãng cho biết.
Fi nGroup cho rằng sự suy giảm này có khả năng sẽ diễn ra rõ nhất đối với hoạt động phát
hành riêng lẻ, cũng như đối với các công ty chưa đại chúng hoặc các công ty dự án được lập
ra để huy động vốn triển khai dự án với mức độ công bố và chất lượng thông tin còn nhiều
hạn chế. Trong khi đó, các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, không phải là các công ty
được lập ra để huy động vốn, nhất là các công ty niêm yết vốn có sự minh bạch tốt hơn, vẫn
sẽ đẩy mạnh các hoạt động phát hành trái phiếu.
Trái ngược với sự chậm lại của hoạt động phát hành riêng lẻ, hoạt động chào bán trái
phiếu ra công chúng sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô, nhất là từ các doanh nghiệp có hồ
sơ kinh doanh tốt và chủ động minh bạch hồ sơ tín dụng trên thị trường.
Về rủi ro, FiinGroup nhấn mạnh vấn đề quan trọng hiện nay là áp lực trả nợ trái phiếu đến
hạn trong 2 - 3 năm tới đây. Quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản
ở mức khoảng 189 nghìn tỷ vào cuối năm 2021 và số liệu của FiinGroup chỉ ra rằng 73%
giá trị này sẽ có điểm rơi đáo hạn vào giai đoạn 2022 – 2024.
“Điều này không chỉ tạo áp lực trả nợ lớn hơn cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối
cảnh dần hồi phục sau Covid-19 và trước những thay đổi pháp lý cũng như những sự kiện
gần đây, mà theo chúng tôi còn tác động đến rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có
cam kết mua lại trái phiếu, chính là các định chế tài chính như công ty chứng khoán và ngân
hàng. Ngoài ra, áp lực trả nợ này có thể tác động đến rủi ro của thị trường cổ phiếu do cổ
phiếu được cầm cố để làm đảm bảo cho trái phiếu hoặc được cầm cố để lấy nguồn mua trái
phiếu chất lượng thấp hoặc có vấn đề như các cơ quan quản lý đã chỉ ra”, phía FiinGroup nêu quan điểm.
Để hạn chế phản ứng tiêu cực dây chuyền, Fi nGroup cho rằng cần khư trú các đơn vị được
phát hiện là vi phạm và các vấn đề có liên quan để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư cá nhân,
giúp tránh tạo ra những tác động tiêu cực mang đến hiệu ứng “domino” trên thị trường trái
phiếu. Việc này cũng tránh được các ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng và sự tác động
mang tính lan truyền lan sang cả thị trường chứng khoán.
Thận trọng với tư vấn hợp đồng hợp tác đầu tư
TTO - Trong khi sự việc của Tân Hoàng Minh vẫn chưa đến hồi kết thì gần
đây xuất hiện hàng loạt kiểu mời gọi "hợp tác" mà nếu thiếu kinh nghiệm,
rất có thể "nhà đầu tư" sẽ gặp bất lợi sau này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng hợp đồng hợp tác đầu
tư không được quy định bởi Luật chứng khoán mà bằng Luật dân sự. Do đó,
nhà đầu tư tham gia sản phẩm này phải hết sức cân nhắc, thận trọng.
Hỏi kỹ mới thấy... sợ
Kể với Tuổi Trẻ, chị T.T.N. (Hà Nội) cho hay chị là khách hàng VIP của
một ngân hàng và lâu nay chị được một nhân viên tên G. chăm sóc.
Hôm 25-4, chị N. được nhân viên này thông báo khoản tiết kiệm chị gửi
tại ngân hàng sắp tất toán nên mời đầu tư vào dự án của công ty X.
Theo nhân viên này, đây là sản phẩm hợp tác đầu tư giữa nhà đầu tư và
công ty Y. Vốn được công ty này huy động cho các dự án ở Hà Nội,
một số nơi khác... và được bảo lãnh chi trả, bồi thường và bồi hoàn thiệt
hại bởi công ty X. Ngoài lãi suất lên đến 12%/năm, số tiền tối thiểu mà
nhà đầu tư có thể tham gia là 1 triệu đồng, chỉ cần tải app để đầu tư...
"Họ chỉ nói đến những ưu đãi vượt trội của sản phẩm so với gửi tiết
kiệm ngân hàng. Tuy nhiên khi tôi hỏi về trách nhiệm của ngân hàng
như thế nào đối với nhà đầu tư trong trường hợp trái phiếu xảy ra rủi
ro thì nhân viên này mới cho biết là người của một công ty tài chính.
Nếu có thế thật thì thông tin tiết kiệm của tôi cũng bị khai thác rồi
sao?" - chị N. đặt câu hỏi.
Hơn nữa, cũng theo chị T.T.N., sản phẩm chị được giới thiệu ở trên
không phải là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), mà chỉ là hợp tác đầu
tư nên nếu rót tiền vào thì chị không phải là trái chủ.
Ưu thế hơn cả trái phiếu?
Nghe chuyện chị T.T.N. nói trên, chúng tôi cũng vào vai người có nhu cầu
mua TPDN và liên hệ T. - người giới thiệu là nhân viên của công ty Y.
Sau khi ngỏ ý, T. giới thiệu có phân phối 4 lô trái phiếu. Theo tìm
hiểu, nhiều đơn vị hỗ trợ để các lô trái phiếu này phát hành đều có dây mơ rễ má.
