-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nguyên lý kế toán sharing - Tài chính doanh nghiệp | Trường Đại Học Công Đoàn
Là các quy ước, quy tắc và các thủ tục, quy trình cần thực hiện để xác định các phương pháp kế toán tại một thời điểm nhất định. Bao gồm: Giả định thực thể kinh doanh: Các hoạt động của thực thể kinh doanh được tách biệt khỏi chủ sở hữu của thực thể đó và tách rời các thực thể kế toán khác → từng DN phải lập BCTC riêng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài chính doanh nghiệp (CĐ) 25 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Nguyên lý kế toán sharing - Tài chính doanh nghiệp | Trường Đại Học Công Đoàn
Là các quy ước, quy tắc và các thủ tục, quy trình cần thực hiện để xác định các phương pháp kế toán tại một thời điểm nhất định. Bao gồm: Giả định thực thể kinh doanh: Các hoạt động của thực thể kinh doanh được tách biệt khỏi chủ sở hữu của thực thể đó và tách rời các thực thể kế toán khác → từng DN phải lập BCTC riêng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Tài chính doanh nghiệp (CĐ) 25 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? MỤC LỤC
I. Lý thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1 . Nguyên t ắ c k ế toán và các y ế u t ố trên BCTC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1. C ác nguyên tắ c k ế toán . . . . . . .. . .. . . .. . .. . .. . .. . .. . .. . . .. . .. . . . . .. . .. . .. . . .. . .. . .. . . . . 3
1.2. C ác yêu tố trên BCTC .. . . . . .. . .. . .. . . . . .. . . . . . . . .. . .. . .. . .. . . . . . . . .. . . . . .. . .. . . . . . . 4 2.
Ghi nh ậ n các giao d ị c h kinh t ế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Các bút toán điều chỉnh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
3.1. S ự c ầ n thi ế t c ủa bút toán điề u ch ỉn h . . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. .. . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. .. . 7
3.2. C huy ể n t ừ tài s ả n thành chi phí . . . . .. . .. . . . . .. . .. . . .. . .. . .. . .. . .. . .. . . .. . .. . . . . .. . .. . .. . 8
3.3. C huy ể n từ n ợ ph ả i tr ả sang doanh thu .. . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. .. . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. . . . .. . 9 3.4. H
ạ c h toán c ộ n g d ồ n doanh thu đã phát sinh nhưng chưa đượ c thanh toán ..................................9 3.5. H
ạ ch toán c ộ ng d ồ n các kho ả n chi phí ph ả i tr ả . . . . . .. . .. . . . . .. . .. . . .. . .. . .. . .. . .. . .. . . . 10
4 . K ế toán ho ạt động thương mạ i (qu ản lý HTK theo phương pháp KKTX). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 4.1. Q
u ả n lý hàng t ồ n kho .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
4.2.Kế toán mua hàng .. . . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . . ... . . . .. ... .. . 10 4.3.K
ế toán bán hàng ... . . ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . .. ... .. . . . .. 12
4.4. C ác bút toán k ế t chuy ể n cu ố i k ỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
4.5. B áo cáo k ế t qu ả kinh doanh .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 5.
K ế toán hàng t ồ n kho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 5.1. K
hái ni ệ m và phân lo ạ i . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
5.2.T ính giá hàng tồ n
kho ... . . ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . .... .. . 16 5.3.K
ế toán hàng t ồ n kho .. . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . .. ... .. . 17 5.4. D
ự phòng gi ả m giá hàng tồ n kho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.
K ế toán ti ề n
và các kho ả n ph ả i thu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.1. K
ế toán tài s ả n b ằ ng ti ề n . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 6.2. K
ế toán ph ả i thu khách hàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 6.3. K
ế toán thương phiế u ph ả i thu . .. . .. . . . . .. . .. . . .. . .. . .. . .. . .. . .. . . .. . .. . . . . .. . .. . .. . . . 19 6.4. K
ế toán ph ả i thu khác .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 6.5. K
ế toán d ự phòng ph ải thu khó đòi .. . . . .. . . . . .. . . .. . .. . .. . .. . .. . .. . . .. . .. . .. . . . . .. . .. . 22 7.
K ế toán tài s ả n c ố đị nh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 7.1.K
hái quát chung ... . .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . . . .. ... .. . .. ... .. . . . .. ... .. . 23
7.2. T ài s ả n c ố đị nh h ữ u hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
7.3. T ài s ả n c ố đị nh vô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 1 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? 8.
K ế toán n ợ
ph ả i tr ả.
........................................................................................................................ 27 8.1. N h ữ ng v ấn
đề chung v ề n ợ
ph ả i tr ả . ........................................................................................ 27 8.2. K
ế toán ph ả i tr ả
ngườ i bán . ..................................................................................................... 27 8.3. K
ế toán khách hàng ứn
g trướ c . ................................................................................................ 28 8.4. K
ế toán doanh thu chưa thự c hi ệ n . ........................................................................................... 28 8.5. K
ế toán ph ả i n ộ p ngân sách nhà nướ c . ..................................................................................... 29 8.6. K
ế toán ph ả i tr ả người lao độ ng
. .............................................................................................. 29 8.7. K
ế toán trái phi ế u
phát hành . ................................................................................................... 30 8.8. K
ế toán các kho ả n n ợ dài h ạ n
khác . ......................................................................................... 30 9.
