Nhà mẹ Lê - Tài liệu tổng hợp

Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Dù cho trang sách đã khép lại nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con người sống đẹp như anh thanh thiên trong tác phẩm . Tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa nên bức chân dung về anh thanh niên trí thức, lặng lẽ cống hiến cho đời để khi ta lật lại từng trang tác phẩm, ta không thể không thán phúc trước tấm lòng trung thực, yêu đời, yêu công việc của anh thanh niên. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
5 trang 3 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nhà mẹ Lê - Tài liệu tổng hợp

Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Dù cho trang sách đã khép lại nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con người sống đẹp như anh thanh thiên trong tác phẩm . Tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa nên bức chân dung về anh thanh niên trí thức, lặng lẽ cống hiến cho đời để khi ta lật lại từng trang tác phẩm, ta không thể không thán phúc trước tấm lòng trung thực, yêu đời, yêu công việc của anh thanh niên. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Phân tích nhân vật anh thanh niên
Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở
trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Dù cho trang sách đã
khép lại nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con người sống
đẹp như anh thanh thiên trong tác phẩm . Tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa
nên bức chân dung về anh thanh niên trí thức, lặng lẽ cống hiến cho đời để khi ta
lật lại từng trang tác phẩm, ta không thể không thán phúc trước tấm lòng trung
thực, yêu đời, yêu công việc của anh thanh niên.
Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long chắp bút sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai
vào mùa hè 1970. Đằng sau cái tên Sa Pa – nơi mà người ta chỉ nghĩ đến chuyện
nghĩ ngơi lại có những người lặng lẽ cống hiến, lo nghĩ cho đất nước. Tình huống
truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn ba mươi phút của anh thanh
niên và vài vị khách. Ấy vậy mà tác giả đã bắt trọn những khoảnh khắc và cảm
hứng từ những người lao động trên mảnh đất Sa Pa ấy để sáng tác nên hình tượng
nhân vật anh thanh niên – người không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã cống
hiến hết mình để xây dựng hậu phương vững chắc, góp phần hỗ trợ cuộc chiến lúc
bấy giờ.
Tớc khi xuất hiện, anh thanh niên hiện lên qua lời kể cùa bác lái xe đã gây không
ít sự tò mò. Là chàng thanh niên 27 tuổi với “tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ” toát
lên từ tâm hồn. Anh phụ trách công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc
của anh nào có đơn giản !? Hằng ngày, anh thực hiện công việc “đo gió, đo mưa,
đo nắng, tính mây, đo chấn động đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày,
phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi
Yên Sơn cao 2600 mét “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, có lẽ vì thế mà
bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Mặc dù anh thanh niên là thế hệ
trẻ đầy nhiệt huyết và khát vọng khám phá thế giới nhưng anh vẫn chấp nhận sự
phân công, tạm gác lại hoài bão tuổi trẻ mà cống hiến hết mình cho Tổ Quốc. Thật
đáng trân trọng biết bao!
Tiêu biểu cho chân dung con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước còn
có những người lính hiên ngang, ung dung trong “Tiểu đội xe không kính”.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước
trong những năm tháng hi sinh gian khổ mà vì dân tộc ta. Một hình ảnh trần trụi
của chiến tranh, trong chiếc xe ấy người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng
lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Họ là những con người kiên cường, bất
khuất dù khó khăn gian khổ vấn hướng trọn về miền Nam.
Anh thanh niên hay những người chiến sĩ cụ Hồ này đều là những con người bình
thường. Nhưng lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã khiến họ trở nên đặt
biệt. Hoàn cảnh sống thì xa cách con người mà công việc lại gian khổ vô cùng, đòi
hỏi sự tận tâm với nghề và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm nằm trong chăn,
nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi”, nghĩ là vậy nhưng anh vẫn nhất
mực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. “Những lúc im lặng cóng mà lại hừng hực
như cháy”. Hiểu được sự giữ dội của gió tuyết ta mới hiểu nỗi gian khổ của những
người làm khí tượng. Hiểu rồi ta mới biết vì sao anh lại cảm thấy hạnh phúc đến
thế khi nhờ mình kịp thời phát hiện một đám mây khô mà góp phần hạ được bao
nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh thanh niên quả là hiện thân của niềm
vui lao động, của sự tự giác. Ta lại càng trân quý hơn nữa tinh thần trách nhiệm của
anh.
