Nhà mẹ Lê - Tài liệu tổng hợp

1. Đặc điểm văn phong Thạch Lam - nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá văn xuôi Không ồn ào, sôi nổi; không mạnh mẽ, táo bạo, Thạch Lam là con người tinh tế và nhạy cảm trước mọi biến động tinh vi và nhỏ nhặt của cuộc sống, những trang viết của Thạch Lam nhẹ nhàng, đầy chất thơ và lắng đọng bao xúc cảm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:

Văn học 98 tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.8 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhà mẹ Lê - Tài liệu tổng hợp

1. Đặc điểm văn phong Thạch Lam - nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá văn xuôi Không ồn ào, sôi nổi; không mạnh mẽ, táo bạo, Thạch Lam là con người tinh tế và nhạy cảm trước mọi biến động tinh vi và nhỏ nhặt của cuộc sống, những trang viết của Thạch Lam nhẹ nhàng, đầy chất thơ và lắng đọng bao xúc cảm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

36 18 lượt tải Tải xuống
1. Đặc điểm văn phong Thạch Lam - nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh
giá văn xuôi
Không ồn ào, sôi nổi; không mạnh mẽ, táo bạo, Thạch Lam là con người tinh
tế và nhạy cảm trước mọi biến động tinh vi và nhỏ nhặt của cuộc sống,
những trang viết của Thạch Lam nhẹ nhàng, đầy chất thơ và lắng đọng bao xúc
cảm.
Thạch Lam không thi vị hóa cuộc sống mà hướng lòng mình về phía những
con người nhỏ bé, bất hạnh để cảm thông với tấm lòng thành thực và cái
nhìn nhân đạo.
Có ai đó đã nói rằng Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn như một sự" hòa giải
giữa thơ và văn xuôi', giữa lãng mạn và hiện thực. Thạch Lam có khả năng diễn
tả những biến thái tinh vi nhất trong lòng con người và sự vật. Đến với văn
Thạch Lam, bạn đọc đã quen đến với một thứ truyện ít có cốt truyện, không
có những tình tiết ngặt ngoèo mà có lúc chỉ là diễn tả trạng thái con người
trong một phút giây, một khoảnh khắc ngắn ngủi.
Thạch Lam trân trọng cuộc sống, trân trọng những vẻ đẹp bình dị trên cõi đời
này. Bình dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc
tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện.
2. Truyện ngắn "nhà mẹ Lê" - Bước ngoặt lệch quỹ đạo.
Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch Lam thiên về khuynh
hướng hiện thực. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phong phú và đa dạng,
không chỉ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản mà còn là những người lao
động nghèo khổ, bất hạnh. "Nhà mẹ Lê" là truyện ngắn viết về những người
nghèo khổ sống bên lề xã hội, ở đó ta bắt gặp cái nhìn nhân đạo- cái nhìn đầy
yêu thương có sự cảm thông với những kiếp người nhỏ bé, tha hương.
Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật
chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà
chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các
con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày
vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những
buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh
phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng
chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia
đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn
con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến
nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị
ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy
ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy
nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh
mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa,
không biết đi đâu về đâu.
Câu chuyện khép lại với cảnh tượng đầy ám ảnh. Thạch Lam đã "lặng lẽ hướng
ngòi bút về người nghèo với một niềm cảm thông thật sự chân thành" (Lại
Nguyên Ân). Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như
Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao, Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh
tế. Nhà văn đã lặng lẽ đi vào những bi kịch nhân sinh để miêu tả tình cảnh thê
thảm của những người nghèo khổ. Nói như vậy không có nghĩa chỉ Thạch Lam
mới có cái nhìn nhân đạo về con người và cuộc sống. Bất cứ một nhà văn chân
chính nào cũng mang trong mình tình thương với đồng loại chỉ có khác mỗi nhà
văn lại có những cách biểu hiện riêng. Với Thạch Lam đó không chỉ là sự cảm
thông mà còn là sự nâng niu, trân trọng những niềm vui bình dị của con người.
