Nguyên tắc nhà nước pháp chế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm: pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hànhnghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nướccác tổ chức xã hội và mọi công dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- Khái niệm: pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành
nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước
các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được tiến hành
theo đúng pháp luật, trên cơ sở của pháp luật. Mọi cán bộ và nhân viên
nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực
thi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật
- Nguồn gốc ra đời: pháp chế XHCN ra đời cùng với sự xuất hiện nhà nước
của giai cấp vô sản. Để có pháp chế, trước hết là phải có pháp luật và là
một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và chỉ có thể nói là có pháp
chế, khi việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật trở thành một đòi
hỏi, một yêu cầu có tính nguyên tắc được bảo đảm để mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân đều biết và phải tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật
trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có đặc
quyền không tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật.
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với tên tuổi của V.I. Lênin
Những nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc thứ nhất: là nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp,
luật Hiến pháp và các đạo luật là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
trong hệ thống văn bản pháp luật. Chúng được xây dựng và thông qua
theo một quy trình đặc biệt bởi Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất,
đồng thời cũng là cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân
- Nguyên tắc thứ hai: Là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế
trên quy mô toàn quốc. Tính thống nhất là một thuộc tính cơ bản của pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Cơ sở của tính thống nhất này chính là sự thống
nhất nội tại cao của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mà cơ sở sâu xa
của nó là sự thống nhất lợi ích của đông đảo nhân dân lao động trong
quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc thứ ba: Là nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể
không có ngoại lệ. Xây dựng và hoàn thiện pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi
hỏi mọi chủ thể trong xã hội đều bình đẳng trước pháp luật.
- Đặc trưng cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Đối với nhà nước, pháp chế XHCN đòi hỏi sự chấp hành nghiêm chỉnh
Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luật khác vốn là sự thể hiện trực tiếp
thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và quy chế
đối với từng nhân viên.
Đặc trưng rõ nét: tổ chức thực thi quyền lực nhà nước
Đối với các công dân: pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán
xuyến mọi mặt đời sống xã hội thì mỗi cá nhân – thành viên của cộng
đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ ứng xử của mình.
- Yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật
+ Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quản triệt để
tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ
nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi
+ Mọi người phải bình dăng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng trước mọi người
+ Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định
VD: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật Hình sự Việt Nam
được thể hiện ở việc xét xử hình sự phải đúng người, đúng tội, không bỏ
lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, hình phạt phải tương xứng với
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.