Nhà nước pháp quyền - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn trongtoàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Bác với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài phát
biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn trong
toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Bác với tư cách là người sáng lập Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta
thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện trên những quan điểm cơ bản sau:
1. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp:
Nhà nước hợp hiến, hợp pháp là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập - khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bằng
những lý lẽ chắc chắn, thuyết phục, Người đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào
và thế giới về địa vị hợp pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ (03/9/1945), nhiệm vụ thứ ba trong sáu nhiệm vụ cấp bách
được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị
Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.
Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt
giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống...”. Ngày 17/9/1945, Người ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng
tuyển cử. Ngày 20/9/1945, Người ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chuẩn bị đệ trình dự thảo Hiến pháp ra Quốc hội.
Sự khẩn trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của một nhà
nước hợp pháp, hợp hiến.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước hợp pháp, hợp hiến phải được Nhân dân thừa
nhận thông qua Tổng tuyển cử, đồng thời phải có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng,
được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, sau khi chúng ta giành được chính
quyền, mặc dù Chính phủ lâm thời được Nhân dân ủng hộ và tin tưởng; trước sự chống phá
quyết liệt của “thù trong, giặc ngoài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương và kêu gọi Nhân
dân đi bầu cử để thành lập Nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Điều này thể hiện tầm nhìn xa,
trông rộng của một vĩ nhân, nhất là việc xử lý khéo léo, hiệu quả những vấn đề phức tạp,
căng thẳng, những âm mưu phá hoại và can thiệp của cả bên trong và bên ngoài ở thời điểm lịch sử đó.
2. Nhà nước thượng tôn pháp luật:
Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Qua thực tiễn tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ và
tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong quản lý xã hội, Hồ Chí Minh
đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lý, điều hành xã hội.
Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxai, Hồ Chí Minh
đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị
bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật, từ đó đặt nền móng cho tư tưởng về nhà
nước dân chủ và tôn trọng pháp luật.
Theo tinh thần “thượng tôn luật pháp”, Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động một cách
hợp Hiến và hợp pháp, chỉ một ngày sau khi giành được độc lập, đọc Tuyên ngôn khai sinh
ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh ngay lập tức đề ra nhiệm vụ quan
trọng là xây dựng Hiến pháp dân chủ. Qua cuộc Tổng tuyển cử và Hiến pháp 1946, Người
đã định hình cơ bản cho nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Ở cương vị Chủ tịch nước, Hồ
Chí Minh đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946
và Hiến pháp năm 1959), đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh trong đó có
243 sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước và pháp luật, và nhiều văn bản dưới luật khác.
Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ với trình độ cao và hiểu
biết vững về pháp luật, mà còn nhấn mạnh về tính đạo đức và tận tâm trong phục vụ nhân
dân. Người rất chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, đảm bảo cho pháp luật được
thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật. Pháp luật là công cụ quyền lực của
nhân dân, vì thế điều quan trọng là phải “làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết
dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”, thúc đẩy giáo dục pháp luật cho nhân
dân để nâng cao dân trí và ý thức công dân tích cực. Bác khuyến khích cán bộ nhà nước
không chỉ tuyên truyền mà còn làm gương mẫu trong thi hành Hiến pháp và luật lệ. Qua đó,
Người đặt nền móng cho một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, minh bạch và công bằng,
nơi mọi người dân đều được bảo vệ quyền lợi và có thể tham gia tích cực vào công việc quốc gia. 3. Pháp quyền nhân nghĩa:
“Pháp quyền nhân nghĩa” tức là trước hết Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện đầy
đủ các quyền con người, chăm lo đến lợi ích của mọi người. Tiếp thu và vận dụng sáng
tạo các lý thuyết hiện đại về quyền con người, Hồ Chí Minh đã “tiếp cận quyền con người từ
quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác, nhưng trước hết và chủ yếu
là từ địa vị người nô lệ mất nước đang tìm đường giải phóng, đang đấu tranh giành lại các
quyền cơ bản của toàn dân tộc và của mỗi con người”.
Ngay khi thành lập, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lập tức tuyên
bố xóa bỏ mọi luật pháp hà khắc của chính quyền thực dân phản động. Tính nhân văn của
hệ thống luật pháp thể hiện ở việc ghi nhận đầy đủ và bảo vệ quyền con người; ở tính
nghiêm minh nhưng khách quan và công bằng, tuyệt đối chống đối xử với con người một
cách dã man. Ngay cả đối với những kẻ phản bội Tổ quốc, Hồ Chí Minh tuyên bố rõ:
“Chính phủ Việt Nam sẽ tha thứ hay trừng trị họ theo luật pháp tùy theo thái độ của họ
hiện nay và về sau. Nhưng sẽ không có ai bị tàn sát”. Đặc biệt, hệ thống luật pháp đó có
tính khuyến thiện, bảo vệ cái đúng, cái tốt, lấy mục đích giáo dục, cảm hóa, thức tỉnh con
người làm căn bản. Với Hồ Chí Minh, việc xây dựng và thi hành pháp luật phải dựa trên
nền tảng đạo đức của xã hội và các giá trị đạo đức thấm sâu vào trong mọi quy định của pháp luật.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người và quyền dân tộc là hai phạm trù thiêng
liêng, có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời: Quyền con người chính là biểu hiện cụ thể
của quyền dân tộc, là thước đo đánh giá bản chất, năng lực của nhà nước trong việc thực
hiện quyền dân tộc; ngược lại, quyền dân tộc chính là điều kiện, cơ sở, công cụ bảo vệ giúp
nhà nước đáp ứng quyền con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người “trong
tính chỉnh thể, toàn diện không thể chia cắt: giữa quyền tự do của cá nhân với tự do của
toàn dân tộc, giữa quyền tư hữu thiêng liêng của cá nhân,… của cả cộng đồng.