Nguồn gốc nhà nước - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau vềkhái niệm nhà nước. 

2.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC:
* Khái niệm Nhà nước:
- Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành
khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại,
các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về
khái niệm nhà nước:
+ cho rằng: “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp I. Kant
luật”; “Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù hợp với các nguyên
tắc của pháp luật”
+ Hay đối với nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển: “nảyĂngghen
sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội ”, “có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung
đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự”.
+ Theo Nhà nước là bộ máy dùng đế duy trì sự thống trị của giai cấp Lê nin
này đối với giai cấp khác”.
Nhà nước là tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị bao Khái niệm:
gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm
tổ chức và quản lỉ xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
* Nguồn gốc của Nhà nước:
Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan
điểm khác nhau.
QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC ( phi MÁC XÍT ) về nguồn gốc ra đời của
NN:
- Theo thuyết thần học: tôn giáo, thần quyền (Thiên Chúa giáo, Nho giáo,
…) cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của
một nước là người do thượng đế lựa chọn.
- Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành,
phát triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu - người đó là gia
trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu - người đó là tộc trưởng.
- Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời do việc những người cùng
nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận/khế ước, để tất cả cùng sinh sống, hoạt động
trong khuôn khổ .
QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊ NIN VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ
NƯỚC: Theo học thuyết Mác - Lênin thì nguồn gốc ra đời của Nhà nước
gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
- Nhà nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ
mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đầu tranh
giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt.
- Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung trong
xã hội.
* Thời gian và nguyên nhân ra đời khái quát như sau:
+ Sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Chăn nuôi đã trở thành ngành kinh
tế tách ra khỏi trồng trọt, mầm móng của chế độ tư hữu đã xuất hiện. Quan hệ
xã hội đã có nhiều biến đổi, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện.
+ Sau lần phân công lao động lần thứ hai. Thủ công nghiệp đã tách ra khỏi
nông nghiệp, quá trình phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ. Nô lệ trở thành lực
lượng xã hội ngày càng đông, đối kháng xã hội ngày càng gia tăng giữa chủ nô
và nô lệ.
+ Sau lần phân công lao động lần thứ ba. Nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ ra
đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện, số nô lệ tăng lên
rất đông cùng với sự cưỡng bức và bốc lột.
- Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc. Đứng trước
những biến đổi của cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó
những cộng đồng thị tộc không thể đứng vững được. Và xã hội đó đòi hỏi phải
có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột giữa các giai cấp hoặc là
để cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới hình thức gọi là
hợp pháp. Tổ chức đó là Nhà nước và Nhà nước đã xuất hiện.
2.2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC:
2.2.1 Tính giai cấp:
- Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và
xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình
trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền,
đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để
đàn áp nhân dân lao động.
- Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã
hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.
Nhà nước tư sản trên thực tế chủ yếu mang lại lợi ích bảo vệ và thực hiện các
mục đích mà giai cấp tư sản đề ra. Nhà nước tư sản đã cố gắng thích nghi với
những điều kiện mới và đã đạt được những thành công nhất định cho nhiều mặt
khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội không thể phủ nhận. Tuy nhiên dù phát
triển đến giai đoạn nào dù cố gắng cải biến đến đâu để thích nghi với điều kiện
mới, nhà nước tư sản cũng không thể thay đổi tính giai cấp của mình nó vẫn là
công cụ mà giai cấp tư sản dùng để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư
sản.
2.2.2 Tính xã hội:
- Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu
hướng vận động cơ bản của nhà nước.
Ví dụ: cách ứng xử giữa cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, giữa người mua
và người bán… Khi nhà nước thừa nhận các quy tắc này thì tạo nên tính xã hội
của pháp luật.
- Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của
toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi
ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính xã hội của Nhà nước là một thuộc tính mang tính khách quan. Tuy nhiên,
mức độ và phạm vi tính xã hội của nhà nước được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà
nước trong mỗi nhà nước không hoàn toàn giống nhau điều này tùy thuộc vào
nhiều yếu tố điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
3/ Nêu mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của
bất kì nhà nước nào chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội
nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và ở những
mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại
trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau.
