Nguồn gốc- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo những cuộc khảo sát, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính thức của hơn 70 vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới. Cụ thể hơn, trong đó xấp xỉ gần 400 triệu người sử dụng tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, gần 250 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai; và 85% thông tin trên thế giới được chuyển tải bằng tiếng Anh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 I. Nguồn gốc
1. Bắt nguồn từ vị thế của ngoại ngữ.
Theo những cuộc khảo sát, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính thức của hơn 70 vùng
lãnh thổ và quốc gia trên thế giới. Cụ thể hơn, trong đó xấp xỉ gần 400 triệu người sử dụng
tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, gần 250 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn
ngữ thứ hai; và 85% thông tin trên thế giới được chuyển tải bằng tiếng Anh. Việc tiếp xúc
với tiếng Anh trong một khoảng thời gian dài khiến cho ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay xuất
hiện hiện tượng pha trộn tiếng Anh và tiếng bản ngữ khi giao tiếp. Tuy đây là một trong
những đặc trưng trong cách giao tiếp của thế hệ trẻ và được nhiều người hưởn ứng, nhưng
đây là cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi người đồng tình, người thì lại không bởi đôi
khi việc quá lạm dụng sự pha trộn tiếng Anh và tiếng Việt cũng dẫn đến những phản ứng
trái chiều. Năm 2019, cộng đồng Việt Nam đã chỉ trích dữ dội một cô gái có cái tên Giang
Coco vì đã lạm dụng quá nhiều tiếng Anh khi nói chuyện cùng đối phương trong một
talkshow hẹn hò. Nổi tiếng nhất có thể kể đến: “Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như một
couple mà hai người lại quá phụ thuộc vào cảm xúc, thì mối quan hệ đó có healthy và
balance hay không?”. Hay gần đây nhất, Chi Pu – một ca sĩ chia sẻ về cuộc sống của mình
khi sang Mĩ du học trong một livestream với người hâm mộ đã có một câu nói rất nổi tiếng:
“Cuộc sống thì luôn đơn giản nhưng people make it complicated, nên là mình cứ enjoy cái monent này”.
Ngoài tiếng Anh ra thì chắc chắn ngôn ngữ của giới trẻ ngày này cũng chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ các ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Một phần
cũng bởi vì việc học thêm một ngôn ngữ nữa ngoài tiếng Anh sẽ giúp cho giới trẻ trong
tương lai. Bên cạnh đó, góp phần vào việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay cũng
bởi sự ảnh hưởng to lớn của phim ảnh và âm nhạc của các nước trên. Ví dụ như, khi muốn
nói cảm ơn với ai đó, thay vì là “Cảm ơn bạn/cậu”, thì thế hệ trẻ có thể thay bằng: “Sa rang
he” mang ý nghĩa “Tôi yêu bạn” trong tiếng Hàn hay “Xia xỉa” là cảm ơn trong tiếng Trung.
Bên cạnh đó, với những từ như “Suẩy ma” (Đẹp trong tiếng Thái) hay “Ka oai i” (Đáng
yêu trong tiếng Nhật) cũng được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng giới trẻ.
Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi một nhóm sinh viên tại trường Đại
học Ngoại Ngữ về vấn đề này, thì số sinh viên khẳng định mình có thói quen hay chèn các
từ nước ngoài vào trong giao tiếp hàng ngày chiếm tới 92,9% với mức độ thường xuyên.
Qua đó, vấn đề ngoại ngữ chính là những cơ sở chính đưa đến ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng hiện nay.
2. Bắt đầu từ phim ảnh, MV ca nhạc, clip bài báo về các sự kiện xã hội.
Như đã đề cập ở trên, những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng nhiều bởi phim ảnh và âm nhạc.