K ế toán v ố n ch ủ s ở h ữ u
. ................................................................................................................ 31 9.1. K
ế toán v ố n góp cho ch ủ s ở h ữ
u . ............................................................................................. 31 9.2. K
ế toán c ổ phi ế u
qu ỹ . .............................................................................................................. 31 9.3. K
ế toán c ổ phi ế u ưu đãi . .......................................................................................................... 32 9.4. K ế toán l ợ i nhu ậ n
và phân ph ố i l ợ
i nhu ậ n . ............................................................................... 32
II.Một số dạng bài tập ......................................................................................................................... 35
Phần A – Bài tập trả lời ngắn .......................................................................................................... 35 D ạ ng
1: Các câu tr ả l ờ
i nhanh . ....................................................................................................... 35 D ạ ng 2: V ố n ch ủ s ở h ữu tăng, giả m
trong k ỳ . Tính l ợ i nhu ậ n theo v ố n ch ủ s ở h ữ u. . ....................... 45 D ạ ng
3: Tính tr ị giá hàng hóa, nguyên v ậ t li ệ u (NVL) th ờ i các th ờ i điể m
. ...................................... 46 D ạ ng 4: Mua nh ậ p
kho hàng hóa, nguyên v ậ t li ệ u
có phân b ổ chi phí . ............................................ 47 D ạ ng 5: D ự
a vào tính tr ọ ng y ế u, không tr ọ ng y ế u c ủ a công c ụ d ụ ng c ụ
(CCDC) để tính toán. . ....... 48 D ạ ng
6: Bài toán v ề Tài s ả n c ố đị nh
. .............................................................................................. 49 D ạ ng 7: Sai sót - S ử a ch ữ
a sai sót . ................................................................................................ 50
Dạng 8: Dạng bài liên quan đến doanh thu - giá vốn....................................................................... 51 M Ộ T S Ố D Ạ N
G BÀI KHÁC . ....................................................................................................... 53
Phần B – Bài tập lớn ........................................................................................................................ 56 D ạ ng 1: Bài t ậ p
v ề K ế toán Ti ề n
– K ế toán D ồ n
tích . ..................................................................... 56 D ạn g 2: Đị nh kho ả n các nghi ệ p v ụ
. ................................................................................................ 59 D ạ ng 3: Bài t ậ p
v ề S ổ cái và nêu nghi ệ p v ụ
. ................................................................................... 61 D ạ ng 4: Bài t ậ p
v ề TSCĐ . .............................................................................................................. 63 D ạ ng 5: Bài t ậ p
v ề Hàng t ồ n
kho . .................................................................................................. 64 D ạ ng 6: Bài t ậ p
v ề VCSH . ............................................................................................................. 67 D ạ ng 7: Bài t ậ p v ậ n d ụ ng
các nguyên t ắ c : . ..................................................................................... 68 2 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? I. Lý thuyết
1. Nguyên tắc kế toán và các yếu tố trên BCTC
1.1. Các nguyên tắc kế toán
Là các quy ước, quy tắc và các thủ tục, quy trình cần thực hiện để xác định các phương pháp
kế toán tại một thời điểm nhất định. Bao gồm:
Giả định thực thể kinh doanh: Các hoạt động của thực thể kinh doanh được tách biệt khỏi chủ
sở hữu của thực thể đó và tách rời các thực thể kế toán khác → từng DN phải lập BCTC riêng
Giả định hoạt động liên tục: Các DN được giả định là hoạt động liên tục vô thời hạn, không bị giải
thể trong tương lai gần → Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, tài sản và công nợ được phân
loại thành dài hạn và ngắn hạn. Giả định này chi phối đến việc ghi nhận một khoản chi tiêu là
tài sản hay chi phí của DN
Giả định thước đo tiền tệ: Tiền tệ là thước đo bắt buộc sử dụng cho việc ghi sổ và lập BCTC.
Đồng thời kế toán chỉ ghi nhận các đối tượng có thể quy đổi thành tiền
Giả định kỳ kế toán: Xuất phát từ giả định hoạt động liên tục và yêu cầu so sánh thông tin, kế
toán sẽ chia quãng đời hoạt động của DN ra thành nhiều khoảng thời gian bằng nhau
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền ho ặc tương đương tiền → phản ánh tình hình
tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Nguyên tắc giá gốc: tài sản được hình thành phải được tính theo giá tại thời điểm DN nhận
được tài sản đó, biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà DN bỏ ra để có được tài sản
Nguyên tắc ghi nh ận doanh thu: Doanh thu được xác đị nh bằng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị nhận
được hoặc sẽ nhận được khi cung cấp HHDV, bất kể đã thu được tiền hay chưa. Thông thường, đó
là khi có sự chuyển giao sở hữu hàng hoá cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và lợi ích kinh tế
đợc hưởng có thể đo lường tương đối chắc chắn
Nguyên tắc khách quan: Thông tin k ế toán phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của đơn vị, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ các quan điểm, ý muốn chủ quan
của đối tượng nào, có thể kiểm tra được
Nguyên tắc phù hợp: Dựa trên giả định hoạt động liên tục và kỳ kế toán, các chi phí phát sinh
để tạo ra doanh thu ở kỳ nào phải phù hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và ngược
lại, cụ thể: -
Chi phí SXKD phải được ghi nhận trên cơ sở hao phí của nguồn lực đã sử dụng -
Nguồn lực sử dụng cho hoạt động nào phải phân bổ cho kết quả hoạt động đó -
Việc phân bổ chi phí vào kết quả chỉ được thực hiện khi doanh thu đã được ghi nhận 3 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nguyên tắc nhất quán: Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán từ kỳ này qua kỳ
khác: Sử dụ ng nhất quán các thủ tục kế toán, quy trình kế toán từ giai đoạn này sang giai đoạn
khác. Được phép thay đổi chính sách kế toán nhưng phải công khai trên BCTC
Nguyên tắc thận trọng: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn nhưng chi phí
được ghi nhận ngay khi có khả năng một khoản thiệt hại sẽ xảy ra. Khi ghi nhận chi phí liên quan
đến tài sản và nợ phải trả, sẽ ghi nhận tài sản theo giá trị thấp nhất và công nợ theo giá trị cao nhất
Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin trọng yếu ph ải được ghi chép và trình bày tách biệt. Thông tin
được coi là trong yếu nếu chúng đủ quan trọng để ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin
Nguyên t ắc công khai: Tất cả dữ liệu về tình hình tài chính và kết qu ả hoạt động của đơn vị kế
toán phải được công khai đầy đủ cho người sử dụng, thể hiện qua các BCTC được lập theo
biểu mẫu quy định, vào thời gian nhất định và phương thức công khai bắt buộc
1.2. Các yêu tố trên BCTC
Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai -
VD: Tiền mặt, TGNH, phải thu, hàng tồn kho, tái sản cố định, các khoản đầu tư… -
Được ghi nhận trên BCĐKT khi đáp ứng đủ các điều kiện:
O DN có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
O Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy -
Khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã
qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình -
VD: Các khoản phải trả (người bán, nhà nước, công nhân viên,…), vay ngân hàng, trái phiếu phát hành… -
Được ghi nhận trên BCĐKT khi đáp ứng đủ các điều kiện:
O DN chắc chắn sẽ phải thanh toán cho những nghĩa vụ hiện tại
O Việc thanh toán có thể thực hiện bằng nhiều cách như: trả bằng tiền hoặc tài sản
khác, cung cấp dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, chuyển đổi
nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu
O Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài
sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. 4 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? -
Được phản ánh trên BCĐKT -
VD: Vốn của nhà đầu tư, LN giữ lại, các quỹ, chênh lệch tỷ giá… -
Thay đổi của vốn chủ sở hữu:
O Phát sinh tăng: khoản đầu tư góp vốn, thu nhập từ HĐKD
O Phát sinh giảm: khoản hoàn trả, phân phối cho các CSH, chi phí cho HĐKD
Thu nhập: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh
từ các HĐ SXKD thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Bao gồm: -
Doanh thu phát sinh trong quá trình HĐKD thông thường của doanh nghiệp, thường bao
gồm: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia… -
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt
động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt
khách hàng do vi phạm hợp đồng…
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các
khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm
vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
Ví dụ: Xác định các khoản mục sau đây là yếu tố nào trên BCTC? -
Nhà máy của doanh nghiệp sản xuất mua về (Tài sản) -
Khoản phải thu do DN bán chịu (Tài sản) -
Tiền lương phải trả cho công nhân viên (Nợ phải trả) -
Trái phiếu DN đã phát hành (Nợ phải trả) -
Cổ phiếu thường DN đã phát hành (VCSH) -
Tiền điện, nước phát sinh trong kỳ (Chi phí) -
Doanh thu từ bán hàng (Doanh thu) -
DN sản xuất có thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản (Thu nhập khác) -
Khoản phải trả cho nhà cung cấp do DN mua chịu (Nợ phải trả)
2. Ghi nhận các giao dịch kinh tế
Quy trình phân tích và ghi nhận các giao dịch: -
Thu thập chứng từ phản ánh từng giao dịch và sự kiện phát sinh 5 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? -
Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký → sổ cái các tài khoản → tính số dư
trên các tài khoản -
Thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ -
Lập bảng cân đối thử, báo cáo tài chính và khoá sổ kế toán
Tài khoản kế toán và ghi sổ kép: -
Tài khoản: ghi lại sự biến động tăng/giảm của một khoản mục cụ thể của TS, NPT, VCSH, TN, CP -
Nội dung: bao gồm số dư đầu kỳ/cuối kỳ (tại một thời điểm), số phát sinh tăng/giảm
(tại một thời kỳ). -
SD cuối kỳ = SD đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm -
Kết cấu (theo TK chữ T): gồm tên TK, 1 bên Nợ, 1 bên Có để ghi tăng/giảm -
Nguyên tắc ghi phát sinh tăng/giảm của các TK (sẽ có 1 số trường hợp ngoại lệ):
O Loại tài sản, chi phí: Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có
O Loại NPT, VCSH, TN: Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ
O Tài khoản trên BCĐKT: Có số dư cuối kỳ nếu có chênh lệch giữa số dư bên Nợ và bên Có
O Tài khoản liên quan đến TN, CP: Được kết chuyển cuối kỳ → không có số dư cuối kỳ
Phương trình kế toán cơ bản: -
Tài sản = Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hũu
= Nợ phải trả + Vốn góp của CSH + Lợi nhuận giữ lại
= NPT + Vốn góp + LNGL đầu kỳ + Lãi/lỗ ròng trong kỳ – Cổ tức trả trong kỳ
Cách xác định và ghi nhận bút toán kép (với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh): -
Xác định cấu phần của phương trình kế toán bị ảnh hưởng (ít nhất 2 biến động
tăng/giảm) sao cho dấu bằng của phương trình kế toán không đổi -
Phản ánh các biến động vào ít nhất 2 đầu tài khoản, gồm bên Nợ và bên Có. Ghi Nợ trước,
ghi Có sau, sao cho tổng các bút toán bên nợ luôn luôn bằng tổng các bút toán bên Có
Ví dụ: Với mỗi giao dịch dưới đây, hãy xác định cấu phần của phương trình kế toán bị ảnh
hưởng và định khoản:
1. DN A được nhận khoản đầu tư từ chủ sở hữu bằng tiền mặt, trị giá 8000. 6 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
→ Tài sản (tiền mặt) tăng, Vốn chủ sở hữu (vốn góp) tăng:
Nợ TK Tiền mặt/Có TK Vốn góp: 8000
2. DN A mua một nhà xưởng trị giá 6000, trong đó thanh toán bằng tiền mặt 2000, số còn lại DN chưa trả.
→ Tài sản (nhà xưởng) tăng, Tài sản (tiền mặt) giảm, Nợ phải trả (số tiền phải trả) tăng:
Nợ TK TSCĐHH: 6000, Có TK Tiền mặt: 2000/ Có TK Phải trả người bán: 4000
3. DN A mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất về nhập kho, trị giá 200 đã thanh
toán bằng tiền mặt.
→ Tài sản (nguyên vật liệu) tăng, Tài sản (tiền mặt) giảm:
Nợ TK Nguyên vật liệu/ Có TK Tiền mặt: 200
4. DN A thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ tại nghiệp vụ 2 bằng tiền gửi ngân hàng
→ Tài sản (tiền gửi ngân hàng) giảm, Nợ phải trả (số tiền phải trả) giảm:
Nợ TK Phải trả người bán/ Có TK Tiền gửi ngân hàng: 4000
5. DN A nhận được hoá đơn tiền điện của văn phòng quản lý phát sinh trong tháng, tổng số
tiền phải thanh toán là 500. DN A chưa trả tiền
→ Chi phí (tiền điện) tăng, Nợ phải trả (khoản phải trả tiền điện) tăng:
Nợ TK Chi phí điện/ Có TK Phải trả người bán: 500
6. DN A bán hàng (thành phẩm) trong kho, giá vốn của lô hàng là 1000, giá bán của lô hàng là
1500. Khách hàng thanh toán một nửa bằng tiền mặt, số còn lại thanh toán vào kỳ sau:
→ Tài sản (tiền mặt) tăng, Tài sản (khoản phải thu khách hàng) tăng, Doanh thu (giá bán của lô
hàng thu được) tăng, Chi phí (giá vốn của lô hàng) tăng, Tài sản (hàng hoá xuất bán) giảm:
Ghi nhận giá vốn: Nợ TK Giá vốn hàng bán/ Có TK Thành phẩm: 1000
Ghi nhận doanh thu: Nợ TK Tiền mặt: 750, Nợ TK Phải thu khách hàng: 750/ Có TK Doanh thu bán hàng: 1500
3. Các bút toán điều chỉnh
3.1. Sự cần thiết của bút toán điều chỉnh
Thông tin được trình bày trên BCTC của mỗi kỳ kế toán phải phản ánh các giao dịch kinh tế đã
phát sinh trong kỳ, bao gồm cả những giao dịch có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều năm về sau
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghi ệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến
TS, NPT, VCSH, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thời điểm thực tế thu/chi tiền hoặc tương đương tiền 7 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí ph ải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo
ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi
phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Ghi nhận bút toán điều chỉnh khi: -
Doanh thu hoặc chi phí liên quan đến nhiều hơn 1 kỳ kế toán -
Bao gồm sự thay đổi của một khoản doanh thu/chi phí và tài sản/nợ phải trả
3.2. Chuyển từ tài sản thành chi phí
Bản chất: giao dịch thanh toán trước cho những khoản chi phí trong tương lai (tạo ra khoản
mục tài sản). Cuối mỗi kỳ, bút toán điều chỉnh sẽ ghi nhận: -
Phần giá trị của tài sản được sử dụng vào chi phí trong kỳ -
Ghi giảm số dư của TK tài sản -
VD: phân bổ chi phí thuê nhà, chi phí bảo hiểm trả trước, trích khấu hao TSCĐ…
Chi phí trả trước: là khoản chi thanh toán 1 lần nhưng có tác dụng cho nhiều kỳ kế toán sau
đó (góp phần tạo nên doanh thu cho nhiều kỳ kế toán) -
Tại thời điểm thanh toán ban đầu: Nợ TK Chi phí trả trước/Có TK Tiền mặt, TGNH, PTNB -
Phân bổ chi phí cuối mỗi kỳ: Nợ TK CP tương ứng/Có TK CP trả trước
Ví dụ: Đầu tháng, DN B trả tiền thuê văn phòng dùng cho bộ phận bán hàng trong 18 tháng.