Câu hỏi: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
B. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp
D. Cả A,B,C
Đáp án đúng D.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là ý chí của giai cấp thống
trị, Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp, Pháp luật là công cụ để điều
chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng
của nhà
nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời
của nhà nước nên xét về bản chất, pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội luôn
thể hiện hai tính chất: Tính xã hội và tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh
quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích,
bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí
của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:
– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ
quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những
cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà
nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp
luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực
hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động
của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.
– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn
nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong
pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa
nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng
của giai cấp thống trị…
– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính
giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ,
phong kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ
rệt.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu
hiện tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát
triển của xã hội tư bản chủ nghĩa – Ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn
của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và
rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản
hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so
với giai đoạn trước.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự
thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật
này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị
trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư.
2.3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC:
2.4. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC:
2.4.1. Khái niệm chức năng
Chức năng là gì? Chức năng của Nhà nước là gì
Chức năng thuật ngữ dùng để chỉ những phần việc chỉ thuộc về một đối tượng
nhất định và đối tượng này có khả năng thực tế để làm được phần việc đó.
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động mang tính cơ bản nhà nước,
phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
Chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
Chức năng Nhiệm vụ
- Thường là tự nhiên và được sinh ra
để dành cho một vị trí nào đó có khả
năng thực hiện các công việc.
- Mỗi vị trí sẽ có những chức năng
khác nhau
Vd: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp
những phần tử chống đối chế độ, bảo
vệ chế độ kinh tế và lợi ích nhân dân.
- Là một danh sách các công
việc thường được giao cho một vị
trí nào đó để hoàn thành nhưng phải
thông qua chức năng.
- Một nhiệm vụ có thể được thực hiện
bởi nhiều vị trí.
Vd: Quản lý, xây dựng và phát triển
kinh tế, gắn liền với cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
Chức năng của Nhà nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.
Chức năng của Nhà nước phụ thuộc vào những yếu tố:
*Bên trong:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế trong xã hội.
Vd: Tiến hành một số hoạt động trị thủy, khai khẩn đất hoang nhằm mở rộng
diện tích canh tác để phát triển nông nghiệp.
- Cơ cấu - phân tầng xã hội, mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội.
Vd: Quan tâm và chăm lo mọi mặt đời sống của người dân.
- Trình độ và trách nhiệm của các nhà chính trị, bộ máy nhà nước
Vd: Xây dựng đội ngũ cán bộ được rèn luyện và đào tạo có uy tín và chất lượng
để tiến cử vào bộ máy nhà nước.
- Lịch sử phát triển dân tộc, truyền thống - văn hóa- tư tưởng
Vd: Nhân dân cùng nhau đương đầu với thử thách và đấu tranh chống ngoại
xâm, thiên tai, lũ lụt.
*Bên ngoài:
- Quyền con người
Vd: Quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Dân chủ hóa
Vd: Quyền bỏ phiếu bầu cử, quyền ứng cử.
- Toàn cầu hóa
Vd: Tham gia các: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương APEC; Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN …
2.4.2. Phân loại chức năng của nhà nước
Có bao nhiêu chức năng của Nhà nước (cách chia, phân loại)? Cho ví dụ về
từng loại chức năng.
*Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được
phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại
- Các chức năng đối nội bao gồm chức năng kinh tế, chức năng hội, chức
năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của công dân.
- Các chức năng đối ngoại bao gồm chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược,
chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao,
hợp tác quốc tế.
*Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng
của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Kinh tế: Củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại, ổn định và phát triển kinh tế nhà
nước.
Vd: Nhà nước theo định hướng kinh tế thị trường; sử dụng các công cụ
tài chính, tiền tệ có hiệu quả và kích thích kinh tế tăng trưởng hợp lí đảm bảo
công bằng xã hội.
- Chính trị: Đảm bảo trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng thành
công CNXH
Vd: Nhà Nước chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại
- Xã hội: Củng cố và bảo vệ lợi ích chung toàn xã hội.
+ Văn hóa. Vd: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể...
+ Giáo dục. Vd: Nhà Nước tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục,
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục...
+ Y tế và phát triển nguồn nhân lực vd: Nhà Nước thực hiện chính sách bảo
hiểm xã hội toàn dân...