Mẹ Lê có nghèo khổ nhưng trong cuộc sống người mẹ ấy vẫn có những niềm
vui, niềm hạnh phúc riêng. Đó là những niềm vui rất nhỏ bé, đơn sơ, đời thường
nhưng làm xao động lòng người.
Cùng viết về những số phận bất hạnh, cảnh đời của những người dân lao động
nghèo khổ nhưng nếu những nhà văn hiện thực diễn tả sự tha hóa của họ thì
điểm nhấn của Thạch Lam là ở những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống và tâm
hồn con người. Thạch Lam "tả người nghèo mà không muốn cho độc giả thấy
những mảnh rách, những mụn vá trên quần áo của họ" (Lại Nguyên Ân) mà nhà
văn muốn làm nổi bật đời sống nội tâm vốn rất phong phú và đa dạng của mỗi
con người. Nhà văn là người nghệ sĩ đi tìm kiếm cái đẹp, Thạch Lam cũng
không nằm ngoài lẽ sống đó. Cái đẹp trong quan niệm của Thạch Lam không
phải là cái đẹp phi thường như Nguyễn Tuân, cái đẹp cũng không ở một nơi xa
xôi, trong cõi mộng thần tiên như đối với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư.. mà là cái đẹp
của cuộc sống đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc và tinh tế.
Thạch Lam quan niệm "cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp ngang cùng
ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường" và công việc của nhà văn là "phải
hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che
lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức." (theo
dòng).
Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng
cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn
khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một
khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát",
mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh
tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Để đặc tả sự
nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp
bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác
ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà
đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc.
Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi
những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy
không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư
nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như
báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.
3. Chất thơ trong truyện ngắn" nhà mẹ Lê ".
Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê
"trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh
của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng
giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một
đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt
chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu
đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người ").
Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn
thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau
mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện
thực tối tăm bao quanh mình.
Giữa cuộc sống tưởng chừng chỉ còn trơ trọi sự bi đát của những người khốn
khổ, Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo, với lòng trắc ẩn mênh mông vẫn tìm
thấy ở cuộc sống nhếch nhác ấy những niềm vui, niềm hạnh phúc đời thường rất
đáng trân trọng. Trong cuộc mưu sinh vất vả vẫn có những cảnh ấm cúng.
Thạch Lam đã ghi lại những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng trong từng
khoảnh khắc với những khung cảnh mang đậm phong vị Việt Nam. Đó là cảnh
một buổi tối giá rét" mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi ", là những ngày
nắng ấm hay những buổi chiều mùa hạ mẹ con ngồi chơi trước của nhà, là khi
những người phố chợ nói đùa với bác Lê về đàn con đông đúc, là những đêm
sáng trăng mùa hạ" cả phố bắc chõng ngồi ngoài đường.. mọi người họp nhau
nói chuyện, trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ ". Trong khung cảnh mang
đậm phong vị Việt Nam ấy họ quên đi cái cảnh" khổ sở, hèn mọn, ai ai cũng vui
vẻ chuyện trò.. "và cất lên những tiếng hát lanh lảnh" ngày xưa có anh Trương
Chi.. ". Thạch Lam đã bao bọc cuộc sống ấy bằng một khung cảnh thiên nhiên
rất đỗi lãng mạn, hết sức mộng mơ: Hình ảnh ánh trăng mùa hạ, hình ảnh" dưới
bóng trăng những đá rải đường trông đẹp và lấp lánh sáng ".. Văn Thạch Lam
khi miêu tả những cảnh tượng ấy lại đầy chất thơ và những dư vị ngọt ngào của
cuộc sống. Đoạn văn đầy những âm thanh, những hình ảnh tươi vui, trong sáng.
