Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Căn cứ pháp luậtTheo Điều 7 Luật thanh tra 2010, quy định về nguyên tắc hoạt động “tuân theo pháp luật” củathanh tra như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịpthời.2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thựchiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhânlà đối tượng thanh tra.”Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
Đề bài: Nguyên tắc “Tuân theo pháp luật” của hoạt động thanh tra
1. Căn cứ pháp luật
Theo Điều 7 Luật thanh tra 2010, quy định về nguyên tắc hoạt động “tuân theo pháp luật” của thanh tra như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra 1.
Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịpthời. 2.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thựchiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng thanh tra.”
2. Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc “tuân theo pháp luật” là nguyên tắc chung được thể hiện ở trong tất cả các giai đoạn
của hoạt động thanh tra. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính pháp chế xuyên suốt
trong hoạt động thanh tra (từ quá trình ra quyết định thanh tra, thực hiện cuộc thanh tra và đến khi kết thúc thanh tra).
Nguyên tắc “tuân theo pháp luật” trong hoạt động thanh tra có vai trò đảm bảo tính quyền lực
Nhà nước và tính độc lập tương đối của các tổ chức thanh tra. Trong quá trình tiến hành thanh tra,
nguyên tắc này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan thanh tra đưa ra kết luận chính xác,
đúng pháp luật và phòng, chống được các biểu hiện tiêu cực hay việc đưa ra kết luận, kiến nghị không chính xác.
Trên thực tế, nếu nguyên tắc “tuân theo pháp luật” không được đảm bảo, hoạt động thanh tra sẽ
mất đi hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng lạm dụng quyền lực, thoái hóa quyền lực có thể diễn ra nếu
hoạt động thanh tra vi phạm nguyên tắc này và hoạt động thanh tra không còn đảm bảo tính quyền lực nhà nước.
Theo nguyên tắc này, hoạt động thanh tra phải căn cứ vào qui định của pháp luật; Cơ quan, tổ
chức tiến hành hoạt động thanh tra và bản thân người tiến hành hoạt động thanh tra phải thực thi đúng
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra được thể hiện trước hết trong các hoạt
động phê duyệt chương trình, kế hoạch, phương thức tiến hành cũng như việc đưa ra kết luận, kiến
nghị, quyết định xử lý ... đều phải tuân theo các quy định pháp luật. Đối với giai đoạn ban hành quyết
định thanh tra: Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để người có thẩm quyền ban hành quyết
định thanh tra một cách độc lập và chịu trách nhiệm khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nếu
không tuân theo pháp luật dễ dẫn đến tùy tiện trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như gặp
khó khăn trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra một cách tập trung, thống nhất. Đối với giai
đoạn tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra: “Các nguyên tắc hoạt động thanh tra là những định
hướng cơ bản, xuyên suốt quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thực
hiện thanh tra và kết thúc hoạt động thanh tra.
Hoạt động thanh tra (dù được thực hiện bằng phương thức gì, do cơ quan nào tiến hành) phải
thể hiện tính kỷ cương pháp luật. Sự hiện diện của cơ quan thanh tra là nhằm nhắc nhở tới mọi đối
tượng chịu sự thanh tra rằng pháp luật phải được tuân thủ. Hoạt động thanh tra định kỳ, thường xuyên 1 lOMoAR cPSD| 45734214
hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng và nhờ đó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật.
Vì vậy, thanh tra không chỉ thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế mà còn thực hiện chức năng
tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là
đối với một nhà nước chuyển từ mô hình kinh tế tập trung sang nhà nước đảm nhận vai trò dịch vụ
công. Khi đó, các cơ quan có chức năng thanh tra sẽ thực sự trở thành một trong những địa chỉ tin cậy
của mọi thành phần kinh tế để có thể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho hoạt
động của mình đúng pháp luật.