Giá trị của khoản tiền thuê thanh toán bằng tiền mặt là 90000. -
Ghi nhận tại thời điểm thanh toán: Nợ TK Chi phí thuê nhà trả trước/Có TK Tiền mặt: 90000 -
Cuối mỗi tháng, thực hiện BTĐC: Nợ TK Chi phí thuê nhà/ Có TK Chi phí thuê nhà trả trước: 5000
Khấu hao: là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cần khấu hao vào chi phí
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản -
Tại thời điểm mua và ghi nhận lần đầu TSCĐ: Nợ TK TSCĐHH,VH/Có TK PTNB -
Chi phí khấu hao cần phân bổ mỗi kỳ = Nguyên giá tài sản/Thời gian sử dụng hữu ích
ước tính theo kỳ -
Phân bổ khấu hao cuối mỗi kỳ: Nợ TK CP khấu hao TSCĐ/ Có TK Khấu hao luỹ kế TSCĐ -
TK Khấu hao TSCĐ: bên tài sản nhưng có kết cấu ngược lại (tăng ghi Có, giảm ghi
Nợ) vì là tài khoản điều chỉnh cho tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh (TK TSCĐ) 8 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Ví dụ: Đầu năm, DN B mua một toà nhà dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp và chưa trả
tiền, nguyên giá của tài sản mua về là 120000 Tài sản được ước tính sử dụng trong vòng 5
năm. DN trích khấu hao TSCĐ theo tháng -
Tại thời điểm mua TSCĐ: Nợ TK TSCĐHH/ Có TK PTNB: 120000 -
Cuối mỗi tháng, DN tiến hành trích khấu hao: Nợ TK CP khấu hao TSCĐ/ Có TK Khúa
hao luỹ kế TSCĐ: 2000
3.3. Chuyển từ nợ phải trả sang doanh thu
Bản chất: Nhận tiền ứng trước của khách hàng (tạo ra nợ phải trả - doanh thu chưa thực
hiện). Cuối mỗi kỳ, bút toán điều chỉnh sẽ ghi nhận: -
Ghi nhận doanh thu đã kiếm được (Có TK Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ) -
Ghi giảm số dư của TK doanh thu chưa thực hiện (Nợ TK Doanh thu chưa thực hiện)
Ví dụ: Cũng trong ví dụ tiền thuê nhà phía trên, nhưng đứng dưới góc độ của bên cho thuê. -
Ghi nhận số tiền nhận được: Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Doanh thu nhận trước: 90000 -
Cuối mỗi tháng, thực hiện BTĐC vào doanh thu: Nợ TK Doanh thu nhận trước/ Có TK
Doanh thu cung cấp dịch vụ: 5000
Phân biệt doanh thu chưa thực hiện và khách hàng ứng trước -
Doanh thu chưa thực hiện: số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch đã tạo ra doanh
thu nhưng một phần trong đó chưa thực hiện được -
Khách hàng ứng trước: số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch chưa tạo ra doanh thu
(chưa chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, chưa hoàn thành chuyển giao dịch vụ).
Được ghi nhận là Có TK Khách hàng ứng trước - sẽ được đề cập sau -
VD về doanh thu chưa thực hiện: Số tiền của khách hàng trả trước cho một/nhiều kỳ
kế toán về cho thuê tài sản, lãi nhận trước khi cho vay vốn, mua các công cụ nợ, lãi từ
bán trả chậm trả góp…
3.4. Hạch toán cộng dồn doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được thanh toán
Bản chất: Cuối mỗi kỳ, bút toán điều chỉnh sẽ ghi nhận khoản doanh thu đã kiếm được và khoản
phải thu (Nợ TK Phải thu…, Có TK Doanh thu…). Tại kỳ tương lai khi được thanh toán tiền, kế
toán sẽ ghi giảm khoản phải thu tương ứng (Nợ TK Tiền mặt, TGNH/ Có TK Phải thu…) -
VD: Tiền lãi phải thu, bán chịu nhiều lần cho khách hàng
Ví dụ: Cũng trong ví dụ thuê nhà phía trên, nhưng khoản tiền bên bán nhận được tại cuối thời điểm thuê. -
Cuối mỗi tháng, bên bán ghi nhận BTĐC doanh thu: Nợ TK Phải thu từ cho thuê nhà/ Có
TK Doanh thu cung cấp dịch vụ: 5000 9 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? -
Hết thời hạn thuê, bên bán nhận được tiền: Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Phải thu từ cho thuê nhà: 90000
3.5. Hạch toán cộng dồn các khoản chi phí phải trả
Bản chất: Cuối mỗi kỳ, bút toán điều chỉnh sẽ ghi nhận chi phí khi phát sinh và ghi nhận nợ phải trả về
khoản thanh toán trong tương lai (Nợ TK CP…/Có TK CP… phải trả). Tại kỳ tương lai, DN
sẽ thanh toán khoản nợ phải trả -
VD: Thuê thiết bị trả tiền sau khi kết thúc hợp đồng, vay ngân hàng lãi trả sau, tiền điện
nước chưa có hoá đơn nhưng cần ghi nhận vào thời điểm cuối tháng
Ví dụ: DN B đi vay ngân hàng 100000, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm. Tiền được chuyển
vào tài khoản ngân hàng DN và thanh toán gốc và lãi khi kết thúc kỳ hạn -
Khi được giải ngân, DN ghi nhận: Nợ TK TGNH/ Có TK Tiền vay NH: 100000 -
Cuối mỗi tháng, DN B thực hiện BTĐC chi phí: Nợ TK CP lãi vay/ Có TK CP lãi vay phải trả: 1000 -
Hết kỳ hạn, DN thanh toán toàn bộ gốc và lãi:
Nợ TK CP lãi vay phải trả: 12000
Nợ TK Tiền vay NH: 100000 Có TK TGNH: 112000
4. Kế toán hoạt động thương mại (quản lý HTK theo phương pháp KKTX)
4.1. Quản lý hàng tồn kho
Kê khai thường xuyên: Ghi chép thường xuyên liên tục các nghiệp vụ xuất nhập kho và tồn kho
của vật tư hàng hoá trên các tài khoản phản ánh HTK. Việc kiểm kê được thực hiện cuối kỳ nhằm
xác nhận sự khớp đúng của số liệu trên sổ và thực tế → xác nhận các trường hợp thừa thiếu để xử lý
Kiểm kê định kỳ: Các nghiệp vụ xuất kho, tồn kho không được theo dõi thường xuyên chi tiết.