+ Khoa học công nghệ vd: Tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng
các thành tự khoa học công nghệ vào đời sống
+ Dân tộc, tôn giáo vd: Nhà Nước có chính sách ưu tiên phát triển ở vùng
sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu sổ
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó thảm họa vd: Nhà
Nước thực hiện các chính sách hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân trong nông, lâm,
ngư nghiệp...
- Trấn áp: Bảo vệ sự lợi ích giai cấp thống trị và giúp nhà nước tồn tại vững
chắc
- Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
trong xã hội: Đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các
chủ thể.
Vd: Nhà Nước tiến hành hoạt động khuyến khích, động viên công dân
tích cực tham gia phòng chống các hiện tượng vi phạm pháp luật.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược: Xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ, bóc lột và nô
dịch các dân tộc khác
- Bảo vệ đất nước: Bảo vệ đất nước chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược
cũng như ảnh hướng tiêu cực từ bên ngoài.
Vd: Củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân đội
chính quy, tinh nhuệ
- Quan hệ với các nước khác: Cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất
quốc tế.
Vd: Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Ngoài ra còn có thể phân loại theo những căn cứ khác dựa vào bản chất hoặc
mục đích của nhà nước.
2.5. HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC:
-Hình thức nhà nước là cách chức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước
-Ba yếu tố hình thành nên Nhà nước: Hình thức chính thể,hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị
1.Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của
quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao
khác và nhân dân.Hình thức chính thể chia thành hai dạng cơ bản là chính thể
quân chủ và chính thể cộng hòa
+Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ hoặc một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc vương…)theo phương
thức cha truyền con nối (thế tập)
+Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được
chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong
các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế,…) có
quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu
nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ
quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể
quân chủ.
+Cộng hòa là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về
cơ quan (tập thể) đại diện của nhân dân. Chính thể cộng hòa cũng có hai hình
thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa
dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà
nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao
động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột
thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của
nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định
đối với tầng lớp quý tộc.
+Pháp luật có thể quy định về điều kiện đế được bầu cử, chẳng hạn như độ tuổi,
khả năng nhận thức, giới tính.
+Chính thể cộng hòa quý tộc chủ yếu tồn tại trong các nhà nước chủ nô.
+Chính thể cộng hòa dân chủ tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, ngay trong
một kiểu nhà nước, chính thể cộng hòa dân chủ cũng có thể có những dạng khác
nhau.
+Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các
hình thức chính thể cũng những đặc điểm khác biệt. vậy, khi nghiên cứu
hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải gắn bó với những điều
kiện lịch sử cụ thể.
+Tất cả các nước hội chủ nghĩa đềunhà nước cộng hòa dân chủ được đặc
trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các
cơ quan đại diện của mình.
2.Hình thức cấu trúc nhà nước:
-Đây là sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập
những mối quan hệ qua lại giữa các quan nhà nước, giữa trung ương với địa
phương.
-Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các
đơn vị hành chính-lãnh thổ xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
nhà nước với nhau.
-Hình thức cấu trúc nhà nước có thể chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn
nhất nhà nước liên bang, ngoài ra thể một dạng cấu trúc nhà nước
không cơ bản là nhà nước liên minh.
+ nhà nước chủ quyền chung, hệ thống quanNhà nước đơn nhất
quyền lựcquản lí thống nhất từ trung ương đến địa phươngcác đơn vị
hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), (phường). dụ: Việt
Nam, Lào, Ba Lan, Pháp … là các nhà nước đơn nhất.
+Nhà nước liên bang nhà nước từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại.
Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống
chung cho toàn liên bang một hệ thống trong mỗi nước thành viên; chủ
quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi thành viên cũng
có chủ quyền riêng. Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malaixia … là các nước liên bang.
+ là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm Nhà nước liên minh
thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà
nước liên minh có thể giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang.
Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó
trở thành nhà nước liên bang.
3. Chế độ chính trị:
-Chế độ chính trị tổng thể các phương pháp, thủ đoạn các quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
-Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã
sử dụng nhiều phương pháp thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước.
Những phương pháp thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà
nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tối của mỗi giai đoạn trong mỗi nước
cụ thể. vậy, rất nhiều phương pháp thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung
chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp
phản dân chủ.
Những phương pháp dân chủ cũng nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ
rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp … Cần phân
biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình
thức dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ sản đặc trưng bằng các
phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.
-Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại,
đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ
trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
-Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết
với chế độ chính trị. Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái
niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước. Nhưng
trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể không phù hợp với nhau. Ví dụ:
chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân
chủ. Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.
-Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp với nhau,
phản ánh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
| 1/11

Preview text:

2.1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC:
* Khái niệm Nhà nước:
- Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành
khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại,
các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước:
+ I. Kant cho rằng: “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp
luật”; “Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù hợp với các nguyên
tắc của pháp luật”
+ Hay đối với
nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển: “nảy Ăngghen
sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội ”, “có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung
đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự”.

+ Theo Lê nin Nhà nước là bộ máy dùng đế duy trì sự thống trị của giai cấp
này đối với giai cấp khác”.

Khái niệm: Nhà nước là tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị bao
gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm
tổ chức và quản lỉ xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền trong xã hội.
* Nguồn gốc của Nhà nước:
Nguồn gốc nhà nước được hình thành từ các yếu tố khác nhau theo các quan điểm khác nhau.
● QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC ( phi MÁC XÍT ) về nguồn gốc ra đời của NN:
- Theo thuyết thần học: tôn giáo, thần quyền (Thiên Chúa giáo, Nho giáo,
…) cho rằng Nhà nước ra đời là do ý muốn của thượng đế và người làm vua của
một nước là người do thượng đế lựa chọn.
- Học thuyết gia trưởng lại cho rằng Nhà nước ra đời là do sự hình thành,
phát triển của gia đình. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu - người đó là gia
trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu - người đó là tộc trưởng.
- Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời do việc những người cùng
nhau ký kết tạo nên một thỏa thuận/khế ước, để tất cả cùng sinh sống, hoạt động trong khuôn khổ .
● QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊ NIN VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ
NƯỚC: Theo học thuyết Mác - Lênin thì nguồn gốc ra đời của Nhà nước
gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
- Nhà nước ra đời trước nhu cầu cần một tổ chức quyền lực đặc biệt đủ
mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội khi có sự xung đột và đầu tranh
giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt.
- Nhà nước sẽ có nhiệm vụ điều tiết xã hội, bảo vệ các lợi ích chung trong xã hội.
* Thời gian và nguyên nhân ra đời khái quát như sau:
+ Sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Chăn nuôi đã trở thành ngành kinh
tế tách ra khỏi trồng trọt, mầm móng của chế độ tư hữu đã xuất hiện. Quan hệ
xã hội đã có nhiều biến đổi, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện.
+ Sau lần phân công lao động lần thứ hai. Thủ công nghiệp đã tách ra khỏi
nông nghiệp, quá trình phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ. Nô lệ trở thành lực
lượng xã hội ngày càng đông, đối kháng xã hội ngày càng gia tăng giữa chủ nô và nô lệ.
+ Sau lần phân công lao động lần thứ ba. Nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ ra
đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện, số nô lệ tăng lên
rất đông cùng với sự cưỡng bức và bốc lột.
- Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc. Đứng trước
những biến đổi của cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó
những cộng đồng thị tộc không thể đứng vững được. Và xã hội đó đòi hỏi phải
có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột giữa các giai cấp hoặc là
để cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới hình thức gọi là
hợp pháp. Tổ chức đó là Nhà nước và Nhà nước đã xuất hiện.
2.2. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC: 2.2.1 Tính giai cấp:
- Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và
xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình
trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền,
đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để
đàn áp nhân dân lao động.
- Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã
hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.
Nhà nước tư sản trên thực tế chủ yếu mang lại lợi ích bảo vệ và thực hiện các
mục đích mà giai cấp tư sản đề ra. Nhà nước tư sản đã cố gắng thích nghi với
những điều kiện mới và đã đạt được những thành công nhất định cho nhiều mặt
khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội không thể phủ nhận. Tuy nhiên dù phát
triển đến giai đoạn nào dù cố gắng cải biến đến đâu để thích nghi với điều kiện
mới, nhà nước tư sản cũng không thể thay đổi tính giai cấp của mình nó vẫn là
công cụ mà giai cấp tư sản dùng để duy trì, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản. 2.2.2 Tính xã hội:
- Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu
hướng vận động cơ bản của nhà nước.