3. Ví dụ về 1 tình huống vi phạm nguyên tắc tuân theo pháp luật 3.1 Ví dụ 1:
Vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” liên quan đến một số bị cáo nguyên là cán bộ Thanh tra giao
thông ở Hà Nội "bảo kê" cho xe vi phạm. Ba bị cáo nguyên là cán bộ thanh tra giao thông bị truy tố
về tội “Nhận hối lộ” gồm: Lê Bá Dũng (nguyên Thanh tra giao thông quận Hoàng Mai), Nguyễn Quốc
Cương (nguyên Thanh tra giao thông quận Hai Bà Trưng) và Hoàng Văn Lân (nguyên
Thanh tra giao thông huyện Phú Xuyên). Riêng bị cáo Trần Sỹ Cương (cán bộ Đội thanh tra cơ động
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) được xem xét đổi từ tội danh "Nhận hối lộ" sang "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác".
Ba bị cáo đã vi phạm những điều cấm trong hoạt động thanh tra theo khoản 8 Điều 3 Luật Thanh
tra 2010: “8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.” 1
3.2. Ví dụ 2:
Đoàn thanh tra tỉnh X có một cuộc thanh tra đối với nhà hàng Y. Sau khi kiểm tra, Đoàn thanh
tra phát hiện một số lượng lớn thực phẩm không cung cấp được giấy tớ chứng minh xuất xứ và quy
trình chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay trưa cùng ngày, phía đại diện
nhà Hàng là anh A có một đưa một phong bì với giá trị 30.000.000 Đồng cho trưởng đoàn thanh tra
tỉnh X. Sau đó, Trưởng đoàn thanh tra tỉnh X chia một số tiền cho cấp dưới để làm giả giấy tờ để nhà
hàng Y đáp ứng đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm, bỏ qua việc vi phạm pháp luật về an toàn vệ
sinh thực phẩm của nhà hàng Y.
Trong tình huống trên, theo Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010, Đoàn thanh tra tỉnh X đã vi phạm
nguyên tắc “Tuân theo pháp luật”. Phía nhà hàng Y đã có hành vi hối lộ cho Đoàn thanh tra tỉnh X để
che giấu hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của mình và Đoàn thanh tra tỉnh X đã nhận hối
lộ, làm giả giấy tờ và che giấu hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của nhà hàng Y (Điều 354 Bộ Luật
hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
4. Đánh giá việc áp dụng nguyên tắc
4.1. Việc áp dụng nguyên tắc “tuân theo pháp luật”
Hiện nay, hoạt động thanh tra được quy định bởi các nguyên tắc ràng buộc chặt chẽ, có mối liên
hệ mật thiết với nhau. Luật thanh tra năm 2010 đã bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện
yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra. Theo đó, trong quá trình thanh tra, đối tượng thanh
tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra mà không cung
cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời, theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngảnh,
cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra hoặc tiêu huỷ tài liệu, vật chứng liên quan
1 https://nganhangphapluat.lawnet.vn/tu-van-phap-luat/bo-may-hanh-chinh/cac-hanh-vi-nao-bi-nghiem-cam-trong- hoat
dong-thanh-tra-16509 - Truy cập lúc 12:00 ngày 29/10/2022 lOMoAR cPSD| 45734214
đến nội dung thanh tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử
lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan có trách nhiệm thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi
phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, đối với các chủ thể tiến hành thanh tra, để đảm bảo nguyên tắc “tuân thủ pháp luật”,
tại Điều 7 Luật Thanh tra năm 2010 ghi nhận nguyên tắc hoạt động thanh tra ngoài việc “tuân theo
pháp luật” còn phải tuân theo các nguyên tắc khác trong hoạt động quản lý và điều hành. Đó là sự lãnh
đạo, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh tra theo nguyên tắc song
trùng trực thuộc. Việc ra kết luận, kiến nghị xử lý các vụ việc thanh tra không chỉ căn cứ vào “pháp
luật” để các cơ quan thanh tra tuân theo trong hoạt động của mình mà còn phải căn cứ vào tính hiệu
quả trong hoạt động quản lý.
Hoạt động thanh tra vẫn thường xuyên được diễn ra đảm bảo nguyên tắc “tuân theo pháp luật”.