Cảnh tượng này, với ai đó có thể không có gì nhưng với Thạch Lam-con người
có tâm hồn nhạy bén như dây tơ-lại viết lên được những trang văn dư ba và lắng
đọng. Vẫn lặng lẽ, vẫn rất Thạch Lam dẫu" nhà mẹ Lê "là câu chuyện về những
người nghèo khổ mang đậm khuynh hướng hiện thực. Nhưng hiện thực mà vẫn
rất lãng mạn. Cái lãng mạn của Thạch Lam không phải là sự thi vị hóa cuộc
sống mà là miêu tả cuộc sống một cách" thành thực ". Bất cứ con người nào
đằng sau những khổ đau họ vẫn có những niềm vui, niềm hạnh phúc riêng dù rất
nhỏ bé. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ có những khoảnh khắc buồn, những
phút thoáng vui. Thạch Lam là người quan sát tinh tế và miêu tả tinh vi những
niềm vui nhỏ bé và giản đơn nhưng sâu sắc và đẹp đẽ ấy. Sự thành công này
một lần nữa cho ta thấy tình yêu, sự trân trọng và nâng niu những vẻ đẹp trong
cuộc sống của Thạch Lam. Những vẻ đẹp dẫu mong manh và lẩn khuất, nhỏ bé
và khó kiếm tìm. Bạn đọc đã bao lần rung động trước sự nhẹ nhàng, đầy chất
thơ của" dưới bóng hoàng lan ", xao động trước nỗi buồn man mác trong" cô
hàng xén "lại một lần nữa cảm nhận điều đó trong" nhà mẹ Lê ". Với mỗi chúng
ta, những điều thường nhât diễn ra trong cuộc sống này có thể trở nên nhàm
chán, ta vô tâm không để ý đến, đọc văn Thạch Lam ta chợt nhận ra xung quanh
mình có rất nhiều điều ý nghĩa. Chỉ có khác với chúng ta khi mất đi những điều
đó rồi ta mới cảm nhận được. Thạch Lam không như vậy, nhà văn trân trọng nó
khi nó đang hiện diện trên xứ sở này.
Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn.
Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần.
Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ
luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải
chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ
bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu
hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa
về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao
giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người
nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng,
chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những
đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi
tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh
ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của
chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".
" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng
mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình.
Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi
nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà
gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt
tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về
một người thân quên cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội. Câu
chuyện vì thế được bao bọc bởi sự cảm thông, trân trọng và tình yêu con người.
Thạch Lam đã hòa nhập vao dòng người khốn khổ để vui cùng niềm vui nhân
vật, buồn cùng nỗi buồn của những đứa con tinh thần. Nhưng ý nghĩa tác phẩm
không chỉ dừng lại ở đó.
4. "Nhà mẹ Lê" - hiện thực phũ phàng.
Thạch Lam điềm tĩnh, thâm trầm và nhẹ nhàng, nhà văn không thích cái gì đó
mạnh mẽ và dữ dội nhưng không vì thế mà tác phẩm Thạch Lam thiếu sức tố
cáo dù sức tố cáo đó không phải là vấn đề chủ đạo. Sức tố cáo trong tác phẩm
Thạch Lam cũng rất Thạch Lam: Nhẹ nhàng và sâu sắc. Thạch Lam không lên
gân lên cốt mà để độc giả tự cảm nhận sau khi suy ngẫm về nhân vật. Cái chết
của mẹ Lê- cái chết của một người lương thiện, một phụ nữ giàu đức hi sinh,
một người mẹ hết lòng vì con- khiến bạn đọc day dứt khôn nguôi. Người mẹ tần
tảo, suốt cuộc đời vất vả phải lãnh kết cục bi thảm (bị nhà giàu thả chó ra cắn
chết). Trước khi chết, trong cơn mê sảng, người mẹ ấy hồi tưởng lại cuộc đời
đầy đắng cay của mình: ".. từ lúc bé đến giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc
nhằn. Cái nghèo nàn không biết từ bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã
thấy nó rồi; và từ đấy, nó cứ theo bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì
cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ
được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hi và
con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng.
Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên đồng, nhặt những bông lúa thơm,
những lúc vò lúa dưới chân.. bác Lê nhớ lại cảm giác vui mừng khi thấy cạnh
bông lúa sắc xát vào da thịt. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi
chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói
lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó
Tây nhe nanh chồm lên.." và kết thúc bằng một tiếng kêu thất thanh như dày vò
chúng ta: "Trời ơi! Sao tôi khổ thế này..". Cuốn phim về một cuộc đời, Thạch
Lam đã quay lại từ từ trong cơn mê sảng của nhân vật và kèm theo những phân
trần như giải oan cho hoàn cảnh oan nghiệt ấy "giá cứ có người mướn thì đâu
đến nỗi..". Thạch Lam một lần nữa thể hiện biệt tài của mình: Diễn tả những
biến thái, cảm xúc trong tâm hồn con người. Âm điệu từng câu văn chùng
xuống, đoạn văn toát lên một tâm trạng.. Nỗi khổ mà mẹ Lê thốt lên đâu phải
chỉ là nỗi khổ về thân phận mình mà vì mẹ Lê nghĩ đến thân phận của mười một
đứa con bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời không nơi nương tựa, bấu víu. Mẹ Lê
trong những giây phút cuối của cuộc đời mình vẫn giàu lòng yêu thương, đức hi
sinh. Nó khiến ta nghĩ đến ai đó đã từng nói rằng cái đẹp lớn nhất mà Thạch
Lam mang đến cho mọi người là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết
lòng vì gia đình.
"Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất thơ thành một thể tuyệt vọng
mới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là phận người trước khi trở
nên thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn tuyệt vời đói khát với
no đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua những hình ảnh
đẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết của mười
một đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay của
tử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại." (Thụy
Khuê). Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo đã mang đến cho người đọc những
day dứt khôn nguôi về một số phận, những cuộc đời. Những cuộc đời cứ chìm
dần và mất hút vào trong bóng tối, không có tương lai, không một hi vọng..
Thạch Lam đã lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống khó khăn của con người với
cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm, nhà văn đã nâng niu từng vẻ đẹp đời
thường giản dị với tình cảm của một con người trân trọng và yêu mến những giá
trị của cuộc sống. Những điều đó không chỉ làm nên một dấu ấn đẹp trên văn
đàn mà còn tạo nên sức sống lâu bền trong văn Thạch Lam.
Liên hệ : “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác
đâu? Khi người ta quá khổ thì người ta đã tỉnh còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta
là những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che mất…”( Trích lão hạc – Nam Cao )
| 1/6

Preview text:

1. Đặc điểm văn phong Thạch Lam - nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá văn xuôi
Không ồn ào, sôi nổi; không mạnh mẽ, táo bạo, Thạch Lam là con người tinh
tế và nhạy cảm trước mọi biến động tinh vi và nhỏ nhặt của cuộc sống
,
những trang viết của Thạch Lam nhẹ nhàng, đầy chất thơ và lắng đọng bao xúc cảm.
Thạch Lam không thi vị hóa cuộc sống mà hướng lòng mình về phía những
con người nhỏ bé, bất hạnh để cảm thông với tấm lòng thành thực và cái nhìn nhân đạo.
Có ai đó đã nói rằng Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn như một sự" hòa giải
giữa thơ và văn xuôi', giữa lãng mạn và hiện thực. Thạch Lam có khả năng diễn
tả những biến thái tinh vi nhất trong lòng con người và sự vật. Đến với văn
Thạch Lam, bạn đọc đã quen đến với một thứ truyện ít có cốt truyện, không
có những tình tiết ngặt ngoèo mà có lúc chỉ là diễn tả trạng thái con người
trong một phút giây, một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Thạch Lam trân trọng cuộc sống, trân trọng những vẻ đẹp bình dị trên cõi đời
này. Bình dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc
tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện.

