-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn gốc của ý thức - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Nguồn gốc của ý thức:
-Quan điểm chủ nghĩa duy tâm:
Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên
nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
· Chủ nghĩa duy tâm khách quan với những đại biểu tiêu biểu
như Platon và G.Hegel đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng
định “ ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế
giới hiện thực. Ý thức của con người chỉ là sự “hồi tường về “ý niệm”
hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”. CNDTKQ tuyệt đối hoá ý
thức, coi đó như một thực thể siêu tự nhiên (Thần thánh) tồn tại độc
lập, sinh ra và quyết định vật chất
· Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với những đại biểu như
G.Bekerley và E.Mach tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm
giác tồn tại duy nhất , “tiên nhiên”, sản sinh ra thế giới vật chất.
CNDTCQ đồng nhất ý thức với vật chất, coi vật chất tồn tại lệ thuộc
vào sự cảm nhận (cảm giác, ý thức, tư duy) của con người.
→ Đó là những quan niệm phiến diện, sai lầm của chủ nghĩa
duy tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo
-Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình:
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình phủ nhận
tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế
giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức.
Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất vật chất với ý thức. Họ coi
ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh
ra. Tương tự như các hiện tượng tự nhiên: hơi bốc từ nước, lửa đốt
lên từ củi, khói sinh ra từ lửa, rượu cất ra từ gạo....
→ Những sai lầm, hạn chế về ý thức của chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy tâm siêu hình đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt
để lợi dụng lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần cho quần chúng lao động
- Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng
Quan niệm TH MácLenin đã đem lại một cái nhìn đúng đắn về
nguồn gốc và bản chất của ý thức.
Các Mác đã quan niệm rằng: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất
được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó’’
Theo quan niệm CNDVBC thì ý thức gồm 2 nguồn gốc: nguồn gốc
tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Về nguồn gốc TN, CNDVBC nhấn mạnh sự xuất hiện của ý thức
gắn liền với 2 nhân tố: bộ óc con người và TG khách quan.
Các nhà kinh điển của CNMACLENIN đã khẳng định rằng, YT là
thuộc tính phản ánh của 1 dạng VC có tổ chức cao nhất-bộ óc con người.
- Bộ óc người là khí quan VC của YT
Vì thế không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc.
Ý thức còn là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con
người là hình thức phản ánh có trình độ cao nhất là hình ảnh của
thế giới khách quan được phản ánh trong bộ óc con người.
Có thể hiểu phản ánh là thuộc tính phổ biến trong mọi dạng của vật
chất, tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
Trong quá trình tiến hóa, các vật thể càng tiến hóa bao nhiêu thì
hình thức phản ánh của nó càng phức tạp: (gồm)
-Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho
vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa
có định hướng, chưa có lựa chọn
Vd: Đun sôi nước thì nước bốc hơi
-Phản ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh.
+Tính kích thích: là hình thức đơn giản nhất có từ thực vật Vd:
Chẳng hạn, rễ cây luôn hướng về nơi có nước và chất khoáng, cây
hướng dương quay về phía mặt trời.
+Tính cảm ứng: hình thức phản ánh thể hiện rõ ràng đa dạng ở
động vật, cả ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh lẫn động vật
đã có hệ thần kinh. Ở thực vật, hình thức phản ánh này diễn ra
chậm, khó nhận thấy và hình thức kém đa dạng,
vd: Con tắc kè sẽ thay đổi màu sắc để trùng màu với môi trường khi
ở những môi trường khác nhau thì đó là cảm ứng.
Các phản xạ (không điều kiện và có điều kiện) Vd: Khi ta nghe
thấy tiếng gọi minh ở đằng sau, ta quay đầu lại thì đó là phản
xạ.Vd: Khi ta dẫm phải đinh, chân vội rụt về đó cũng là một phản xạ.
Tâm lý: là hình thức phản ánh ở động vật có hệ thần kinh trung
ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh trung
ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Vd:Con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay
→ Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực.
Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất
cùng với sự xuất hiện con người. Ý thức là ý thức con người nằm
trong con người, không thể tách rời con người.