Thay vào đó, giá vốn hàng xuất bán được xác định một cách định kỳ, giá trị HTK cuối kỳ
được xác định thông qua kiểm kê thực tế. Từ đó xác định được giá vốn như sau:
Giá vốn hàng đã bán = Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị HTK mua trong kỳ - Giá trị HTK cuối kỳ
Cuối kỳ, doanh nghiệp ph ải tiến hành kiểm kê để xác định hàng tồn kho thực tế dù theo
phương pháp nào. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên, điều này còn giúp công ty
kiểm tra độ chính xác của các ghi chép kế toán. Đồng thời xác định khối lượng tồn kho đã mất
do lãng phí nguyên liệu, hoặc những rủi ro mất mát chủ quan và khách quan 4.2. Kế toán mua hàng
Tài khoản sử dụng với doanh nghiệp thương mại: TK Hàng hoá (kết cấu như TK tài sản)
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng hoá về nhập kho: 10 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nợ TK Hàng hoá (theo giá gốc)
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào (theo VAT của hàng mua về)
Có TK PTNB (số tiền còn nợ người bán)
Có TK Tiền (số tiền đã thanh toán cho người bán)
Hạch toán nghiệp vụ mua hàng và cuối kỳ hàng chưa về:
Nợ TK Hàng mua đang đi đường
Nợ TK Thuế GTGT đầu vào Có TK Tiền, PTNB
Sang kỳ sau hàng về nhập kho: Nợ TK Hàng hoá/ Có TK Hàng mua đang đi đường
Hạch toán chi phí vận chuyển: -
Nếu lợi ích và rủi ro hàng hoá được chuyển giao tại kho người bán → bên mua có nghĩa
vụ với chi phí vận chuyển → CP này được ghi tăng vào giá trị hàng mua (chi phí khác
để đưa số hàng đó đến trạng thái sẵn sàng để bán ra ngoài):
Nợ TK Hàng hoá/ Có TK Tiền, PTNB -
Nếu lợi ích và rủi ro hàng hoá được chuyển giao tại kho người mua → bên bán có
nghĩa vụ với chi phí vận chuyển → CP này được coi là khoản CP bán hàng với bên
bán: Nợ TK CP vận chuyển hàng bán/ Có TK Tiền, PTNB
Ví dụ: DN D mua 1000kg hàng hoá X, đơn giá 100/kg chưa bao gồm VAT 10%. Chi phí vận
chuyển lô hàng về đến kho của DN là 2000, đã thanh toán bằng tiền mặt. DN nộp VAT theo
phương pháp khấu trừ -
Chi phí mua HTK bao gồm: giá gốc, chi phí vận chuyển về kho -
Định khoản: Nợ TK Hàng hoá: 102000, Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 10000/ Có TK Tiền
mặt:2000, Có TK PTNB: 110000.
Hạch toán nghiệp vụ trả lại hàng mua, giảm giá hàng mua: do không hài lòng với chất lượng
hàng mua → giảm nợ phải trả/ nhận tiền từ người bán, đồng thời ghi giảm giá trị hàng mua về:
Nợ TK Tiền (nếu đã trả tiền và bây giờ nhận lại)
Nợ TK PTNB (nếu chưa thanh toán và được bên mua chấp nhận giảm giá)
Có TK Hàng hoá (ghi giảm giá trị hàng mua)
Có TK Thuế GTGT đầu vào (ghi giảm tương ứng với hàng hoá) 11 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Hạch toán chiết khấu thanh toán: là công cụ giúp bên mua tiết kiệm tiền, bên bán dễ thu hồi vốn
hơn. Khi bên mua thanh toán trước hoặc đúng kỳ hạn, kế toán sẽ ghi nhận giảm khoản phải
trả và giá trị hàng hoá.
Biểu thị của điều khoản thanh toán: A/B net C (Bn thanh toán sẽ kéo dài
trong C ngày, tuy nhiên nếu thanh toán trong vòng B ngày thì sẽ được hưởng chiết khấu A% khi thanh toán hoá đơn.
Nợ TK Phải trả người bán (ghi giảm theo số được hưởng theo quy định hợp đồng)
Có TK Hàng hoá (ghi giảm giá trị phần thanh toán tiền hàng hưởng chiết khấu)
Có TK Thuế GTGT đầu vào (ghi giảm tương ứng với hàng hoá)
Đồng thời ghi nhận nghiệp vụ thanh toán: Nợ TK PTNB/ Có TK Tiền
Tổng hợp: Giá gốc HTK = Giá mua hàng hoá + CP vận chuyển – Giảm giá hàng mua, Hàng mua
trả lại, Chiết khấu thanh toán
Ví dụ: DN A trong năm có một số nghiệp vụ phát sinh như sau, biết A hạch toán VAT theo
phương pháp khấu trừ: -
1/12/N: A mua một lô hàng hoá với giá 200000, chưa kể VAT 10%, với điều khoản
thanh toán 5/10 net 30 (dựa trên tổng giá thanh toán).