Ví dụ: cách ứng xử giữa cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, giữa người mua
và người bán… Khi nhà nước thừa nhận các quy tắc này thì tạo nên tính xã hội của pháp luật.
- Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của
toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi
ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính xã hội của Nhà nước là một thuộc tính mang tính khách quan. Tuy nhiên,
mức độ và phạm vi tính xã hội của nhà nước được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà
nước trong mỗi nhà nước không hoàn toàn giống nhau điều này tùy thuộc vào
nhiều yếu tố điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
3/ Nêu mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của
bất kì nhà nước nào chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Dù trong xã hội
nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và ở những
mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại
trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau.
Câu hỏi: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
B. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp D. Cả A,B,C Đáp án đúng D.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là ý chí của giai cấp thống
trị, Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp, Pháp luật là công cụ để điều
chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời
của nhà nước nên xét về bản chất, pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội luôn
thể hiện hai tính chất: Tính xã hội và tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh
quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích,
bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí
của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:
– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ
quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những
cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà
nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp
luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực
hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động
của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.
– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn
nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong
pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa
nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng
của giai cấp thống trị…
– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính
giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ,
phong kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu
hiện tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát
triển của xã hội tư bản chủ nghĩa – Ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn
của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và
rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản
hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự
thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật
này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị
trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư.
2.3. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC:
2.4. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC:
2.4.1.
Khái niệm chức năng
Chức năng là gì? Chức năng của Nhà nước là gì
Chức năng thuật ngữ dùng để chỉ những phần việc chỉ thuộc về một đối tượng
nhất định và đối tượng này có khả năng thực tế để làm được phần việc đó.
Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động mang tính cơ bản nhà nước,
phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
Chức năng và nhiệm vụ khác nhau: Chức năng Nhiệm vụ
- Thường là tự nhiên và được sinh ra
- Là một danh sách các công
để dành cho một vị trí nào đó có khả
việc thường được giao cho một vị
năng thực hiện các công việc.
trí nào đó để hoàn thành nhưng phải
- Mỗi vị trí sẽ có những chức năng thông qua chức năng. khác nhau
- Một nhiệm vụ có thể được thực hiện
Vd: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp bởi nhiều vị trí.
những phần tử chống đối chế độ, bảo Vd: Quản lý, xây dựng và phát triển
vệ chế độ kinh tế và lợi ích nhân dân.
kinh tế, gắn liền với cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
Chức năng của Nhà nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.
Chức năng của Nhà nước phụ thuộc vào những yếu tố: *Bên trong:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế trong xã hội.
Vd: Tiến hành một số hoạt động trị thủy, khai khẩn đất hoang nhằm mở rộng
diện tích canh tác để phát triển nông nghiệp.

- Cơ cấu - phân tầng xã hội, mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội.
Vd: Quan tâm và chăm lo mọi mặt đời sống của người dân.
- Trình độ và trách nhiệm của các nhà chính trị, bộ máy nhà nước
Vd: Xây dựng đội ngũ cán bộ được rèn luyện và đào tạo có uy tín và chất lượng
để tiến cử vào bộ máy nhà nước.

- Lịch sử phát triển dân tộc, truyền thống - văn hóa- tư tưởng
Vd: Nhân dân cùng nhau đương đầu với thử thách và đấu tranh chống ngoại
xâm, thiên tai, lũ lụt.
*Bên ngoài: - Quyền con người
Vd: Quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. - Dân chủ hóa
Vd: Quyền bỏ phiếu bầu cử, quyền ứng cử. - Toàn cầu hóa
Vd: Tham gia các: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương APEC; Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN …
2.4.2. Phân loại chức năng của nhà nước
Có bao nhiêu chức năng của Nhà nước (cách chia, phân loại)? Cho ví dụ về từng loại chức năng.
*Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước
, chức năng của nhà nước được
phân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại
- Các chức năng đối nội bao gồm chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức
năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Các chức năng đối ngoại bao gồm chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược,
chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
*Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng
của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Kinh tế: Củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại, ổn định và phát triển kinh tế nhà nước.
Vd: Nhà nước theo định hướng kinh tế thị trường; sử dụng các công cụ
tài chính, tiền tệ có hiệu quả và kích thích kinh tế tăng trưởng hợp lí đảm bảo công bằng xã hội.
