Nguồn gốc xã hội của ý thức, khác gì so với nguồn gốc tự nhiên ? | Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguồn gốc xã hội của ý thức, khác gì so với nguồn gốc tự nhiên ? | Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Sau khi đã tìm hiểu đôi nét về nguồn gốc tự nhiên của ý thức, ta đã biết rằng
nguồn gốc tự nhiên của ý thức được hiểu là não người và sự phản ứng của thế giới
khách quan vào não người. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là “Làm thế nào để sản sinh ra
cũng như quyết định hình thù của ý thức?!”
Để giải thích cho câu hỏi này chúng ta đi nghiên cứu thêm “Nguồn gốc xã hội của ý
thức”. Và để hiểu rõ hơn về nguồn gốc xã hội của ý thức, ta cần tìm hiểu về vai trò
của “Lao động” và “Ngôn ngữ” ٭Lao động:
•Về khái niệm: Được hiểu là quá trình con người sử dụng công cụ lao động để
tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người •Về vai trò: -
Hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết
định sự ra đời của ý thức -
Con người biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng chúng để tạo ra của cải vật chất -
Lao động giúp não bộ con người được phát triển và hoàn thiện
Chưa dừng lại ở đó lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển
ngôn ngữ. Cơ bản là do trong quá trình lao động, nhu cầu trao đổi thông tin của con
người để thống nhất hoạt động đã sinh ra ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người
được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của
thế hệ này sang thế hệ khác. ٭Ngôn ngữ:
• Về khái niệm: Được hiểu là hệ thống những kí hiệu, quy ước dùng để trao
đổi, truyền đạt thông tin • Về vai trò: -
Nhu cầu trao đổi thông tin trong quá trình lao động -
Ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng lao động (Đây là cách giải thích
duy nhất và đúng nhất về nguồn gốc của ngôn ngữ) -
Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt, giao tiếp của con người -
Ngôn ngữ cũng là phương tiện tư duy của con người
• Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Nó xuất hiện
trở thành "vỏ vật chất" của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức
để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử. Cùng với lao động, ngôn
ngữ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ý thức. Ngôn ngữ (tiếng nói
và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời vừa là công cụ của tư duy. Nhờ
ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hoá, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự
vật cảm tính. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao đổi tư tưởng,
lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích luỹ được
qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử. Ý thức là một hiện tượng có tính xã hội, do đó không
có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
❉Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu biến bộ não động vật thành
bộ não con người, biến đổi phản ánh tâm lí động vật thành phản ánh ý thức.(Ph.
Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức:
"Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần
dần biến chuyển thành bộ óc con người")
✎Kết luận: Từ các định nghĩa, vai trò cũng như cách mà ý thức hình thành và biến
đổi, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
•Nguồn gốc tự nhiên: Thế giới quan và não bộ người , là điều kiện chỉ là tiền đề
cho sự ra đời của ý thức
•Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ là yếu tố quyết định cho sự ra đời, biến đổi của ý thức
Cre:- https://www.youtube.com/watch?v=IAm4j7Auv0c - Giáo trình
- https://luathoangphi.vn/nguon-goc-cua-y-thuc/