Chẳng hạn công ty chứng khoán Z làm đại lý quản lý tài sản bảo đảm, đại
lý đăng ký và làm cả đại diện người sở hữu trái phiếu. Toàn bộ tiền liên
quan sẽ được gửi về tài khoản được mở tại một ngân hàng thương mại.
Với các trường hợp không phải là trái chủ, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng
định khi xảy ra rủi ro, nhà đầu tư không thể bắt buộc doanh nghiệp phát
hành trái phiếu bồi thường thiệt hại.
Theo tìm hiểu, sau khi vụ việc trái phiếu Tân Hoàng Minh bị hủy, nhiều
người cũng phát hiện bản thân không phải là trái chủ, mà chỉ là "nhà đầu
tư" để được hưởng lãi hơn 11%/năm.
(Nguồn: https://tuoitre.vn/than-trong-voi-tu-van-hop-dong-hop-tac-dau- tu-20220426075404666.htm )
Hàng triệu tỷ đồng huy động từ trái phiếu đi về đâu?
Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ trái phiếu DN đang lưu hành trên thị
trường đã lên tới gần mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD. Thế
nhưng, đường đi của dòng tiền này vẫn là một bí ẩn, bởi không cơ quan, tổ
chức nào có thể giám sát. Bơm tiền cho DN vay vốn, hàng vạn nhà đầu tư
không biết tài sản của mình đang được DN sử dụng vào mục đích gì.
Ngay cả trong 2 năm (2020-2021) xảy ra đại dịch COVID-19, số lượng dự án bất
động sản được cấp phép mới chỉ đếm trên đầu ngón tay, song các DN vẫn phát
hành lượng trái phiếu với số lượng lớn. Riêng năm 2021, lượng trái phiếu mà
các DN bất động sản phát hành lên tới 9 tỷ USD, cao gấp 3 lần lượng huy động được năm trước đó.
Sang năm 2022, từ câu chuyện trái phiếu của Tân Hoàng Minh, các DN đã thu
hẹp con đường huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Một lãnh đạo DN địa ốc
Hà Nội đang làm dự án tại Gia Lâm xin giấu tên cho biết, bản chất trái phiếu DN
không sai nhưng trong bối cảnh thị trường khát vốn, ngân hàng hạn chế cho
vay, chủ đầu tư tìm đủ mọi cách huy động vốn. Đây là một kênh huy động tốt
nhưng thị trường thì trắng đen lẫn lộn vì không ai quản lý.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, nhóm DN bất động sản chỉ phát hành trái
phiếu DN riêng lẻ đạt giá trị hơn 47.000 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng giá trị
trái phiếu phát hành, xếp thứ hai sau lĩnh vực ngân hàng (với lãi suất
trung bình khoảng 10,2%). Cụ thể, Cty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa
ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu DN riêng lẻ vào ngày
17/5/2022; Công ty Hội An Invest cũng phát hành một số đợt riêng lẻ
trong tháng 5, huy động 300 tỷ đồng… Cty CP tập đoàn đầu tư địa ốc
Nova phát hành trái phiếu huy động lượng vốn nhiều nhất: 9.857 tỷ đồng;
Cty CP đầu tư và phát triển Eagle Side huy động 3.930 tỷ đồng.
“Các DN bất động sản có rất nhiều bài học từ những dự án chủ đầu tư huy
động vốn. Có những DN phát hành trái phiếu huy động vốn xong rồi đem tiền
đi đâu và làm gì thì không ai biết. Khi DN không thể trả lãi, bàn giao nhà cho
nhà đầu tư, mọi việc mới vỡ lẽ. Từ câu chuyện của các DN vừa bị “sàng lọc”
có thể coi đây cũng là tín hiệu tốt cho thị trường và nhà đầu tư phải trả bằng
một bài học đắt giá”, vị này nói.
Bát nháo thị trường trái phiếu doanh
nghiệp: Trái phiếu… đắng
TP - Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gõ
cửa khắp cơ quan chức năng, mòn mỏi chờ ngày tất toán. Trong khi đó, cuối năm 2022 và
năm 2023, có một lượng lớn TPDN đáo hạn, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ
gặp khó để trả nợ TPDN.
Đổ gia sản vào TPDN, mòn mỏi đi đòi tiền
Là một trong hơn 7.000 nhà đầu tư đã mua TPDN của Tập đoàn Tân Hoàng Minh (TPDN thuộc
9 lô bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ), ông N.V.T (Hà Nội) mang đơn
cầu cứu gõ cửa khắp cơ quan chức năng để mong nhận lại tiền. Ông T cho biết, hơn 1 tỷ đồng
mua TPDN Tân Hoàng Minh là tiền cả gia đình ông dành dụm để kinh doanh. Năm 2021, dịch
COVID-19 bùng phát, cách ly xã hội khiến hoạt động kinh doanh ngưng trệ, ông T mua TPDN
thời hạn 1 năm và dự kiến tất toán vào tháng 7/2022. Thế nhưng tháng 4/2022, Tập đoàn Tân
Hoàng Minh vướng vụ án. Đến nay, toàn bộ vốn làm ăn vẫn bị “treo” khiến ông T phải bỏ luôn việc kinh doanh.
Nhà đầu tư TPDN Tân Hoàng Minh căng băng rôn mong sớm nhận lại tiền đầu tư
kê trên thị trường thứ cấp, sau khi mua trái phiếu, công ty chứng khoán chủ yếu bán lại cho nhà
đầu tư cá nhân khiến lượng nắm giữ của cá nhân tăng lên mức 32,6%.
(Nguồn: https://tienphong.vn/bat-nhao-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-trai-phieu-dang- post1471607.tpo )