→ Nợ TK Hàng hoá: 200000, Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 20000/ Có TK PTNB: 220000 -
2/12/N: A phát hiện một số hàng hoá bị lỗi và yêu cầu DN E giảm giá bán 15000 trên hoá
đơn, DN E đã chấp nhận.
→ Nợ TK PTNB: 16500/ Có TK Hàng hoá: 15000, Có TK Thuế GTGT đầu vào: 1500 -
9/12/N: A thanh toán toàn bộ tiền hàng cho DN E bằng TGNH
→ Nợ TK PTNB: 203500/ Có TK Hàng hoá: 9250, Có TK Thuế GTGT đầu vào: 925, Có TK TGNH: 193325 4.3. Kế toán bán hàng
Tài khoản sử dụng với doanh nghiệp thương mại: TK Doanh thu bán hàng (tăng ghi có,
giảm ghi nợ và không có số dư cuối kỳ).
Ghi nhận bút toán bán hàng, bao gồm ghi nhận doanh thu và ghi nhận giá vốn:
Nợ TK Tiền (số tiền đã thu từ khách hàng)
Nợ TK PTKH (số tiền khách hàng còn nợ)
Có TK Doanh thu bán hàng (giá bán hàng hoá chưa có thuế GTGT)
Có TK Thuế GTGT đầu ra (số thuế tương ứng với doanh thu hàng bán) 12 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nợ TK Giá vốn hàng bán/ Có TK Hàng hoá (giá vốn của hàng hoá đã bán)
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu
bán hàng). Tài khoản sử dụng: Hàng bán bị trả lại & giảm giá hàng bán (là tài khoản điều
chỉnh cho TK doanh thu, kết cấu ngược lại).
Nợ TK HBTL,GGHB (doanh thu số hàng bị trả lại/số tiền giảm trừ cho khách hàng)
Nợ TK Thuế GTGT đầu ra (giảm thuế đầu ra tương ứng doanh thu)
Có TK Tiền (số tiền trả lại cho khách hàng)
Có TK PTKH (số công nợ giảm trừ cho khách nếu khách chưa thanh toán)
Đồng thời ghi nhận bút toán giảm giá vốn (nếu là trường hợp hàng bán bị trả lại):
Nợ TK Hàng hoá/Có TK Giá vốn hàng bán (giá vốn hàng bán bị trả lại)
Hạch toán chiết khấu bán hàng: TK sử dụng: TK Chiết khấu bán hàng (là tài khoản điều
chỉnh cho TK doanh thu, kết cấu ngược lại).
Nợ TK Chiết khấu bán hàng (số CKTT chấp nhận cho khách hàng)
Nợ TK Thuế GTGT đầu ra (giảm trừ số thuế GTGT đầu ra)
Có TK Tiền (số tiền trả lại cho khách hàng)
Có TK PTKH (giảm trừ công nợ tương ứng số chiết khấu khách hàng được hưởng)
Tổng hợp: Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm
giá hàng bán – Chiết khấu bán hàng
Ví dụ: Cũng như trên, nhưng đứng dưới góc độ của bên bán (DN E, biết E nộp VAT
theo phương pháp khấu trừ). Biết giá vốn lô hàng là 150000
→ Nợ TK Phải thu khách hàng: 220000/ Có TK Doanh thu bán hàng: 200000, Có TK Thuế
GTGT đầu ra: 20000. Đồng thời ghi: Nợ TK Giá vốn hàng bán/Có TK Hàng hoá: 150000
→ Nợ TK Giảm giá hàng bán: 15000, Nợ TK Thuế GTGT đầu ra: 1500/ Có TK Phải thu khách hàng: 16500
→ Nợ TK Chiết khấu bán hàng: 9250, Nợ TK Thuế GTGT đầu ra: 925, Nợ TK TGNH:
193325/ Có TK Phải thu khách hàng: 203500
4.4. Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Tài khoản sử dụng: TK Xác định kết quả kinh doanh, cuối kỳ không có số dư
Khoá sổ các tài khoản có số dư Có:
Nợ TK Doanh thu bán hàng
Nợ TK Doanh thu tài chính 13 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? Nợ TK Doanh thu khác
Có TK Xác định kết quả kinh doanh
Khoá sổ các tài khoản có số dư Nợ:
Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh
Có TK Giá vốn hàng bán
Có TK Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
Có TK Chiết khấu bán hàng
Có TK Chi phí vận chuyển hàng bán
Có TK Chi phí lương nhân viên
Có TK Chi phí khấu hao TSCĐ …
Nếu TK Xác định kết quả kinh doanh có số dư Nợ > số dư Có, DN bị lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối/ Có TK Xác định kết quả kinh doanh
Và ngược lại, DN có lãi, kế toán ghi:
Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh/ Có TK Lợi nhuận chưa phân
phối Ví dụ: Kết chuyển các nghiệp vụ từ hoạt động bán hàng trên
→ Khoá sổ các tài khoản có số dư Có:
Nợ TK Doanh thu bán hàng: 200000
Có TK Xác định kết quả kinh doanh: 200000
→ Khoá sổ các tài khoản có số dư Nợ:
Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh: 174250
Có TK Giá vốn hàng bán: 150000
Có TK Giảm giá hàng bán: 15000
Có TK Chiết khấu bán hàng: 9250
→ Kết chuyển lãi: Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh/ Có TK Lợi nhuận giữ lại: 25750
4.5. Báo cáo kết quả kinh doanh
Dạng một bước: Trình bày tổng doanh thu và thu nhập trước, trình bày tổng chi phí và lỗ sau,
sau đó tính ra lợi nhuận thuần.