Vd: Cùng một bài toán nhưng khi giải thì lại cho kết quả khác
nhau,do mỗi bộ óc con người là riêng biệt nên khi giải tùy theo mức
độ xử lý, lựa chọn thông tin mà sẽ đưa ra kết quả khác
→ Tóm lại, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc con
người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn
gốc tự nhiên của ý thức
- Nguồn gốc xã hội của ý thức: (tự nói :))) lao động, ngôn ngữ
Lao động (tự biên)....dùng công cụ tạo ra vật chất của cải để phục
vụ nhu cầu con người….
Vai trò của lao động:
+Giúp hoàn thiện các giác quan, giúp bộ não người phát triển. Nhờ
đó, con người tiến hóa di chuyển bằng 4 chi thành 2 chi; không ăn
sống nữa mà chuyển sang ăn chín (phát hiện ra lửa).
+Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
VD: Từ xa xưa, khi con người lao động đã tạo ra các vật dụng
dao,liềm để có thể phát triển từ thời kì hái lượm lên thời kì săn bắn
để gia tăng chất lượng cuộc sống. Qua thời gian, quá trình lao động
đã đem lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại, con người đã làm
ra nhiều loại công cụ phục vụ cho đời sống điển hình là sự ra đời
của máy hơi nước nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may ở Anh vào cuối
thế kỷ 18, đó được xem là cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, là tiền
đề để có được cuộc cách mạng 4.0 ngày nay, tất cả đều là nhờ lao động của con người.
(Chỗ này cần câu chuyển nè)
Như các bạn đã biết trong quá trình lao động, giữa con người với
nhau họ sẽ cần có phương tiện để giao tiếp, trao đổi. Đây cũng
chính là cơ sở để xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung của ý thức.
Ngôn ngữ có vai trò: Là công cụ để khái quát bản chất của sự vật,
hiện tượng. Là phương tiện để giao tiếp, biểu đạt tư duy, ý thức.
Giúp con người lưu giữ thông tin, truyền đạt kinh nghiệm, tư tưởng
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất, quyết định sự ra đời
và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội
Bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là sự phản ánh tích cực, sáng tạo, hiện thực khách quan của bộ óc con người
-Ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan
trong bộ óc con người
+Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại cảm tính; ý thức là hiện
thực chủ quan, tồn tại phi cảm tính, là hình ảnh tinh thần (không có
tính vật chất) của sự vật khách quan, lấy cái khách quan làm tiền
đề, bị cái khách quan quy định;
+Ý thức là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Ý thức
bị quy định bởi thế giới khách quan cå về nội dung và hình thức
biểu hiện nhưng hình ảnh tinh thần đó không còn y nguyên như thế
giới khách quan mà đã bị cải biến thông qua lăng kính chủ quan
(tâm tu, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v.)
của con người. C. Mác đã viết, rằng ý thức "chẳng qua chỉ là vật
chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó"13.
+Ý thức là "bản sao", là "hình ảnh" của vật chất trong óc người, do
đó vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.
-Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo
Ý thức là sự phản ánh, nhưng không phải đơn thuần phản ánh
nguyên sự vật mà có sự chọn lọc theo mục đích, yêu cầu của con
người, có thể dự báo những khía cạnh mới, thuộc tính mới. Tức
là,không phải cứ sự vật tác động như thế nào thì ý thức sẽ chép
lại,chụp lại y nguyên như thế.
Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo.Trong quá
trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động
vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của
mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…)
=> Ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có
định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.Tính năng động,
sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Biểu hiện ở khả
năng sáng tạo ra tri thức mới, tiên đoán, dự báo tương lai, có thể
phản ánh gián tiếp, khái quát hiện thực khách quan.Tính sáng tạo
của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của nó
là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh.
Vd: Khi chơi đánh cờ trong đó mỗi quân cờ con người có thể sáng
tạo ra nhiều nước đi khác nhau trong một bàn cờ.
Vd: Nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có
thể sáng tạo ra nhiều tình tiết khác nhau trong câu chuyện
-Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt sau:
+Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Là
quá trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
+Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh
tinh thần. Thực chất đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý
thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
+Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá
trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn, biến
cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất
trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Vd: Các thợ
xây dựng sẽ xây theo bản thiết kế mà chủ nhà đã yêu cầu
→ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc
người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiền xã hội –
lịch sử. Chỉ có con người mới có ý thức cấu trúc của bộ ốc người là
nền tảng vật chất của ý thức; hoạt động thực tiễn cùng đời sống xã
hội là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành và phát triển.
Không có bộ óc người và hoạt động thực tiễn thì không thể có ý thức