-
Thông tin
-
Quiz
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1. Khái niệm:
-Liên hệ được hiểu là quan hệ giữa hai đối tượng nếu một
trong số chúng có sự thay đổi nhất định thì sẽ làm đối tượng
kia cũng có sự biến đổi. Ngược lại với liên hệ là sự cô lập, tách
rời là một trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối
tượng này không làm ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác.
-Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự
quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến
của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới,
đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
vật, hiện tượng của thế giới.
-Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện
tượng, quá trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Không
có sự vật, hiện tượng nào tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến:
Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động vật, thực vật, nước,... các
nhân tố của môi trường xung quanh như cây xanh quang hợp nhả khí oxi
cho động vật hít khí oxi. Sau đó động vật thải ra chất thải tạo thành chất
dinh dưỡng trong đất cho cây sinh sống và phát triển.
2. Quan niệm triết học duy tâm, siêu hình về mối liên hệ
- Quan niệm duy tâm: cho rằng cơ sở của sự liên hệ tác động
qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở lực lượng siêu tự nhiên
hay là ở ý thức cảm giác con người. Chẳng hạn: + (1770 - 1831)
Georg Wilhelm Friedrich Hegel cho rằng cơ sở
của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở
lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người.
=> “ Ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ.
Ví dụ: hạt giống, là cái chứa đựng tiềm năng của cây trưởng
thành. Hạt giống có sự tự vận động từ thấp lên cao, trải qua các
giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên
trong của nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó
nó thể hiện dưới hình thức cây non, rồi cây lớn, rồi hoa quả.
Hạt giống là cái phổ biến, là những chân lý mà cả ông già và đứa
trẻ con đều biết, nhưng đối với ông già, những chân lý này có ý
nghĩa của cả cuộc đời ông, còn đối với đứa trẻ thì chỉ có nghĩa
là một cái gì đó mà ngoài cái đó ra còn có cả một cuộc đời và tất cả vũ trụ.
+ George Berkeley (1685 - 1753) cho rằng cơ sở của mối liên
hệ giữa các sự vật hiện tượng là cảm giác. Nghĩa là Chính cảm
giác nhận thức ra sự vật, sự vật là tổng hợp các cảm giác. Chính
vì vậy, cảm giác là xuất phát điểm cho mối liên hệ sự vật
=> Cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các đối tượng. Ví dụ
: ăn quả táo, nhìn quả táo, ngửi quả táo sẽ tác động đến
cảm giác. Quả táo có mối liên hệ với các sự vật là do cảm giác.
Nhận thức của phép biện chứng duy tâm về mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới là sai lầm nên không mang ý
nghĩa tích cực cho việc cải tạo thế giới.
-Quan niệm duy tâm siêu hình:
+ Các Sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này
bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc liên hệ lẫn
nhau. Nếu có liên hệ thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.
Xuất phát từ thế kỷ 17-18, khi khoa học phát triển đã tách +
khỏi triết học, khi càng tách rời thì càng đạt nhiều thành tựu
bấy nhiêu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật
trong trạng thái tĩnh tại, tách rời cô lập.
=> Do vậy, quan điểm duy vật siêu hình cũng không có khả
năng phát hiện ra quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự
vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.