Tuy nhiên, không chỉ các bộ phim hay các giai điệu nước, mà phimanhr và âm nhạc Việt
Nam cũng có những đóng góp rất lớn trong việc tạo ra ngôn ngữ của giưới trẻ tại thời điểm
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
hiện tại. Bắt nguồn từ phim ảnh, ta có những câu đã trở thành câu cửa miệng của những
người trẻ như: Thanh xuân như một ly trà (phim Về nhà đi con), Nhà bao việc (phim Mê
cung), hay những câu như: Em đã làm gì có người yêu, em còn đang sợ ế đây này (phim
Phía trước là bầu trời).. Điều này cho thấy các bộ phim dù mới hay cũ những điều là những
nguồn tham khảo vô tận cho giới trẻ sáng tạo ngôn ngữ. Về những MV ca nhạc, có thể kể
đến như: Đi đu đưa đi (Đi đu đưa đi- Bích Phương), Tình nghĩa anh em có chắc bền lâu
(Đời là thế thôi- Phú Lê), Quan trọng vẫn là thần thái (Quan trọng vẫn là thần thái – Only
C) hay có những câu trở thành “trend” trong các MV, điển hình như: Phản bội lần đầu là
lỗi của anh, nhưng phản bội lần 2 là lỗi của tôi rồi (Em thấy anh cùng người ấy- Hương
Giang). Cuối cùng là các clip, bài báo, đưa đến sự ra đời của những câu nói như “Thế bạn
nói xem tại sao mình phải trả lời bạn?”. Nói tóm lại, với mục đích giải trí, phim ảnh, âm
nhạc và những clip, bài báo về các sự kiện xã hội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ,
và vô hình chung chúng đã đem đến những từ ngữ mới lạ trong cách giao tiếp của giới trẻ.
3. Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông.
Vào tháng 4/2018, tổ chức Weare Social đã đưa báo cáo về số lượng người dùng mạng
Internet trên thế giới, trong đó, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về số lượng với 58 triệu người,
so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng 16%. Về thời gian sử dụng Internet và mạng xã mỗi ngày
của người Việt Nam lần lượt là 7 giờ và 2,5 giờ, tương đối cao so với khu vực và thế giới.
Cụ thể hơn, với tỷ lệ 61% (65 triệu) và 59% (60 triệu), Facebook và YouTube là những
trang được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, Tiktok cũng đang thu hút được không ít người
xem, chủ yếu là giới trẻ với 20 triệu người dùng. Những con số biết nói này cho ta thấy sức
ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông như thế nào.
Và cũng nhờ sự ra đời và phát triển của chúng mà từ sáng tạo về ngôn ngữ của người này
có thể được tiếp nhận và sử dụng bởi những người khác, dần dần nên một từ ngữ mới. Ví
dụ có thể kể đến như câu nói nổi tiếng của một người đàn ông trên máy bay: Mày có biết
tao là ai không? Nguyên nhân đưa đến sự nổi tiếng của câu nói này là nhờ sự lan rộng trên
trang Facebook thông qua hình thức livestream. Nói cách khác, khi khoa học công nghệ
thông tin và phương tiện truyền thông phát triển, sự giao tiếp, kết nối giữa các thế hệ trẻ-
những đối tượng luôn bắt kịp xu thế sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nguồn 1.
Châu Anh. (22/10/2018). Sốố ngườ ệ ử ụi Vi t s d ng m ng xã h i đ ng th 7 trên
thêốạ ộ ứ ứ gi iớ . Báo Nghệ An. Truy c p 14/06/2022, tậ ừ https://baonghean.vn/so-
nguoi-viet-sudung-mang-xa-hoi-dung-thu-7-the-gioi-post178000.html
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 2.
Duy V.ũ.I.C.T. (5/03/2022). TikTok đang “giành” người dùng c a Facebookủ . VOV.
Truy c p 14/06/2022, t ậ ừ https://bitly.com.vn/egr2yh 3.
Lê Th Thùy Vinh. (1/2021). VỀỀ Mị ỘT KIỀỀU NGÔN NGỮ HOT TREND CỦA GIỚI TR
Ẻ HI N NAY. PDF. Truy c p 14/06/2022, t Ệ ậ
ừ https://bitly.com.vn/az1wx5 4.
Đỗỗ Thùy Trang. (2018). LUẬN ÁN TIẾẾN SĨ NGÔN NGỮ Ọ H C. PDF. Truy c p
14/06/2022,ậ t ừ https://bitly.com.vn/tzt41p
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)