2. Truyện ngắn "nhà mẹ Lê" - Bước ngoặt lệch quỹ đạo.
Là nhà văn lãng mạn nhưng nhiều truyện ngắn của Thạch Lam thiên về khuynh
hướng hiện thực. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phong phú và đa dạng,
không chỉ là những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản mà còn là những người lao
động nghèo khổ, bất hạnh. "Nhà mẹ Lê" là truyện ngắn viết về những người
nghèo khổ sống bên lề xã hội, ở đó ta bắt gặp cái nhìn nhân đạo- cái nhìn đầy
yêu thương có sự cảm thông với những kiếp người nhỏ bé, tha hương.
Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật
chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà
chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các
con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày
vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những
buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh
phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng
chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia
đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn
con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến
nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị
ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy
ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy
nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh
mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa,
không biết đi đâu về đâu.
Câu chuyện khép lại với cảnh tượng đầy ám ảnh. Thạch Lam đã "lặng lẽ hướng
ngòi bút về người nghèo với một niềm cảm thông thật sự chân thành" (Lại
Nguyên Ân). Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như
Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao, Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh
tế. Nhà văn đã lặng lẽ đi vào những bi kịch nhân sinh để miêu tả tình cảnh thê
thảm của những người nghèo khổ. Nói như vậy không có nghĩa chỉ Thạch Lam
mới có cái nhìn nhân đạo về con người và cuộc sống. Bất cứ một nhà văn chân
chính nào cũng mang trong mình tình thương với đồng loại chỉ có khác mỗi nhà
văn lại có những cách biểu hiện riêng. Với Thạch Lam đó không chỉ là sự cảm
thông mà còn là sự nâng niu, trân trọng những niềm vui bình dị của con người.
Mẹ Lê có nghèo khổ nhưng trong cuộc sống người mẹ ấy vẫn có những niềm
vui, niềm hạnh phúc riêng. Đó là những niềm vui rất nhỏ bé, đơn sơ, đời thường
nhưng làm xao động lòng người.
Cùng viết về những số phận bất hạnh, cảnh đời của những người dân lao động
nghèo khổ nhưng nếu những nhà văn hiện thực diễn tả sự tha hóa của họ thì
điểm nhấn của Thạch Lam là ở những vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống và tâm
hồn con người. Thạch Lam "tả người nghèo mà không muốn cho độc giả thấy
những mảnh rách, những mụn vá trên quần áo của họ" (Lại Nguyên Ân) mà nhà
văn muốn làm nổi bật đời sống nội tâm vốn rất phong phú và đa dạng của mỗi
con người. Nhà văn là người nghệ sĩ đi tìm kiếm cái đẹp, Thạch Lam cũng
không nằm ngoài lẽ sống đó. Cái đẹp trong quan niệm của Thạch Lam không
phải là cái đẹp phi thường như Nguyễn Tuân, cái đẹp cũng không ở một nơi xa
xôi, trong cõi mộng thần tiên như đối với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư.. mà là cái đẹp
của cuộc sống đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc và tinh tế.
Thạch Lam quan niệm "cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp ngang cùng
ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường" và công việc của nhà văn là "phải
hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che
lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức." (theo dòng).
Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng
cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn
khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một
khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát",
mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh
tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc".
Để đặc tả sự
nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp
bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác
ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà
đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc.
Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi
những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy
không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư
nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như
báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.
3. Chất thơ trong truyện ngắn" nhà mẹ Lê ".
Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê
"trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh
của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng
giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một
đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt
chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu
đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người ").
Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn
thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau
mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện
thực tối tăm bao quanh mình.
Giữa cuộc sống tưởng chừng chỉ còn trơ trọi sự bi đát của những người khốn
khổ, Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo, với lòng trắc ẩn mênh mông vẫn tìm
thấy ở cuộc sống nhếch nhác ấy những niềm vui, niềm hạnh phúc đời thường rất
đáng trân trọng. Trong cuộc mưu sinh vất vả vẫn có những cảnh ấm cúng.