- Chính trị: Đảm bảo trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng thành công CNXH
Vd: Nhà Nước chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
- Xã hội: Củng cố và bảo vệ lợi ích chung toàn xã hội.
+ Văn hóa. Vd: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể...
+ Giáo dục. Vd: Nhà Nước tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục,
đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục...
+ Y tế và phát triển nguồn nhân lực vd: Nhà Nước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội toàn dân...
+ Khoa học công nghệ vd: Tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng
các thành tự khoa học công nghệ vào đời sống
+ Dân tộc, tôn giáo vd: Nhà Nước có chính sách ưu tiên phát triển ở vùng
sâu, vùng xa, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu sổ
+ Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó thảm họa vd: Nhà
Nước thực hiện các chính sách hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân trong nông, lâm, ngư nghiệp...
- Trấn áp: Bảo vệ sự lợi ích giai cấp thống trị và giúp nhà nước tồn tại vững chắc
- Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
trong xã hội: Đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các chủ thể.
Vd: Nhà Nước tiến hành hoạt động khuyến khích, động viên công dân
tích cực tham gia phòng chống các hiện tượng vi phạm pháp luật.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược: Xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ, bóc lột và nô dịch các dân tộc khác
- Bảo vệ đất nước: Bảo vệ đất nước chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược
cũng như ảnh hướng tiêu cực từ bên ngoài.
Vd: Củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ
- Quan hệ với các nước khác: Cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Vd: Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Ngoài ra còn có thể phân loại theo những căn cứ khác dựa vào bản chất hoặc
mục đích của nhà nước.
2.5. HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC:
-Hình thức nhà nước là cách chức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước
-Ba yếu tố hình thành nên Nhà nước: Hình thức chính thể,hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị
1.Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của
quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao
khác và nhân dân.Hình thức chính thể chia thành hai dạng cơ bản là chính thể
quân chủ và chính thể cộng hòa

+Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ hoặc một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc vương…)theo phương
thức cha truyền con nối (thế tập)
+Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được
chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong
các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế,…) có
quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chế người đứng đầu
nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ
quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.
+Cộng hòa là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về
cơ quan (tập thể) đại diện của nhân dân. Chính thể cộng hòa cũng có hai hình
thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong các nước cộng hòa
dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà
nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao
động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột
thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của
nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định
đối với tầng lớp quý tộc.
+Pháp luật có thể quy định về điều kiện đế được bầu cử, chẳng hạn như độ tuổi,
khả năng nhận thức, giới tính.
+Chính thể cộng hòa quý tộc chủ yếu tồn tại trong các nhà nước chủ nô.
+Chính thể cộng hòa dân chủ tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, ngay trong
một kiểu nhà nước, chính thể cộng hòa dân chủ cũng có thể có những dạng khác nhau.
+Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các
hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu
hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải gắn bó với những điều kiện lịch sử cụ thể.
+Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc
trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các
cơ quan đại diện của mình.
2.Hình thức cấu trúc nhà nước:
-Đây là sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập
những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
-Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các
đơn vị hành chính-lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau.
-Hình thức cấu trúc nhà nước có thể chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn
nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước
không cơ bản là nhà nước liên minh.
+Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan
quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị
hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt
Nam, Lào, Ba Lan, Pháp … là các nhà nước đơn nhất.
+Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại.
Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống
chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ
quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi thành viên cũng
có chủ quyền riêng. Ví dụ: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malaixia … là các nước liên bang.
+Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm
thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà
nước liên minh có thể giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang.
Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó
trở thành nhà nước liên bang.
3. Chế độ chính trị:
-Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
-Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã
sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước.
Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất của nhà
nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tối của mỗi giai đoạn trong mỗi nước
cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung
chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.
Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ
rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp … Cần phân
biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình
thức dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các
phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.
-Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại,
đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ
trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
-Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết
với chế độ chính trị. Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái
niệm hình thức nhà nước, phản ánh bản chất và nội dung của nhà nước. Nhưng
trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể không phù hợp với nhau. Ví dụ:
chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân
chủ. Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.
-Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp với nhau,
phản ánh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ nghĩa.