Đáng quý hơn, người thanh niên ấy gắn bản thân với công việc, dùng công việc để
định nghĩa cuộc sống và nhân cách của mình “khi ta làm việc, ta với công việc là
đôi sao gọi là một mình được?”. Anh còn luôn tự đặt những câu hỏi cho mình rằng:
“Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Cách anh nói về
công việc của mình chất chứa bao nhiêu là tình yêu và sự say mê. Câu nói ấy đồng
thời thể hiện suy nghĩ đúng đắn của anh thanh niên rằng con người chi thật sự cô
đơn khi không có công việc làm bạn. Tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu nơi
chiến trương như tâm nguyện, không được tiếp xúc với con người trong thời gian
dài nhưng anh hiểu rằng công việc của mình: “gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia”. Điểu đó đã trở thành động lực thúc đẩy anh cố gắng từng ngày
để cống hiến cho cộng đồng, cho Tổ quốc. Cực khổ là thế, anh lấy công việc ấy
làm bạn, làm niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống “chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”.
Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác, hồn nhiên và vô tư quá!
Không chỉ chinh phục người đọc ở tình yêu và tinh thần trách nhiệm mà anh thanh
niên đối với cuộc sống cũng nồng nhiệt và chân thành chẳng kém. Trong sự cô độc
nơi heo quạnh, anh “thèm người” trò chuyện đến mức tự mình đẩy một đoạn cây
chắn ngang đường chỉ để có dịp trò chuyện với bác lái xe. Hành động ấy có chút
ngô nghê, đáng yêu nhưng lại khiến ta cảm động vô cùng! Tưởng chừng ngần ấy
năm sống nơi núi cao lạnh lẽo, trái tim anh cũng đã phần nào chai sạn, vô cảm. Ấy
vậy mà nó lại ấm áp và tình cảm đến lạ thường. Khách đến bất ngờ nhưng anh
thanh niên đã từ trên dốc núi chạy xuống chào đón như thể lúc nào anh cũng ngóng
trông những cuộc viếng thăm này. Anh thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ và chân thành quan
tâm đến người xung quanh khi biếu vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được “Hôm
nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ?”. Anh còn chu đáo mang tặng cô kĩ sư
một bó hoa thật to và cái làn trứng như một món quà chia tay để bày tỏ sự mến
khách cũng như lòng trân trọng đối với những vị khách quý đến thăm thế giới “cô
độc” của mình. Đó chỉ là món quà tinh thần mà sao lại giá trị đến thế! Anh trân
trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu kín trong lòng. Anh
chẳng để mọi người chờ đợi một giây phút nào, tất cả đều được lấp kín bằng sự
nhiệt tình và mến khách đầy tinh tế. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu quý con
người của người thanh niên ấy!