Thạch Lam đã ghi lại những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng trong từng
khoảnh khắc với những khung cảnh mang đậm phong vị Việt Nam. Đó là cảnh
một buổi tối giá rét" mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi ", là những ngày
nắng ấm hay những buổi chiều mùa hạ mẹ con ngồi chơi trước của nhà, là khi
những người phố chợ nói đùa với bác Lê về đàn con đông đúc, là những đêm
sáng trăng mùa hạ" cả phố bắc chõng ngồi ngoài đường.. mọi người họp nhau
nói chuyện, trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ ". Trong khung cảnh mang
đậm phong vị Việt Nam ấy họ quên đi cái cảnh" khổ sở, hèn mọn, ai ai cũng vui
vẻ chuyện trò.. "và cất lên những tiếng hát lanh lảnh" ngày xưa có anh Trương
Chi.. ". Thạch Lam đã bao bọc cuộc sống ấy bằng một khung cảnh thiên nhiên
rất đỗi lãng mạn, hết sức mộng mơ: Hình ảnh ánh trăng mùa hạ, hình ảnh" dưới
bóng trăng những đá rải đường trông đẹp và lấp lánh sáng ".. Văn Thạch Lam
khi miêu tả những cảnh tượng ấy lại đầy chất thơ và những dư vị ngọt ngào của
cuộc sống. Đoạn văn đầy những âm thanh, những hình ảnh tươi vui, trong sáng.
Cảnh tượng này, với ai đó có thể không có gì nhưng với Thạch Lam-con người
có tâm hồn nhạy bén như dây tơ-lại viết lên được những trang văn dư ba và lắng
đọng. Vẫn lặng lẽ, vẫn rất Thạch Lam dẫu" nhà mẹ Lê "là câu chuyện về những
người nghèo khổ mang đậm khuynh hướng hiện thực. Nhưng hiện thực mà vẫn
rất lãng mạn. Cái lãng mạn của Thạch Lam không phải là sự thi vị hóa cuộc
sống mà là miêu tả cuộc sống một cách" thành thực ". Bất cứ con người nào
đằng sau những khổ đau họ vẫn có những niềm vui, niềm hạnh phúc riêng dù rất
nhỏ bé. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ có những khoảnh khắc buồn, những
phút thoáng vui. Thạch Lam là người quan sát tinh tế và miêu tả tinh vi những
niềm vui nhỏ bé và giản đơn nhưng sâu sắc và đẹp đẽ ấy. Sự thành công này
một lần nữa cho ta thấy tình yêu, sự trân trọng và nâng niu những vẻ đẹp trong
cuộc sống của Thạch Lam. Những vẻ đẹp dẫu mong manh và lẩn khuất, nhỏ bé
và khó kiếm tìm. Bạn đọc đã bao lần rung động trước sự nhẹ nhàng, đầy chất
thơ của" dưới bóng hoàng lan ", xao động trước nỗi buồn man mác trong" cô
hàng xén "lại một lần nữa cảm nhận điều đó trong" nhà mẹ Lê ". Với mỗi chúng
ta, những điều thường nhât diễn ra trong cuộc sống này có thể trở nên nhàm
chán, ta vô tâm không để ý đến, đọc văn Thạch Lam ta chợt nhận ra xung quanh
mình có rất nhiều điều ý nghĩa. Chỉ có khác với chúng ta khi mất đi những điều
đó rồi ta mới cảm nhận được. Thạch Lam không như vậy, nhà văn trân trọng nó
khi nó đang hiện diện trên xứ sở này.
Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn.
Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần.
Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ
luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải
chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ
bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu
hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa
về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao
giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người
nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng,
chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những
đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi
tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh
ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của
chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".
" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng
mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình.
Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi
nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà
gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt
tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về
một người thân quên cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội. Câu
chuyện vì thế được bao bọc bởi sự cảm thông, trân trọng và tình yêu con người.
Thạch Lam đã hòa nhập vao dòng người khốn khổ để vui cùng niềm vui nhân
vật, buồn cùng nỗi buồn của những đứa con tinh thần. Nhưng ý nghĩa tác phẩm
không chỉ dừng lại ở đó.
4. "Nhà mẹ Lê" - hiện thực phũ phàng.