Dạng nhiều bước: Trình bày theo thứ tự, tách biệt doanh thu chi phí của hoạt động kinh doanh
chính và hoạt động không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính:
(1) Doanh thu (bán hàng và cung cấp dịch vụ) 14 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
(2) Các khoản giảm trừ doanh thu (Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, Chiết khấu bán hàng)
(3): Doanh thu thuần = (1) – (2)
(4): Giá vốn hàng bán
(5): Lợi nhuận gộp = (3) – (4)
(6): Chi phí hoạt động kinh doanh: là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra doanh
thu. Thường bao gồm: khấu hao TSCĐ, lương nhân viên, bảo hiểm, dịch vụ mua ngoài, quảng
cáo, vận chuyển…
(7): Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = (5) – (6)
(8): Các ho ạt động ngoài kinh doanh: trình bày doanh thu và thu nhập, chi phí và các khoản lỗ
mà không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Một số khoản thu
nhập, chi phí thường có: -
Doanh thu tiền lãi: Lãi thu được từ TGNH, thương phiếu, đầu tư chứng khoán -
Doanh thu cổ tức: Cổ tức được chia -
Doanh thu cho thuê: Tiền thu được từ cho thuê tài sản -
Thu nhập khác: Khoản thu từ bán TSCĐ, được bồi thường -
Chi phí lãi vay: Tiền trả lãi vay, thương phiếu phải trả -
Lỗ từ tổn thất tài sản: Tổn thất tài sản bởi những lý do khách quan: thiên tai, hoả hoạn,… -
Lỗ từ bán TSCĐ: Lỗ từ bán TSCĐ với giá bán < giá trị còn lại
(9): Lợi nhuần thuần = (7) + Tổng doanh thu, thu nhập từ (8) – Tổng chi phí, lỗ từ (8)
5. Kế toán hàng tồn kho
5.1. Khái niệm và phân loại
Khái niệm: là những tài sản ngắn hạn -
Được giữ để bán trong kỳ SXKD bình thường -
Đang trong quá trình SXKD dở dang -
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình SXKD,
CCDV Cụ thể, hàng tồn kho bao gồm: -
Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá dự trữ trong kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến -
Thành phẩm đang trong kho chờ bán và thành phẩm gửi đi bán 15 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì? -
Sản phẩm đang chế tạo chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục
nhập kho thành phẩm -
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường
Các phương pháp quản lý hàng tồn kho: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ (đã đề
cập tại chương kế toán hoạt động thương mại)
5.2. Tính giá hàng tồn kho
Phương pháp thực tế đích danh: -
Áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng mặt hàng, sản phẩm mua vào hoặc sản xuất ra -
Điều kiện áp dụng: DN có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và kiểm soát được -
Đồi hỏi phải lưu giữ hồ sơ giá gốc mỗi mặt hàng
Phương pháp giá đơn vị bình quân: -
Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn
kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ -
Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc sau mỗi lần nhập hàng về
VD: Một công ty có tình hình biến động mặt hàng tồn kho A trong năm như sau. Yêu cầu:
Tính giá vốn hàng xuất kho và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: -
Tháng 1: Tồn kho đầu kỳ số lượng 10, đơn giá 20 CU -
Tháng 4: Nhập kho số lượng 12, đơn giá 25 CU -
Tháng 5: Xuất bán số lượng 9, đơn giá 35 CU -
Tháng 10: Nhập kho số lượng 15, đơn giá 30 CU -
Tháng 11: Xuất bán số lượng 20, đơn giá 40 CU
→ Theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ:
Tổng trị giá HTK tồn đầu kỳ và mua trong kỳ: 200 + 300 + 450 = 950
CU Giá bình quân 1 đơn vị HTK = 950 / (10 + 12 + 15) = 25.68 CU
Giá vốn hàng xuất kho = 25.68 * 29 = 744.72 CU
Giá trị HTK cuối kỳ = 950 – 744.72 = 205.28 CU
→ Theo phương pháp bình quân gia quyền mỗi lần xuất:
Tổng trị giá HTK tính đến tháng 4 = 200 + 300 = 500 CU
Giá vốn hàng xuất kho trong tháng 5 = 500 / (10 + 12) * 9 = 204.55 CU 16 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Tổng trị giá HTK tính đến tháng 10 = 500 – 204.55 + 450 = 745.45 CU
Giá vốn hàng xuất kho tháng 10 = 745.45 / (10 +12 + 15 – 9) * 20 = 532.47
CU Giá trị HTK cuối kỳ = 745.45 – 532.47 = 212.98 CU
Phương pháp nhập trước xuất trước: -
Trị giá hàng xuất kho được tính theo giá lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần
đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối
kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
VD: Tính giá vốn hàng xuất kho và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo ví dụ trên
→ Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ = 10 + 12 – 9 + 15 – 20 =
8 Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 8 * 30 = 240 CU
Giá vốn hàng xuất kho = 950 – 240 = 710 CU
Phương pháp nhập sau xuất trước: -
Trị giá hàng xuất kho được tính theo giá lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của
hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
VD: Tính giá vốn hàng xuất kho và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo ví dụ trên
→ Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ = 10 + 12 – 9 + 15 – 20 =
8 Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = 8 * 20 = 160 CU
Giá vốn hàng xuất kho = 950 – 160 = 790 CU
Chú ý: phương pháp tính giá được lựa chọn phải sử dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác
để đảm bảo tính có thể so sánh được. Một DN có thể thay đổi phương pháp tính giá từ năm
kế toán mới, kèm thuyết minh lý do và ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào trên BCTC
5.3. Kế toán hàng tồn kho
Tài khoản sử dụng: Hàng hoá, Nguyên vật liệu, Hàng mua đang đi đường, Hàng gửi bán. Đều có
kết cấu của TK tài sản: tăng ghi Nợ, giảm ghi Có
Mua hàng hoá nhập kho, Hàng đi đường kỳ trước nhập kho kỳ này: đã đề cập chương 4
Xuất kho hàng hoá tiêu thụ:
Nợ TK Giá vốn hàng bán (giá vốn hàng tiêu thụ)
Nợ TK Hàng gửi bán (giá vốn hàng gửi bán chờ chấp nhận)
Có TK Hàng hoá (trị giá hàng xuất kho)
Xuất kho vật liệu cho sản xuất: 17 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nợ TK Chi phí sản xuất
Có TK Nguyên vật liệu (trị giá hàng xuất kho)
5.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tại thời điểm cuối kỳ, giá thị trường của HTK có thể thấp hơn giá gốc do biến động thị
trường, hàng quá hạn sử đụng, chất lượng giảm sút, lỗi thời → kế toán cần đánh giá lại giá trị
HTK và ghi giảm xuống giá thay thế nếu thấp hơn giá gốc. Chênh lệch giữa giá gốc và giá thay
thế được ghi nhận là chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK Chi phí dự phòng giảm giá HTK
Có TK Dự phòng giảm giá HTK
VD: Dựa vào thông tin được cho phía dưới đây, xác định giá trị hàng tồn kho được trình bày
trên BCTC và ghi nhận bút toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Biết trước đó số dư
TK Dự phòng giảm giá HTK của doanh nghiệp là 0 Mặt hàng Tổng nguyên giá
Giá bán thực tế tại
Giá trị được trình bày
thời điểm cuối năm trên BCĐKT A 27 32 27 B 14 8 8 C 43 55 43 D 29 40 29 Tổng cộng 113 135 107
→ Nợ TK Chi phí dự phòng giảm giá HTK/ Có TK Dự phòng giảm giá HTK: 6
6. Kế toán tiền và các khoản phải thu
6.1. Kế toán tài sản bằng tiền
Khái niệm tài sản bằng tiền: là một bộ phận của tài sản ngắn trong DN, tồn tại trực tiếp dưới
hình thái giá trị, có tính thanh khoản cao nhất, gồm tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp, tiền gửi ngân
hàng (không kỳ hạn – tiền gửi thanh toán) và tiền đang chuyển
Kế toán tài sản bằng tiền:
Kế toán thu tiền:
Nợ TK Tiền mặt, TGNH
Có TK TGNH, tiền mặt (rút nguồn tiền này nhập vào nguồn tiền kia)
Có TK Doanh thu bán hàng (nếu bán hàng thu tiền ngay)
Có TK Phải thu khách hàng (khách hàng trả nợ DN)
Kế toán chi tiền:
Nợ TK NVL, hàng hoá, TSCĐ (chi tiền mua NVL, hàng hoá, TSCĐ) 18 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Nợ TK Tạm ứng (chi tiền tạm ứng cho công nhân viên)
Nợ TK Phải trả người bán (chi tiền trả nhà cung cấp về HHDV đã mua)
Nợ TK Phải trả người lao động (thanh toán cho người lao động)
Có TK Tiền mặt, TGNH…
6.2. Kế toán phải thu khách hàng
Khái niệm các khoản phải thu: là một bộ phận thuộc tài sản ngắn hạn của DN đang bị các thực thể
khác chiếm dụng mà DN có trách nhiệm phải thu hồi, phần lớn là khoản phải thu khách hàng. Về
mặt quản lý, DN cần theo dõi các khoản phải thu chi tiết theo từng đối tượng và thời hạn nợ
Tài khoản sử dụng: Phải thu khách hàng
Khi bán hàng chưa thu được tiền:
Nợ TK Phải thu khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ (giá chưa thuế GTGT)
Có TK Thuế GTGT đầu ra
Khi thu hồi các khoản phải thu: Nợ TK Tiền mặt, TGNH/ Có TK Phải thu khách hàng
Khi khách hàng trả lại hàng hoặc được DN chấp nhận giảm giá, được hưởng chiết khấu do trả
tiền hàng trước hạn: đã đề cập chương kế toán bán hàng
6.3. Kế toán thương phiếu phải thu
Khái niệm: là chứng chỉ cam kết sẽ thanh toán khoản nợ vào một thời điểm cụ thể trong tương
lai. Điểm khác biệt cơ bản so với khoản phải thu khách hàng là giá trị thương phiếu khi đáo
hạn sẽ có lãi suất, dựa vào thời hạn nợ thương phiếu:
Nếu thời hạn được ghi là số ngày nợ: đếm chinh xác số ngày, bỏ ngày thương phiếu phát hành
nhưng tính cả ngày thương phiếu đáo hạn. Nếu thời hạn được ghi theo số tháng: đếm số
tháng kể từ ngày thương phiếu phát hành
Nếu DN cần tiền trước ngày đáo hạn thì có thể mang thương phiếu đến chiết khấu sớm tại
ngân hàng. Sau khi thực hiện giao dịch, DN sẽ được nhận toàn bộ giá trị đáo hạn trừ đi số chiết
khấu trả ngân hàng (chiết khấu trả ngân hàng dựa trên giá trị thương phiếu khi đáo hạn và số
ngày nợ còn lại)
Khi doanh nghiệp tiếp nhận thương phiếu từ khách hàng:
Nợ TK Thương phiếu phải thu
Có TK Phải thu khách hàng (hoặc Có TK Doanh thu, TK Thuế GTGT đầu ra)
Ghi nhận lãi thương phiếu nếu cuối kỳ chưa đến hạn thanh toán:
Nợ TK Lãi thương phiếu phải thu 19 lOMoARcPSD|47207367 Tài liệu NLKT
AOF – Kế Kiểm: Học gì làm gì?
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu
Khi thương phiếu đáo hạn và DN nhận được tiền:
Nợ TK Tiền mặt, TGNH
Có TK Thương phiếu phải thu (giá trị gốc)
Có TK Lãi thương phiếu phải thu (lãi từ các kỳ trước)
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu (lãi kỳ này)
Kế toán chiết khấu thương phiếu:
Nợ TK Tiền mặt, TGNH
Nợ TK Chi phí tài chính: lãi chiết khấu thương
phiếu Có TK Thương phiếu phải thu
Có TK Doanh thu lãi thương phiếu, Lãi thương phiếu phải thu
VD: Ngày 1/1/N, DN A tiếp nhận thương phiếu từ khách hàng. Nợ gốc ghi trên thương phiếu
là 48000 CU, lãi suất 10%/năm, thời hạn nợ 6 tháng, lãi trả sau. Ngày 1/4/N, DN A mang
thương phiếu đến ngân hàng thực hiện chiết khấu với lãi suất chiết khấu là 12%/năm. Định
khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
→ 1/1/N: Nợ TK Thương phiếu phải thu/ Có TK PTKH: 48000
→ Cuối mỗi tháng ghi nhận: Nợ TK Lãi thương phiếu phải thu/ Có TK Doanh thu lãi
thương phiếu: 48000 * 10% / 12 = 400 (liên tục trong 3 tháng)
→ Tại thời điểm chiết khấu:
Giá trị thương phiếu khi đáo hạn = 48000 + 48000 * 10% * 6/12 = 50400
Chiết khấu thương phiếu = 50400 * 12% * 3/12 = 1512
Số tiền còn nhận được = 50400 – 1512 = 48888
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 48888
Nợ TK Chi phí chiết khấu thương phiếu: 312
Có TK Thương phiếu phải thu: 48000
Có TK Lãi thương phiếu phải thu: 1200
6.4. Kế toán phải thu khác
Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: khi yếu tố đầu vào phục vụ các hoạt động
SXKD của doanh nghiệp:
Nợ TK Hàng tồn kho, TSCĐ, Chi phí… (giá mua các yếu tố đầu vào) 20