Công việc gian lao, vất vả là thế nhưng anh thanh niên lại rất khiêm tốn, xem
những gì mình đóng góp thật nhỏ bé, chẳng đáng là bao so với mọi người. “Không,
không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác
vẽ hơn.” Nào là ông kĩ sư ở vườn rau hay anh cán bộ khí tượng nghiêm cứu, thiết
lập bản đồ sét…tất cả những người lao động ấy qua lời kể của anh thanh niên hiện
ra thật đẹp đẽ. Anh đánh giá đúng người khác, yêu quý và trân trọng công sức của
tất cả mọi người cùng xây dựng đất nước. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái tình,
cái nghĩa của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người
ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước. Bằng sự chân thành của anh thanh niên,
cô gái ấy đã để lại lòng mình cùng với chiếc khăn tay ấy vậy mà chàng trai lại vô
tư quá, nhiệt tình đem trả lại như cái cách mà anh vẫn hay giúp đỡ mọi người xung
quanh. Giữa muôn nẻo đường, anh thanh niên đã cho cô kĩ sư thấy con đường đúng
đắn và đẹp đẽ mà tuổi trẻ thời đại mới đang dấn thân. Anh thắp lên trong cô một
ngọn lửa tràn đầy nhiệt nhiệt và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.Tất cả đều
được nhìn qua lăng kính của một người nghệ sĩ bỗng trở nên thật nên thơ, lãng
mạn. Chỉ là một chi tiết thoáng qua, một cái gì đó sương khói mà sao vẫn để lại dư
âm vang mãi trong lòng người.Anh thanh niên chỉ là 1 người trong rất nhiều những
người trẻ ngoài kia đang âm thầm làm việc cho đất nước, anh giống như “1 mùa
xuân nho nhỏ” trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Nhà thơ Thanh Hải thay mặt
cho những con người Việt Nam hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi,
mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Anh thanh niên không chỉ yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh mà đối với
chính bản thân mình cũng thế, Ta có thể thấy tinh thàn kỉ luật bản thân ở anh thanh
niên qua “một căn nhà ba gian, sạch sẽ”. Đời sống cá nhân của anh thu gọn lại vừa
bằng một góc “chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. Chi tiết anh
thanh niên “mừng quýnh” lên trước những cuốn sách nhờ bác lái xe mua hộ hay
những trang sách còn đang dở kia đã đưa anh bay xa hơn vượt ra khỏi chốn mây
mù lạnh lẽo, mở rộng tầm nhìn của bạn đọc về anh thanh niên với cuộc sống tinh
thần đầy phong phú. Người tri thức của thời đại mới chính là như thế, luôn nghiêm
khắc với bản thân và không ngừng học tập, trau dồi năng lực. Nhưng con người
anh thanh niên ấy nào có khô khan, tẻ nhạt ? Anh mang trong mình một tâm hồn
lãng mạn, biết yêu cái đẹp. Anh tô điểm cho cuộc sống của mình bằng mảnh vườn
đầy hoa đầy sắc màu. Chỉ vỏn vẹn một chuyến ghé thăm ngắn ngủi nhưng đã để lại
trong lòng mỗi người bao sự lưu luyến nơi vẻ đẹp của người thanh niên ấy. Chính
bản thân anh cũng không biết bản thân mình đẹp đến thế. Còn gì đẹp hơn tâm hồn
người thanh niên ấy !
Bằng cốt truyện nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực, tinh tế và ngôn ngữ đối thoại
sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa
Pa lặng lẽ. Vốn là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, những câu văn có chút chất thơ
trong tác phẩm của ông tuy mang đậm chất kí những vẫn rất trong trẻo, nhẹ nhàng.
Trong “Những vang âm trong lặng lẽ”, Vũ Dương Quý đã nhận định rằng: “Mỗi
chữ, mỗi câu trong tác phẩm đều có những hình khối, đường nét, màu sắc, đậm
chất hội họa. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm
hưởng của một bài thơ.” Thật vậy, lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng
nhưng ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Câu chuyện giàu chất thơ, từ phong
cảnh thiên nhiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ
nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó với đất nước, với mọi người. Sở dĩ tác giả
không đặt tên cho nhân vật của mình là bởi vì ông ngụ ý rằng: những con người
đang thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải chỉ có một hay một nhân vật cụ
thể. Những con người không tên lặng lẽ nơi Sa Pa ấy đại diện cho bao lớp người
mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, thiết tha yêu cuộc sống, sẵn
sàng hi sinh quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước, góp phần tạo nên xã hội
vừng chắc như ngày hôm nay. Thật cao đẹp và trân quý đến nhường nào!
“Lặng lẽ Sa Pa” ấm áp với những giá trị chân thiện mà anh thanh niên mang lại.
Tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lao động bình thường
nhưng cao đẹp vô cùng. Dường như ta có thể nhận ra thông điệp mà tác giả đã gửi
gắm qua nhân vật anh thanh niên. Đó chính là niềm vui và ý nghĩa của việc lao
động tự giác, của việc góp phần xây dựng đất nước. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy
theo sức của mình”. Dù ở bất kì độ tuổi và tầng lớp nào, hãy sống đẹp, cống hiến
hết mình và “lặng lẽ” như anh thanh niên để góp sức vào công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước. Không chỉ cô kĩ sư nhận được hoa mà ngay cả chúng ta cũng nhận
được một bó hoa của sự lí tưởng, sự cống hiến cho đời. Cảm ơn Nguyễn Thành
Long đã để lại cho đời một tác phẩm như thế !
| 1/5

Preview text:

Phân tích nhân vật anh thanh niên
Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở
trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Dù cho trang sách đã
khép lại nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn có thể bắt gặp những con người sống
đẹp như anh thanh thiên trong tác phẩm . Tác giả Nguyễn Thành Long đã khắc họa
nên bức chân dung về anh thanh niên trí thức, lặng lẽ cống hiến cho đời để khi ta
lật lại từng trang tác phẩm, ta không thể không thán phúc trước tấm lòng trung
thực, yêu đời, yêu công việc của anh thanh niên.
Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long chắp bút sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai
vào mùa hè 1970. Đằng sau cái tên Sa Pa – nơi mà người ta chỉ nghĩ đến chuyện
nghĩ ngơi lại có những người lặng lẽ cống hiến, lo nghĩ cho đất nước. Tình huống
truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn ba mươi phút của anh thanh
niên và vài vị khách. Ấy vậy mà tác giả đã bắt trọn những khoảnh khắc và cảm
hứng từ những người lao động trên mảnh đất Sa Pa ấy để sáng tác nên hình tượng
nhân vật anh thanh niên – người không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã cống
hiến hết mình để xây dựng hậu phương vững chắc, góp phần hỗ trợ cuộc chiến lúc bấy giờ.
Trước khi xuất hiện, anh thanh niên hiện lên qua lời kể cùa bác lái xe đã gây không
ít sự tò mò. Là chàng thanh niên 27 tuổi với “tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ” toát
lên từ tâm hồn. Anh phụ trách công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc
của anh nào có đơn giản !? Hằng ngày, anh thực hiện công việc “đo gió, đo mưa,
đo nắng, tính mây, đo chấn động đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày,
phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi
Yên Sơn cao 2600 mét “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, có lẽ vì thế mà
bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Mặc dù anh thanh niên là thế hệ
trẻ đầy nhiệt huyết và khát vọng khám phá thế giới nhưng anh vẫn chấp nhận sự
phân công, tạm gác lại hoài bão tuổi trẻ mà cống hiến hết mình cho Tổ Quốc. Thật
đáng trân trọng biết bao!
Tiêu biểu cho chân dung con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước còn
có những người lính hiên ngang, ung dung trong “Tiểu đội xe không kính”.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước
trong những năm tháng hi sinh gian khổ mà vì dân tộc ta. Một hình ảnh trần trụi
của chiến tranh, trong chiếc xe ấy người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng
lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Họ là những con người kiên cường, bất
khuất dù khó khăn gian khổ vấn hướng trọn về miền Nam.
Anh thanh niên hay những người chiến sĩ cụ Hồ này đều là những con người bình
thường. Nhưng lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã khiến họ trở nên đặt
biệt. Hoàn cảnh sống thì xa cách con người mà công việc lại gian khổ vô cùng, đòi
hỏi sự tận tâm với nghề và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm nằm trong chăn,
nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi”, nghĩ là vậy nhưng anh vẫn nhất
mực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. “Những lúc im lặng cóng mà lại hừng hực
như cháy”. Hiểu được sự giữ dội của gió tuyết ta mới hiểu nỗi gian khổ của những
người làm khí tượng. Hiểu rồi ta mới biết vì sao anh lại cảm thấy hạnh phúc đến
thế khi nhờ mình kịp thời phát hiện một đám mây khô mà góp phần hạ được bao
nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh thanh niên quả là hiện thân của niềm
vui lao động, của sự tự giác. Ta lại càng trân quý hơn nữa tinh thần trách nhiệm của anh.