Thạch Lam điềm tĩnh, thâm trầm và nhẹ nhàng, nhà văn không thích cái gì đó
mạnh mẽ và dữ dội nhưng không vì thế mà tác phẩm Thạch Lam thiếu sức tố
cáo dù sức tố cáo đó không phải là vấn đề chủ đạo. Sức tố cáo trong tác phẩm
Thạch Lam cũng rất Thạch Lam: Nhẹ nhàng và sâu sắc. Thạch Lam không lên
gân lên cốt mà để độc giả tự cảm nhận sau khi suy ngẫm về nhân vật. Cái chết
của mẹ Lê- cái chết của một người lương thiện, một phụ nữ giàu đức hi sinh,
một người mẹ hết lòng vì con- khiến bạn đọc day dứt khôn nguôi. Người mẹ tần
tảo, suốt cuộc đời vất vả phải lãnh kết cục bi thảm (bị nhà giàu thả chó ra cắn
chết). Trước khi chết, trong cơn mê sảng, người mẹ ấy hồi tưởng lại cuộc đời
đầy đắng cay của mình: ".. từ lúc bé đến giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc
nhằn. Cái nghèo nàn không biết từ bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã
thấy nó rồi; và từ đấy, nó cứ theo bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì
cũng không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ
được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hi và
con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng.
Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên đồng, nhặt những bông lúa thơm,
những lúc vò lúa dưới chân.. bác Lê nhớ lại cảm giác vui mừng khi thấy cạnh
bông lúa sắc xát vào da thịt. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi
chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói
lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó
Tây nhe nanh chồm lên.." và kết thúc bằng một tiếng kêu thất thanh như dày vò
chúng ta: "Trời ơi! Sao tôi khổ thế này..". Cuốn phim về một cuộc đời, Thạch
Lam đã quay lại từ từ trong cơn mê sảng của nhân vật và kèm theo những phân
trần như giải oan cho hoàn cảnh oan nghiệt ấy "giá cứ có người mướn thì đâu
đến nỗi..". Thạch Lam một lần nữa thể hiện biệt tài của mình: Diễn tả những
biến thái, cảm xúc trong tâm hồn con người. Âm điệu từng câu văn chùng
xuống, đoạn văn toát lên một tâm trạng.. Nỗi khổ mà mẹ Lê thốt lên đâu phải
chỉ là nỗi khổ về thân phận mình mà vì mẹ Lê nghĩ đến thân phận của mười một
đứa con bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời không nơi nương tựa, bấu víu. Mẹ Lê
trong những giây phút cuối của cuộc đời mình vẫn giàu lòng yêu thương, đức hi
sinh. Nó khiến ta nghĩ đến ai đó đã từng nói rằng cái đẹp lớn nhất mà Thạch
Lam mang đến cho mọi người là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình.
"Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất thơ thành một thể tuyệt vọng
mới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là phận người trước khi trở
nên thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn tuyệt vời đói khát với
no đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua những hình ảnh
đẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết của mười
một đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay của
tử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại." (Thụy
Khuê). Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo đã mang đến cho người đọc những
day dứt khôn nguôi về một số phận, những cuộc đời. Những cuộc đời cứ chìm
dần và mất hút vào trong bóng tối, không có tương lai, không một hi vọng..
Thạch Lam đã lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống khó khăn của con người với
cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm, nhà văn đã nâng niu từng vẻ đẹp đời
thường giản dị với tình cảm của một con người trân trọng và yêu mến những giá
trị của cuộc sống. Những điều đó không chỉ làm nên một dấu ấn đẹp trên văn
đàn mà còn tạo nên sức sống lâu bền trong văn Thạch Lam.
Liên hệ : “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác
đâu? Khi người ta quá khổ thì người ta đã tỉnh còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta
là những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che mất…”( Trích lão hạc – Nam Cao )

Document Outline

  • Liên hệ : “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta quá khổ thì người ta đã tỉnh còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta là những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che mất…”( Trích lão hạc – Nam Cao )