Chẳng hạn, năm 2021, theo số liệu báo cáo của Thanh tra Tổng cục Thuế, cơ quan thanh tra này đã
thực hiện 66.449 cuộc thanh tra, kiểm tra đạt 105% kế hoạch năm 2021 dù bối cảnh năm này bị ảnh
hưởng rất lớn bởi dịch bệnh Covid-19.2
Thực tiễn cho thấy, một trong những hành vi tiêu cực điển hình trong hoạt động thanh tra và kể
cả các hoạt động kiểm tra, kiểm toán, điều tra chính là việc “ăn chia” số tiền bị chiếm đoạt bởi kẻ tham
nhũng và những người mang danh chống tham nhũng, như cách nói của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc là việc “vào thấy con voi, ra chỉ còn con chuột!” Khi phát hiện ra sai phạm của đối tượng,
thay vì phải kiên quyết đưa ra ánh sáng để xử lý nghiêm minh thì những kẻ thoái hóa, biến chất lại
tìm cách mặc cả, buộc đối tượng phải đưa những khoản tiền lớn để được điều chỉnh mức độ sai phạm,
thậm chí là được ém nhẹm và trở thành vô can.
Có thể đánh giá việc quy định pháp luật về nguyên tắc hoạt động “tuân theo pháp luật” của thanh
tra và việc áp dụng nguyên tắc này như sau:
4.2. Ưu điểm
Thứ nhất, quy định pháp luật về nguyên tắc hoạt động “tuân theo pháp luật” được sự quan tâm
chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, được thể hiện qua lần lượt các văn bản: Sắc lệnh 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra
đặc biệt; Pháp lệnh Thanh tra 1990 lần đầu tiên ghi nhận các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra,
đặc biệt có nguyên tắc “hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật”; Luật Thanh tra 2004 lại nhấn
mạnh “hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật”; Luật Thanh tra hiện hành năm 2010 nguyên tắc được giữ nguyên.
Trong đó, “tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra” là cụm từ mà nội dung nguyên tắc này
thể hiện quan điểm đổi mới theo tinh thần của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhấn mạnh đến việc
bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và trong hoạt động thanh tra nói riêng.
Đó là sự kế thừa từ lịch sử phát triển của pháp luật về thanh tra Việt Nam đồng thời cho thấy sự
quan tâm của Nhà nước đến pháp luật về thanh tra nói chung và tính phù hợp thời đại của nguyên tắc
hoạt động thanh tra nói riêng.
Thứ hai, không chỉ ghi nhận các quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra mà nguyên tắc
“tuân theo pháp luật” đã khẳng định vị trí, vai trò của thanh tra rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.
Nguyên tắc “tuân theo pháp luật” được quy định nhằm nhắc nhở các chủ thể tiến hành hoạt động
thanh tra phải có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật. Việc thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác hoàn toàn phải phù hợp với quy định của
2 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-tin-thanh-tra-btc?dDocName=MOFUCM220032 – Truy cập ngày 30/10/2022 lOMoAR cPSD| 45734214
pháp luật về hoạt động thanh tra và phải có ý thức thường trực trong suy nghĩ, việc làm là phải tuân
theo pháp luật, không thực hiện những hành vi bị cấm quy định tại Điều 13 Luật Thanh tra năm 2010
và các văn bản pháp luật khác.
Thứ ba, về cơ bản, hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đều thực hiện đúng
các nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Còn tồn tại một số trường
hợp tiêu cực, tham nhũng trong công tác thanh tra song Nhà nước đã tăng cường giám sát, phòng,
chống tiêu cực trong thanh tra và có các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về thanh tra
hợp lí theo từng vụ việc. 3
4.3. Hạn chế và nguyên
nhân 4.3.1. Hạn chế
Thứ nhất, đối với chủ thể tiến hành tố tụng còn tồn tại các vấn đề:
• Không thực hiện đúng quyền và nhiệm vụ của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật:
“chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”
• Vi phạm những điều cấm trong hoạt động thanh tra.