Đáng quý hơn, người thanh niên ấy gắn bản thân với công việc, dùng công việc để
định nghĩa cuộc sống và nhân cách của mình “khi ta làm việc, ta với công việc là
đôi sao gọi là một mình được?”. Anh còn luôn tự đặt những câu hỏi cho mình rằng:
“Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Cách anh nói về
công việc của mình chất chứa bao nhiêu là tình yêu và sự say mê. Câu nói ấy đồng
thời thể hiện suy nghĩ đúng đắn của anh thanh niên rằng con người chi thật sự cô
đơn khi không có công việc làm bạn. Tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu nơi
chiến trương như tâm nguyện, không được tiếp xúc với con người trong thời gian
dài nhưng anh hiểu rằng công việc của mình: “gắn liền với việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia”. Điểu đó đã trở thành động lực thúc đẩy anh cố gắng từng ngày
để cống hiến cho cộng đồng, cho Tổ quốc. Cực khổ là thế, anh lấy công việc ấy
làm bạn, làm niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống “chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”.
Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác, hồn nhiên và vô tư quá!
Không chỉ chinh phục người đọc ở tình yêu và tinh thần trách nhiệm mà anh thanh
niên đối với cuộc sống cũng nồng nhiệt và chân thành chẳng kém. Trong sự cô độc
nơi heo quạnh, anh “thèm người” trò chuyện đến mức tự mình đẩy một đoạn cây
chắn ngang đường chỉ để có dịp trò chuyện với bác lái xe. Hành động ấy có chút
ngô nghê, đáng yêu nhưng lại khiến ta cảm động vô cùng! Tưởng chừng ngần ấy
năm sống nơi núi cao lạnh lẽo, trái tim anh cũng đã phần nào chai sạn, vô cảm. Ấy
vậy mà nó lại ấm áp và tình cảm đến lạ thường. Khách đến bất ngờ nhưng anh
thanh niên đã từ trên dốc núi chạy xuống chào đón như thể lúc nào anh cũng ngóng
trông những cuộc viếng thăm này. Anh thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ và chân thành quan
tâm đến người xung quanh khi biếu vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được “Hôm
nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì ?”. Anh còn chu đáo mang tặng cô kĩ sư
một bó hoa thật to và cái làn trứng như một món quà chia tay để bày tỏ sự mến
khách cũng như lòng trân trọng đối với những vị khách quý đến thăm thế giới “cô
độc” của mình. Đó chỉ là món quà tinh thần mà sao lại giá trị đến thế! Anh trân
trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu kín trong lòng. Anh
chẳng để mọi người chờ đợi một giây phút nào, tất cả đều được lấp kín bằng sự
nhiệt tình và mến khách đầy tinh tế. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu quý con
người của người thanh niên ấy!
Công việc gian lao, vất vả là thế nhưng anh thanh niên lại rất khiêm tốn, xem
những gì mình đóng góp thật nhỏ bé, chẳng đáng là bao so với mọi người. “Không,
không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác
vẽ hơn.” Nào là ông kĩ sư ở vườn rau hay anh cán bộ khí tượng nghiêm cứu, thiết
lập bản đồ sét…tất cả những người lao động ấy qua lời kể của anh thanh niên hiện
ra thật đẹp đẽ. Anh đánh giá đúng người khác, yêu quý và trân trọng công sức của
tất cả mọi người cùng xây dựng đất nước. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái tình,
cái nghĩa của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người
ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước. Bằng sự chân thành của anh thanh niên,
cô gái ấy đã để lại lòng mình cùng với chiếc khăn tay ấy vậy mà chàng trai lại vô
tư quá, nhiệt tình đem trả lại như cái cách mà anh vẫn hay giúp đỡ mọi người xung
quanh. Giữa muôn nẻo đường, anh thanh niên đã cho cô kĩ sư thấy con đường đúng
đắn và đẹp đẽ mà tuổi trẻ thời đại mới đang dấn thân. Anh thắp lên trong cô một
ngọn lửa tràn đầy nhiệt nhiệt và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.Tất cả đều
được nhìn qua lăng kính của một người nghệ sĩ bỗng trở nên thật nên thơ, lãng