• Người ra quyết định thanh tra và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chưa có
ý thức trong suy nghĩ và việc làm của mình
Thứ hai, đối với cơ quan tổ chức là đối tượng thanh tra, còn tồn tại các vấn đề:
• Không tuân thủ pháp luật, chống đối chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
• Chưa chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật,
hợp tác với Đoàn thanh tra
• Vẫn còn hiện tượng che giấu khuyết điểm sai phạm
Thứ ba, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, còn tồn tại các vấn đề: -
Nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng của người dân vẫn còn nhiều hạn chế -
Việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật, nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm
cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức chưa
thực sự hiệu quả còn nhiều bất cập -
Không đáp ứng các yêu cầu liên quan đến cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật,
xuất hiện những hành vi chống đối, gian lận trong quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền -
Có những can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
4.3.2. Nguyên nhân
Những hạn chế còn tồn tại xuất phát từ các nguyên nhân chính: -
Một bộ phận cán bộ thanh tra vẫn còn tình trạng áp đặt theo ý muốn hoặc làm theo suy
đoán chủ quan của mình dẫn đến tình trạng thông tin cung cấp cho cấp trên chưa có sự chính xác,
khách quan, trung thực cao;
3 Tham khảo: https://www.mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1161/69918/tang-cuong-giam-sat--han-che-tieu-cuc-trong-hoat-
dong-thanh-tra.aspx - Truy cập ngày 30/10/2022 lOMoAR cPSD| 45734214 4 -
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về quyền của các đối tượng có liên quan
trong hoạt động thanh tra mà chỉ quy định nghĩa vụ của các chủ thể này trong việc cung cấp hồ sơ, tài
liệu cho đoàn thanh tra; nghĩa vụ thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra; -
Do sự bất cập trong một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, quyền hạn của cơ quan thanh tra; -
Còn có cả những nguyên nhân mang tính chủ quan, xuất phát từ năng lực phát hiện sai
phạm còn hạn chế, sự suy thoái đạo đức trong hoạt động công vụ của một bộ phận cán bộ thanh tra.
5. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng nguyên tắc -
Thứ nhất, cần nghiên cứu để khẳng định thanh tra chính là hoạt động giám sát quyền lực
hành chính. Cần có những giải pháp mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra để khẳng định
độc lập và tuân theo pháp luật là cần thiết trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Có như
vậy, mới cho thấy thực hiện nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra chính là những
giá trị cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiếp nhận và phản ánh
thông qua nền hành chính Nhà nước. -
Thứ hai, cần có những giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo quyền hạn và hiệu lực cho cơ
quan thanh tra. Cần trao cho cơ quan thanh tra quyền hạn mạnh mẽ hơn để buộc đối tượng thanh tra
không còn sự lựa chọn khác ngoài việc phải thực hiện quyết định, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan
thanh tra, như: Quyền được áp dụng biện pháp kỷ luật đối với cá nhân vi phạm; có quyền quyết định
xử phạt trong một số trường hợp nhất định; quyền ra quyết định sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định sai
trái của cơ quan hành chính trong một số trường hợp nhất định. Có như vậy, thời hạn các cuộc thanh
tra thường mới tuân theo quy định pháp luật tránh tình trạng các cuộc thanh tra bị kéo dài, vi phạm
thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý Nhà nước. -
Thứ ba, nâng cao năng lực trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết
luận thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra phải phản ánh thực tế khách
quan của cuộc tranh tra; làm rõ nguyên nhân, đánh giá chính xác tính chất của hành vi vi phạm, nhất
là các hành vi liên quan đến tham nhũng; việc kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân có liên quan phải rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, trong báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận
thanh tra phải đánh giá được ưu điểm, nhược nhược của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong
thực tiễn. Đây chính là yêu cầu cần thiết thể hiện vị trí, vai trò của thanh tra đáp ứng chức năng, nhiệm
vụ của Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất trong thời kỳ mới. -
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra phải lấy “xây” làm chính, không chỉ là hoạt động
“tóm bắt, vạch mặt” mà còn phải chú trọng phát hiện những “lỗi hệ thống” dẫn đến cơ hội cho kẻ tham
nhũng lợi dụng, giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tạo ra một nền quản
trị tốt “không thể tham nhũng”