mạn. Chỉ là một chi tiết thoáng qua, một cái gì đó sương khói mà sao vẫn để lại dư
âm vang mãi trong lòng người.Anh thanh niên chỉ là 1 người trong rất nhiều những
người trẻ ngoài kia đang âm thầm làm việc cho đất nước, anh giống như “1 mùa
xuân nho nhỏ” trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Nhà thơ Thanh Hải thay mặt
cho những con người Việt Nam hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi,
mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Anh thanh niên không chỉ yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh mà đối với
chính bản thân mình cũng thế, Ta có thể thấy tinh thàn kỉ luật bản thân ở anh thanh
niên qua “một căn nhà ba gian, sạch sẽ”. Đời sống cá nhân của anh thu gọn lại vừa
bằng một góc “chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. Chi tiết anh
thanh niên “mừng quýnh” lên trước những cuốn sách nhờ bác lái xe mua hộ hay
những trang sách còn đang dở kia đã đưa anh bay xa hơn vượt ra khỏi chốn mây
mù lạnh lẽo, mở rộng tầm nhìn của bạn đọc về anh thanh niên với cuộc sống tinh
thần đầy phong phú. Người tri thức của thời đại mới chính là như thế, luôn nghiêm
khắc với bản thân và không ngừng học tập, trau dồi năng lực. Nhưng con người
anh thanh niên ấy nào có khô khan, tẻ nhạt ? Anh mang trong mình một tâm hồn
lãng mạn, biết yêu cái đẹp. Anh tô điểm cho cuộc sống của mình bằng mảnh vườn
đầy hoa đầy sắc màu. Chỉ vỏn vẹn một chuyến ghé thăm ngắn ngủi nhưng đã để lại
trong lòng mỗi người bao sự lưu luyến nơi vẻ đẹp của người thanh niên ấy. Chính
bản thân anh cũng không biết bản thân mình đẹp đến thế. Còn gì đẹp hơn tâm hồn người thanh niên ấy !
Bằng cốt truyện nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực, tinh tế và ngôn ngữ đối thoại
sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa
Pa lặng lẽ. Vốn là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, những câu văn có chút chất thơ
trong tác phẩm của ông tuy mang đậm chất kí những vẫn rất trong trẻo, nhẹ nhàng.
Trong “Những vang âm trong lặng lẽ”, Vũ Dương Quý đã nhận định rằng: “Mỗi
chữ, mỗi câu trong tác phẩm đều có những hình khối, đường nét, màu sắc, đậm
chất hội họa. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm
hưởng của một bài thơ.” Thật vậy, lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng
nhưng ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Câu chuyện giàu chất thơ, từ phong
cảnh thiên nhiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ
nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó với đất nước, với mọi người. Sở dĩ tác giả
không đặt tên cho nhân vật của mình là bởi vì ông ngụ ý rằng: những con người
đang thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải chỉ có một hay một nhân vật cụ
thể. Những con người không tên lặng lẽ nơi Sa Pa ấy đại diện cho bao lớp người
mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, thiết tha yêu cuộc sống, sẵn
sàng hi sinh quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước, góp phần tạo nên xã hội
vừng chắc như ngày hôm nay. Thật cao đẹp và trân quý đến nhường nào!
“Lặng lẽ Sa Pa” ấm áp với những giá trị chân thiện mà anh thanh niên mang lại.
Tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lao động bình thường
nhưng cao đẹp vô cùng. Dường như ta có thể nhận ra thông điệp mà tác giả đã gửi
gắm qua nhân vật anh thanh niên. Đó chính là niềm vui và ý nghĩa của việc lao
động tự giác, của việc góp phần xây dựng đất nước. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy
theo sức của mình”. Dù ở bất kì độ tuổi và tầng lớp nào, hãy sống đẹp, cống hiến
hết mình và “lặng lẽ” như anh thanh niên để góp sức vào công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước. Không chỉ cô kĩ sư nhận được hoa mà ngay cả chúng ta cũng nhận
được một bó hoa của sự lí tưởng, sự cống hiến cho đời. Cảm ơn Nguyễn Thành
Long đã để lại cho đời một tác phẩm như thế !